VUI HỌC
THÁNH KINH
LỄ SUY TÔN
THÁNH GIÁ
Ds 21, 4b-9
Tin Mừng
thánh Gioan 3, 13-17
Ngày 14
tháng 9
TIN MỪNG
13 Không ai
đã lên trời, ngoại trừ Con Người, Đấng từ trời xuống.14 Như ông Mô-sê đã giương
cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy,15 để
ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
16 Thiên
Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi
phải chết, nhưng được sống muôn đời.17 Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người
đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của
Người, mà được cứu độ.
13 No one has gone up to heaven except the one
who has come down from heaven, the Son of Man.
14 And just as Moses lifted up the serpent in the desert, so15 so that everyone who believes in him may have
eternal life."
16 For God so loved the world that he gave his only Son, so that everyone who believes
in him might not perish but might have eternal life.
17 For God did not send his Son into the world to
condemn the world, but that the world
might be saved through him.
I. HÌNH
TÔ MÀU
*Chủ đề của hình này là gì?
………………………………………………
* Bạn hãy viết câu Tin Mừng thánh Gioan 3,14-15
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
………………………………………………
II. TRẮC
NGHIỆM
LỄ SUY
TÔN THÁNH GIÁ
a1. Ai đã giương cao con rắn
trong sa mạc? (Ga 3,14)
a. Ông Ápraham.
b. Ông Môsê.
c. Ông Giôsuê.
d. Ngôn sứ Êlia.
a2. Không ai được lên trời,
ngoại trừ ai từ trời xuống? (Ga 3,13)
a. Con Người.
b. Các thiên sứ,
c. Đấng Cứu Độ.
d. Ngôn sứ Êlia.
a3. Như Môsê đã giương cao
con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để làm
gì? (Ga 3,14-15)
a. Để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.
b. Để mọi người được thấy.
c. Để mọi người được cứu độ.
d. Để mọi người tin vào Người.
a4. Thiên Chúa đã yêu thế
gian đến nỗi ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì thế nào? (Ga 3,16)
a. Khỏi phải chết.
b. Được sống muôn đời.
c. Được thừa hưởng Nước Trời.
d. Chỉ a và b đúng.
a5. Thiên Chúa sai Con của
Người đến thế gian để làm gì? (Ga 3,17)
a. Lên án thế gian.
b. Để thế gian, nhờ Con của Người mà được cứu độ.
c. Để mọi người được cứu thoát.
d. Con người được chung hưởng vinh quang đời đời.
B.
b1. Hoàng đế La mã (288-337)
nào khi trở thành kitô hữu đã phá hủy đền thờ Capitole và thay thế bằng đền thờ
kitô giáo?
a. Hoàng đế Constantinô (288-337)
b. Hoàng đế Nêrô
c. Hoàng đế Âugúttô
d. Hoàng đế Xêda
b2. Hoàng đế đã tìm lại được
cây thánh giá của Chúa Giêsu và đích thân vác lên đồi Canvariô.
a. Hoàng đế Heracôliô I
b. Hoàng đế Constantinô
c. Hoàng đế Nêrô
d. Hoàng đế Âugúttô
b3. Theo truyền thống, thánh
nữ đã tìm được thánh giá của Chúa Giêsu.
b. Thánh nữ Têrêxa
b. Thánh nữ Helene (255-328)
b. Thánh nữ Faustina
b. Thánh nữ Lucia
b4. Đây là vị thượng tế đã
khuyên vua Heracôliô I hãy cởi bỏ cẩm bào khi vác thánh giá Chúa Giêsu lên đỉnh núi.
a. Thượng tế Caipha
b. Thượng tế Dacaria
c. Thượng tế Hêli
d. Thượng tế Simon
b5. Cái chết của Chúa Giêsu
theo con mắt người đời, nhất là đối với người Do Thái lúc đó là thế nào?
a. Một sự thất bại,
b. Một sự dại dột
c. Một nỗi ô nhục
d. Cả a, b và c đúng
b6. Thánh giá theo nhãn giới
người thường là một thất bại ê chề nhưng đối với người kitô là gì?
a. là mầu nhiệm tình thương.
b. là nguồn suối tuôn trào ơn cứu độ,
c. là nơi con người tìm được niềm vui và
ơn giải thoát khỏi tội
lỗi.
d. Cả a, b và c đúng
b7. Thánh giá là chiến thắng
của Chúa. Thánh giá là vinh dự của ta. Vì thế người kitô phải sống thế nào để
xứng đáng với Chúa Kitô?
a. Biết yêu thương đến quên mình
b. Biết dứt bỏ mọi dính bén trần gian
c. Biết chết đi cho bản thân để được sống
cho Chúa.
d. Cả a, b và c đúng
III. Ô
CHỮ
LỄ SUY
TÔN THÁNH GIÁ
Những gợi
ý
01. Ai đã giương cao con rắn
trong sa mạc? (Ga 3,14)
02. Thiên Chúa đã sai Con
của Người đến thế gian, để thế gian nhờ Con của Người mà được điều gì? (Ga
3,17)
03. Đối với thế gian, Thiên
Chúa đã có thái độ nào đến nỗi đã ban Con Một mình? (Ga 3,16)
04. Hoàng đế La mã (288-337)
khi trở thành kitô hữu đã phá hủy đền thờ Capitole và thay thế bằng đền thờ
kitô giáo?
05. Hoàng đế đã tìm lại được
cây thánh giá của Chúa Giêsu và đích thân vác lên đồi Canvariô.
06. Theo truyền thống, thánh
nữ đã tìm được thánh giá của Chúa Giêsu.
07. Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải … … … ? (Ga
3,16)
08. Ai yêu thế gian đến nỗi
đã ban Con Một mình? (Ga 3,16)
09. Đây là nơi ông Môsẽ đã
giương cao con rắn? (Ga 3, 14)
10. Thiên Chúa đã ban ai cho
thế gian, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết? (Ga 3,16)
11. Thiên Chúa đã yêu ai đến
nỗi đã ban Con Một? (Ga 3,14)
12. Không ai đã lên trời,
ngoại trừ ai đã từ trời xuống? (Ga 3, 13)
13. Đức Giêsu đã nói chuyện
với ai về việc ông Môsê giương cao con rắn trong sa mạc? (x. Ga 3, 9-14)
14. Đây là vị thượng tế đã
khuyên vua Heracôliô I hãy cởi bỏ cẩm bào khi vác thánh giá Chúa Giêsu lên đỉnh
núi?
Hàng dọc:
Chủ đề của ô chữ này là gì?
VI. CÂU THÁNH
KINH THUỘC LÒNG :
“Thiên Chúa yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một,
để ai tin vào Con của Người
thì khỏi phải chết,
nhưng được sống muôn đời”.
Tin Mừng
thánh Gioan 3,16
Lời giải
đáp
VUI HỌC
THÁNH KINH
LỄ SUY TÔN
THÁNH GIÁ
LỄ SUY TÔN
THÁNH GIÁ
I. HÌNH
TÔ MÀU
*Chủ đề :
Đức Giêsu
bị treo trên thánh giá.
* Câu Tin
Mừng thánh Gioan 3,14-15
Như ông
Môsê
đã giương
cao con rắn trong sa mạc,
Con Người
cũng sẽ phải được giương cao như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn
đời.
II. Lời
giải đáp TRẮC NGHIỆM
A.
a1. b. Ông
Môsê (Ga 3, 14).
a2. a. Con
Người (Ga 3, 13).
a3. a. Để
ai tin vào Người thì được sống
muôn đời (Ga 3, 14-15).
a4. d. Chỉ
a và b đúng (Ga 3, 16).
a5. b. Để
thế gian, nhờ Con của Người mà
được cứu độ (Ga 3, 17).
B.
b1. a. Hoàng đế Constantinô (288-337)
b2. a. Hoàng đế Heracôliô I
b3. b. Thánh nữ Helene (255-328)
b4. b. Thượng tế Dacaria
b5. d. Cả a, b và c đúng
b6. d. Cả a, b và c đúng
b7. d. Cả a, b và c đúng
III. Ô
CHỮ
01. Môsê (Ga 3, 14)
02. Cứu độ (Ga 3, 17)
03. Yêu (Ga 3, 16)
04. Constantinô (288-337)
05. Heracôliô
I
06. Helene (255-328)
07. Chết (Ga 3, 16)
08. Thiên Chúa (Ga 3, 16)
09. Sa mạc (Ga 3, 14)
10. Con Một (Ga 3, 16)
11. Thế gian (Ga 3, 14)
12. Con Người (Ga 3, 13)
13. Nicôđêmô
(x. Ga 3, 9-14)
14. Dacaria
Hàng dọc: Suy Tôn Thánh Giá
NGUYỄN THÁI
HÙNG
Quyền Lực Của Thánh Giá
- Thập Giá là một xỉ nhục đối với người Do Thái:
Người Do-Thái thích tìm kiếm các phép lạ: muốn họ tin chỉ cần làm phép lạ như
Phúc Âm đã tường thuật rất nhiều lần. Họ tin Đấng Thiên Sai sẽ đến và Ngài sẽ
dùng quyền năng dẹp tan mọi quân thù của họ, và sẽ cai trị họ trong công lý đến
muôn đời. Một Thiên Chúa chết đau khổ trên Thập Giá là yếu đuối, là không uy
quyền. Đó là lý do tại sao đa số những người Do-thái không thể chấp nhận Đức
Kitô cho đến ngày hôm nay.
- Thập Giá là một điên rồ cho những người Hy-lạp:
Triết gia Plato và đa số người Hy-Lạp tìm kiếm sự khôn ngoan: muốn họ tin cần
chỉ cho họ kiến thức làm sao tách biệt linh hồn ra khỏi xác vì họ tin thân xác
là ngục tù giam hãm linh hồn. Họ cho là một điên rồ vì tại sao đang khi họ tìm
kiếm cách thóat khỏi thân xác thì có một Thiên Chúa lại muốn Nhập Thể để mang
một thân xác hèn yếu của con người. Hơn nữa lại còn muốn chịu đau khổ bằng Cuộc
Thương Khó và cái chết tủi nhục trên Thập Giá. Đó là lý do tại sao trong những
thế kỷ đầu khi Kitô Giáo được truyền đến các quốc gia Hy-Lạp, Giáo Hội đã phải
đương đầu với bao nhiêu lạc thuyết do những quan niệm sai lầm này đem lại: Có
học thuyết như Docetism cho rằng Chúa Giêsu chỉ Nhập Thể một cách phớt qua cung
lòng Đức Mẹ, và chỉ dường như chịu đau khổ. Có người cho rằng Chúa Giêsu nhập
vào ông Simon và ông Simon thay Chúa chịu đóng đinh trên Cây Thập Giá. Tóm lại,
họ không thể chấp nhận một Thiên Chúa lại muốn mang lấy thân xác hèn hạ của con
người.
- Nhưng đối với các tín hữu, Thập Giá là sức
mạnh, tình yêu, và khôn ngoan của Thiên Chúa. Các Bài đọc hôm nay muốn giải
thích cho mọi người chúng ta sự cần thiết của đau khổ và quyền lực của Cây Thập
Giá.
I. KHAI TRIỂN BÀI ĐỌC:
1/ Bài đọc I: Chỉ với 6 câu ngắn ngủi, tác giả
của Sách Dân Số đã mô tả cuộc đời con người là một hành trình qua sa mạc để
được thanh luyện trước khi vào Đất Hứa.
(1) Hành trình qua sa mạc để được thanh luyện:
Các nhà nghiên cứu Kinh Thánh rất ngạc nhiên khi nghiên cứu bản đồ của các quốc
gia vùng Cận Đông. Khỏang cách ngắn nhất từ Biển Đỏ tới vùng Đất Hứa là đi dọc
theo bờ biển của Palestine ;
nếu đi bộ chỉ mất tối đa là vài tuần lễ. Thế mà ông Moses lại dẫn dân Do-thái đi
con đường dài hơn, từ Biển Đỏ đi vòng hết các sa mạc vùng Delta, qua phía Đông
của Biển Muối, vào đất Ammon, rồi tới phía Đông của sông Jordan, vượt sông vào
Đất Hứa qua việc tấn công thành Jericho của Joshua. Tất cả hành trình mất 40
năm! Tại sao Thiên Chúa lại chọn cho dân con đường dài và đầy chông gai như thế
mà không chọn con đường ngắn và dễ dàng hơn?
(2) Mục đích của Chúa là để thanh luyện dân. Sa
mạc tự nó là chỗ thử thách: Người Do-thái quan niệm sa mạc là nơi ở của quỉ dữ.
Chúa Giêsu được Thánh Thần mang vào trong sa mạc để chịu cám dỗ. Sa mạc chỉ
tòan đá và cát, rất ít sinh vật chịu được sự khắc nghiệt của khí hậu trong sa
mạc vì rất nóng và hầu như không có nước. Đi trong sa mạc mà không mang theo
nước là nắm chắc phần chết. Chúng ta có thể hiểu được nỗi đau khổ của dân:
đường xa, mệt mỏi, bụng đói, miệng khát, gồng gánh nặng nề... Họ nhìn lại và
tiếc những ngày còn ở Ai-cập, tuy làm việc vất vả như nô lệ nhưng có đồ ăn,
thức uống. Họ nhìn về tương lai: Đất Hứa thì xa xôi vạn dặm. Và họ mất kiên
nhẫn nên họ than trách ông Moses và Thiên Chúa: Tại sao các Người lại dắt chúng
tôi vào đây để chịu đau khổ và chết đói chết khát trong sa mạc?
(3) Hậu quả của sự kêu trách Thiên Chúa là họ
phải chết. Thiên Chúa cho rắn độc cắn ra cắn họ và nhiều người đã phải chết.
Trong sa mạc có rất nhiều rắn độc; những vùng như Timnah gần Biển Chết dân
chúng thờ thần rắn, là quan thầy của những người đi tìm đồng. Lúc ấy, họ lại
chạy đến ông Moses cầu xin để Thiên Chúa xua đuổi rắn xa họ. Và ông Moses cầu
nguyện cùng Chúa cho dân. Thiên Chúa truyền cho Moses làm con rắn bằng đồng và
treo trên cột; ai bị rắn cắn mà nhìn lên con rắn đồng thì được sống. Mỗi khi
nhìn lên con rắn, họ nhận ra tội lỗi của họ và không dám kêu trách Thiên Chúa
và nhà lãnh đạo Moses nữa.
Nếu chúng ta suy nghĩ về cuộc đời mỗi người chúng
ta từ khi sinh ra cho tới bây giờ, thì quả thật cũng chẳng thua gì dân Do-Thái
và cuộc hành trình của họ trong sa mạc. Đói có, khát có, tù đày có, vượt biên
có, tị nạn có, đau khổ cũng không thiếu do cha mẹ, vợ/chồng, con cái, anh chị
em, và đủ mọi người mọi nơi mang lại. Nhiều lúc chúng ta cũng giống như dân
Do-thái kêu trách Chúa: Tại sao để cuộc đời chúng ta quá nhiều đau khổ như vậy?
2/ Bài đọc II: Hy vọng cho chúng ta qua cuộc đời
của Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa. Vinh quang có được là bằng sự hủy mình ra
không. Đàng sau Cây Thập Giá là sự Phục Sinh và khải hòan chiến thắng tội lỗi
và sự chết, kẻ thù cuối cùng của con người.
(1) Sự hủy mình ra không (kenosis) qua sự khiêm
nhường và vâng lời tuyệt đối của Con Thiên Chúa: Cũng chỉ trong 6 câu ngắn
ngủi, Thánh Phaolô đã lột tả được trọn vẹn kế họach cứu độ của Thiên Chúa qua
con đường đau khổ: “Đức Giêsu Kitô là Thiên Chúa, nhưng Ngài không nghĩ phải
nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đã hoàn toàn trút bỏ
vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, và sống như người trần
thế.” Tại sao một Thiên Chúa vinh quang uy quyền như thế lại muốn hoàn toàn
trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân, và sống như
người trần thế? Hơn thế nữa, Ngài lại còn hạ mình, vâng lời cho đến nỗi bằng
lòng chịu chết, và chết trên cây thập tự! Chắc chắn Thiên Chúa có thể cứu độ
con người bằng uy quyền; nhưng Ngài muốn cứu độ con người qua con đường đau khổ
vì muốn đồng cảm với tất cả những gì con người đã, đang và sẽ chịu. Cứu độ bằng
uy quyền sẽ mang vào Nước Trời những con người vô cảm, vô trách nhiệm, và không
hiểu giá trị của tình yêu.
(2) Vinh quang chiếm được nhờ sự hủy mình ra
không: Chính vì thế, Thiên Chúa đã siêu tôn Người và tặng ban danh hiệu trổi
vượt trên muôn ngàn danh hiệu. Danh hiệu tượng trưng cho công việc thực hiện
của một người (Gioan Tiền Hô; Phaolô, Tông Đồ Dân Ngọai; Phêrô, Thủ Lãnh Giáo
Hội). Danh được Thiên Chúa ban cho Chúa Kitô là Đức Giêsu, có nghĩa là Đấng Cứu
Độ. Khi nào nghe Danh Thánh Giêsu, cả trên trời, dưới đất, và trong nơi âm phủ,
muôn vật phải bái quỳ; và để tôn vinh Thiên Chúa Cha, mọi loài phải mở miệng
tuyên xưng rằng: "Đức Giêsu Kitô là Chúa."
3/ Phúc Âm: Thập Giá Cứu Độ của Chúa Giêsu
Lịch sử phía sau những lời của Phúc Âm hôm nay là
cuộc đàm thọai giữa Chúa Giêsu và ông Nicôđêmô. Chúa bảo ông: “Không ai có thể
vào Nước Trời nếu không được tái sinh.” Ông không hiểu và hỏi lại: “Làm sao một
người lớn như ông lại chui vào lòng mẹ để tái sinh?” Điều Chúa muốn nói với ông
là phải tái sinh bởi Nước Rửa Tội và Thánh Thần; nghĩa là được tái sinh trong
Cuộc Thương Khó và cái chết của Chúa thì mới được vào Nước Trời.
(1) Con rắn trong sa mạc là hình ảnh báo trước
của Thập Giá Đức Kitô: Biến cố Xuất Hành xảy ra khỏang 2000 năm trước Cuộc Tử
Nạn của Đức Kitô; nhưng tất cả những gì đã xảy ra cho Đức Kitô là để làm trọn
vẹn những gì đã xảy ra trong Cựu Ước. Con người đã phạm tội vì kêu trách Chúa
trong sa mạc nhưng được cứu thóat nhờ biết ăn năn trở lại khi nhìn lên con rắn
đồng trong sa mạc. Từ đó đến nay con người vẫn phạm tội, làm sao con người có
thể được cứu thóat? Chúa Giêsu chỉ cho chúng ta cách được cứu thóat: “Như ông
Moses đã giương cao con rắn trong sa mạc, Con Người cũng sẽ phải được giương cao
như vậy, để ai tin vào Người thì được sống muôn đời.”
(2) Thập Giá biểu lộ tình yêu Thiên Chúa cho con
người: Một hình ảnh nữa của Cựu Ước luôn có sức để đánh động con người là hình
ảnh của Abraham sẵn sàng cầm dao giơ lên định sát tế người con duy nhất của
mình là Isaac. Có ai trong lịch sử lòai người dám làm như thế? Abraham không
phải giết con vì Thiên Chúa đã hiểu niềm tin của ông dành cho Ngài; nhưng Thiên
Chúa muốn dùng hình ảnh này để chuẩn bị trước cho con người để hiểu hình ảnh
Cây Thập Giá. Như Gioan tường thuật hôm nay: “Thiên Chúa đã quá yêu thế gian
đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng
được sống muôn đời.” Con người chưa bao giờ được xem thấy Thiên Chúa, nhưng mỗi
khi nhìn Cây Thập Giá và đọc câu của Jn 3:16, con người tin chắc có Thiên Chúa
và cảm nghiệm được tình yêu của cả 2, Cha và Con cho con người.
(3) Chúa chết để cho con người được sống: Cả hai
hình ảnh Cây Thập Giá và Ngày Phán Xét đều cần để hướng lòng con người về đời
sau. Có những người dễ rung cảm vì tình yêu vô bờ của Thiên Chúa qua Cây Thập
Giá. Có những người phải run sợ khi nhìn thấy uy quyền của Thiên Chúa khi Ngài
phán xét con người. Nhưng tình yêu là lý do đầu tiên và trên hết tại sao Thiên
Chúa tạo dựng, cứu độ, và thánh hóa con người; đúng như lời Thánh Gioan nói:
“Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế
gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ.” Nếu nhìn lên
Cây Thập Giá mà con người vẫn không cảm nghiệm được tình yêu Thiên Chúa dành
cho mình mà ăn năn trở lại, họ tự kết tội họ và cũng không xứng đáng để hưởng
ơn tha thứ.
II. ÁP DỤNG TRONG CUỘC SỐNG:
- Chúng ta phải biết lợi dụng hòan cảnh để tự kỷ
luật và thanh thẩy những tính ươn hèn của xác thịt thì mới có hy vọng vượt qua
mọi gian khổ khi phải đương đầu với chúng. Phàn nàn, kêu trách, và tìm con
đường dễ dãi chỉ dẫn con người đi đến chỗ diệt vong.
- Chúa Giêsu dạy chúng ta: Vinh quang có được là
nhờ sự hủy mình ra không bằng sự khiêm nhường và vâng lời tuyệt đối: Thiên Chúa
cho con người, mục tử cho đòan chiên, thầy cho trò, và cha mẹ cho con cái.
- Mẹ Giáo Hội đã yêu thương và thu xếp để mọi con
cái có ngày hôm nay để nhìn lên và suy niệm về Mầu Nhiệm Thập Giá.
* Chúng ta hãy nhìn lên Thập Giá để thấy, tất cả
tội lỗi của mỗi người chúng ta là lý do Con Chúa chịu đóng đinh.
* Chúng ta hãy nhìn lên Thập Giá để cảm nghiệm
được tình yêu vô bờ của Thiên Chúa dành cho con người.
* Chúng ta hãy nhìn lên Thập Giá để học bài học
“tự hủy mình ra không” của Con Thiên Chúa, để rồi cũng biết tự hủy mình ra
không để cứu sống đòan chiên và con cái Chúa trao phó.
Anthony Đinh Minh Tiên, OP.
http://www.daminhvn.net/suy-niem-chia-se/dong-daminh/5435-le-suy-ton-thanh-gia-quyen-luc-cua-thanh-gia.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét