Suy Niệm Chúa Nhật V Mùa Chay - năm B (2012)
Phụng Vụ Lời Chúa Chúa Nhật V Mùa Chay hôm nay dâng hiến những chủ đề rất gần với những tưởng niệm lễ Vượt Qua: thiết lập Bí Tích Thánh Thể, Tử Nạn và Phục Sinh của Đức Giê-su Ki-tô.
Lm Inhaxiô Hồ Thông
Lm Inhaxiô Hồ Thông
Gr 31: 31-34
Trước khi Thành Thánh Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ bị tàn phá, ngôn sứ Giê-rê-mi-a công bố rằng không có gì phải mất cả: này sắp đến những ngày, Thiên Chúa sẽ thiết lập một “Giao Ước Mới”. Đức Giê-su lấy lại diễn ngữ nầy khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể: “Chén nầy là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 20: 20; 1Cr 11: 25).
Dt 5: 7-9
Thư gởi tín hữu Do thái nhắc nhớ rằng Đức Giê-su cảm thấy xao xuyến tận đáy lòng trước tấn thảm kịch của sự chết, nhưng nhờ cuộc Tử Nạn của Ngài, sự chết trở nên “nguồn ơn cứu độ đời đời” cho nhân loại.
Ga 12: 20-33
Tin Mừng Gioan gợi lên rằng trước cuộc Tử Nạn gần kề của Ngài, Đức Giê-su xao xuyến, nhưng rồi trấn tỉnh khi nghĩ đến cuộc chiến thắng vinh quang của Ngài trên Xa-tan, quyền lực của sự Dữ.
BÀI ĐỌC I (Gr 31: 31-34)
Chúng ta thường nghĩ rằng diễn ngữ “Giao Ước Mới”, được rút gọn: “Tân Ước”, xuất xứ từ các sách Tin Mừng, trong đó Đức Giê-su đã sử dụng diễn ngữ nầy vào buổi chiều Tiệc Ly: “Chén nầy là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 20: 20; 1Cr 11: 25). Thật ra, diễn ngữ nầy được gặp thấy rồi trong Cựu Ước. Diễn ngữ nầy xuất hiện lần đầu tiên ở nơi đoạn trích hôm nay đánh dấu đỉnh cao sứ điệp tinh thần của vị ngôn sứ Giê-rê-mi-a, ông loan báo một “Giao Ước Mới” dưới hai dấu chỉ: tác động nội tâm của Thần Khí và ơn tha thứ tội lỗi. Quả thật, đây là sấm ngôn linh hứng của vị ngôn sứ, nhưng cũng là thành quả của một kinh nghiệm mà vị ngôn sứ đã sống với một tâm trí minh mẫn.
Kinh nghiệm nầy được hình thành hai giai đoạn: “thời kỳ hạnh phúc” và “thời kỳ bi thương” của dân tộc mình. Giê-rê-mi-a có lẽ chào đời vào năm 645 trước Công Nguyên. Vào thời niên thiếu của mình, ông đã kinh qua thời kỳ hưng phấn (dù ông không bao giờ ám chỉ đến): thời kỳ cải cảnh của vua Giô-si-gia, khởi sự vào năm 622 trước Công Nguyên. Trước triều đại của vị vua cải cách nầy, là triều đại của vua Mơ-na-se, vị vua vô đạo đã du nhập và phổ biến việc thờ ngẫu tượng cho đến tận Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Ông còn bảo trợ tội bội giáo của dân chúng nữa.
1. thời kỳ hạnh phúc:
Vào năm 622, trong khi Nhà Đức Chúa đang được trùng tu, người ta tìm thấy “sách Luật” (có thể đây là sách Đệ Nhị Luật hay ít ra những bản văn cốt yếu của sách này), sách đã bị quên lãng hơn nữa thế kỷ qua (vua Mơ-na-se đã cai trị từ năm 687 đến 642 trước Công Nguyên).
Vua Giô-si-gia công bố trước toàn dân tất cả các lời trong sách Giao Ước đã tìm thấy trong Nhà Đức Chúa. Vua long trọng cam kết đi theo đường lối của Đức Chúa và hết lòng hết dạ tuân giữ các mệnh lệnh, chỉ thị và quy tắc của Ngài. Toàn dân đồng thanh chấp nhận Giao Ước (2V 23: 1-3). Vua Giô-si-gia thực hiện cuộc cải cách tôn giáo tận căn: trừ tiệt tất cả mọi vết tích thờ ngẫu tượng ra khỏi đất nước, dẹp bỏ các tế đàn ở nơi cao và tập trung việc phụng tự kính Đức Chúa vào Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
Nhưng than ôi! Vào năm 609, vua tử trận trong cuộc chiến chống quân đội Ai-cập. Ngay sau cái chết của vua, nền phụng tự ngoại giáo lại có cơ hội bộc phát. Chính vào thời điểm nầy mà những sấm ngôn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a vang lên, loan báo những tai họa thảm khốc nhất nếu nhà Giu-đa không thành tâm hoán cải (Gr 26). Vì thế, ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã chứng kiến việc tái lập Giao Ước bị thất bại: công việc cải cách đã tác động đến việc tế tự, phụng vụ, nghi lễ, nhưng đã không biến đổi tấm lòng của dân chúng. Vị ngôn sứ không quên bài học nầy.
2. Thời kỳ bi thương:
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, được mệnh danh là ngôn sứ của những tai họa, không ngừng cảnh báo quốc họa rất gần kề; vì thế, người ta đã âm mưu hãm hại ông, quấy nhiễu ông và tống giam ông. Những sấm ngôn của ông bị vua Giô-gia-kim xé từng trang và bỏ vào lò sưởi. Tuy nhiên, những lời sấm nầy đã được ứng nghiệm. Kinh thành Giê-ru-sa-lem bị quân vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đánh chiếm vào năm 597 trước Công Nguyên; thành phần ưu tú bị phát lưu ở Ba-by-lon; Đền Thờ bị phá hủy vào năm 587, sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị chiếm lần thứ hai.
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đọc được những ý định của Thiên Chúa qua thực tại bi thảm này: cuộc tái lập Giao Ước tỏ ra thất bại, Thành Đô hoang tàn đổ nát, Đền Thờ chẳng bao lâu sau bị tàn phá, đây không phải là những dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa có một kế hoạch khác, vì lòng chai dạ đá của dân Ngài sao? Chính như vậy mà ngay vào lúc Kinh Thành Giê-ru-sa-lem sắp bị tàn phá, vị ngôn sứ loan báo rằng không có gì phải mất cả và diễn tả niềm hy vọng bất diệt của Ít-ra-en bằng những lời lẽ tuyệt vời: “Nầy sắp đến những ngày” Đức Chúa sẽ thiết lập với dân Ngài một Giao Ước Mới, không còn là Giao Ước được khắc vào bia đá như Ngài đã thiết lập với ông Mô-sê, cũng không trên cuốn sách như được tìm gặp trong Đền Thờ, nhưng sẽ được ghi tạc vào lòng dạ dân chúng, sẽ khắc sâu vào tâm khảm dân chúng…
Ở nơi khác, ngôn sứ công bố: “Ta sẽ ban cho chúng một tâm hồn để nhận biết rằng chính Ta là Đức Chúa” (Gr 24: 7) hay “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và một con đường hành động, để chúng kính sợ Ta mãi mãi, nhờ đó chúng và con cháu sau nầy được sống hạnh phúc. Ta sẽ lập với chúng một Giao Ước muôn đời: Ta sẽ không bỏ chúng nữa, sẽ tiếp tục theo dõi, và không ngừng thi ân cho chúng, cũng như ban cho chúng lòng kính sợ Ta, để chúng không xa rời Ta nữa” (32: 39-40).
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a loan báo cuộc sống theo Thần Khí và dưới tác động của ân sủng. Nhờ tác động của Thần Khí, mọi người, từ bé thơ cho đến người lớn, đều nhận biết và thi hành ý muốn của Thiên Chúa mà không cần phải dạy bảo nhau nữa.
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en trong cảnh lưu đày ở Ba-by-lon cũng thoáng thấy một niềm hy vọng về một Giao Ước Mới: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng cho các ngươi một trái tim bằng thịt. Chính thần khí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thực hành” (Ed 36: 26-27).
Cuộc đời của vị ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã là một mẫu gương về một cuộc sống trong Thần Khí rồi. Một con người đạo hạnh tận đáy lòng, đối thoại thường hằng với Thiên Chúa, vị ngôn sứ xứng đáng được gọi là “cha của kinh nguyện”. Bằng cuộc sống của mình, ông làm chứng về tôn giáo mà ông loan báo. Chính từ môi miệng ông mà sấm ngôn về “Giáo Ước Mới” được thốt lên thành lời. Đó không phải là hợp lý sao?
BÀI ĐỌC II (Dt 5: 7-9)
Phải nói một cách chính xác, “thư gởi cho các tín hữu Do thái” không thực sự là một “bức thư” vì tác giả không tự giới thiệu mình và cũng không cho biết người nhận là cho ai (nhan đề “thư gởi cho các tín hữu Do thái” xuất hiện chỉ vào thế kỷ thứ hai).
Bức thư nầy được gán cho thánh Phao-lô vì vài tư tưởng và ngôn từ rất gần với tư tưởng và ngôn từ của thánh nhân, nhưng đề tài trung tâm không thuộc về thánh Phao-lô: tác giả muốn chứng tỏ rằng Đức Ki-tô là vị Thượng Tế Tân Ước, cao vời trên vị Thượng Tế Cựu Ước. Đức Ki-tô là Đấng Trung Gian tuyệt vời, vị Tư Tế duy nhất và hiến lễ của Ngài thì thập toàn. Ấy vậy, thánh Phao-lô không bao giờ gán cho Đức Ki tô tước hiệu tư tế.
Người nhận là những người Ki-tô hữu gốc Do thái chịu những bách hại và chắc chắn mang một nỗi nhớ khôn nguôi về nền phụng tự Cựu Ước. Về niên biểu, bức thư nầy chắc chắn được viết trước khi Đền Thờ và Kinh Thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 sau Công Nguyên, bởi vì tác giả nói về phụng vụ Đền Thờ như về phụng vụ hiện hành và luôn luôn sinh động. Ngoài ra, nếu bức thư được viết sau biến cố năm 70, tác giả không thể nào không ám chỉ đến biến cố nầy, vì biến cố này rõ ràng củng cố đề tài của ông về tình trạng vô hiệu của Giao Ước Cũ.
Đoạn trích ngắn nầy diễn tả sâu sắc hai khía cạnh bất khả phân của con người Đức Ki-tô, khiến cuộc Tử Nạn của Ngài được phơi bày hết mức kịch tính: nỗi xao xuyến của kiếp sống phàm nhân và vị thế Con Thiên Chúa.
1. Kiếp sống phàm nhân (5: 7):
Tác giả ám chỉ đến việc Đức Giê-su “lớn tiếng kêu van khóc lóc, mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết” ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Chắc chắn Đức Giê-su đã cầu nguyện lớn tiếng đến nổi ba môn đệ ở gần đó có thể nghe được. Nhưng đây cũng có thể ám chỉ đến tiếng kêu cuối cùng của Ngài lên cùng Cha Ngài trong cơn hấp hối trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” (Mt 27: 46). Tác giả muốn nhắc nhớ rằng Đức Giê-su đã chia sẻ tận mức những yếu đuối của chúng ta và nỗi sợ hãi của chúng ta trước cái chết. Quả thật, “Thiên Chúa đã nhận lời Ngài” nhưng không theo cách thế mà con người ở nơi Đức Giê-su mong ước: để có thể chiến thắng tử thần, Ngài phải trải qua sự chết.
2. Vị thế Con Thiên Chúa (5: 8-9):
Trong phần hai, tác giả muốn cho thấy rằng không có bất kỳ kiếm khuyết nào ở nơi Đức Giê-su. Dầu là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su chấp nhận thánh ý của Chúa Cha với một thái độ vâng phục trọn vẹn. Từ “vâng phục” âm vang tư tưởng của thánh Phao-lô. Thánh Phao-lô nói về “sự vâng phục tràn đầy niềm tin”.
“Người đã trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”. Gian khổ là trường đào tạo tốt nhất để thành nhân, nhân loại tiến bộ nhờ những kinh nghiệm đau thương. Tác giả áp dụng tư tưởng này vào Đức Ki tô: “bản thân đã tới mức thập toàn”. Chính không phải với tư cách là Con Thiên Chúa mà Ngài “đạt tới mức thập toàn”, nhưng với tư cách là Đấng Cứu Độ. Bằng đau khổ mà Ngài sẵn lòng chấp nhận, Đức Ki tô đã trở nên hy lễ hữu hiệu tận mức đem lại ơn tha thứ tội lỗi. Như vậy, Ngài trở nên Đấng Trung Gian lý tưởng, vừa người anh em của con người vừa Con Thiên Chúa, làm một với Thiên Chúa và một với chúng ta. Đó là một trong những tư tưởng cốt yếu của “thư gởi tín hữu Do thái” nầy.
TIN MỪNG (Ga 12: 20-33).
Trong Tin Mừng Gioan, câu chuyện này xảy ra ngay sau bài tường thuật về việc Đức Giê-su khải hoàn tiến vào thành thánh Giê-ru-sa-lem vào lúc lễ Vượt Qua sắp đến gần.
Trong cùng một chuyển động, đến lượt mình, các lương dân bày tỏ “muốn được gặp” Đức Giê-su. Trong Tin Mừng Gioan, cách nói “muốn được gặp” bày tỏ dáng dấp niềm tin rồi. Lời thỉnh cầu của họ đã gây xúc động sâu xa ở nơi Đức Giê-su: những người Hy lạp nầy đại diện thế giới lương dân mà cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài sẽ mở ra cho họ con đường cứu độ. Cuộc Tử Nạn sắp đến gần của Ngài làm cho Ngài đầy xao xuyến.
Câu chuyện nầy thật cảm động. Dầu thánh ký không nêu lên nỗi xao xuyến ở vườn Ghết-sê-ma-ni, nhưng tình tiết được trình bày ở đây như tham dự trước nỗi xao xuyến ở vườn Ghết-sê-ma-ni.
1. Niềm tin của những người Hy-lạp:
Những người Hy-lạp nầy đến Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt Qua, họ thuộc vào số những lương dân có thiện cảm với Độc Thần Giáo Do thái. Sách Công Vụ gọi họ “những người sùng mộ Thiên Chúa” hay “những người kính sợ Thiên Chúa”.
Họ ngỏ lời xin gặp Đức Giê-su với ông Phi-líp-phê. Ông Phi-líp-phê nói lại với ông An-rê, đoạn cả hai đến thưa chuyện với Thầy mình. Đức Giê-su không trả lời trực tiếp với những người Hy-lạp đến xin gặp Ngài. Thời gian của những cuộc chuyện trò riêng tư đã qua. Bây giờ là giờ của ơn cứu độ phổ quát.
2. Giờ của Đức Giê-su:
Cho đến lúc đó, Đức Giê-su đã từ chối mang sứ điệp của Ngài đến lương dân, bây giờ Ngài biết rằng thời giờ của họ đã đến; Ngài sắp đổ máu mình ra cho tất cả họ. Trước đó vài ngày, Ngài đã nói: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn nầy” (Ga 10: 15-16). Những chiên khác không thuộc ràn nầy, chính là những lương dân này, họ đang thỉnh cầu được gặp Ngài. Xúc động tận đáy lòng, Đức Giê-su hân hoan nói: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”.
Chúa Giê-su thích dùng tước hiệu “Con Người” để nói về mình. Tước hiệu nầy quy chiếu đến thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, trong đó một nhân vật huyền nhiệm “như Con Người đến trên mây trời” nhận được danh dự, quyền năng và vinh quang (Đn 7: 13-14). Tước hiệu bí ẩn nầy cho phép Đức Giê-su diễn tả tính siêu việt của Ngài ở nơi nhân tính của Ngài, đồng thời vẫn giữ được mầu nhiệm con người Ngài.
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Trong Tin Mừng Gioan, giờ tôn vinh bắt đầu ở đồi Can-vê. Thật ra, việc tôn vinh bao gồm cuộc Phục Sinh và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, mà đỉnh cao chính là Thập Giá. Chính ở nơi Thập Giá mà hành động cứu độ viên mãn của Đức Giê-su được thực hiện và ý định yêu thương vô hạn của Thiên Chúa được thể hiện. Chúa Giê-su diễn tả chân lý nầy bằng một sự so sánh rất giản dị: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
Trước khi Thành Thánh Giê-ru-sa-lem và Đền Thờ bị tàn phá, ngôn sứ Giê-rê-mi-a công bố rằng không có gì phải mất cả: này sắp đến những ngày, Thiên Chúa sẽ thiết lập một “Giao Ước Mới”. Đức Giê-su lấy lại diễn ngữ nầy khi thiết lập Bí Tích Thánh Thể: “Chén nầy là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 20: 20; 1Cr 11: 25).
Dt 5: 7-9
Thư gởi tín hữu Do thái nhắc nhớ rằng Đức Giê-su cảm thấy xao xuyến tận đáy lòng trước tấn thảm kịch của sự chết, nhưng nhờ cuộc Tử Nạn của Ngài, sự chết trở nên “nguồn ơn cứu độ đời đời” cho nhân loại.
Ga 12: 20-33
Tin Mừng Gioan gợi lên rằng trước cuộc Tử Nạn gần kề của Ngài, Đức Giê-su xao xuyến, nhưng rồi trấn tỉnh khi nghĩ đến cuộc chiến thắng vinh quang của Ngài trên Xa-tan, quyền lực của sự Dữ.
BÀI ĐỌC I (Gr 31: 31-34)
Chúng ta thường nghĩ rằng diễn ngữ “Giao Ước Mới”, được rút gọn: “Tân Ước”, xuất xứ từ các sách Tin Mừng, trong đó Đức Giê-su đã sử dụng diễn ngữ nầy vào buổi chiều Tiệc Ly: “Chén nầy là Giao Ước Mới, lập bằng máu Thầy, máu đổ ra vì anh em” (Lc 20: 20; 1Cr 11: 25). Thật ra, diễn ngữ nầy được gặp thấy rồi trong Cựu Ước. Diễn ngữ nầy xuất hiện lần đầu tiên ở nơi đoạn trích hôm nay đánh dấu đỉnh cao sứ điệp tinh thần của vị ngôn sứ Giê-rê-mi-a, ông loan báo một “Giao Ước Mới” dưới hai dấu chỉ: tác động nội tâm của Thần Khí và ơn tha thứ tội lỗi. Quả thật, đây là sấm ngôn linh hứng của vị ngôn sứ, nhưng cũng là thành quả của một kinh nghiệm mà vị ngôn sứ đã sống với một tâm trí minh mẫn.
Kinh nghiệm nầy được hình thành hai giai đoạn: “thời kỳ hạnh phúc” và “thời kỳ bi thương” của dân tộc mình. Giê-rê-mi-a có lẽ chào đời vào năm 645 trước Công Nguyên. Vào thời niên thiếu của mình, ông đã kinh qua thời kỳ hưng phấn (dù ông không bao giờ ám chỉ đến): thời kỳ cải cảnh của vua Giô-si-gia, khởi sự vào năm 622 trước Công Nguyên. Trước triều đại của vị vua cải cách nầy, là triều đại của vua Mơ-na-se, vị vua vô đạo đã du nhập và phổ biến việc thờ ngẫu tượng cho đến tận Đền Thờ Giê-ru-sa-lem. Ông còn bảo trợ tội bội giáo của dân chúng nữa.
1. thời kỳ hạnh phúc:
Vào năm 622, trong khi Nhà Đức Chúa đang được trùng tu, người ta tìm thấy “sách Luật” (có thể đây là sách Đệ Nhị Luật hay ít ra những bản văn cốt yếu của sách này), sách đã bị quên lãng hơn nữa thế kỷ qua (vua Mơ-na-se đã cai trị từ năm 687 đến 642 trước Công Nguyên).
Vua Giô-si-gia công bố trước toàn dân tất cả các lời trong sách Giao Ước đã tìm thấy trong Nhà Đức Chúa. Vua long trọng cam kết đi theo đường lối của Đức Chúa và hết lòng hết dạ tuân giữ các mệnh lệnh, chỉ thị và quy tắc của Ngài. Toàn dân đồng thanh chấp nhận Giao Ước (2V 23: 1-3). Vua Giô-si-gia thực hiện cuộc cải cách tôn giáo tận căn: trừ tiệt tất cả mọi vết tích thờ ngẫu tượng ra khỏi đất nước, dẹp bỏ các tế đàn ở nơi cao và tập trung việc phụng tự kính Đức Chúa vào Đền Thờ Giê-ru-sa-lem.
Nhưng than ôi! Vào năm 609, vua tử trận trong cuộc chiến chống quân đội Ai-cập. Ngay sau cái chết của vua, nền phụng tự ngoại giáo lại có cơ hội bộc phát. Chính vào thời điểm nầy mà những sấm ngôn của ngôn sứ Giê-rê-mi-a vang lên, loan báo những tai họa thảm khốc nhất nếu nhà Giu-đa không thành tâm hoán cải (Gr 26). Vì thế, ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã chứng kiến việc tái lập Giao Ước bị thất bại: công việc cải cách đã tác động đến việc tế tự, phụng vụ, nghi lễ, nhưng đã không biến đổi tấm lòng của dân chúng. Vị ngôn sứ không quên bài học nầy.
2. Thời kỳ bi thương:
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a, được mệnh danh là ngôn sứ của những tai họa, không ngừng cảnh báo quốc họa rất gần kề; vì thế, người ta đã âm mưu hãm hại ông, quấy nhiễu ông và tống giam ông. Những sấm ngôn của ông bị vua Giô-gia-kim xé từng trang và bỏ vào lò sưởi. Tuy nhiên, những lời sấm nầy đã được ứng nghiệm. Kinh thành Giê-ru-sa-lem bị quân vua Na-bu-cô-đô-nô-xo đánh chiếm vào năm 597 trước Công Nguyên; thành phần ưu tú bị phát lưu ở Ba-by-lon; Đền Thờ bị phá hủy vào năm 587, sau khi thành Giê-ru-sa-lem bị chiếm lần thứ hai.
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a đọc được những ý định của Thiên Chúa qua thực tại bi thảm này: cuộc tái lập Giao Ước tỏ ra thất bại, Thành Đô hoang tàn đổ nát, Đền Thờ chẳng bao lâu sau bị tàn phá, đây không phải là những dấu hiệu cho thấy Thiên Chúa có một kế hoạch khác, vì lòng chai dạ đá của dân Ngài sao? Chính như vậy mà ngay vào lúc Kinh Thành Giê-ru-sa-lem sắp bị tàn phá, vị ngôn sứ loan báo rằng không có gì phải mất cả và diễn tả niềm hy vọng bất diệt của Ít-ra-en bằng những lời lẽ tuyệt vời: “Nầy sắp đến những ngày” Đức Chúa sẽ thiết lập với dân Ngài một Giao Ước Mới, không còn là Giao Ước được khắc vào bia đá như Ngài đã thiết lập với ông Mô-sê, cũng không trên cuốn sách như được tìm gặp trong Đền Thờ, nhưng sẽ được ghi tạc vào lòng dạ dân chúng, sẽ khắc sâu vào tâm khảm dân chúng…
Ở nơi khác, ngôn sứ công bố: “Ta sẽ ban cho chúng một tâm hồn để nhận biết rằng chính Ta là Đức Chúa” (Gr 24: 7) hay “Ta sẽ ban cho chúng một trái tim và một con đường hành động, để chúng kính sợ Ta mãi mãi, nhờ đó chúng và con cháu sau nầy được sống hạnh phúc. Ta sẽ lập với chúng một Giao Ước muôn đời: Ta sẽ không bỏ chúng nữa, sẽ tiếp tục theo dõi, và không ngừng thi ân cho chúng, cũng như ban cho chúng lòng kính sợ Ta, để chúng không xa rời Ta nữa” (32: 39-40).
Ngôn sứ Giê-rê-mi-a loan báo cuộc sống theo Thần Khí và dưới tác động của ân sủng. Nhờ tác động của Thần Khí, mọi người, từ bé thơ cho đến người lớn, đều nhận biết và thi hành ý muốn của Thiên Chúa mà không cần phải dạy bảo nhau nữa.
Ngôn sứ Ê-dê-ki-en trong cảnh lưu đày ở Ba-by-lon cũng thoáng thấy một niềm hy vọng về một Giao Ước Mới: “Ta sẽ ban tặng các ngươi một quả tim mới, sẽ đặt thần khí mới vào lòng các ngươi. Ta sẽ bỏ đi quả tim bằng đá khỏi thân mình các ngươi và sẽ ban tặng cho các ngươi một trái tim bằng thịt. Chính thần khí của Ta, Ta sẽ đặt vào lòng các ngươi, Ta sẽ làm cho các ngươi đi theo thánh chỉ, tuân giữ các phán quyết của Ta và đem ra thực hành” (Ed 36: 26-27).
Cuộc đời của vị ngôn sứ Giê-rê-mi-a đã là một mẫu gương về một cuộc sống trong Thần Khí rồi. Một con người đạo hạnh tận đáy lòng, đối thoại thường hằng với Thiên Chúa, vị ngôn sứ xứng đáng được gọi là “cha của kinh nguyện”. Bằng cuộc sống của mình, ông làm chứng về tôn giáo mà ông loan báo. Chính từ môi miệng ông mà sấm ngôn về “Giáo Ước Mới” được thốt lên thành lời. Đó không phải là hợp lý sao?
BÀI ĐỌC II (Dt 5: 7-9)
Phải nói một cách chính xác, “thư gởi cho các tín hữu Do thái” không thực sự là một “bức thư” vì tác giả không tự giới thiệu mình và cũng không cho biết người nhận là cho ai (nhan đề “thư gởi cho các tín hữu Do thái” xuất hiện chỉ vào thế kỷ thứ hai).
Bức thư nầy được gán cho thánh Phao-lô vì vài tư tưởng và ngôn từ rất gần với tư tưởng và ngôn từ của thánh nhân, nhưng đề tài trung tâm không thuộc về thánh Phao-lô: tác giả muốn chứng tỏ rằng Đức Ki-tô là vị Thượng Tế Tân Ước, cao vời trên vị Thượng Tế Cựu Ước. Đức Ki-tô là Đấng Trung Gian tuyệt vời, vị Tư Tế duy nhất và hiến lễ của Ngài thì thập toàn. Ấy vậy, thánh Phao-lô không bao giờ gán cho Đức Ki tô tước hiệu tư tế.
Người nhận là những người Ki-tô hữu gốc Do thái chịu những bách hại và chắc chắn mang một nỗi nhớ khôn nguôi về nền phụng tự Cựu Ước. Về niên biểu, bức thư nầy chắc chắn được viết trước khi Đền Thờ và Kinh Thành Giê-ru-sa-lem bị tàn phá vào năm 70 sau Công Nguyên, bởi vì tác giả nói về phụng vụ Đền Thờ như về phụng vụ hiện hành và luôn luôn sinh động. Ngoài ra, nếu bức thư được viết sau biến cố năm 70, tác giả không thể nào không ám chỉ đến biến cố nầy, vì biến cố này rõ ràng củng cố đề tài của ông về tình trạng vô hiệu của Giao Ước Cũ.
Đoạn trích ngắn nầy diễn tả sâu sắc hai khía cạnh bất khả phân của con người Đức Ki-tô, khiến cuộc Tử Nạn của Ngài được phơi bày hết mức kịch tính: nỗi xao xuyến của kiếp sống phàm nhân và vị thế Con Thiên Chúa.
1. Kiếp sống phàm nhân (5: 7):
Tác giả ám chỉ đến việc Đức Giê-su “lớn tiếng kêu van khóc lóc, mà dâng lời khẩn nguyện nài xin lên Đấng có quyền năng cứu Người khỏi chết” ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Chắc chắn Đức Giê-su đã cầu nguyện lớn tiếng đến nổi ba môn đệ ở gần đó có thể nghe được. Nhưng đây cũng có thể ám chỉ đến tiếng kêu cuối cùng của Ngài lên cùng Cha Ngài trong cơn hấp hối trước khi trút hơi thở cuối cùng trên thập giá: “Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con” (Mt 27: 46). Tác giả muốn nhắc nhớ rằng Đức Giê-su đã chia sẻ tận mức những yếu đuối của chúng ta và nỗi sợ hãi của chúng ta trước cái chết. Quả thật, “Thiên Chúa đã nhận lời Ngài” nhưng không theo cách thế mà con người ở nơi Đức Giê-su mong ước: để có thể chiến thắng tử thần, Ngài phải trải qua sự chết.
2. Vị thế Con Thiên Chúa (5: 8-9):
Trong phần hai, tác giả muốn cho thấy rằng không có bất kỳ kiếm khuyết nào ở nơi Đức Giê-su. Dầu là Con Thiên Chúa, Đức Giê-su chấp nhận thánh ý của Chúa Cha với một thái độ vâng phục trọn vẹn. Từ “vâng phục” âm vang tư tưởng của thánh Phao-lô. Thánh Phao-lô nói về “sự vâng phục tràn đầy niềm tin”.
“Người đã trải qua nhiều đau khổ mới học được thế nào là vâng phục”. Gian khổ là trường đào tạo tốt nhất để thành nhân, nhân loại tiến bộ nhờ những kinh nghiệm đau thương. Tác giả áp dụng tư tưởng này vào Đức Ki tô: “bản thân đã tới mức thập toàn”. Chính không phải với tư cách là Con Thiên Chúa mà Ngài “đạt tới mức thập toàn”, nhưng với tư cách là Đấng Cứu Độ. Bằng đau khổ mà Ngài sẵn lòng chấp nhận, Đức Ki tô đã trở nên hy lễ hữu hiệu tận mức đem lại ơn tha thứ tội lỗi. Như vậy, Ngài trở nên Đấng Trung Gian lý tưởng, vừa người anh em của con người vừa Con Thiên Chúa, làm một với Thiên Chúa và một với chúng ta. Đó là một trong những tư tưởng cốt yếu của “thư gởi tín hữu Do thái” nầy.
TIN MỪNG (Ga 12: 20-33).
Trong Tin Mừng Gioan, câu chuyện này xảy ra ngay sau bài tường thuật về việc Đức Giê-su khải hoàn tiến vào thành thánh Giê-ru-sa-lem vào lúc lễ Vượt Qua sắp đến gần.
Trong cùng một chuyển động, đến lượt mình, các lương dân bày tỏ “muốn được gặp” Đức Giê-su. Trong Tin Mừng Gioan, cách nói “muốn được gặp” bày tỏ dáng dấp niềm tin rồi. Lời thỉnh cầu của họ đã gây xúc động sâu xa ở nơi Đức Giê-su: những người Hy lạp nầy đại diện thế giới lương dân mà cuộc Tử Nạn sắp đến của Ngài sẽ mở ra cho họ con đường cứu độ. Cuộc Tử Nạn sắp đến gần của Ngài làm cho Ngài đầy xao xuyến.
Câu chuyện nầy thật cảm động. Dầu thánh ký không nêu lên nỗi xao xuyến ở vườn Ghết-sê-ma-ni, nhưng tình tiết được trình bày ở đây như tham dự trước nỗi xao xuyến ở vườn Ghết-sê-ma-ni.
1. Niềm tin của những người Hy-lạp:
Những người Hy-lạp nầy đến Giê-ru-sa-lem để mừng lễ Vượt Qua, họ thuộc vào số những lương dân có thiện cảm với Độc Thần Giáo Do thái. Sách Công Vụ gọi họ “những người sùng mộ Thiên Chúa” hay “những người kính sợ Thiên Chúa”.
Họ ngỏ lời xin gặp Đức Giê-su với ông Phi-líp-phê. Ông Phi-líp-phê nói lại với ông An-rê, đoạn cả hai đến thưa chuyện với Thầy mình. Đức Giê-su không trả lời trực tiếp với những người Hy-lạp đến xin gặp Ngài. Thời gian của những cuộc chuyện trò riêng tư đã qua. Bây giờ là giờ của ơn cứu độ phổ quát.
2. Giờ của Đức Giê-su:
Cho đến lúc đó, Đức Giê-su đã từ chối mang sứ điệp của Ngài đến lương dân, bây giờ Ngài biết rằng thời giờ của họ đã đến; Ngài sắp đổ máu mình ra cho tất cả họ. Trước đó vài ngày, Ngài đã nói: “Tôi hy sinh mạng sống mình cho đàn chiên. Tôi còn có những chiên khác không thuộc ràn nầy” (Ga 10: 15-16). Những chiên khác không thuộc ràn nầy, chính là những lương dân này, họ đang thỉnh cầu được gặp Ngài. Xúc động tận đáy lòng, Đức Giê-su hân hoan nói: “Đã đến giờ Con Người được tôn vinh!”.
Chúa Giê-su thích dùng tước hiệu “Con Người” để nói về mình. Tước hiệu nầy quy chiếu đến thị kiến của ngôn sứ Đa-ni-en, trong đó một nhân vật huyền nhiệm “như Con Người đến trên mây trời” nhận được danh dự, quyền năng và vinh quang (Đn 7: 13-14). Tước hiệu bí ẩn nầy cho phép Đức Giê-su diễn tả tính siêu việt của Ngài ở nơi nhân tính của Ngài, đồng thời vẫn giữ được mầu nhiệm con người Ngài.
“Đã đến giờ Con Người được tôn vinh”. Trong Tin Mừng Gioan, giờ tôn vinh bắt đầu ở đồi Can-vê. Thật ra, việc tôn vinh bao gồm cuộc Phục Sinh và lên trời ngự bên hữu Chúa Cha, mà đỉnh cao chính là Thập Giá. Chính ở nơi Thập Giá mà hành động cứu độ viên mãn của Đức Giê-su được thực hiện và ý định yêu thương vô hạn của Thiên Chúa được thể hiện. Chúa Giê-su diễn tả chân lý nầy bằng một sự so sánh rất giản dị: “Nếu hạt lúa gieo vào lòng đất không chết đi, thì nó vẫn trơ trọi một mình; còn nếu chết đi, nó mới sinh được nhiều hạt khác”.
3. Lời mời gọi theo Ngài:
Chúng ta ghi nhận rằng mỗi lần Đức Giê-su loan báo cuộc Tử Nạn của Ngài, Ngài đều mời gọi bước theo Ngài trên con đường gian nan của sự từ bỏ: “Ai quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống đời đời” (cf. Mt 16: 21-24; Mc 8: 31-35; Lc 9: 22-23). Chính đó là câu trả lời của Ngài cho những người Hy-lạp mong ước được gặp và biết Ngài. Một cách nào đó, Ngài cho họ một cuộc hẹn gặp: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó”. Không ai có thể gặp gỡ Đức Giê-su, nếu không chung bước trên cùng con đường với Ngài.
Viễn cảnh của con đường đau khổ nầy làm xao xuyến Đức Giê-su tận đáy lòng. Ba chuyển động nối tiếp nhau: xao xuyến tận đáy lòng, kêu cầu cùng Chúa Cha và chấp nhận dâng hiến mạng sống mình, mà các sách Tin Mừng Nhất Lãm dùng để mô tả con người của Đức Giê-su ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Nhưng vào giây phút nầy, Đức Giê-su không để cho mình ngã quỵ dưới sức nặng của cuộc Tử Nạn, nhưng trấn tĩnh lại ngay. Thêm nữa, một tiếng phán từ trời an ủi Ngài.
4. Tiếng phán từ trời:
Trong Tin Mừng Gioan, đây là cuộc thần hiện duy nhất. Thánh Gioan không tường thuật cuộc Biến Hình; thánh nhân tường thuật biến cố Phép Rửa chỉ gián tiếp và không có bất kỳ ám chỉ nào đến tiếng phán từ trời. Đoạn văn nầy là đoạn văn duy nhất ám chỉ đến sự can thiệp từ trời. Đây là dấu chỉ sau cùng được ban cho đám đông. Phải chăng đây là dấu chỉ mà người Biệt Phái đòi hỏi nhưng bị từ chối? Đức Giê-su chỉ ban dấu chỉ nầy vào lúc quá muộn: án tử của Ngài đã được quyết định rồi.
5. Cuộc chiến thắng trên Xa-tan:
Vào lúc nỗi buồn phiền dâng cao, Chúa Giê-su lấy lại niềm hưng phấn lúc ban đầu: ơn cứu độ mà Ngài mang đến cho thế gian sẽ đánh dấu sự thất bại của Xa-tan. Nhân loại sẽ tránh khỏi quyền lực của sự Dữ. Thập Giá sẽ là dấu chỉ của cuộc chiến thắng nầy: “Phần tôi, khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Động từ “nâng lên” được dùng ở đây có nghĩa vừa “được giương lên cao” vừa “được tôn vinh”, tức là được đưa lên trên Thập Giá và được tôn vinh bên cạnh Chúa Cha. Đức Giê-su đã trả lời cho ông Ni-cô-đê-mô theo cùng một cách như vậy: “Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3: 14-15).
Chúng ta ghi nhận rằng mỗi lần Đức Giê-su loan báo cuộc Tử Nạn của Ngài, Ngài đều mời gọi bước theo Ngài trên con đường gian nan của sự từ bỏ: “Ai quý mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai coi thường mạng sống mình ở đời nầy, thì sẽ giữ lại được cho cuộc sống đời đời” (cf. Mt 16: 21-24; Mc 8: 31-35; Lc 9: 22-23). Chính đó là câu trả lời của Ngài cho những người Hy-lạp mong ước được gặp và biết Ngài. Một cách nào đó, Ngài cho họ một cuộc hẹn gặp: “Ai phục vụ Thầy, thì hãy theo Thầy; và Thầy ở đâu, kẻ phục vụ Thầy cũng sẽ ở đó”. Không ai có thể gặp gỡ Đức Giê-su, nếu không chung bước trên cùng con đường với Ngài.
Viễn cảnh của con đường đau khổ nầy làm xao xuyến Đức Giê-su tận đáy lòng. Ba chuyển động nối tiếp nhau: xao xuyến tận đáy lòng, kêu cầu cùng Chúa Cha và chấp nhận dâng hiến mạng sống mình, mà các sách Tin Mừng Nhất Lãm dùng để mô tả con người của Đức Giê-su ở vườn Ghết-sê-ma-ni. Nhưng vào giây phút nầy, Đức Giê-su không để cho mình ngã quỵ dưới sức nặng của cuộc Tử Nạn, nhưng trấn tĩnh lại ngay. Thêm nữa, một tiếng phán từ trời an ủi Ngài.
4. Tiếng phán từ trời:
Trong Tin Mừng Gioan, đây là cuộc thần hiện duy nhất. Thánh Gioan không tường thuật cuộc Biến Hình; thánh nhân tường thuật biến cố Phép Rửa chỉ gián tiếp và không có bất kỳ ám chỉ nào đến tiếng phán từ trời. Đoạn văn nầy là đoạn văn duy nhất ám chỉ đến sự can thiệp từ trời. Đây là dấu chỉ sau cùng được ban cho đám đông. Phải chăng đây là dấu chỉ mà người Biệt Phái đòi hỏi nhưng bị từ chối? Đức Giê-su chỉ ban dấu chỉ nầy vào lúc quá muộn: án tử của Ngài đã được quyết định rồi.
5. Cuộc chiến thắng trên Xa-tan:
Vào lúc nỗi buồn phiền dâng cao, Chúa Giê-su lấy lại niềm hưng phấn lúc ban đầu: ơn cứu độ mà Ngài mang đến cho thế gian sẽ đánh dấu sự thất bại của Xa-tan. Nhân loại sẽ tránh khỏi quyền lực của sự Dữ. Thập Giá sẽ là dấu chỉ của cuộc chiến thắng nầy: “Phần tôi, khi được nâng lên khỏi mặt đất, tôi sẽ kéo mọi người lên với tôi”. Động từ “nâng lên” được dùng ở đây có nghĩa vừa “được giương lên cao” vừa “được tôn vinh”, tức là được đưa lên trên Thập Giá và được tôn vinh bên cạnh Chúa Cha. Đức Giê-su đã trả lời cho ông Ni-cô-đê-mô theo cùng một cách như vậy: “Con Người cũng sẽ được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời” (Ga 3: 14-15).
Nguồn: kinhthanh.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét