KINH NGUYỆN VÀ PHỤNG VỤ KITÔ GIÁO HỘI NHẬP
TRONG BỐI CẢNH VĂN HÓA TÂY NGUYÊN1
Lm Giuse Trần Sĩ Tín
Chư huynh đừng bao giờ muốn sửa đổi, đừng tìm lý lẽ nào để buộc dân chúng sửa đổi những phép xã giao, tập tục, phong hóa của họ, trừ khi nó hiển nhiên mâu thuẫn với đạo thánh và luân lý: cò gì vô lý và bỉ ổi hơn mang theo nước Pháp, Tây Ban Nha, nước Ý, hay bất cứ nước nào khác bên trời Âu sang cho dân Á đông chăng? Không phải mang thứ ấy đến cho họ, bèn là mang chân lý đức tin, một chân lý không loại trừ nghi lễ và tập tục của bất cứ dân tộc nào,cũng không xúc phạm đến những nghi lễ ấy, miễn là chúng không xấu; ngược lại, chân lý ấy muốn cho người ta bảo tồn và duy trì chúng là đàng khác…(trích, Huấn Dụ Thánh Bộ Truyền Giáo 1659, số 12a, trang 17)
Việc “mở đạo Kontum” đã bắt đầu bằng một phép lạ: Bok Kiơm và Bok Do kết nghĩa anh em. Vâng, đây quả thật là phép lạ Chúa làm để mở đường cho người Sắc Tộc và đón nhận Tin Mừng Giao Ước vĩnh cửu Ngài ban.
Phép lạ Bok Kiơm và Bok Do KẾT NGHĨA ANH EM không chỉ mở đường cho các thừa sai vào vùng đất Tây Nguyên, cho các ngài được an toàn, thoát khỏi mọi thứ truy lùng của quan quân nhà Nguyễn cấm Đạo, nhưng còn là một dấu hiệu chỉcho các ngài biết người Sắc Tộc Thiểu Số (STTS) ở đây là người thế nào và con
đường dẫn họ đến với Thiên Chúa ra sao: từ Giao ước đến Giao ước.
Và có lẽ phép lạ này cũng cho chúng ta ánh sáng để nhận định, đánh giá công việc đưa Kinh nguyện và Phụng vụ Kitô Giáo hội nhập trong bối cảnh văn hóa Tây Nguyên mà Giáo phận đã đang và sẽ làm, theo khuôn mẫu Chúa đến làm người, kết hôn với con người và ở mãi với con người.
I. MÔI TRƯỜNG TOÀN LINH,
THẾ GIỚI TÂM LINH SẮC TỘC THIỂU SỐ
“Linh Ư Vạn Vật”, Người Trung Hoa và những dân tộc chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa nhận định như thế. Nhưng thực tế, khó mà thấy “Linh Ư Vạn Vật” trong cuộc sống thực dụng, duy vật của chúng ta hiện nay. Vậy mà, điều ấy có lẽ lại có thể thấy ở Tây Nguyên. Với người Sắc Tộc thiểu số ở đây, tất cả mọi vật, mọi
loài đều có Yang, từ hòn đá, hoa lá cỏ cây, sông núi, tới con người, trời đất trăng sao. Tất cả đều có Yang. Chữ Yang này người ta thường dịch là Thần. Đúng một phần, nhưng phần lớn là lầm! cái lầm tai hại tương tự như cái lầm mà người xưa mắc khi dịch chữ Thờ Cúng trong thuần phong mỹ tục Thờ Cúng Tổ Tiên của ta ra
1 Tây Nguyên ở ngoài tầm tay, nên chúng tôi chỉ nói chuyện ở Giáo phận Kon tum, phần đất thuộc Tây Nguyên 2 chữ ADORARE, ADORER! Chính vì dịch và chỉ hiểu, YANG là THẦN, nên tất cả
mọi hình thức biểu lộ lòng quí trọng, kính mến đối với mọi loài, mọi vật thường bị coi là “mê tín dị đoan” cần phải lọai trừ. Không biết việc “ Pha\Yang” từ trước tới nay có đụng tới được thứ “mê tín dị đoan thật sự” hay không, nhưng chắc chắn nó đã tàn phá môi trường tâm linh của người STTS. Mọi loài, mọi vật mất linh, mất
hồn, chỉ còn là vật chất, đồ vật, món hàng để phục vụ cho những con người thực dụng đầy dục vọng. chúng ta khó mà hiểu được lời người già căn dặn con cháu khi đi rừng:
Bôh tơmo krưp, ne\kơ chrih (Thấy cây kỳ dị, đừng có khen chê)
Bôh long tih, ne\kơ tơhlâu (Thấy cây lớn, đừng chỉ trỏ)
Quả thật, khi xác tín rằng vạn vật đều có YANG-có linh, có hồn, người STTS đã cho thấy vũ trụ quan, nhân sinh quan của họ. Họ muốn sống hài hòa, thân thiết với mọi loài, tôn trọng mọi loài. Cha J.E. Kremlin, Mep, vị bề trên thứ 4 của miền Truyền Giáo Kontum, trong cuốn sách nhỏ tựa đề Alliances chez les Reungao, đã cho thấy người Rơngao có thể kết giao ước với mọi loài, mọi vật: người với người, người với các vong hồn, người với Linh của các yếu tố thiên nhiên, người với linh của thú vật, người với linh của cây cối, tùy hoàn cảnh, tùy mục tiêu. Có 5 loại giao ước: Krao Pô- Kết nghĩa bạn bè; Krao Kon Bă- Kết nghĩa cha con; Xêh- Uống máu ăn thề; Krao Kon u\tuh- Kết nghĩa mẹ nuôi; Krao băn- Kết giao vong hồn. Phải chăng ta có thể dùng câu thánh Phaolô nói với dân thành Athena để diễn tả “cái tâm” của người STTS ở Tây Nguyên: “Thưa quí vị…, tôi thấy rằng, về mọi mặt, quí vị là người sùng tín hơn ai hết” (Cv 17,22).
.
II. PHÍA BẮC: VỚI CÁC SẮC TỘC SÊDĂNG, BAHNAR, RƠNGAO, JƠLƠNG..
Có thể nói, tự nhiên ai ai cũng cho những cái của mình và nhất là của quê hương xứ sở hơn, và yêu mến những báu vật đó hơn những cái của ngoại lai: nguyên việc sửa chữa những quốc lệ của người ta cũng đủ gây lòng oán hận sâu đậm rồi, nhất là những tập tục cổ đã có lâu đời nhất mà các tiền nhân vẫn có thể nhớ tông tích; càng tệ hơn, nếu chư huynh hủy bỏ những tập tục của quí quốc mà thay thế vào! Vậy đừng bao giờ nên đem những tục lệ của các dân tộc ấy; trái lại hãy hết lòng sống cho quen với tập tục của họ. (…trích, Huấn Dụ Thánh Bộ Truyền Giáo 1659, số 12 b , trang 17) 3
Vậy khi đến truyền Đạo cho những người STTS rất mực sung tín này, các thừa sai đã đem Kinh nguyện và Phụng vụ Kitô giáo hội nhập thích nghi với thế giới của họ thế nào? Có thể nói là các Thừa sai vận dụng từng bước, tiệm tiến theo vốn liếng ngôn ngữ tích lũy riêng của mình
Có thể liệt kê một vài giai đoạn sau:
1- Đáp ứng nhu cầu cơ bản: người STTS cần được NGHE LỜI và ĐÁP LỜI bắng chính tiếng mẹ đẻ.
2- “Rửa tội” – “ hợp thức hóa” các phong tục tập quán của người STTS bản địa.
3- Đưa âm nhạc và múa STTS bản địa vào Phụng vụ.
4- Một mặt ngôn ngữ văn hóa nghệ thuật khác là dệt cũng dần dần có chỗ trong nhà thờ, đồ lễ.
II-1 TIẾNG NÓI
“Thế nhưng làm sao họ kêu cầu Đấng họ không tin?
Làm sao họ tin Đấng họ không được nghe? Làm sao mà nghe nếu không có ai rao giảng?”(Rm 10,14).
Năm 1853, sau 2 năm mày mò học tiếng cha P.Combes đã soạn xong 1 tập giáo lý nhỏ bằng tiếng Banhnar và đã dịch xong các Kinh mà mỗi Kitô hữu phải biết và đọc. Cha P. Dourisboures dựa vào đó để dịch sang tiếng Sêđăng (Dân làng hồ, NXB Đà Nẳng, 2014, tr 122). Những tín hữu đầu tiên của Kontum đã học Đạo theo cuốn giáo lý và Kinh nguyện này. Cha P. Dourisbours kể: “ Tôi dạy cho em (Ngui) vài ba kinh mà tôi đã dịch. Ngay khi nhớ những kinh đó, em liền có thói quen đọc thường ngày”(Sđd, tr 123). Về phía người Bahnar: “ Cha Combes đã chỉ cho ông Hmur biết
phương thế tốt nhất để giải thoát tâm trí ông khỏi những sợ hãi vô lối này: “Ông hãy cầu nguyện nhiều và xin Chúa thương xót ông” – Ông đã ngoan ngoãn nghe theo lối khuyên này. Dù ở đâu, nơi công cộng hay chỗ riêng tư, sáng hay chiều, ông đều trịnh trọng làm dấu Thánh giá và lớn tiếng đọc những câu kinh mà ông đã thuộc
lòng…” (Sđd tr. 128).
Ngày 16 tháng 10 năm 1853, hai em nhỏ người Sêđăng là Giuse Ngui và Gioan Pat được nhập Đạo. Ngày 28 tháng 12 cùng năm, Già làng Kon Kơxâm Giuse Hmur đã nhập Đạo. Sự kiện ban các Bí Tích gợi cho ta thấy công việc của các thừa sai là 4 phải giúp những người lãnh nhận học hỏi để hiểu và lãnh nhận Bí Tích một cách ý thức, hữu hiệu. Từ thời xưa đó cho tới mãi Công Đồng Vaticanô II(1962 – 1965), toàn bộ phụng vụ Bí Tích của Hội Thánh còn cử hành bằng tiếng Latin. Việc mục vụ là phải giải thích và đưa ra cách thức nào đó giúp tín hữu thay đổi tích cực. Đây là phần thứ hai của cuốn sách Kinh.
Cuốn sách Kinh cứ dần dần lớn lên, dầy thêm theo đà tăng trưởng của cộng đoàn, những bước đầu tiên là theo đà am tường hiểu biết về ; ngôn ngữ và phong tục tập quán người sắc tộc thiểu số của các thừa sai.
Rất tiếc chúng tôi không thể tìm ra cuốn giáo lý và Kinh nguyện đầu tiên của Giáo phận bằng tiếng Bahnar và Sêđăng. Ở miền đất ẩm thấp, khí hậu khắc nghiệt này gỗ cà-chit cũng còn không thể tồn tại, huống chi là những tờ giấy mỏng. Cho nên bảo trì được sách vở là rất khó khăn. Những cuốn Kinh nguyện từ đầu cho đến trước CĐ Vat II kiếm không ra. Không biết đã có bao nhiêu lần xuất bản – tái bản, chúng tôi chỉ kiếm thấy trên thư viện của TGM, cuốn Hlabar Khop Ie\(sách kinh nhỏ, đơn giản, vắn tắt) xuất bản năm 1957… Tuy nhiên Chúa vẫn làm phép lạ để cho chúng tôi một tài liệu vô cùng quý giá của Giáo phận: cuốn sách kinh lớn Hlabar Khop Tih bằng tiếng Bahnar. Có lẽ đây là cuốn sách kinh độc nhất vô nhị ở
Việt Nam, so sánh với các sách kinh, kinh bản hỏi, sách mục lục của các giáo phận khắp ba miền Trung-Nam-Bắc và có lẽ là cuốn duy nhất tồn tại trong Gp Kontum. Đây là tác phẩm do nhà in Trường Kuénot xuất bản 1965.
Cuốn Hlabar Khop ie\(1975) (sách kinh nhỏ, tóm, ngắn) gồm 7 chương”
I. Kinh sáng tối ngày thường
II. Kinh ngày Chúa Nhật
III. Kinh khi xem lễ
IV. Rước Mình Thánh Chúa
V. Xưng tội
VI. Các “Kinh cầu” (Trái tim-Đức Bà-thánh Giuse, các thánh)
VII. Đàng Thánh Giá
Cuốn Hlabar Khop tih (700 trang, xb 1965), đóng gộp với Hlabar Hat (456 trang, xb 1959)
Riêng cuốn Hlabar Khop tih này đã là tập hợp 3 cuốn sách:
+ phần đầu là 1 cuốn sách Kinh gốc có từ lâu trước Tr 1-351. 5
+ Phần cuối là cuốn nghi thức tuần thánh và các ngày lễ trọng in đối chiếu tiếng Latin với bản dịch tiếng Bahnar. Hai phần này trước kia đánh liền với nhau. Cùng corps chữ, cùng 1 cách trình bày.
+ Hai phần trên bị tách đôi và cắt bỏ 63 trang không rõ nội dung là gì để ghép một cuốn sách hoàn toàn mới là Hlabar Bơr Ba\Ya\ng-sách Lời Chúa, gồm thánh thư và Phúc Âm các ngày Chúa Nhật cũng như lễ trọng, dầy 224 trang có mục lục riêng.
Ba phần riêng này đóng chung lại và có 1 mục lục chung.
Sau Công Đồng Vaticanô II.
Xuất bản cuốn Kinh Thánh trọn bộ Tân Ước, còn Cựu Ước chuyển dịch theo Bible de la jeunesse(1969). Sách lễ Phụng Vụ các bí tích theo nghi lễ Rôma, cũng được dịch và xuất bản (1970).
II.2. NGÔN NGỮ PHONG TỤC TẬP QUÁN
Điều ta có thể gọi là “Hội nhập văn Hóa” trong cuốn Hlabar Khop Tih là một phần không biết có từ bao giờ (bởi không có tài liệu để tìm hiểu so sánh) nhan đề là: KHOP PHO\PHO\DIK. (Cầu nguyện trong những chuyện thường ngày thôi) (tr 93- 111). Đây là nhũng hướng dẫn và lời nguyện được đề nghị cho những hoàn cảnh,
công việc thường ngày ở nhà cũng như ngoài nương rẫy…mà theo phong tục xưa, người STTS có cầu cúng.
Cuốn Hlabar Hat (chúng tôi còn tìm thấy một cuốn khác xuất bản năm 1955).
Nội dung dựa theo sách Kinh. Đặc điểm:
Đây là các bài hát bình ca trong Paroissien Romain hay trong Cantiques des Cantiques lời được dịch ra tiếng Bahnar.Tiếng Bahnar được các Thừa sai chọn làm “tiếng phổ thông” cho các sắc tộc thiểu số trong Giáo Phận, dùng trong phụng vụ, nhà trường Kuenot và các báo chí, sách Đạo.
II.3. NGÔN NGỮ ÂM NHẠC-MÚA
Sau năm 1975, từ Pháp chuyển về cuốn Hlabar Khop: chỉ in một số Kinh, một số bài hát, những phần 150 thánh vịnh thì thấy mới. Và điều quan trọng là giữ lại phần Khop Pho\Pho\Dik trong cuốn Hlabar Khop Tih. Hơn nữa điểm đặc biệt ta gọi là Hội Nhập Văn Hóa, trong cuốn này là có in bộ lễ Hat Xoi (Hri Bahnar)-bộ lễ
Kontum. Về bộ lễ này, chúng tôi đã gặp thầy Micae Wer ( người làng Kon Rơbang, 6 sinh năm 1937, học trường Kuenot từ năm 1950-1957, đi giúp ở Kon Kla và đã “chứng kiến” cha Phêrô Hoàng Văn Minh (1960), cha Bonnet Quí (1961) bị giết.
Năm 1962 thầy được cha Phêrô Nguyễn Hoàng đưa về làm văn phòng trường Cuenot.
Thầy cho biết: từ khi có Công Đồng Vaticanô II, trong trường Kuenot, đã có phong trào học Tôh Chi\ng Chêng. Anh em muốn hát theo những làn điệu cổ truyền của người STTS. Rồi năm 1965, được Chúa soi sang, được cha Bề Trên Hoàng khích lệ, 3 Thầy đã hợp tác sáng tác bộ lễ:
- Thầy Luca Ngip: Ơ Yang Ba\(Kyrie)
Thui Ư Ang (Gloria)
Bok Lơng Keh (Sanctus)
Kon Chiên Ba\Yang (Agnus Dei)
- Thầy Dom Hun: Inh Lui (Credo)
- Thầy Micae Wer: Ơ Ba\Nhôn (Pater)
Các năm 1967-1968 bộ lễ đã được phép hát trong các nhà thờ. Hát với Cồng Chiêng và múa . Đây là công trình của các Yao Phu người STTS. Thầy Hun đã về với Chúa. Thầy Luca Ngip đang ở Pháp. Thầy Micac Wer còn ở Kon Rơbang vẫn hết lòng tập Cing Cêng cho các cháu trong Giáo Xứ và lâu lâu vẫn sáng tác nhạc “Kon Kông”.
Kinh Sách nhiều, “quá đầy đủ”. Các kitô hữu thường xuyên đi nhà thờ, đọc kinh rất nhiều, rập rang, rất hay, là một điều mới mẻ hoàn toàn với người Sắc Tộc Thiểu Số. Sách Công Vụ thuật lại việc các tín hữu ở Antiôkia được gọi là kitô hữu (Cv11,26). Sách Công Vụ cũng cho biết nhóm tách khỏi Do Thái Giáo được gọi bằng 1 từ: ĐẠO (Cv 9,2;18,26;19,9-23;22,24;24,14-22)(có đạo- ngoại đạo-bắt đạo-bỏ đạo)…Ở Kontum không có chữ Đạo, nên có lẽ những người ngoại đã lấy các sinh hoạt nổi bật của nhóm là KHOP mà gọi chăng. Các làng tin thờ Chúa được gọi là “Plei Khop”- Và một từ không có trong sách vở, nhưng lại thông dụng trong bà con
Sắc Tộc: LUI-KHOP (Lui là tin- Khop là cầu cúng)
Ih hâm wa\lui khop? (Bạn có muốn theo Đạo không?)
Ih lui khop lơ\m xơnăm dôm? (Bạn theo Đạo từ năm nào?7
Từ kép Lui-Khop này có lúc chỉ có nghĩa như “Lui” tức là tin: Inh lui khop kơ Bă Yang, kơ Giêsu Kritô.(Tôi tin Chúa Cha, Chúa Giêsu Kritô …)
Cuốn sách Kinh Sách hát bằng tiếng Bahnar đã đem lại kết qủa to lớn. Ta có thể nghĩ tới anh chị em kitô hữu người Sêđăng ở phía Bắc Giáo Phận. Họ cầu nguyện theo cuốn sách này mãi cho đến 1 vài năm gần đây. Một vài Linh Mục và Yao Phu đã cố gắng bắt chước cha Dourisboures dịch sách Kinh, sách hát từ tiếng Bahnar ra tiếng Sêđăng. Người Sêđăng đã bắt đầu cầu nguyện, cử hành phụng vụ bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Họ cùng hát, cùng múa, cùng dệt thổ cẩm với hoa văn Đạo như người Bahnar
III. PHÍA NAM VỚI NGƯỜI JRAI.
Điều gì đáng khen, hãy khâm phục và ca tụng. Còn điều gì không đáng thì đừng đề cao om sòm kiểu ba phải, nhưng hãy khôn ngoan đừng phê phán, cũng đừng kết án một cách thiếu suy nghĩ và quá đáng. Nếu điều gì thật thật sự xấu, thì nên chống đối bằng thái độ dè dặt và thinh lặng hơn là bằng lời nói; song dĩ nhiên khi thầy người ta đã sẵn sàng chấp nhận chân lý, chư huynh sẽ lợi dụng
những cơ hội thuận tiện để từ từ và âm thầm nhổ đó đi. (…trích, Huấn Dụ Thánh Bộ Truyền Giáo 1659, số 12 c , trang 17).
Những bước đầu truyền đạo ở Kontum, cá Thừa sai đã gặp sức chống đối mạnh mẽ của người Jrai. Năm 1905 có thể nói là năm thành công: các làng Habâu, Plei Ó, Cuti đã theo đạo. Họ theo Khop và Khop bằng tiếng Bahnar. Habâu là 1 trung tâm “giải phóng nô lệ” đi chuộc hay đi cướp lại nô lệ. Đấy lá một cách truyền Đạo. Tuy nhiều người Jrai vẫn e dè với Đạo. Ba làng “Khop” như pháo đài giữa Sắc Tộc Jrai. Nhưng Giờ của Chúa đã điểm.
Cha Jacques Dournes kể lại kỉ niệm buổi chiều ngày 1.8.1955 lúc Đức Giám Mục Kontum chở cha tới Cheoreo:
“Thôi, cho ông ấy vào đây đêm nay!
Vị Thừa sai nhớ lại lời Giám Mục của mình: Cuối thế kỷ trước, một vài cha đã cố gắng thâm nhập bộ tộc Jrai, nhưng chỉ tới được bìa làng và ở lại đó mười hay mười một tháng mà thôi. “Cha hãy cố gắng trụ lại lâu lâu hơn, nếu không được tôi cũng chẳng trách
đâu” và ở đây họ đã cho ngài ở tạm một đêm…Năm 1962, tôi vẫn còn ở đó…năm 1965, ngài rời Cheoreo theo chương trình Việt hóa hàng giáo sĩ miền Pleiku của Đức Giám Mục Kontum.
Một trong công việc Hội nhập văn hóa Jrai vào trong Kinh nguyện và Phụng tự kitô giáo mà cha Jacques Dournes đã làm là vận dụng thích nghi tiến trình Tòng Đạo (Catéchuménat) truyền thống của Hội Thánh cho người Jrai. Có lẽ ấn tượng buổi chiều 8 ngày 01.08.1955 đã không bao giờ phai mờ trong đầu cha. Là người ngoại quốc trước cửa người Jrai, rồi được bước lên thang, lên thềm rồi vào nhà…những bước ấy cha vân dụng để đặt tên và quy định nội dung cho từng giai đoạn của người tòng Đạo. (x. TCYTDN,
tr193-206)
Chúng ta thử đọc bảng liệt kê sau đây do linh muc Gioan Baotixita Nguyễn Văn Phán, DCCT, người thừa kế di sản của cha Jacques Dournes ở Trung Tâm Truyền Giáo Cheoreo-Tơlui, Ayunpa, đã làm nhân ngày tưởng niệm cha Jacques Dournes được Chúa gọi về. 9
NHỮNG TẬP VIẾT BẰNG TIẾNG JRAI
ĐỂ HƯỚNG DẪN NGƯỜI JRAI GIA NHẬP ĐẠO.
CÁC TÁC PHẨM MỤC VỤ TRONG TIẾNG JRAI CÒN LƯU TRỮ(sắp xếp theo tiến trình hướng dẫn dự tòng nhập đạo)
1.
KIANG HƠDIP,
KIANG MƠAK
Tác phẩm đầu tay sau chưa đầy một năm đến Cheoreo, phát
hành tại Pháp, do NXB Saint Paul-184 AV, Verdun-tam cá
nguyệt 2, năm 1956.
Tác phẩm nặng phần minh giáo hơn là Kerygma.
2.
BING ĐET, BING
RIN THAU MƠN TƠ
LƠI KLĂ-PƠHMƯ\-
BRƠI
Những ngườ nghèo hèn cũng biết Tin Mừng. Ấn bản lần thứ
ba vào tháng 5/1964. In roneo, giải thích Kinh Tin Kính.
3.
JING KRISTÔ
TƠJUH TAL ĐI\
Bảy giai đoạn trở thành Kitô hữu.
Bảy quay roneo, tháng 8/1963. Bàn về nghi thức rửa tội
theo bảy bậc có tính đón đường cho nghi thức rửa tội người
lớn sau Vatican II-1969.
a. Nhập dự tòng: Xin đức tin, bỏ tà thần, nhận dấu Thánh Giá
b. Pơhiam: Ăn muối, xin giải thoát khỏi sai lạc, được đổi mới, nhanh chóng đón nhận của cải từ trời, lỗ tai biết suy nghĩ, phục vụ tốt.
c. Pơkra-pơblih sa: Trừ tà thần, ghi dấu Thánh giá, xin ơn được bảo vệ đưa tới nước rửa tội.
d. Pơkra-pơblih dua: Trừ tà thần xin ơn Kính sơ Chúa Thánh Thần. Xin Chúa Thánh Thần đến biến đổi thành nhà Chúa ngự.10e. ơkra-pơblih klau: Trừ tà thần lần 3, xin ơn Kính sợ Chúa Giêsu, Đấng ngự trên song nước đưa tay kéo Phêrô đang hoảng, xin Ngài soi sang thanh luyện và thánh hóa.
f. Trực tiếp chuẩn bị: Trừ tà, Ephata, từ bỏ tà thần, xức dầu Dự tòng.
g. Rửa tội:
4.
MƠNG IA HANG
JMA
Giáo lý bí tích Thánh tẩy, quay roneo vào tháng 6/1958
5.
PƠ~NU\, PƠSIT,
PƠBUT
Giáo lý ba bí tích nhập đạo, quay roneo vào tháng 6/1962
6. PASKA Nghi thức Tuần Thánh (cũ), quay roneo vào tháng 9/1959
7. UNG MÔ\
Giáo lý và nghi thức lễ hôn phối, quay roneo vào tháng
7/1962
8.
PHUN TƠLƠI IÂULAI\
Kinh sáng, trưa, tối của giáo dân, quay roneo vào tháng
1958
9. PƠPU\-PƠKRA
Các á bí tích, sách các phép dành cho giáo dân, quay roneo
vào tháng 5/1961
10.
ƠI ADEI PƠKRA
LON
Kiệu đi làm phép lều trại, ruộng nương, quay roneo vào
tháng 1963
11. GONG LAN Hướng dẫn, làm chứng cho đạo.
Hrơi hua\pơsat, 01.08.199311
“Sự giàu có, khôn ngoan và thông thái của Người sâu thẳm dường nào! Quyết định của Ngài ai dò cho thấu! Đường lối của Người ai theo dõi được! (Rm 11,33). Cha Jacques Dournes đã bỏ lại Cheoreo-tơlui với bao công trình dang dở. Nhưng xin tôn vinh, chúc tụng Chúa, Ngài đã cho những người có khả năng kế thừa cha Jacques Dournes giữa sắc tộc Jrai: Nhóm Thừa sai Dòng Chúa Cứu Thế. Nhóm Plei Kly. Họ Được Đức Giám Mục Giáo Phận “thả xuống” Plei Kly vào chiều 10.10.1969. Trôi nổi theo dòng thời sự cho đến nay. Và đây là một vài nét Hội nhập văn hóa Jrai vào Kinh Nguyện và Phụng Vụ.
HỘI NHẬP VĂN HÓA TRONGPHỤNG VỤ BÍ TÍCH: THANH TẨY, THÁNH THỂ
THANH TẨY
Khi cử hành Bí Tích Thanh Tẩy, chúng tôi theo đúng tiến trình như được trình bày trong sách Nghi Thức Gia nhập Kitô giáo của người lớn ban hành năm 1972, xuất bản tại Việt Nam năm 1974. Tiến trình nhập Đạo được chia làm nhiều giai đoạn:
- Giai đoạn một: Nghi lễ tiếp nhận người dự tòng – Thời gian dự tòng và các nghi lễ trong thời gian này.
- Giai đoạn hai: Nghi lễ tuyển chọn, tức nghi lễ ghi danh – Thời gian thanh luyện và soi sáng và các nghi thức của thời gian này.
- Giai đoạn ba: Cử hành các bí tích nhập Đạo – Thời kỳ nhiệm huấn.
Trong tiến trình thanh tẩy như thế có nhiều chi tiết, chúng tôi chỉ xin kể ra đây một số chi tiết liên quan đến phong tục tập quán Jrai.
THỔI HƠI
Sau khi người dự tòng đã trả lời những câu hỏi: Xin gì? Đức Tin đem lại gì cho mình? Có công khai từ bỏ tà thần không? Linh mục chủ sự thổi hơi trên các người dự tòng và nói: “Lạy Chúa, xin dùng hơi thở Ngài mà xua đuổi các tà thần; xin truyền cho chúng phải lui xa, vì Nước Chúa đã tới gần”.
Đối với người Jrai, việc thổi hơi sẽ làm họ liên tưởng tới nghi thức “Bơhet tơngia” (mở tai) hay “Bluh tơ[uai” (mở môi miệng) cho em bé khoảng một tháng tuổi. Lúc đó bà đỡ nhai gừng phun vào ống chỉ rồi thổi vào tai em bé 7 lần và nói:
Hluh amăng adung: Thủng lỗ mũi.
Rơhông amăng tơngia: Thông lỗ tai.
[ơhet rơsung rơya: Thổi bằng gừng.
Tơngia gah iao hơning kơ bruă: Tai bên trái nhớ công nhớ việc.
Tơngia gah hơnuă hơning kơ hmua:Tai bên phải nhớ ruộng nhớ nương … 12
Phần cuối Bí tích Thanh Tẩy cho trẻ nhỏ, vị chủ sự cũng còn làm nghi thức
“Ephata” (Hãy mở ra): lấy ngón tay cái đụng vào tai và miệng môi em bé và nói: “Nguyện xin Chúa Yêsu, Đấng đã làm cho kẻ điếc được nghe, kẻ câm được nói, ban cho con sớm có thể đón nghe Lời Người và tuyên xưng đức tin để con ca tụng vinh danh Chúa Cha”.
Tất cả thưa: Amen.
MẶC ÁO TRẮNG
Vị chủ sự nói: “T… T… (các) con (hay anh chị em, nếu là người lớn) đã trở nên thụ tạo mới và mặc lấy Chúa Kitô. Chiếc áo trắng này là dấu chỉ tước vị của các con (…).
Vậy các con (…) hãy nhận lấy chiếc áo trắng này…” Nhận mặc áo trắng mới để chỉ “mặc lấy Chúa Kitô” (Gl 3,27; Ep 4,24). Trong nghi lễ kết nghĩa cha-con hay mẹ-con của người Jrai, người cha hay người mẹ kết nghĩa trao cho người con kết nghĩa một tấm chăn thổ
cẩm dệt tay (aban) chỉ chăn cõng con (aban [ă) như thể người cha người mẹ kết nghĩa đó đã thực sự cõng con từ tấm bé. Vào những thập niên 50-60 trở về trước, người Jrai, cả nam lẫn nữ, không thường xuyên mặc áo. Họ gắn bó với tấm chăn thổ cẩm hơn, vừa
choàng, vừa đắp, vừa cõng. Vậy trong Bí tích Thanh tẩy chúng tôi chọn trao khăn như một dấu chỉ kết nghĩa cha-con vì qua Bí tích Thanh Tẩy, ta được làm con Thiên Chúa. Chúng tôi nghiêng về Giao ước kết nghĩa làm cha-con hơn.
TRAO NẾN SÁNG
Vị chủ sự cầm hay chạm tới nến Phục Sinh và nói: “Hãy nhận lấy ánh sáng ChúaKitô”. Các người đỡ đầu tiến lại thắp nến từ cây Nến Phục Sinh và trao người tân tòng hay cầm thay cho em bé. Rồi vị chủ sự nói: “Anh chị em đã trở nên Ánh Sáng Chúa Kitô. Anh
chị em hãy sống luôn luôn như con cái sự sáng...” Vẫn giữ lấy ý nghĩa “Ánh Sáng Chúa Kitô”, “trở nên Ánh Sáng Chúa Kitô”, nhưng điều chúng tôi quan tâm là yếu tố Lửa. Lửa chiếm một ý nghĩa quan trọng trong đời sống người Jrai. Trong Bí tích Thanh Tẩy, ta thấy có NƯỚC, LỬA, KHÍ (thổi hơi Thần Khí). Chúng ta sẽ tìm hiểu ba yếu tố này trong cơ cấu xã hội và gia đình Jrai.
PƠ~U| tiếng Jrai có nghĩa là “dìm, ngụp lặn”. May mắn cho cộng đồng Công Giáo Jrai là ngay từ đầu linh mục Jacques Dournes đã dịch động từ Baptizare ra động từ Jrai PƠ~U|.
Cộng đồng Công Giáo Việt Nam ngay từ đầu chỉ biết có Rửa Tội hay Thanh Tẩy thôi.
Thậm chí cộng đồng Công Giáo Bahnar chỉ biết có RAO KƠL (rửa trán, đầu) thôi. Nghi thức Rôma ta đọc: Ego Baptizo Te (Tôi dìm ÔBACE) chứ không đọc: Ego Lavo Te (Tôi rửa ÔBACE). Và trong cả hai cách đọc trên đây thì chẳng thấy tội ở chỗ nào cả. Dĩ nhiên
người Jrai không thể nhận thức được việc “dìm” là dìm trong Ngôi Cha, Ngôi Con và Thánh Thần. Nhưng dù sao họ cũng có được từ PƠ~U| (ngụp lặn, dìm). Vậy người Jrai
PƠ~U| trong những trường hợp nào? 13
1. PƠ~U| BUAH }ƠLOM (có nơi đọc là KLOM: Dìm Tẩy uế) đặc biệt trong trường hợp
AGAM (loạn luân – PƠ~U| BUAH AGAM). Ngoài một số nghi thức, đôi trai gái phải dìm mình trong suối, cởi bỏ váy áo, cho trôi theo dòng nước.
2. PƠ~U| BUAH DRIANG (Dìm Tẩy Gở – Có nơi đọc là RIANG). Sinh khó hay bị sẩy thai miết cũng là một điềm gở: DRIANG. BUAH DRIANG bằng cúng gà hay cúng heo để
giải tỏa hay phòng hờ cái gở, cái dữ. Ví như sản phụ mang thai có thể nhờ thầy vừa cúng, vừa dìm mình trong suối, cởi bỏ váy áo, cho trôi theo dòng nước để xả xui.
3. PƠ~U| IA PƠHƠ}IH (Dìm Nước Giải Oan). Đây là trường hợp có kiện tụng: một người bị tố cáo một tội nặng nào đó – cướp của giết người, đe dọa tính mạng người khác, nhất là bị tố cáo là “ma lai” vì ai bị cáo là ma lai thì có thể bị người ta giết vô tội vạ)-
phương cách cuối cùng để người đó tự thanh minh để giải oan là PƠ~U| IA (Dìm Lặn Nước). Đương sự có thể nhờ một người nào khác (đàn ông) lặn thay mình, bên tố cáo một người, bên bị một người. Tới ngày giờ và tới điểm nước hai bên đã thỏa thuận, thầy cúng cầu Trời (Ơi Adai hay Yang-Hăng-Ngŏ), cầu Thần Nước (Yang-Ia) chứng dám. Sau đó, hai bên cùng lặn. Ai trồi lên khỏi mặt nước trước là thua kiện. Chính tôi đã được biết một hai trường hợp người giỏi lặn mà vẫn bị thua. Vậy trong ba trường hợp trên đây, nghi thức
PƠ~U| IA (Dìm, ngụp lặn) đối với người Jrai đều có mục đích BUAH (tẩy uế, xả xui) hay
PƠHƠ}IH (minh oan, justify). Như vậy, PƠ~U| IA diễn tả được phần tha tội của Bí tích Thanh Tẩy. Chúng tôi đã áp dụng nghi thức dìm (immersion) khi thanh tẩy cho người Jrai.
Như thế, gần gũi và có ý nghĩa với họ hơn – đồng thời cũng phù hợp với truyền thống Hội Thánh Rôma. Chính trong Sách Nghi thức Nhập Đạo của người lớn số 32 trang 21 (Sài Gòn 1974) cũng nói có thể thanh tẩy theo cách đổ nước hay dìm nước. Có những nhà phụng vụ khuyên khi có thể dìm thì nên dìm “để có thể hiểu được dễ dàng rằng không phải chỉ là nghi lễ thanh tẩy, nhưng còn là nhiệm tích kết hiệp với Chúa Kitô” (op.cit.).
BÍ TÍCH THÁNH THỂ (EUCHARISTIA)
Bí tích Thánh Thể cũng mang nhiều ý nghĩa. ở đây, chúng tôi chỉ giữ lại ý nghĩa
GIAO ƯỚC (Alliance) và là GIAO ƯỚC TRONG MÁU. Người Jrai có nhiều nghi lễ kết nghĩa: KLA$O JIANG MAH (kết nghĩa bằng hữu – từ KLA$O có nghĩa là chích máu), IÂO ADƠI AYONG (kết nghĩa anh em), NGA| PU| BAN (kết nghĩa chị em), IÂO AM& AMA (kết nghĩa mẹ con, cha con)... Hòa chút máu và thịt sống vào một tô đồng rượu ghè, có thể đổ trên ngực người mẹ, hứng lấy, người con uống cạn một hơi.14
CẦU CÚNG TỔ TIÊN JRAI
Từ khi vào Đạo, người Công Giáo Jrai làm theo Hội Thánh. Ngày 02 tháng 11 và cả tháng 11 được dành để cầu cho tất cả những người quá cố, dĩ nhiên là người Công Giáo nhớ tới tất cả Ông Bà Tổ Tiên. Người Jrai Công Giáo thích có thánh lễ nơi nghĩa trang của từng làng. Trong thánh lễ, có một chút thích ứng. Sau khi đã cầu: “Lạy Chúa Xin Thương Xót Chúng Con! Lạy Chúa Kitô Xin Thương Xót Chúng Con!”, chủ tế xướng tên của các người quá vãng mà mỗi dòng họ theo ký ức muốn nhắc nhớ trong thánh lễ, có thể xướng từng nhóm 10 người một, và cộng đoàn cùng cầu: Ơ Ama Adai hmư\gơmơi iâo rơkâo Ih pap - Lạy Cha trên trời, xin nghe lời chúng con. Tuy xướng rất nhanh từng cụm tên như đã
nói trên, nhưng cũng phải mất 15 đến 30 phút. Nhưng cho đến bây giờ, thời gian đối với người Jrai chưa thành vấn đề. Việc xướng tên những vị quá vãng gợi lại cho người Jrai ký ức về truyền thống thờ cúng tổ tiên (ngă yang prin tha) của họ. Một cố gắng hội nhập giữa
đức tin và truyền thống.
Theo Hội Thánh Công Giáo Việt Nam, người Jrai còn có ngày mùng hai Tết để kính nhớ Ông Bà Tổ Tiên, tuy người Jrai không biết đến tết nhất như người Việt. Đơn thuần người Jrai chỉ cần được kính nhớ Tổ Tiên, nhất là kính nhớ trong lòng tin vào Thiên
Chúa Đấng ban sự sự sống đời đời.
Mỗi dòng họ Jrai sẽ hẹn nhau, mỗi năm, có một lần qui tụ nhau tưởng nhớ tổ tiên.
Trình tự như sau:
1. Dấu Thánh Giá.
2. Hát cầu xin Chúa Thánh Thần và một bài tôn vinh.
3. Sám hối.
4. Hát chung một bài Kính Tổ Tiên.
5. Lời Chúa.
6. Đầu Tộc kêu gọi dòng họ.
7. Đầu Tộc cầu khấn Tổ Tiên.
8. Con cháu góp lời cầu xin.
9. Kinh Lạy Cha.
10.Hát tạ ơn.
11.Cùng liên hoan.
12.Giải tán.
http://www.truyen-tin.net/ViewNewsDetail.aspx?tabid=111&NewsPK=16852
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét