NGHI THỨC TRAO TÁC VỤ PHÓ
TẾ
VÀ LINH MỤC LÀ NGHI THỨC
NÀO ?
Hỏi : Xin cha giải thích 2 thắc mắc sau đây :
1- Đi chơi xa có buộc xem lễ ngày Chúa nhật
không ? Xem Lễ trên Truyền Hình có thay được lễ
ngày Chúa nhật hay không ?
2- Nghi Thức
trao tác vụ Phó Tế và Linh Mục là nghi thức nào ?
Trả lời :
1- Luật xem lễ ngày Chúa Nhật và các ngày Lễ
buộc quanh năm là luật tòng nhân (personalis)
nghĩa là đi bất cứ nơi nào trong Giáo hội thì vẫn buộc phải thi hành.
Trái lại, luật
tòng thổ (Territorialis) chỉ buộc phải thi hành ở nơi có luật mà thôi. Thí dụ,
tham dự Thánh Lễ Ngày Chúa Nhật, Rước Mình Thánh Chúa trong Mùa Phục Sinh, xưng
tội ít là một lần mỗi năm, v.v là
luật tòng nhân được áp dụng ở khắp nơi trong Giáo Hội. Do đó, đi du lịch xa
nhà, xa giáo xứ của mình thì vẫn buộc phải tham dự Thánh Lễ ngày Chúa nhật và
các ngày Lễ buộc như Lễ Giáng Sinh, lễ
Đức Mẹ hồn xác
lên Trời (15-8), Lễ các Thánh Nam Nữ (1-11),
Lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Thai (8-12) v.v
Nhưng nếu đi chơi xa mà nơi đó không có nhà thờ
Công Giáo khiến không thể chu toàn luật buộc thì có thể được miễn thi hành vì
lý do bất khả kháng, nhưng phải làm việc
lành bù lại như lần chuỗi Mân Côi .v.v
Luật tòng thổ
chỉ áp dụng nơi nào có luật. Thí dụ ở Mỹ
không có luật buộc phải ăn chay
kiêng thịt ngày thứ sáu quanh năm hay trong Mùa chay mà chỉ buộc ăn chay kiêng thịt ngày Thứ tư lễ
tro và Thứ sáu Tuần Thánh mà thôi (trong mùa chay chỉ có lời khuyên kiêng thịt
chứ không có luật buộc). Do đó nếu giáo dân ở Mỹ đi đến nơi nào có luật buộc ăn chay kiêng thịt các ngày thứ sáu
trong mùa chay thì phải thi hành luật ở nơi đó (Luật tòng thổ).
Cũng vậy, ở Việt
Nam, Hội Đồng Giám Mục cho phép cử hành Lễ trong các ngày Tết của dân tộc (Tết
Nguyên Đán) với phụng vụ dành riêng cho 3 ngày Tết. Nhưng ở ngoại quốc nói
chung, và ở Mỹ nói riêng, thì các linh mục coi xứ Việt Nam không được
tự tiện áp dụng Phụng vụ ngày Tết
bên Viet Nam, mà phải theo Phụng vụ chung của địa phận nơi mình cư trú.
Muốn làm lễ Tết
theo phụng vụ VN thì phải xin phép Giám mục địa phương, chứ không được tự tiện
làm; vì theo luật, các giáo hữu Việt Nam
ở ngoại quốc thì nay thuộc quyền chăm
sóc mục vụ của giáo quyền nơi mình sinh
sống chứ không còn thuộc quyền coi
sóc của Giám mục nào bên Việt nam nữa.
Vì thế, .khi một
Giám mục bên nhà có sang thăm “con chiên cũ” ở Mỹ hay ở bất cứ quốc gia nào
ngoài Viêt Nam, thì chỉ thăm với tính
cách thân hữu xã giao, chứ không thăm
với tư cách “mục vụ” vì giáo dân cũ nay
đang thuộc quyền mục vụ của Giám mục địa phương nơi họ đang sinh sống. Cần nói
rõ điều này vì có nhiều người ở Mỹ
vẫn nói Giám mục này hay Giám mục kia đến thăm mục vụ con chiên cũ
của mình đang ở Mỹ.
Nói vậy là sai luật tòng thổ và trách nhiệm mục vụ của Giáo Hội.
Lại nữa, cũng
cần nói thêm để mọi giáo dân đang sống ở Mỹ được biết rằng Tổ chức Liên Đoàn
Công Giáo VN ở Mỹ chỉ là một tổ chức tư
nhân với mục đích thân hữu giữa các linh mục và giáo dân VN sống ở Mỹ,
chứ không phải là một hệ thống giáo quyền nào đối với các linh mục, tu sĩ và
giáo dân Việt Nam. Các linh mục, tu sĩ và giáo dân Việt Nam ở Mỹ nay thuộc
quyền coi sóc và điều khiển của giáo
quyền địa phương – tức là các Giáo
phận- nơi mình đang sinh sống và làm
việc.
Về vấn đề xem lễ
trên Truyền hình, thì mục đích của việc này là để giúp cho các bệnh nhân
không thể đi đến nhà thờ tham dự Thánh
Lễ trong ngày Chúa Nhật. Nhưng phải nói
rõ ngay là
nếu đang đau ốm
ở nhà hay ở nhà thương, thì bệnh nhân không còn bị buộc phải đi lễ bất cứ ngày nào nữa. Xem lễ trên truyền hình chỉ cốt giúp cho các
bệnh nhân được thông công cầu nguyện , tôn thờ
và cảm tạ Chúa cùng với Giáo Hội trong ngày Chúa Nhật mà thôi, chứ không
có mục đích thay thế việc đi đến nhà thờ
để hiệp dâng Thánh lễ cùng với những người khỏe mạnh.
Tóm lại, bệnh
nhân – và cả người săn sóc bệnh nhân -
không buộc phải đi đến nhà thờ tham dự
Thánh Lễ bất cứ ngày nào. Người khỏe mạnh không được phép xem lễ trên Truyền
hình để thay cho việc phải đến nhà thờ tham dự Thánh Lễ ngày Chúa Nhật. Lễ trên
Truyền hình chỉ giúp cho bệnh nhân, và người già yếu thông công cầu nguyện chứ
không nhằm thay thế Lễ ngày Chúa
nhật cho nhũng người khỏe mạnh.
2-
Nghi thức trao tác vụ Phó Tế và
Linh mục là gì ?
Trước đây tôi đã
có lần giải thích là trong các Nghi thức (Rites) được Giáo Hội công bố cho thi
hành (x The Rites, Volume Two) thì tuyệt dối không có Nghi thức nào gọi là Nghi
Thức Trao tác vụ Phó tế, hay Linh mục cả
Ngược lại, chỉ có Nghi thức về Lề Truyền Chức Phó tế, Lịnh mục hay Giám
mục mà thôi.
Cũng theo Sách
Nghi Thức nói trên thì chỉ có 2 Tác Vụ đọc Sách (Lector) và Giúp Lễ (Acolyte)
mới được trao trong nghi thức gọi là:
1- Institution of readers (được phép đọc Sách
Thánh trong Thánh Lễ)
2- Institution of Acolytes (được phép giúp
bàn thánh như cho rước Lễ và Sau đó lau chùi chén thánh ( purification of Chalice or Communion sets)
Đây là hai tác vụ (Ministry) được trao cho các
đại chủng sinh vào cuối năm Thần học I
(Tác vụ đọc sách) và cuối năm Thần học II (Tác vụ giúp lễ).
Ngày nay giáo
dân cũng được trao cho tác vụ đọc sách thánh và phụ cho Rước Lễ với tư cách là Thừa tác viên bất thường cho Rước Lễ (Extraordinary Ministers of Holy
Communion)
Các đại chủng
sinh và ứng viên Phó tế vĩnh viễn phải lãnh 2 tác vụ trên trước khi
được lãnh chức thánh Phó Tế và chức Linh mục (dành cho phó tế chuyển tiếp=
Transitional
deacons).
Như thế chỉ có
nghi thức trao tác vụ đọc sách và giúp lễ mà thôi.Đây là tác vụ chứ không phải
là chức thánh (Holy Order) nên không cần
phải tháo gỡ (dispensation) khi chủng sinh không muốn, hay không được gọi tiến
lên lãnh chức thánh Phó tế trước khi được chịu chức Linh mục..
Đành rằng mọi
công việc thánh vụ của Phó tế, của Linh mục hay Giám mục được gọi là tác vụ Phó
tế (diaconal ministries) tác vụ linh mục (priestly ministries) và tác vụ của Giám mục (Episcorpal ministries)
.Nhưng muốn thi hành các tác vụ này thì
buộc phải có chức thánh cấp Phó Tế, cấp Linh mục và cấp Giám mục. Các Chức thánh
này phải được một Giám mục truyền
cho trong Thánh Lễ gọi là :
- Lễ Truyền chức Phó tế (Mass of Ordination of
a deacon (s)
- Lễ truyền chức Linh mục (Mass of
Ordination of a priest ( s)
- Lễ truyên chức Giám mục (Mass of
ordination or consecration of a bishop)
Phó tế và Linh
mục phải chịu chức rồi thì Giám mục mình trực thuộc mới bổ nhiệm (hay còn gọi
nôm na là bài sai) về một giáo xứ với năng quyền ( Faculties) được làm như cử
hành Thánh Lễ và các bí tích trừ bí tích truyền chức thánh, nếu là linh mục. Riêng phó tế thì cũng được bổ nhiệm về một
giáo xứ dưới quyền điều khiển trực tiếp
của cha xứ (pastor). Nếu không có sự bổ nhiệm trên của Giám mục thì không linh
mục hay phó tế nào được thi hành tác vụ của mình, mặc dù có chức Phó tế hay Linh mục. Giám mục có thể tạm hay vĩnh
viễn thu hồi những năng quyền đã trao cho linh mục hay phó tế, vì lý do bất đắc
dĩ nào đó. Và khi đã bị thâu hồi năng quyền, thì linh mục và phó tế đều không
được phép thi hành tác vụ của mình cách công khai nữa. Nghĩa là không được phép
công khai làm mục vụ ở đâu nữa cho đến khi được giám mục tái bổ nhiệm để thi
hành những năng quyền được ban cho.
Như thế, tuyệt
đối không có Nghi thức nào gọi là Nghi thức trao tác vụ Phó Tế hay Linh mục
trong Giáo Hội Công Giáo từ xưa đế nay.
Trước Công Đồng
Vaticanô II, Giáo Hội còn duy trì và trao
các chức thánh nhỏ (Minor Orders) như Mở của nhà thờ (Porter) trừ quỉ
(Exocism) Đọc sách (Lector) và giúp lễ (
Acolyte). Các
chức thánh nhỏ này cũng được trao chung trong Thánh Lễ gọi là Lễ Truyền chức thánh, trong đó, một số chủng sinh được trao các chức
nhỏ, một số lãnh chức Phó tế, và
một hay vài phó tế được lãnh chức Linh mục.
Sau Công Đồng
Vaticanô II, thì 4 chức nhỏ trên
được bãi bỏ để chỉ còn lại 3 chức
thánh là chức Phó tế, chức Linh mục và chức Giám mục mà thôi. (x Giáo luật số
1009 & 1)
Vì không còn là
Chức thánh nên 2 tác vụ đọc sách và giúp lễ có thể do linh mục, trao cho trong khi các Chức Phó
tế, Linh mục và Giám mục phải do một Giám mục truyền trong Thánh lễ gọi là Lễ
Truyền Chức thánh (Mass of Ordination)
Nghĩa là cả 3 chức thánh trên đây phải được truyền cho
trong Thánh lễ gọi là Lễ truyền chức Phó
tế, linh mục hay Giám mục, theo đúng qui định trong Sách Nghi thức
(Rites) được Đức cố Giáo Hoàng Phaolô VI
ký ban hành cho áp dụng trong toàn Giáo Hội từ ngày 15 tháng 8 năm 1972 cho đến nay.
Như vậy ai “phăng ra “cái gọi là Lễ hay Nghi thức trao
tác vụ phó tế hay Linh mục là không hiểu
gì về sự khác biệt giữa tác vụ (Ministerium)
và Chức thánh (Ordo) cũng như
đã tự ý sửa đổi
Sách Nghi Thức nói trên, một điều không ai – dù là Giám mục, Hồng Y – được phép làm nếu còn muốn hiệp thông với
Giáo Hội trong mọi lãnh vực, giáo lý,
tín lý, luân lý, phụng vụ, kỷ luật bí
tích và giáo luật.
Nói rõ hơn,, mọi
thành viện trong Giáo Hội đều có bổn
phận phải áp dụng và thi hành nghiêm túc những gì đã được quy định trong Sách Giáo Lý, Giáo luật, luật Phụng vụ và Nghi Thức Phụng
vụ của Giáo hội để không ai được phép “phăng” (Fantaisie) ra luật hay nghi thức
nào của riêng mình khiến gây hoang mang cho giáo dân.
Tóm lại, chỉ có
Lễ truyền Chức Phó tế, Linh mục hay Giám
mục, mà thôi ( x. Giáo luật số 1010) chứ
không có Nghi thức trao tác vụ Phó tế, Linh mục hay Giám mục như ai đã tự ý nói
sai.
Lm Phanxicô Xaviê Ngô Tôn Huấn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét