100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH : BÀI 29
THƯƠNG XÁC 7 MỐI (TIẾP)
Trích
Tin Mừng Thánh Mátthêu, 25.31tt
Khi Con Người
đến trong vinh quang của Ngài, cùng với các thiên thần, bấy giờ Ngài sẽ ngự
trên ngai vinh hiển. Các dân thiên hạ được thâu họp trước mặt Ngài hết thảy, và
Ngài phân tách người ta ra khỏi nhau, giống như người chăn chiên tách chiên ra
khỏi dê. Chiên thì Ngài đặt bên phải, dê thì ở bên trái. Bấy giờ, Vua cả trời
đất sẽ nói với những người ở bên phải:
- Hãy đến, hỡi những kẻ được Cha Ta chúc
phúc, hãy lĩnh lấy làm cơ nghiệp Vương quốc đã dọn cho các ngươi từ tạo thiên
lập địa. Vì xưa
Ta đói, các
ngươi đã cho Ta ăn,
Ta khát, các
ngươi đã cho Ta uống,
Ta là khách lạ,
các ngươi đã tiếp rước,
Ta mình trần,
các ngươi đã cho Ta mặc,
Ta đau yếu, các ngươi đã thăm viếng,
Ta ở tủ, các
ngươi đã đến với Ta”.
Bấy giờ, kẻ lành
đáp lại rằng:
- Lạy Chúa, có
bao giờ chúng tôi thấy Ngài đói mà đã cho ăn, khát mà đã cho uống, là khách lạ
mà đã tiếp rước, mình trần mà đã cho mặc, đau yếu hay ở tù mà chúng tôi đã đến
với Ngài?
Đáp lại, Vua Cả
sẽ nới với họ:
- Quả thật, Ta
bảo con người rõ: những gì các ngươi đã làm cho một người trong những anh em
hèn mọn nhất này của Ta, là các ngươi đã làm cho chính mình Ta”.
* Đó là Lời Chúa! Lạy Chúa Ki tô, ngợi khen Chúa!
Suy
niệm Lời Chúa
Những hình thức
thương và giúp đỡ thể xác người ta thì muôn hình vạn trạng. Chúa Giêsu tóm tắt
tất cả trong một câu khuôn vàng thước ngọc này: “Mọi điều các con muốn người ta
làm cho mình, thì các con cũng hãy làm cho người ta” (Một 7.12). Tôi đói và
muốn người ta cho tôi ăn ư? Thì tôi hãy cho kẻ khác đang đói được ăn như vậy.
Trong cảnh tả về
phán xét chung, ta vừa nghe đọc trong Lời Chúa, Chúa Glêsu đã nêu ra những sự
khốn cực chính của nhân loại cùng khổ: “đói khát” tức là thiếu ăn, thiếu uống,
thiếu dinh dưỡng; “khách lạ” là những người mất quê hương, lang bạt xứ người,
không nơi trú ngụ, không ai thân thiết giúp đỡ, thân cô thế cô, lạc loài, bơ
vơ...; “mình trần” là rách rưới, mặc không đủ ấm; “đau yếu” là bị bệnh tật,
không có tiền mua thuốc, phải đi bệnh viện điều trị, không đủ sức khỏe...; “ở
tù”, nói rộng ra là mất tự do, bị đe dọa, theo dõi, mọi hình thức giam hãm...
Nói chung là
những hình thức đau khổ phần xác của loài người. Trước khi bàn thực tế về các
mối thương xác, ta hãy xây dựng cho con em ta có từ thuở bé một tâm hồn quen
yêu thương và phục vụ ngay trong gia đình.
A/ Trong nhà: Các em nhỏ vốn là cái đích qui tụ mọi yêu
thương và săn sóc của cha mẹ, anh chị. Tình thương của cha mẹ là thửa đất màu
mỡ và ấm áp, làm trổ sinh nơi các em tình thương kẻ khác Được yêu thương, các
em sẽ đễ biết yêu thương. Đừng lầm với với sự cưng chiều quá lố và phi lý. Được
yêu thương cách hợp lý và sáng suốt, các em sẽ hấp thụ được tình thương đối với
kẻ khác. Cứ xem gia đình Chị Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu đủ rõ. Có những cha mẹ
nóng nảy, cộc cằn, hay chửi bới, đánh đập con cái, vô tình đã dập tắt trong
lòng con cái ngọn lửa thiêng của tình thương. Đến lượt chúng, chúng cũng sẽ ích
kỷ, cộc cằn, nóng nảy, chửi rủa, đánh đập kẻ khác. Cha nào con nấy. Ngược lại,
chúng sẽ bắt chước lối cư xử và ăn nói đầy tình thương của cha mẹ và của người
lớn mà đối xử với những kẻ khác. Vậy ngay từ nhỏ, phụ huynh hãy tập cho chúng,
để dần dần lớn lên, chúng sẽ biết hướng sự chú ý và lo lắng giúp đỡ các em út
trong gia đình; rồi những kẻ nhỏ bé, yếu đuối hơn chúng cũng sẽ biết lo cho kẻ
khác.
Khoa tâm lý nhi
đồng cho biết: các em tỏ ra rất sung sướng khi làm được một việc tốt cho kẻ
khác. Hãy phát triển tâm tính đó thành một tập quán từ ở nhà, rồi sau này ở trường học, ngoài
xã hội. Nào là biết cảm thương, biết đại độ, biết chia sẻ, biết giúp
việc các anh chị, biết đỡ tay cho cha mẹ; tỉ dụ: đứa lớn đút cơm cho em ăn, mặc
áo cho em, giữ em, đưa em đi chơi... Đã đành, các điều này thường vẫn thấy cha
mẹ bảo các em làm, nhưng điều cần nhấn mạnh là tập cho các em yêu thích làm
các việc đó như những cử chỉ của tình
thương, chứ không phải vì cha mẹ bắt buộc,
hoặc bảo phải làm, và làm cách vùng vằng, tức tối. Ngược lại, phụ huynh sẽ ghi
nhận tất cả các dấu hiệu bắt đầu ló ra nơi con em về sự vô tâm, vô tình, không
biết cảm thương, lãnh đạm trước những thiếu thốn hay đau khổ của kẻ khác; phụ
huynh sẽ cương quyết bài trừ và tiêu diệt các mầm mống xấu đó nơi các em, nhất
là bài trừ ngay những phát hiện về tính ác độc, phá hoại, chơi xấu, những thích
thú làm đau đớn kẻ khác, tính phá phách, chia rẽ, xúi giục đánh nhau, gây gỗ,
vv...
Khoa thanh thiếu
niên phạm pháp đã cho thấy bằng chứng với những con số thống kê hùng hồn điều
này: một thiếu nhi hay thanh thiếu niên không được yêu thương trong gia đình,
hoặc bất hạnh vì sống trong một gia đình lục đục, thiếu đoàn kết..., sự thiếu
thốn ấy sẽ tạo nên một đời sống buông thả, đuổi theo khoái lạc, truy em các
thoả mãn tội lỗi và bệnh hoạn, như để bù đắp lại các thiếu thốn tình yêu chúng
phải chịu trước kia; tệ hơn nữa, đi đến cực đoan, chúng sẽ thành những kẻ phá
hoại, dùng vũ khí cướp giật hay giết người... Nói như thế, thiết tưởng các phụ
huynh đã lưu ý tầm quan trọng của điểm vừa nói đây.
B/ Ra đến ngoài đường: Ở đây, những hình thức yêu thương, giúp đỡ người
khác thật muôn hình vạn trạng như đã nói. Ta cứ tạm lấy bản kinh thương xác 7
mối mà chính Đức Giêsu đã nêu ra trong bài Tin Mừng làm căn bản.
l/ Thứ nhất cho kẻ đói ăn, thứ
hai cho kẻ khát uống: Nhu cầu căn bản và cấp bách nhất của con người là ăn uống.
a/ Trong xã hội
ta, vẫn còn nhiều người thiếu ăn, ăn không đủ no. Cảnh thường thấy nhất biểu lộ
tình trạng đó là các người ăn xin nhan nhản trong phố xá, và đi qua cửa nhà ta.
Ta hãy giúp đỡ họ: đồng tiền, bát gạo, miếng cơm, manh áo, tùy tiện! Đành rằng
có nhiều người lười biếng, không chịu lao động, kiếm ăn bằng nghề ngửa tay đi
xin. Nếu ta cứ nghĩ như vậy, ta sẽ không cho bất kỳ ai, rồi thành ra chẳng bao
giờ cho ai cả. Trong số đó lại chẳng có những người thật nghèo đói ư? Cho
nhiều, cho ít, ta cứ cho, để dành cho Chúa sự phán xét họ. Ta đã làm trọn luật
Chúa, ta đã yêu thương và Chúa thấu việc ta làm là đủ. Ta có thể cho lầm, nhưng
trước mặt Chúa không lầm, việc đó vẫn có giá trị là một việc yêu thương. Vả
lại, người có lòng yêu thương dồi dào, đâu có xét nét, đắn đo quá như thế?
b/ Sau những
người ăn xin, còn biết bao hạng người thiếu ăn khác nữa quanh ta, trong khu
phố, ấp, phường ta ở. Đừng đợi
họ tới. xin. Nếu ta có tình thương, ta sẽ có con mắt để thấy. Tình thương có
mắt. Người ích kỷ, chỉ nghĩ đến mình, sẽ không có mắt, không bao giờ thấy nhu
cầu kẻ khác. Hãy nhớ bài dụ ngôn người giàu và Ladarô trong Lc 16.9tt: ông nhà
giàu ăn bận lụa là, gấm vóc, tiệc tùng lu bù, còn La-da-lô ăn xin bị vất ở cổng
nhà, đói đến độ muốn được một miếng thừa liệng dưới gầm bàn mà không được, thế
mà ngày này qua ngày khác, ông nhà giàu đâu có thấy. Khi ông nhà giàu chết, ông
bị phạt sa hỏa ngục vì tội gì? Không thấy nói ông có tội gì khác, mà chỉ vì tội
không để ý đến người nghèo, không chia sẻ cho họ đỡ cơn đói khát.
c/ Có những
người nghèo ở gần, lại có những người nghèo đói ở xa ta hàng chục, hàng trăm
cây số. Ta vẫn có thể giúp họ bằng cách gửi phần đóng góp của ta vào các tổ
chức từ thiện, cứu tế... Nào nạn bão lụt, thiên tai mới đây ở phía Bấc tổ quốc,
ở miền Trung...
Nhìn rộng ra
quốc tế, có nhiều người nghèo và chết đói ở Á châu, ở Phi châu... Theo tài liệu
thống kê của Liên Hiệp Quốc, mỗi năm có mấy chục triệu người chết vì đói. Ta có
thương những anh em xấu số đó không? Nếu thương, ta đã làm gì giúp họ? Nhiều
khi xem ciné hay ti vi, sách báo, thấy những cảnh sống xa hoa, thừa thãi quá
mức, nhất là ở Tây phương, ta dễ nảy ra lòng căm tức: nhà ở quá sức lớn rộng,
không biết bao nhiêu phòng ốc; bàn ăn dư thừa, bỏ mứa, đầy tủ lạnh, đầy kho...
đến nỗi con chó của họ ăn còn sướng hơn một người bình thường của nước nghèo.
Chả trách biết bao chiến sĩ cách mạng vì nhiệt tình yêu thương đồng loại nghèo
khổ, đã nổi lên tranh đấu đòi cơm no, áo ấm, đòi công bằng trong xã hội. Tranh
đấu vì tình thương, đó là họ đang có đạo Chúa, đang sống và thực hành đạo Chúa
dạy trong điều cốt cán nhất của đạo. Đang khi ta là người có đạo, lại chỉ biết
đi nhà thờ, dự lễ mà không biết yêu thương. Thử hỏi, ai là người thật có đạo?
Ai làm đúng ý Chúa?
Bài Tin Mừng ta
vừa đọc trên cho biết: người này yêu thương, người ấy có đạo, cho dù họ không
biết Chúa Giêsu. Họ nói: “Có bao giờ chúng tôi thấy Ngài...”, vì họ chưa biết
Chúa. Thế thì họ thấy ai? Họ nói tiếp: “Chúng tôi chỉ thấy những người nghèo
đói, mình trần, bị tù..., rồi chúng tôi giúp họ mà thôi”. Chúa vạch ra cho họ
điều họ không ngờ, Chúa nói: “Ấy đó! Khi các ngươi giúp những người khốn khổ
ấy, là các ngươi giúp chính mình Ta, dù các ngươi không biết đó là Ta. Hỡi các
con! Vì thế, các con được Cha Ta chúc phúc. Các con đã yêu thương, vậy hãy vào
hưởng hạnh phúc với Cha Ta, là Đấng vô cùng yêu thương mọi người. Để hiểu cặn
kẽ điều này, xin mời anh chị em đọc bài thuyết trình của Linh mục Brê Bét-tô
(Frei Betto), trong cuốn “Phi-đen (Fidel) và tôn giáo”, tr.56-66, và tr.67-73.
Tín hữu VN ta,
đa số, thường chỉ nghĩ đi đạo là đi nhà thờ, dự lễ, đọc kinh, đi xưng tội, chịu
các phép Bí tích, giữ điều răn, vv..., toàn chuyện thiêng liêng và lo phần rỗi
linh hồn mình. Những việc giúp về nhu cầu vật chất như nói trên, họ cho là
những việc nhân đức, ai làm thì có công thêm, còn không làm, cứ đi dự lễ, đọc
kinh... đủ lệ là rỗi linh hồn rồi! Nghĩ như thế là sai căn bản đạo Chúa! Không
cần viện các chứng cớ khác trong Kinh Thánh nhiều vô số, chỉ cần nhắc lại bài
Tin Mừng vừa đọc trên, và bài dụ ngôn Chúa dạy về người giàu và La-da-rô cũng
đủ rồi. Ngày phán xét ấy, không thấy Chúa tra hỏi về đọc kinh, dự lễ..., mà chỉ
hỏi: có yêu thương không, và yêu thương cụ thể bằng việc làm cho kẻ đói ăn, kẻ
khát uống, kẻ trần trụi áo mặc... không?
Sợ rằng Lời Chúa
giảng còn chưa làm ta xác tín, xin lấy một chứng về việc làm của Chúa trong Tin
Mừng Mc 6.32tt: Hôm ấy, Chúa giảng xong, có hơn 5.000 người theo nghe. Giờ đã
muộn, và nơi đó lại hoang vu, các Tông đồ xin Chúa giải tán đám đông, để họ đi
đến các thôn quanh đó mà tự mua thức ăn. Theo ý các Tông đồ, Chúa chỉ lo giảng
điều thiêng liêng, lo việc rỗi linh hỗn, còn chuyện ăn uống là vật chất, mặc kệ
người ta tự lo lấy. Ta có nghe Chúa đáp lại làm sao không? “Việc gì phải bắt họ
đi, chính các con hãy cho họ ăn! “ Trời đất! Thày dạy chi lạ vậy? Chúng tôi là
Tông đồ mà đi lo việc ăn uống cho người ta sao? Các Tông đồ nghĩ bụng như thế.
Động trời hơn nữa là Thày lai bảo lo cho hàng ngàn người, thì lo sao được? Dĩ
nhiên là các Tông đồ bó tay... Cho hơn 5.000 người ăn phải mấy xe vận tải lương
thực cho đủ? Thấy thế, Chúa lại tiếp tục bảo: “Chưa chi, các con đã buông xuôi,
nản lòng, thì hãy đi kiếm coi có thu lượm được chiếc bánh nào không, cứ đem tới
đây!”. Chúa có ý dạy đừng vội nản chí, cứ cố gắng làm phấn mình, dù ít ỏi.
Thiếu bao nhiêu, Chúa sẽ liệu sau. Thu nhặt được 5 cái bánh và 2 con cá đưa
đến, nhưng bấy nhiêu có thấm tháp vào đâu! Chúa nhận lấy cái ít ỏi đó và Ngài
đã từ cái chút ít ấy hoá phép ra vô số bánh đủ cho đám đông ăn no. Khi hoá
bánh, Chúa còn đưa bánh phép lạ ấy vào tay các tông đồ, để các ông phát cho dân
chúng ăn, hầu dạy các tông đồ phải là những người không chỉ lo việc thiêng
liêng, mà còn là những người “lo cho người ta ăn” nữa, như Chúa nói lúc đầu.
Kỳ sau sẽ tiếp
về thương xác mối thứ ba. Khi suy niệm Lời Chúa trong giờ đền tạ này, rõ ràng
gia đình ta còn thiếu sót nhiều trong việc thi hành đức thương người. Ta hãy
xin Chúa thứ tha, và xin Chúa ban ơn giúp sức, để sau khi đã hiểu, ta đem ra
thực hành cho trọn đạo Chúa.
Tích
truyện
Câu chuyện sau
đây có thật. Một bà kia, nhờ học Lời Chúa, đã hiểu bài Tin Mừng ta đọc ở trên:
Chúa coi ai làm điều gì cho người nghèo là làm cho chính Chúa. Bà mới suy ra
rằng: vậy Chúa ở trong người nghèo và đón tiếp người nghèo là đón tiếp Chúa.
Một hôm, bà đang giữ cháu trong nhà, nghe có tiếng kêu xin của một người hành
khất ngoài cửa. Bà nghĩ: mình bỏ cháu đi ra, nhỡ cháu ngã thì chết; song chợt
nhớ Lời Chúa: “Ai thương cha mẹ, vợ con hơn Ta, thì không đáng làm môn đệ Ta!”.
Chúa đến ngoài cửa, ta thương cháu hơn Chúa là không được. Nghĩ vậy, bà liền
đặt cháu cẩn thận rồi bước ra. Gặp người ăn xin, bà rút túi 10 đồng (hồi trước
10 đồng ấy to lắm) và lấy cả hài tay cầm dâng lên cho ông ăn xin, như thể bà
dâng lên cho Chúa vậy. Cầm lấy tiền, ông hành khất rưng rưng nước mắt nói:
- Từ khi tôi đi
ăn xin, người ta cho tôi cũng nhiều, nhưng tôi chưa thấy ai cho tôi không những
nhiều như bà, mà nhất là còn cho với một cử chỉ tôn trọng như vậy. Thật thi hết
sức cảm động.
100 BÀI GIÁO LÝ KINH THÁNH
Lm Ph. HOÀNG MINH TUẤN
Biên soạn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét