GIÁO LÝ
VIÊN VỚI NĂM ĐỨC TIN
Nhân “Ngày Giáo lý viên” với chủ đề “Giáo
lý viên, chứng nhân đức tin” sẽ diễn ra vào ngày 28 và 29 tháng Chín
tại Roma.
Quý Anh Chị Giáo lý
viên
thân mến,
thế là Năm Đức Tin đang đi vào hồi kết thúc,
điều này cũng giúp chúng ta hồi tâm xem đã làm được những gì theo như lời mời
gọi của Hội Thánh khi bước vào Năm Đức Tin.
Nhớ lại lời mời gọi của
Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI khi ngài mở Năm Đức Tin : để Kỷ Niệm Kim Khánh Ngày
Khai mạc Thánh Công Đồng Vatican II và Mừng 20 năm ngày Sách Giáo Lý Của Hội
Thánh Công Giáo được công bố cho mọi người.
Theo lời mời gọi của
Đức Thánh Cha cũng như của Đức Giám Mục Vinh Sơn thân yêu của chúng ta, Năm Đức
Tin này không chỉ mừng Kỷ niệm mà thôi, nhưng phải được cụ thể bằng những
chương trình học hỏi, đào sâu … … … để tái khẳng định đức tin của mình trong
cuộc sống đầy thách đố của ngày hôm nay.
* Đức Thánh Cha
Bênêđictô XVI đã nói vào ngàyThứ Tư 12-12-2012 – “Trong Năm Đức Tin này,
tôi mời Anh Chị Em cầm lấy Kinh Thánh trong tay để đọc và suy ngẫm.
Anh chị em cũng hãy chú ý hơn đến các bài đọc ngày Chúa nhật, để nuôi dưỡng đức
tin của Anh Chị Em và để trung thành với Giao Ước mà Thiên Chúa ký kết với mỗi
người thụ tẩy!”
Thánh Kinh là một bộ sách gồm 73 cuốn, Cựu Ước gồm 46 và Tân
Ước gồm 27 cuốn. Một bộ sách tương đối là dài nhưng so với một đời người thì có
lẽ cũng không quá dài để đọc!
CỰU ƯỚC gồm :
I. Ngũ Kinh
01. Sáng Thế
02. Xuất Hành
03. Lê Vi
04. Dân Số
05. Đệ Nhị Luật
II. Sách Lịch Sử
01. Giôsuê
02. Thủ Lãnh
03. Rút
04. 1 Samuen
05. 2 Samuen
06. 1 Các Vua
07. 2 Các Vua
08. 1 Sử biên niên
09. 2 Sử biên niên
10. Étra
11. Nơkhemia
12. Tôbia
13. Giuđitha
14. Étte
15. 1 Máccabê
16. 2 Máccabê
III. Khôn Ngoan
1. Gióp
2. Thánh Vịnh
3. Châm Ngôn
4. Giảng Viên
5. Diễm Ca
6. Khôn Ngoan
7. Huấn Ca
IV. Các Ngôn Sứ
1. Isaia
2. Giêrêmia
3. Ai Ca
4. Barúc
5. Êdêkien
6. Đanien
7. Hôsê
8. Giôen
9. Amốt
10. Ôvađia
11. Giôna
12. Mikha
13. Nakhum
14. Khaba cúc
15. Xôphônia
16. Khácgai
17. Dacaria
18. Malakhi
TÂN ƯỚC gồm :
I. 4 TIN MƯNG
01. Tin Mừng
thánh Mátthêu
02. Tin Mừng
thánh Máccô
03. Tin Mừng
thánh Luca
04. Tin Mừng
thánh Gioan
II. CÔNG VỤ
01. Công vụ
Tông đồ
III. 21 THƯ
01. Thư gởi
tín hữu Rôma
02. Thư 1
gởi tín hữu Côrintô
03. Thư 2
gởi tín hữu Côrintô
04. Thư gởi
tín hữu Galát
05. Thư gởi tín hữu Êphêxô
06. Thư gởi
tín hữu Philípphê
07. Thư gởi
tín hữu Côlôxê
08. Thư 1
gởi tín hữu Thêxalônica
09. Thư 2
gởi tín hữu Thêxalônica
10. Thư 1
gởi ông Timôthê
11. Thư 2
gởi ông Timôthê
12. Thư gởi
ông Titô
13. Thư gởi
ông Philêmôn
19. Thư gởi
tín hữu Do Thái
15. Thư của
thánh Giacôbê
16. Thư 1
của thánh Phêrô
17. Thư 2
của thánh Phêrô
18. Thư 1 của
thánh Gioan
19. Thư 2 của
thánh Gioan
20. Thư 3 của
thánh Gioan
21. Thư của
thánh Giuđa
IV. KHẢI HUYỀN
01. Sách
Khải Huyền
Tất
cả kitô hữu ở lứa tuổi 50-60, đã được nghe khoảng 15 lần toàn bộ Thánh Kinh Tân
Cựu Ước, nếu họ chỉ đi dâng thánh lễ ngày Chúa Nhật theo luật buộc. (Từ 7 tuổi, Hội Thánh gọi tuổi này là tuổi
khôn, nên bắt buộc các em phải đi dâng thánh lễ ngày Chúa nhật và các ngày lễ
buộc; cứ 3 năm, phụng vụ Năm A-B-C cho chúng ta nghe toàn bộ Thánh Kinh Tân Cựu
Ước theo chủ đề của Năm Phụng vụ).
Thánh Kinh Tân Cựu Ước chắc hẳn chúng ta ai cũng có,
chí ít là cuốn Tân Ước. Trong suốt cuộc đời của mình, chúng ta đã đọc toàn bộ
từ đầu đến cuối chưa? Từ chương 1 của Sách Sáng Thế đến chương 22 của Sách Khải
Huyền? Hay chí ít là từ chương 1 của Tin Mừng thánh Mátthêu đến chương 22 của
Sách Khải Huyền?
* Mừng Kỷ niệm 50 năm khai mạc Thánh Công Đồng
Vatican II, nghĩa là Thánh Công Đồng Vatican II đã được khai mạc và bế mạc
trong khoảng thời gian chúng ta được sinh ra trong trần gian này, và giờ đây,
chúng ta đang bước qua tuổi về chiều.
Thánh Công Đồng Vatican II có tổng cộng 16 văn kiện. Gồm :
4 Hiến chế
- Hiến Chế về Phụng Vụ Thánh
(Sacrosanctum Concilium)
- Hiến chế tín lý về
Giáo Hội (Lumen Gentium)
- Hiến chế tín lý về
Mạc Khải của Thiên Chúa
(Dei
Verbum)
- Hiến chế mục vụ về
Giáo Hội trong thế giới ngày nay
(Gaudium et Spes)
9 Sắc lệnh
- Sắc Lệnh về các Phương Tiện Truyền Thông Xã Hội
(Inter Mirifica)
- Sắc Lệnh về các Giáo Hội Công Giáo Ðông Phương
(Orientalium Ecclesiarum):
- Sắc Lệnh về Hiệp Nhất (Unitatis Redintegratio):
- Sắc Lệnh về Nhiệm Vụ Mục Vụ của các Giám Mục
trong Giáo Hội (Christus Dominus)
- Sắc Lệnh về Canh Tân Thích Nghi Ðời Sống Dòng Tu
(Perfectae Caritatis)
- Sắc Lệnh về Ðào Tạo Linh Mục (Optatam Totius)
- Sắc Lệnh về Tông Ðồ Giáo Dân
(Apostolicam Actuositatem):
- Sắc Lệnh về Hoạt Ðộng Truyền Giáo của Giáo Hội
(Ad Gentes)
-
Sắc Lệnh về Chức Vụ và Ðời Sống các
Linh Mục
(Presbyterorum
Ordinis)
3 Tuyên ngôn:
- Tuyên ngôn về giáo
dục Kitô giáo
(Gravissimum
Educationis)
- Tuyên ngôn về liên
lạc của Giáo Hội với các tôn giáo
ngoài Kitô giáo (Nostra Aetate)
- Tuyên ngôn về tự do
tôn giáo (Dignitatis Humanae)
Trong cuộc đời của chúng ta, từ thưở học trò cho đến
hôm nay, chúng ta đã đọc rất nhiều sách. Có lẻ không ai thống kê được là bao
nhiêu. Nhưng chúng ta có nghĩ tới hay đọc một văn kiện nào của Thánh Công Đồng
Vatican II chưa? Chí ít là những văn kiện chúng ta thích hay có liên quan đến
cuộc sống cũng như trách nhiệm của chúng ta?
* Mừng kỷ niệm 20 năm Ban hành Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, kỷ niệm không chỉ là gợi nhớ, nhưng còn là trách nhiệm của người tín hữu sống theo ơn
gọi của mình. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo là để giúp chúng ta sống
trọn cuộc đời lữ thứ trên con đường hành trình về Nước Trời.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, quyển lớn gồm 2865 số. Có là quá dài không!
Một cuốn Bản Toát Yếu Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo được rút ngắn lại chỉ còn 598 số được phát hành năm
2005.
Và mới đây nhất, năm 2011, một cuốn sách Giáo Lý Của
Hội Thánh Công Giáo dành cho các người trẻ, có thể nói đây là cuốn giáo lý hiện
đại nhất, được giới thiệu. Đó là YouCat
(Youth Catechism) gồm 527 số, viết theo cung cách của người trẻ nhưng
vẫn trung thành với Giáo huấn truyền thống của Giáo Hội
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo được gởi đến
cho mọi người, mời gọi mọi người tìm hiểu và sống theo sự chỉ dạy của Hội Thánh.
Sách giáo lý này cũng được biên soạn lại cho phù hợp với từng lứa tuổi và từng
dân tộc. Ví dụ như trước đây chúng ta có cuốn sách Giáo Lý Hỏi Thưa Tân Định …
Song đã một lần nào, trong Năm Đức Tin này, chúng ta nghĩ đến, đọc và tìm hiểu
những cuốn Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo chưa?
* Khi bế mạc Năm Đức Tin lần thứ nhất (1968) Đức
Thánh Cha Phaolô VI đã đọc một bản tuyên xưng đức tin, gọi là Kinh Tin Kính của Dân Thiên Chúa, tái khẳng định lại niềm tin của Hội Thánh, của mỗi
kitô hữu trong một thế giới đầy cám dỗ và thách đố.
Chúng ta còn có :
Kinh Tin Kính của các Tông Đồ
Kinh Tin Kính của Công Đồng Nicêa – Constantinôpôli ( thường được đọc trong thánh lễ Chúa Nhật và lễ
trọng … );
và để hiểu rõ đức tin của mình, chúng ta có để tâm
tìm hiểu các Kinh Tin Kính, là những tín điều mà mọi kitô hữu phải tuyên xưng,
để khẳng định niềm tin của mình trong một thế giới đang dần tục hóa và loại trừ
Thiên Chúa ra khỏi cuộc sống của con người ngày hôm nay?
Kính thưa Quý Anh Chị Giáo lý viên thân
mến,
với nhiệm vụ đặc thù của chúng ta, những Giáo Lý
Viên, những người có trách nhiệm giúp đỡ anh chị em của mình tìm hiểu và sống
đức tin của họ, chúng ta cũng có trách nhiệm tìm hiểu và học hỏi những văn kiện
liên quan đến giáo lý viên như :Tông Huấn
Catechesi Tradendae Dạy Giáo Lý trong Thời Đại Chúng Ta của Đức chân phước Giáo Hoàng Gioan Phaolô II và Hướng Dẫn Tổng Quát Về Việc Dạy Giáo Lý năm 1997, của Bộ Giáo Sĩ chưa?
Năm Đức Tin đang dần qua. Rồi mỗi người chúng ta
cũng lại bắt đầu với những năm tháng ngày giờ của những chủ đề khác. Nhưng để
Năm Đức Tin này không qua đi một cách uổng phí, chúng ta sẽ làm gì? Những quyết
tâm của mỗi người đã có được thực hiện tới đâu? Đã, đang và sẽ thực hiện như
thế nào? Năm Đức Tin qua đi còn lại điều gì trong chúng ta?
Kính chúc Quý Anh Chị Giáo lý viên, nhất là Quý
Anh Chị Giáo lý viên Hôn Nhân & Dự Tòng một Năm Đức Tin tràn đầy ân lộc của
Thiên Chúa.
Nguyễn Thái Hùng
bmt
Một gợi ý tuyệt vời !
Trả lờiXóa