VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 3 TN NĂM B
Mc 1,14-20
TIN MỪNG
14 Sau khi
ông Gio-an bị nộp, Đức Giê-su đến miền Ga-li-lê rao giảng Tin Mừng của Thiên
Chúa.15 Người nói: "Thời kỳ đã mãn, và Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần.
Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng."
16 Người
đang đi dọc theo biển hồ Ga-li-lê, thì thấy ông Si-môn với người anh là ông
An-rê, đang quăng lưới xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá.17 Người bảo họ:
"Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người
như lưới cá."18 Lập tức hai ông bỏ chài lưới mà đi theo Người.
19 Đi xa
hơn một chút, Người thấy ông Gia-cô-bê, con ông Dê-bê-đê, và người em là ông
Gio-an. Hai ông này đang vá lưới ở trong thuyền.20 Người liền gọi các ông. Và
các ông bỏ cha mình là ông Dê-bê-đê ở lại trên thuyền với những người làm công,
mà đi theo Người.
14 After John had been arrested, Jesus came to Galilee
proclaiming the gospel of God:15 "This is the time of fulfillment. The kingdom of God is at hand. Repent, and believe in
the gospel."
16 As he passed by the Sea of Galilee, he saw Simon and his
brother Andrew casting their nets into the sea; they were fishermen.
17 Jesus said to them, "Come after me, and I will make you
fishers of men."
18 Then they abandoned their nets and followed him.
19 He walked along a little farther and saw James, the son of
Zebedee, and his brother John. They too were in a boat mending their nets.
20 Then he called them. So they left their father Zebedee in the
boat along with the hired men and followed him.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết câu Tin Mừng Mc 1,17
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Sau khi ông Gioan bị nộp, Đức
Giêsu đến miền nào rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa? (Mc 1,14)
a. Miền
Galilê.
b. Miền
Samari.
c. Miền
Giuđê.
d. Miền
Thập Tỉnh.
02. Đức Giêsu rao giảng “Anh em
hãy sám hối và tin vào … …” (Mc 1,15)
a. Tình
yêu của Thiên Chúa.
b. Chúa
Cha.
c. Tin
Mừng.
d. Chúa
Thánh Thần.
03. Ông Simon và ông Anrê làm nghề
gì? (Mc 1,16)
a. Chăn
chiên
b. Trồng
nho
c. Chăn
heo
d. Đánh
cá
04. Tại đâu, Đức Giêsu kêu gọi ông
Gioan và Giacôbê đi theo Người? (Mc 1,16)
a. Thành
Giêrusalem.
b. Tiệc
cưới Cana .
c. Biển
hồ Galilê.
d. Làng
Nadarét.
05. Thân phụ của ông Giacô bê và
Gioan tên là gì? (Mc 1,20)
a. Giacóp
b. Giôxếp
c. Giacôbê
d.
Dêbêđê
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Sau khi ông Gioan bị nộp, ai
đã đến miền Galilê rao giảng Tin Mừng Nước Thiên Chúa? (Mc 1,14)
02. Ông Simon và ông Anrê làm nghề
gì? (Mc 1,16)
03. Đức Giêsu rao giảng “Anh em
hãy sám hối và tin vào … …” (Mc 1,15)
04. Lời Đức Giêsu nói: “Thời kỳ đã
mãn và triều đại của … … đã đến gần” (Mc 1,15).
05. Một trong những môn đệ đầu
tiên được Đức Giêsu kêu gọi là ai? (Mc 1,19)
06. Tại đâu, Đức Giêsu kêu gọi ông
Gioan và Giacôbê đi theo Người? (Mc 1,16)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Thời
kỳ đã mãn,
và Triều
Đại Thiên Chúa đã đến gần.
Anh em hãy
sám hối
và tin vào
Tin Mừng."
Tin Mừng thánh Máccô 1,15
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 3 TN NĂM B
Mc 1,14-20
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Lời Kêu
Gọi
* Câu
Tin Mừng Mc 1,17
17 Người
bảo họ: "Các anh hãy theo tôi, tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới
người như lưới cá."
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. a. Miền Galilê (Mc 1,14)
02. c. Tin Mừng (Mc 1,15)
03. d. Đánh cá (Mc 1,16)
04. c. Biển hồ Galilê (Mc 1,16)
05. d. Dêbêđê (Mc 1,20)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Đức Giêsu (Mc 1,14)
02. Đánh cá (Mc 1,16)
03. Tin Mừng (Mc 1,15).
04. Thiên Chúa (Mc 1,15)
05. Giacôbê (Mc 1,19)
06. Galilê (Mc 1,16).
Hàng dọc: Sám hối
GB.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 3 Thường Niên - Năm B
Lời Chúa: Gn 3,1-5.10; 1Cr 7,29-31; Mc
1,14-20
Tài liệu về Lời Chúa
***********************************************
Sám hối
Hãy sám hối và tin vào Phúc Âm.
Hẳn chúng ta còn nhớ câu chuyện
về thành Ninivê mà bài đọc thứ nhất hôm nay đã gợi lại. Bấy giờ Chúa phán với
ông Giona: Hãy chỗi dậy, đi đến Ninivê, kinh thành vĩ đại và công bố cho hay
điều Ta sẽ truyền cho ngươi. Ninivê là một thành phố rộng lớn, đi ngang qua
phải mất ba ngày đàng. Ông Giona mới đi rảo trong thành có một ngày và công bố:
Còn 40 ngày nữa thì Ninivê sẽ bị tan phá. Dân chúng tin vào Thiên Chúa. Họ công
bố lệnh ăn chay và tất cả mọi người từ lớn chí bé đều mặc áo vải thô. Chúa thấy
việc họ làm, từ bỏ đường gian ác, thì đã tha thứ và không trừng phạt họ nữa. Đó
là câu chuyện xảy ra trong Cựu Ước. Dân thành Ninivê thực thi sứ điệp tiên tri
Giona truyền dạy, đó là ăn năn sám hối, từ bỏ con đường tội lỗi và đã được Chúa
thứ tha.
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa
Giêsu cũng đã kêu gọi chúng ta như thế: Nước Thiên Chúa đã đến gần, nên phải
sám hối và tin vào Phúc Âm. Chúa Giêsu rất nhiều lần đã cho chúng ta thấy: Là
Đấng thánh thiện Ngài ghét bỏ tội lỗi, nhưng lại tỏ ra khoan dung và nhân từ
đối với các tội nhân. Ngài đã sánh ví mình như người mục tử lên đường tìm kiếm
con chiên bị lạc mất. Và khi tìm thấy, thì vui mừng vác nó trên vai, đem về
nhà. Ngài sánh ví mình như người đàn bà đốt đèn tìm kiếm đồng bạc bị đánh rơi
và khi tìm thấy thì mời chị em lối xóm đến chia vui với mình.
Thế nhưng để được Chúa tha thứ,
Ngài đòi hỏi chúng ta một điều kiện đó là hãy sám hối quay trở về với Ngài.
Phúc Âm đã kể lại câu chuyện chàng trai phung phá. Trong bước đường truân
chuyên gian khổ, chàng đã hối hận, quyết tâm lên đường trở về để rồi cuối cùng
chàng đã được người cha tha thứ.
Phúc Âm cũng đã cho chúng ta thấy
sở dĩ Phêrô đã được tha thứ và được đặt làm đầu Giáo Hội vì ông đã biết đấm
ngực ăn năn về lầm lỗi của mình. Mađalena đã được tha thứ vì đã biết sám hối,
khóc cho quãng đời tội lỗi của mình. Tên trộm lành cũng đã được tha thứ vì anh
đã biết trở về với Chúa cho dù vào những giây phút cuối cùng.
Có một chàng trai, bất mãn với
gia đình đã bỏ nhà đi bụi đời. Sau đó chàng hối hận muốn quay trở về nhưng
không biết cha mẹ có sẵn sàng tha thứ cho hay không. Bởi đó chàng đã viết thư
và nói nếu thầy mẹ sẵn sàng tha thứ thì đến ngày ấy giờ ấy hãy treo một tấm áo
nơi cửa sổ. Nhận thấy tín hiệu ấy, chàng sẽ trở về. Vào ngày giờ đã quy định
thầy mẹ chàng không những chỉ treo một tấm áo, mà trong nhà có bao nhiêu quần
áo, rồi chăn mùng mền, tất cả đều được treo trên các khung cửa và chàng đã được
đón nhận vào trong tình thương của gia đình.
Từ những điều vừa chia sẻ cha
muốn đi tới một kết luận đó là hãy sám hối quay trở về cùng Chúa để được hưởng
nhờ tình thương của Chúa bởi vì những tâm tình ăn năn là như một thứ tiền để
mua lấy ơn tha thứ.
Đáp trả lời mời gọi
Đọc lại Phúc Âm chúng ta thấy các
môn đệ đã mau mắn và quảng đại đáp trả lời mời gọi của Chúa Giêsu. Thực vậy,
ngày kia Chúa Giêsu đi dạo trên bờ hồ, Ngài nhìn thấy Simon và Andrê đang thả
lưới dưới biển. Ngài bèn lên tiếng gọi: Hãy theo Ta và Ta sẽ làm cho các ngươi
trở thành những kẻ chài lưới người. Lập tức các ông đã bỏ ghe thuyền chài lưới
mà đi theo Chúa Giêsu.
Đi được một quãng, Ngài thấy
Giacôbê và Gioan đang vá lưới dưới thuyền với cha là Giêbêđê. Ngài cũng lên
tiếng gọi: Hãy theo ta. Lập tức các ông đứng dậy, bỏ cha già ở lại với những
người làm công mà đi theo Chúa Giêsu.
Lần khác, tại Capharnaum, Chúa
Giêsu đi ngang qua một bàn thu thuế, nhìn thấy Matthêu, Ngài liền phán: Hãy
theo Ta. Lập tức Matthêu đã bỏ mọi sự mà đi theo Chúa Giêsu.
Từ những sự kiện cụ thể ấy, chúng
ta thấy, trước hết là Chúa
Giêsu. Ngài đã không chọn
lựa những con người giàu sang và quyền thế, học rộng và biết nhiều. Trái lại
Ngài đã chọn lựa những kẻ nghèo túng và đơn sơ làm môn đệ của Ngài. Ngài biết
các ông thiếu khả năng và bị hạn hẹp rất nhiều. Nhưng đồng thời Ngài cũng thấy
các ông là những người quảng đại và hết sức nhiệt tình. Chính vì sự quảng đại
và nhiệt tình này, Ngài đã bắt tay vào công việc giáo dục các ông. Cắt nghĩa
riêng cho các ông thấu hiểu giáo lý Tin Mừng. Trao ban quyền hành và sai các
ông đi thực tập truyền giáo, để rồi cuối cùng đã ủy thác cho các ông sứ mạng
chèo lái con thuyền Giáo Hội. Trong khi chọn lựa các môn đệ, có lẽ Chúa Giêsu
đã nghĩ tới Giáo Hội, và nhất là có lẽ Ngài đã nghĩ tới chúng ta, và muốn nói
với mỗi người rằng: Hãy theo Ta, Ta sẽ làm cho các con trở thành những kẻ chinh
phục người khác…
Tiếp đến là các môn đệ. Lúc đầu có lẽ các ông chưa hiểu
được sứ mạng của Chúa Giêsu, cũng như con đường mà Ngài sẽ dẫn dắt các ông. Tuy
nhiên các ông xác tín rằng Chúa cần đến các ông và các ông đã mau mắn quảng đại
đáp trả tiếng Chúa gọi, bằng cách từ bỏ ghe thuyền và chài lưới, cha già và nhà
cửa, bàn giấy và nghề nghiệp để đi theo Chúa.
Với chúng ta ngày hôm nay cũng vậy. Điều quan trọng và cần
thiết đó là chúng ta phải nhận ra tiếng Chúa gọi, nhất là phải mau mắn và quảng
đại đáp trả tiếng gọi ấy. Chúa nói với chúng ta qua những biến cố xảy ra, cũng
như qua những người mà chúng ta có dịp tiếp xúc với. Chúng ta có thể đáp trả
bằng một đời sống đạo đức và thánh thiện, chúng ta có thể đáp trả bằng những
hành động bác ái và yêu thương. Thực vậy, Chúa cũng kêu mời chúng ta phục vụ
Ngài nơi những người anh em, thế nhưng chúng ta đã mau mắn và quảng đại đáp trả
hay chưa?
Cộng tác với ơn Chúa
Hãy sám hối và tin vào Phúc âm.
Sau khi nghe bài đọc thứ nhất,
tôi tự hỏi: Nhờ vào đâu mà dân thành Ninivê đã được Chúa tha thứ, được thoát
khỏi hình phạt nặng nề giáng xuống trên họ.
Tôi xin thưa: là nhờ vào tâm tình
sám hối.
Thực vậy, trước lời cảnh cáo của
tiên tri Giona, họ đã ăn năn và từ bỏ con đường tội lỗi, để rồi đã được hưởng
nhờ lòng khoan dung nhân hậu của Chúa. Chính vì thế, khi bắt đầu cuộc sống công
khai Chúa Giêsu đã kêu gọi:
- Hãy sám hối và tin vào Phúc âm.
Qua lời kêu gọi ngắn ngủi này,
Ngài muốn chúng ta cộng tác với Ngài trong chương trình cứu độ. Đúng thế, có
lần thánh Augustinô phát biểu:
- Để tạo dựng nên chúng ta, Chúa
không cần hỏi ý kiến chúng ta, nhưng để cứu độ chúng ta Ngài cần chúng ta ưng
thuận và cộng tác với Ngài. Bởi vì Ngài sẽ không thể nào cứu chuộc chúng ta nếu
như chính bản thân chúng ta lại không muốn.
Sự cộng tác của chúng ta, mặc dù
rất nhỏ bé, nhưng lại là một yếu tố quan trọng và có tầm mức quyết định.
Cũng trong chiều hướng đó, chúng
ta thấy tâm tình sám hối ăn năn, chính là sự cộng tác của chúng ta vào với ơn
Chúa, chính là như một thứ tiền bạc thiêng liêng để chúng ta mua lấy ơn tha
thứ.
Chàng trai phung phá sở dĩ đã
được người cha đón nhận, là vì chàng đã có can đảm chỗi dậy, trở về nhà cha.
Phêrô sở dĩ đã được Chúa tha thứ và được đặt làm đầu Giáo Hội, là vì ông đã
biết đấm ngực sau những lầm lỗi của mình. Mađalêna sở dĩ đã được Chúa tha thứ,
là vì nàng đã biết khóc thương cho quãng đời nhơ nhuốc trong dĩ vãng. Anh trộm
lành trên thập giá, sở dĩ đã được Chúa tha thứ, là bởi vì anh đã quyết tâm trở
về cùng Chúa, mặc dù chỉ trong những giây phút cuối cùng của cuộc đời.
Nếu như giòng nước rửa tội tẩy
xóa mọi dấu vết của tội nguyên tổ, thì những giọt nước mắt ăn năn sám hối, cũng
chính là một thứ nước có sức gột rửa những dấu vết của tội lỗi mà chúng ta đã
trót vấp phạm. Để nói lên sự cần thiết phải cộng tác với ơn Chúa, tôi xin kể
lại một mẩu chuyện sau đây:
Sau khi cuộc thế chiến lần thứ
hai kết thúc, có một toán lính đồng minh đi giúp những người dân xây dựng lại
cuộc sống trên đống gạch hoang tàn đổ vỡ. Họ làm lại nhà cửa, sửa chữa ngôi nhà
thờ trong làng. Nhưng đến khi dựng tượng Chúa thì toán lính không tìm đâu ra
hai bàn tay của pho tượng đã bị bom đạn cắt cụt. Tìm kiếm suốt một ngày trong
đám xà bần mà cũng chẳng thấy. Toán lính bèn chịu thua. Sau khi dựng bức tượng
lên, viên sĩ quan đã ghi lại một hàng chữ như sau:
- Dân làng sẽ thay Chúa làm những
công việc mà đáng lẽ hai bàn tay Chúa sẽ làm.
Một người đau khổ nghèo túng kêu
cầu Chúa, và cần đến chúng ta để an ủi và giúp đỡ họ. Chúa dùng bàn tay của
chúng ta để xoa dịu những nỗi bất hạnh của người khác.
Cuộc sống của chúng ta phải là
một sự nối tiếp công trình của Chúa, phải là một sự kéo dài cho sự hiện diện
đầy tình thương của Ngài cho đến tận cùng thời gian.
Chúa đã chết trên thập giá để lập
nên kho tàng cứu độ, thế nhưng, chúng ta phải biết giơ bàn tay lên để đón nhận
ơn cứu độ ấy cho bản thân và cho những người chung quanh của chúng ta.
Đổi mới cuộc đời
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Nhiều lần đài phát thanh, truyền
hình, trong mục nói về giáo dục trẻ em, giới thiệu chương trình hoạt động của
anh Thảo Đàn ở thành phố Hồ chí Minh. Trước đây, Thảo Đàn là một trẻ của đường
phố, bỏ nhà đi lang thang bụi đời, tệ hơn nữa, vướng vào nghiện hút. Nhưng khi
hiểu được tác hại của ma tuý, anh quyết tâm cai nghiện. Với ý chí cương quyết,
anh đã hoàn toàn dứt bỏ được ma tuý. Chừa được ma tuý rồi, anh không chỉ hài
lòng với việc làm lại cuộc đời cho bản thân, nhưng còn muốn dùng kinh nghiệm
của mình để giúp đỡ các trẻ em đường phố. Với sự hỗ trợ của Nhà Nước và các tổ
chức từ thiện, anh mở ra một trung tâm qui tụ 200 trẻ em đường phố. Tại đây,
anh giáo dục cho các em hiểu biết những nguy hiểm đang rình rập các em, giúp
các em bảo vệ quyền lợi của mình và nhất là tìm cách đưa các em hội nhập vào
đời sống xã hội.
Điều mà Thảo Đàn đã làm cho bản
thân mình và đang muốn làm cho các trẻ em đường phố, đó là đổi mới đời sống.
Không biết anh có đạo hay không, nhưng anh đang thực hiện Lời Chúa trong các
bài sách thánh hôm nay. Trong bài đọc thứ nhất, tiên tri Gio-na kêu gọi dân
thành Ninivê đổi mới đời sống để được tha thứ. Trong bài Tin Mừng, Đức Giêsu
kêu gọi dân Do thái đổi mới đời sống để đón nhận Nước Chúa đang đến. Đáp lại
lời Người, các môn đệ bước theo Đức Giêsu trong một đời sống mới. Cuộc đổi mới
được tiến hành qua ba bước.
Bước thứ nhất: Nhận biết mình tội
lỗi.
Tội lỗi như một cơn mê làm ta đắm
đuối không nhận biết tình trạng tâm hồn của mình. Muốn đổi mới, cần phải thức
tỉnh, nhìn rõ sự thực về mình, thấy rõ tình trạng tội lỗi, hiểu biết sự nguy
hại của tội. Thảo Đàn bừng tỉnh sau những lầm lỡ, nhận thức mình đang đứng bên
bờ vực thẳm, nên đã kịp dừng chân. Dân thành Ninivê, sau khi nghe tiên tri
Giona rao giảng, ý thức về tình trạng nguy ngập của thành, nên đã chấm dứt tình
trạng tội lỗi. Để biết rõ tình trạng tâm hồn, để nhận biết tội lỗi, cần phải
siêng năng xét mình. Xét mình giống như ngọn đèn pha soi vào tất cả những ngõ
ngách trong tâm hồn, phơi bày ra tất cả những gì còn ẩn giấu. Xét mình giống
như cái cuốc đào bới những tầng lớp sâu thẳm của tâm hồn để lộ ra những tội lỗi
còn bị thời gian, sự quên lãng và sự vô tình vùi lấp.
Bước thứ hai: Sám hối.
Khi đã nhận biết tội lỗi, tâm hồn
phải tiến tới một thái độ tích cực hơn, đó là sám hối. Nhận thức tội lỗi giống
như ta nhìn thấy một căn nhà rác rưới bẩn thỉu. Sám hối là bắt tay vào quét dọn
sạch sẽ. Sám hối như giòng nước gột rửa linh hồn. Sám hối như chiếc dao mổ của
bác sĩ cắt bỏ những ung nhọt gieo mầm mống bệnh tật. Sám hối càng mãnh liệt,
tội lỗi càng lùi xa. Sám hối càng sâu xa, linh hồn càng mau chóng hồi sinh. Nhờ
sám hối sâu xa, Thảo Đàn đã từ bỏ con đường nghiện ngập. Nhờ sám hối mãnh liệt,
dân thành Ninivê đã bảo nhau, từ người già đến em bé đều xức tro, ăn chay cầu
nguyện, quyết tâm từ bỏ con đường tội lỗi. Tâm hồn sám hối là tâm hồn được
chuẩn bị sẵn sàng để đón nhận ơn Chúa.
Bước thứ ba: Đổi mới cuộc đời.
Sám hối chân thành bao giờ cũng
đi đến đổi mới cuộc đời. Vì sám hối là muốn đoạn tuyệt với con đường xưa cũ để
bước vào một con đường mới. Vì tâm hồn sám hối không những muốn sửa chữa lại
những lỗi lầm quá khứ mà còn quyết tâm xây dựng một tương lai tươi mới,trong
sạch hơn, tốt đẹp hơn, ích lợi hơn. Vì muốn hoàn toàn đổi mới, Thảo Đàn không
chỉ tránh xa nhưng còn dấn thân giúp người khác đâú tranh chống tệ nạn xã hội.
Vì muốn đổi mới cuộc đời, các tông đồ đã từ bỏ nếp sống cũ, từ giã những người
thân, bỏ hết tài sản để lên đường đi theo Chúa. Con đường mới là con đường theo
thánh ý Chúa, con đường dẫn ta đi trong tình yêu mến Chúa và yêu mến anh em.
Tình yêu mến sẽ làm cho đời sống ta có ý nghĩa và trở nên phong phú vì sẽ đem
lại những hoa quả thiêng liêng. Bước đi trên con đường mới, ta sẽ đón nhận được
Nước Chúa đang đến. Bước đi trên con đường mới, ta sẽ góp phần đem Nước Chúa
đến với anh em.
Đầu năm mới, ai cũng có ước mong mọi
sự mới mẻ. Không gì đẹp hơn một tâm hồn đổi mới. Để đổi mới tâm hồn, ta hãy
nhận biết tội lỗi và ăn năn sám hối. Với ơn Chúa giúp và với quyết tâm đổi mới,
ta sẽ nhìn thấy những việc cần phải làm. Với những việc làm do Chúa Thánh Thần
hướng dẫn, ta sẽ thực sự bước vào Năm Mới với cả tâm hồn đã được đổi mới.
Lạy Chúa Thánh Thần, xin hãy đổi
mới mọi sự trong ngoài của chúng con.
GỢI Ý CHIA SẺ
1) Đức Thánh Cha viết cho giới
trẻ: "Quả thật, Đức Giê su là người bạn khó tính nhất. Người chỉ cho ta
những đỉnh cao và đòi ta phải ra khỏi chính mình để gặp Người." Hiện nay,
Đức Giê su đang mời bạn chinh phục những đỉnh cao nào?
2) Để đổi mới cuộc đời, bạn phải
từ bỏ nhiều điều. Nhưng quan trọng hơn cả là từ bỏ chính mình. Bạn có kinh
nghiệm gì về cái tôi của bạn. Cái tôi ấy ra sao (cứng cỏi, bướng bỉnh, khép
kín, tự ái, tự mãn.....).
3) Chừa bỏ tật xấu có dễ không?
Ta nên có thái độ nào đối với người nghiện hút, rượu chè?
Chúng ta làm gì với Lời
Chúa
(Suy niệm của Jean -
Yves Garneau)
Không bao giờ chúng ta coi trọng
Lời Chúa mà lại không thay đổi gì trong đời sống của mình.
Thiên Chúa lên tiếng.
Chúng ta thuộc vào số những kẻ
tin rằng Thiên Chúa đã ngỏ lời với nhân loại và Ngài vẫn tiếp tục ngỏ lời bằng
nhiều cách.
Các biến cố xảy đến trên thế giới
hoặc trong chính cuộc đời chúng ta thường là Lời Chúa: một thiên tai, một chiến
thắng trên bệnh tật, cái chết của một người thân, một đứa con ra đời, một cử
chỉ tử tế hoặc thù hằn mà người nào đó làm cho chúng ta. Có bao nhiêu sứ điệp
của Thiên Chúa mà ta cần biết nhận ra.
Cả Thánh Kinh nữa, tức là Lời mà
Thiên Chúa đã nói với loài người suốt lịch sử thánh và đã được ghi chép cẩn
thận. Luôn luôn mang tính thời sự. Lời này được loan báo và giải thích cho
chúng ta mỗi Chúa nhật. Bất cứ lúc nào chúng ta cũng có thể đọc, suy gẫm và đào
sâu Lời này.
Chắc chắn, Lời Chúa luôn luôn ở
trong tầm tay chúng ta như một ánh sáng có thể soi sáng chúng ta, như một nguồn
suối, mà bao giờ chúng ta cũng có thể đến giải khát.
Trân trọng Lời Chúa.
Tuy nhiên, vấn đề là biết được
chúng ta đã làm gì với Lời Chúa. Vì, đọc và nghe Lời Chúa chưa đủ, ta cần phải
đem ra thực hành nữa. Biết Lời Chúa không đủ, còn phải lấy Lời Chúa mà hướng
dẫn đời mình nữa.
Những gì được nói với chúng ta
trong các bài đọc Thánh lễ hôm nay soi sáng và thách thức chúng ta. Ngôn sứ
Giona rao giảng khắp thành phố Ninivê loan báo hình phạt của Chúa. Dân chúng
trong thành phố lớn này có thể giả điếc làm ngơ và tự nhủ Giona này chỉ là một
tiên tri giả thôi hoặc là một kẻ mơ mộng, không bình thường. Nhưng trái lại, họ
đã khôn ngoan tin rằng người này nói nhân danh Thiên Chúa và họ đã đáp lại lời
giảng của ông: họ ăn chay và thay đổi cuộc sống. như vậy, họ đã khiến Thiên
Chúa “từ bỏ hình phạt mà Ngài đe dọa họ”.
Vậy việc trân trọng Lời Chúa đã
khiến dân thành Ninivê thay đổi cuộc sống. Đối với họ, không phải chỉ kính cẩn,
chăm chú nghe Lời Chúa, chỉ suy gẫm Lời Chúa mà thôi, còn phải hành động theo
những đòi hỏi của Lời ấy nữa. Lời Chúa đòi hỏi gắt gao.
Cũng một sứ điệp như vậy trong
Tin Mừng. Trước lời mời gọi của Chúa Giêsu, các tông đồ tương lai đáp trả bằng
cách biến đổi hoàn toàn cuộc sống của họ. “Tức khắc, họ bỏ lưới, (Simon và
Andrê) để đi theo Chúa Giêsu”.
Giacôbê và Gioan em ông cũng làm
như vậy nữa “bỏ cha và những người làm công lại trong thuyền, họ đi theo Ngài”.
Chúng ta đừng đọc trang Thánh
Kinh này như một câu chuyện thần tiên trong đó các anh hùng giải quyết mọi sự
mà không cần cố gắng. Đối với Simon và Andrê, đối với Giacôbê và Gioan, đối với
dân thành Ninivê, quyết định trân trọng lời mời gọi của Thiên Chúa là điều vất
vả. Quyết định ấy đã đòi hỏi thay đổi cuộc sống.
Ta không thể thật sự trân trọng
Lời Chúa mà không bao giờ thay đổi gì cả trong cuộc sống của mình. Đây là sứ
điệp của hôm nay. Về điểm này, chúng ta phải tự hỏi: trong cụ thể, chúng ta làm
gì với Lời Chúa mà chúng ta đã nghe từ Chúa nhật này đến Chúa nhật khác? Trong
bao nhiêu năm nay chúng ta đã đi lễ, chúng ta có thực sự coi trọng Lời Chúa vẫn
được loan báo và giải thích cho chúng ta không? Chúng ta hãy chính xác hơn nữa:
chúng ta có thể kể ra những lần chúng ta đã thay đổi điều gì đó trong cuộc sống
của mình vài Lời Chúa ta đã nghe không?
Thời gian thật ngắn ngủi.
Thánh Phaolô viết cho giáo đoàn
Côrintô: “Thời gian thật ngắn ngủi”. Vậy không phải ngày mai mà ngay hôm nay
chúng ta phải tìm cách gạt đi những gì giả tạo hay vô ích trong cuộc sống chúng
ta và tập trung vào điều chính yếu. Những gì dân Ninivê đã làm. Những gì các
môn đệ sơ khởi đã làm.
Chắc hẳn chúng ta cần một ơn đặc
biệt để hành động như vậy. Ơn này không thiếu cho chúng ta đâu. Hôm nay Thiên
Chúa không ít quảng đại hơn hôm qua đâu. Vậy chúng ta hãy nài xin Ngài cho
chúng ta được ơn không những biết nghe Lời Chúa mà còn biết “đem ra thực hành”
nữa. “Không phải những kẻ nói: “Lạy Chúa, lạy Chúa” là được vào Nước Trời đâu,
nhưng những kẻ thực thi ý Cha Ta trên trời” (Mt 7,21).
Thiên Chúa thì vĩ đại
(Trích trong ‘Mở Ra
Những Kho Tàng’)
Hầu hết mọi người đã được nghe về
câu chuyện tiên tri Giona bị con cá voi nuốt. Điểm chính của câu chuyện này thì
bị lãng quên, nếu chúng ta không biết hoặc không nhớ thế nào mà ngài đã lâm vào
tình trạng bi đát đó. Thiên Chúa đã kêu gọi Giona làm tiên tri cho Người và đến
rao giảng cho những người dân trong thành Ninivê. Giona không đơn giản là một
tiên tri dễ bảo như tiên tri Isaia, Giêrêmia, Amos. Ngài đã làm một cuộc cách
mạng chống lại những ước muốn của Thiên Chúa. Lý do của ngài là người dân
Ninivê không phải là dân Do Thái. Họ là kẻ thù của người Do Thái. Giona sợ rằng
những người dân Ninivê sẽ nghe những lời rao giảng của ông, thống hối và sẽ trở
nên có ơn nghĩa với Thiên Chúa. Đó là điều sau cùng mà ông muốn xảy ra. Yêu cầu
Giona rao giảng cho những người dân thành Ninivê thì giống như yêu cầu một cổ
động viên của Dalas Cobow cầu nguyện cho đội Francico Fortinight chiến thắng
Super Bowl.
Khi Giona cố gắng chạy trốn Thiên
Chúa. Ông ta lên một chiếc thuyền và sau đó liền lâm vào một cơn bão đe doạ đến
sự sống của toàn thuyền, khi ấy những người thuỷ thủ kết luận rằng, Giona chính
là vấn đề nên họ đã liệng ông ra khỏi thuyền. Ông bị nuốt bởi một con cá khổng
lồ, Thiên Chúa ra lệnh cho cá nhả Giona vào bãi biển, đó là đường lối của Thiên
Chúa để nói cho Giona rằng; “Bây giờ anh phải vui lòng đi và rao giảng cho
người dân Ninivê về những gì sẽ xảy ra”.
Sách Giona thì giống như những dụ
ngôn của Chúa Giêsu, ở đó tiềm ẩn những bài học quan trọng để giáo huấn. Giona
đại diện cho những người nhỏ mọn, rất ích kỷ, người không muốn chia sẻ bất cứ
điều gì với người khác và ngay cả Thiên Chúa nữa. Giona là biểu tượng cho những
người oán ghét người khác, tham lam, và từ chối sự giảng hoà với kẻ thù của
mình, cho dù họ vẫn trông đợi Thiên Chúa tha thứ tội lỗi cho họ. Giona đại diện
cho những người đó, những người không hiểu biết Thiên Chúa.
Thiên Chúa thì lớn lao nhưng
chúng ta có khuynh hướng nhỏ mọn ti tiểu. Thiên Chúa đang tha thứ nhưng chúng
ta có khuynh hướng từ chối những kẻ làm tổn thương chúng ta. Thiên Chúa là Đấng
quảng đại nhưng chúng ta có khuynh hướng trở thành ích kỷ. Dấu hiệu của Thiên
Chúa thì rất khác biệt với Giona và tất cả những ai giống như Người là thánh
giá. Trong kinh nguyện Thánh Thể thứ hai chúng ta nói với Chúa Giêsu rằng:
“Ngài đã giang rộng cánh tay trên thánh giá”, Ngài đã làm như vậy để âu yếm
những người nam, người nữ trong mọi thời và mọi nơi. Bản dịch từ tiếng Tây Ban
Nha làm cho ý nghĩa này trở nên rõ ràng cảm động hơn: “Ngài đã giang rộng cánh
tay của Người”. Đó là Ngài muốn vươn đến xa bao nhiêu có thể, để không một
người nào bị loại trừ khỏi tình yêu giao hoà của Người.
Trước khi Ngài hy tế chính mình
trên thánh giá để cứu độ chúng ta. Chúa Giêsu muốn bảo đảm sứ vụ của Người được
tiếp tục trên mặt đất này, sau cái chết và sự Phục Sinh của Người. Ngay sau khi
bắt đầu đời sống công khai, Ngài đã chọn các tông đồ, những người tông đồ được
chọn là những hạt nhân ở chung quanh Ngài, và họ sẽ hình thành Giáo Hội của
Người. Họ sẽ trở thành những người đánh cá linh hồn với một cái lưới lớn lao,
lưới đó còn lớn hơn là con cá đã nuốt Giona, một cái lưới lớn như vậy sẽ đủ cho
tất cả mọi người. Chúng ta gọi Giáo Hội Công Giáo bởi vì Giáo Hội là hoàn vũ.
Giáo Hội đó có khuynh hướng trở lại qua mọi thời để đến thời của Đức Kitô ở lại
cho đến khi Ngài trở lại trong vinh quang. Đó là Công Giáo và cũng là ý nghĩa
tất cả mọi dân không ai bị loại trừ. Mặc dù Giáo Hội đặt nền tảng được sáng lập
tại Giêrusalem nhưng không phải thuộc về người Do Thái. Mặc dầu Giáo Hội đặt
trung tâm tại Rôma nhưng không phải là của người Ý. Giáo Hội được trải rộng
chính yếu bởi những nhà truyền giáo châu Âu nhưng Giáo Hội không là người châu
Âu. Giáo Hội là Công giáo, hoàn vũ. Tất cả những người Công Giáo đích thực thì
không đóng kín trái tim của mình với những người khác như là tiên tri Giona đã
làm. Đúng hơn họ phải trở nên giống như Đức Kitô giang rộng cánh tay, vươn cánh
tay của họ ra để âu yếm hết mọi người.
Đôi tay của Chúa
(Trích trong: “Niềm
Vui Chia Sẻ”)
Vào cuối thế chiến thứ hai, để
thu phục thiện cảm và sự tin tưởng của người dân trong làng vừa mới được giải
phóng khỏi tay quân đội Đức Quốc Xã, toán lính thuộc lực lượng đồng minh cố
gắng lượm lại từng mảnh vỡ của bức tượng Chúa Giêsu đã được dựng lên ở quảng
trường trước ngôi nhà thờ nhỏ, trung tâm sinh hoạt của làng quê miền cực nam
nước Italia.
Sau nhiều ngày cố gắng, toán lính
đã gắn lại được gần như toàn bức tượng của Chúa. Nhưng chỉ có đôi tay bức tượng
là không thể nào hàn gắn lại được, vì các mảnh vỡ quá vụn nát. Sau nhiều giờ
bàn luận và gần như sắp quyết định bỏ dở công việc, thì một người trong toán
lính có sáng kiến tìm lấy hai khúc gỗ gắn vào nơi hai cánh tay bị bể nát của
bức tượng, rồi viết vào đó một hàng chữ bất hủ, không những đánh động được tâm
hồn của những người dân trong làng, mà còn thu hút nhiều khách du lịch đến vùng
này để đọc tận mắt hàng chữ đầy ý nghĩa. Anh chị em có đoán được hàng chữ này
không? Đó là: “Chính bạn là đôi tay của Chúa”.
Thiên Chúa cần con người. Chúa
Giêsu cần chúng ta như đôi tay nối dài của Ngài. Chúa Giêsu muốn dùng chúng ta
như đôi tay để tiếp tục sứ mạng của Ngài. Trước khi Chúa Giêsu bắt đầu rao
giảng Tin Mừng ở vùng Galilê, chắc Ngài đã nghĩ đến việc chiêu mộ các môn đệ để
tiếp tay với Ngài. Làm sao để mọi người biết rằng đã đến thời viên mãn, Nước
Thiên Chúa đã gần kề? Làm sao để mọi người sám hối và tin vào Tin Mừng? Chúa
Giêsu biết rõ giới hạn của mình. Ngài cần những người cộng tác để làm tròn sứ
mạng Chúa Con trao. Ngài cần đến từng người chúng ta, một viên gạch nhỏ nhưng
cần thiết cho cả tòa nhà. Chẳng có ai là thừa, chẳng có ai là vô dụng.
“Anh em hãy làm cho muôn dân trở
thành môn đệ Thầy”, đó là mệnh lệnh của Chúa Phục Sinh. Ngài vẫn cần đến chúng ta ngày nào
thế giới này còn một người chưa thành môn đệ của Ngài. Chính vì thế, Chúa Giêsu
hôm nay vẫn ngỏ lời với từng người chúng ta. Ngài muốn tôi trở thành sự hiện
diện của Ngài cho anh em tôi ở đây, hôm nay.
Ngày xưa, lúc đang đi dọc theo bờ
biển hồ Galilê, Chúa Giêsu đã thấy bóng dáng các anh đánh cá quen thuộc. Họ có
đôi lần tiếp xúc với Ngài và chắc có lần đã được nghe Ngài giảng và chứng kiến
các phép lạ Ngài làm, kể từ sau lần được Gioan Tẩy Giả giới thiệu. Chúa Giêsu
thấy họ đang làm việc hoặc quăng chài dưới biển để đánh cá hoặc đang ngồi trong
thuyền với cha để vá lưới. Chúa Giêsu chắc đã đứng lâu nhìn những cảnh tượng
đầy tình người này với cặp mắt yêu thương. Đẹp biết bao hình ảnh con người làm
chung với nhau một việc. Họ có tinh thần tập thể và sau này họ sẽ còn làm việc
chung với nhau trên chiếc thuyền lớn là Giáo Hội.
Chúa Giêsu đã thấy Simon và Anrê,
Giacôbê và Gioan. Chúa Giêsu hôm nay cũng thấy chúng ta. Trước khi kêu gọi
chúng ta, Ngài đã ngắm nhìn chúng ta rất lâu. Hạnh phúc cho người nào được thấy
Thiên Chúa, nhưng cũng phải nói thêm, hạnh phúc cho người nào được Thiên Chúa
thấy, được lọt vào ánh mắt của Ngài. Chúa Giêsu hôm nay đang thấy chúng ta.
Chúng ta thế nào, Ngài thấy chúng ta thế ấy. Cái nhìn của Ngài không làm chúng
ta bị tê liệt, vì Ngài chấp nhận trọn vẹn con người chúng ta, cả cái yếu đuối
và tội lỗi của chúng ta nữa. Chúng ta không cần phải son phấn, phải ăn mặc đúng
một thời trang để gợi sự chú ý của Ngài. Chính cái thô thiển mộc mạc của ta đã
thu hút Ngài.
Chúa Giêsu hôm nay bắt gặp chúng
ta lúc chúng ta đang làm một việc gì đó, đang mải mê với một dự tính tốt đẹp.
Ngài gặp chúng ta không phải chỉ trong lúc đọc kinh, dự lễ, những ngay giữa chợ
đời xô bồ, giữa cái lam lũ vất vả của đời thường, giữa cái bon chen vật lộn của
cuộc sống. Cuộc gặp gỡ thật bất ngờ. Có thể điều chúng ta phải dứt bỏ đầu tiên
là công việc ta ưa thích và đang làm, là bầu khí gia đình ấm áp mà ta đang tận
hưởng.
Ở đất nước chúng ta, ơn gọi
thường được hiểu là ơn sống đời tu sĩ hay linh mục. Thật ra ơn gọi làm vợ, làm
chồng, ơn gọi làm cha, làm mẹ. Ơn gọi ấy thật là cao quý và nhiều khó khăn
không kém ơn gọi tu sĩ, linh mục. Tin Mừng hôm nay dành cho mọi Kitô hữu, dù
sống ở bậc nào đi nữa. Tất cả chúng ta đều được gọi làm môn đệ của Chúa Giêsu
“Các anh hãy theo Tôi”. Đây là lời mời gọi. Ơn gọi khởi xướng từ một tiếng gọi
của Thầy Giêsu. Chúa Giêsu mời gọi Kitô hữu đi theo Ngài. Không phải chỉ là đi
theo một lý tưởng hay theo một mục đích cao đẹp, mà là đi theo chính con người
của Ngài. Ơn gọi Kitô hữu là gắn bó với Chúa Giêsu, nhận Ngài là trung tâm và
chóp đỉnh của đời mình.
“Tôi sẽ làm cho anh em trở thành
những kẻ lưới người như lưới cá”. Một cuộc biến đổi thực sự, từ lưới cá đến
lưới người, từ ngư phủ thành Tông đồ. Chỉ Chúa Giêsu mới làm được cuộc biến đổi
đó. Khi được mời gọi gắn bó với Chúa Giêsu, chúng ta được mời gọi gắn bó với
con người. Bởi, con người là mối bận tâm chủ yếu của Chúa Giêsu. Theo Ngài là
cùng chia sẻ nỗi thao thức của Ngài về nhân loại và đồng bào, đồng lao cộng khổ
với Ngài trong sứ mạng cứu độ.
“Chính bạn là đôi tay của Chúa”. Chính chúng ta phải là những
cánh tay nối dài của Chúa Giêsu. Sứ mạng cứu độ của Chúa là một sứ mạng thiêng
liêng, nhưng sứ mạng ấy cần phải được thể hiện bằng lời nói, bằng hành động. Vì
thế, không có gì đáng ngạc nhiên khi giao phó sứ mạng đó cho Giáo Hội, qua các
Tông đồ, qua hàng giáo phẩm, giáo sĩ và mỗi Kitô hữu chúng ta. Nhờ những hoạt
động bằng đôi tay cụ thể của chúng ta, Chúa Giêsu tiếp tục loan truyền Tin Mừng
Nước Trời, trao ban sự sống và dẫn đưa nhân loại về hạnh phúc vĩnh cửu.
Là chi thể của Giáo Hội, Thân
Mình Mầu Nhiệm của Chúa Kitô, một Kitô hữu cũng là đôi tay rộng mở của Chúa
Kitô, nhờ đó, Ngài không ngừng giải tỏa ánh sáng, trao tặng tình thương, ơn cứu
độ và hạnh phúc cho mọi người.
Hãy theo Tôi
(Trích trong ‘Manna’)
Suy Niệm
Bốn anh thanh niên có gia đình,
có nghề nghiệp lại được Đức Giêsu mời gọi theo Ngài, bỏ lại tất cả. Chắc chắn
họ không phải là những người nhẹ dạ. Họ đã từng quen biết Thầy Giêsu và kính nể
Ngài. Đến lúc nào đó, khi được Ngài hoàn toàn chinh phục, họ đã sẵn sàng ra đi,
nhẹ tênh.
Nhiều người nghĩ rằng đoạn Tin
Mừng này nói về ơn gọi đi tu của các linh mục tu sĩ. Thật ra đây là đoạn Tin
Mừng nói về ơn gọi của từng Kitô hữu chúng ta.
Chúa Giêsu vẫn đi ngang qua đời
ta mỗi ngày như xưa Ngài đã dọc theo biển hồ Ga-li-lê. Ngài thấy ta như Ngài đã
thấy bốn môn đệ. Ngài thấy ta trước khi ta thấy Ngài. Cái nhìn của Ngài không
làm ta bị tê liệt vì Ngài chấp nhận trọn vẹn con người của ta. Cả những yếu
đuối và tội lỗi cũng được Ngài đón nhận. Hạnh phúc cho ai được thấy Thiên Chúa.
Nhưng hơn nữa, hạnh phúc cho ai được Thiên Chúa thấy.
Lúc Ngài thấy ta thì ta vẫn không
hay biết. Ta vẫn mải mê quăng chài hay vá lưới. Ta vẫn tất bật với những lo
toan đời thường, hay đang miệt mài theo đuổi một ước mơ. Chính lúc đó, chính
lúc ta tưởng mình quá ư ổn định, và đời mình đã được định hướng quá rõ ràng,
thì tiếng gọi của Ngài vang lên, mạnh mẽ, dứt khoát.
Hãy theo tôi!
Mọi người Kitô hữu đều được mời
gọi đi theo Chúa Giêsu. Ngài không mời ta đi theo một lý tưởng, một ý thức hệ.
Ngài mời ta theo chính con người Ngài, gắn bó với Ngài, nhận Ngài là nền tảng
và chóp đỉnh của cuộc sống.
Tôi sẽ làm cho các anh thành
những kẻ lưới con người.
Con người là điều ta phải quan
tâm, vì đó là mối quan tâm lớn nhất của Chúa Giêsu.
Theo Ngài là chia sẻ với Ngài
cùng một sứ mạng, là thao thức và đồng cam cộng khổ với Ngài trong công việc
cứu độ toàn thế giới.
Chúa Giêsu mời ta dấn thân vào
cuộc đổi đời, mời ta định lại hướng đi theo những giá trị mới. Như thế là chấp
nhận đổ vỡ, đoạn tuyệt.
Bốn môn đệ đã bỏ lại biển cả và
những người thân yêu. Vợ con của Simon và cha của Giacôbê sẽ sống thế nào? Mái
nhà nay vắng bóng những người đàn ông cột trụ!
Hôm nay Chúa Giêsu vẫn cần bạn,
vì bạn là Kitô hữu. Ngài vẫn thấy bạn, và mời gọi bạn đáp lại mỗi ngày.
Cần trầm lắng mới nghe được tiếng
thì thầm của Chúa. Bạn có thể sống như một giáo dân bình thường. lo xây dựng
gia đình, sự nghiệp, tương lai. Nhưng bạn phải sẵn sàng từ bỏ khi cần, nghĩa là
chọn Chúa, đặt Chúa lên trên mọi giá trị đó.
Gợi Ý Chia Sẻ
Đức Thánh Cha viết cho giới trẻ:
"Quả thật, Đức Giêsu là người bạn khó tính. Ngài chỉ cho ta những đỉnh cao
và đòi ta phải ra khỏi chính mình để gặp Ngài, bằng cách trao phó cho Ngài trọn
cuộc sống." Hiện nay, Ngài đang mời bạn chinh phục đỉnh cao nào trong cuộc
sống?
Để theo Đức Giêsu, cần phải từ bỏ
nhiều điều. Nhưng quan trọng hơn cả là từ bỏ chính mình. Bạn có kinh nghiệm gì
về cái tôi của bạn? Cái tôi ấy ra sao (cứng cỏi, bướng bỉnh, khép kín, tự ái,
tự mãn...)?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa,
Chúng con không hiểu tại sao Chúa
chọn Simon, một người đánh cá ít học và đã lập gia đình, để làm vị Giáo Hoàng
đầu tiên của Giáo Hội.
Chúa xây dựng Giáo Hội trên một
tảng đá mong manh, để ai nấy ngất ngây trước quyền năng của Chúa.
Hôm nay Chúa cũng gọi chúng con
theo Chúa, sống cho Chúa, đặt Chúa lên trên mọi sự: gia đình, sự nghiệp, người
yêu.
Chúng con chẳng thể nào từ chối
viện cớ mình kém đức kém tài. Chúa đưa chúng con đi xa hơn, đến những nơi bất
ngờ, vì Chúa cần chúng con ở đó.
Xin cho chúng con một chút liều
lĩnh của Simon, bỏ mái nhà êm ấm để lên đường, hạnh phúc vì biết mình đang đi
sau Chúa. Amen.
Người ta không phải
đương nhiên là Kitô hữu,
Người ta trở thành Kitô
hữu.
(Trích trong ‘Lương
Thực Ngày Chúa Nhật’)
Đoạn Phúc âm này theo thánh
Marcô, tỏ cho chúng ta hai điều: Trước hết chúng ta thấy Chúa Giêsu rảo qua
miền Galilê, để giảng dạy. Kế đó chúng ta thấy Chúa Giêsu kêu gọi các môn đệ để
họ hợp tác vào sứ mệnh của Người.
1. GIÁO HUẤN CỦA CHÚA GIÊSU
Giáo huấn ấy gồm một lời loan báo
và một đòi hỏi. Lời loan báo Tin Mừng Phúc âm ấy là thời gian chuẩn bị và chờ
đợi đã gần chấm dứt, Nước Thiên Chúa đã đến, có thể nhận ra được. Cũng như vào
những ngày cuối đông, chúng ta thường nói: ‘Xuân sắp về’, thì Chúa Giêsu cũng
vậy, cuối hạn kỳ cuộc chờ mong lâu dài của Cựu Ước, Chúa loan báo Nước Trời đã
đến, gần gũi như muà xuân của thế gian. Nhưng chúng ta phải đủ sức nhìn ra nó
và đón tiếp nó. Để được thế, anh em phải ăn năn thống hối và tin vào Tin Mừng.
Bằng một thay đổi nào trong nếp sống, chúng ta phải mở lòng ra để đón lấy ân
huệ đức tin. Gioan Tẩy Giả chỉ rao giảng sự ăn năn thống hối. Chúa Giêsu đi xa
hơn và đòi Đức tin. Đoạn tiếp của Phúc âm cho thấy là đức tin đòi hỏi ở đây,
không nhắm vào một giaó lý mà là vào một người. Khi Chúa Giêsu đòi hỏi Đức tin,
điều đó có nghĩa là ở địa vị con Thiên Chúa, Người đề nghị chính Người là đối
tượng của đức tin ấy. Cuối cùng, nỗ lực ăn năn thống hối có mục đích làm cho
con người có đủ khả năng gắn bó với Chúa Giêsu.
Khi đã loan báo Nước Trời, Chuá
Giêsu đưa vào một yếu tố mới. Người muốn sự loan báo ấy được trao phó cho những
người có sứ mệnh đem truyền bá nó ra cho hết thảy mọi người. Chúa kêu gọi các
môn đệ.
2. KÊU GỌI CÁC MÔN ĐỆ
Chúa Giêsu phán: Hãy đến theo ta
và Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành những ngư ông lưới người. Trong câu nói ấy
của Chúa Giêsu, chúng ta hãy dừng lại ở hai phương diện quan trọng của lời kêu
gọi: Hãy đến theo ta; ta sẽ làm cho các ngươi trở thành.
a) Hãy đến theo Ta. Lời mời gọi này của Chuá Giêsu
nhấn mạnh đến tất cả sự khác biệt mà người đặt vào giữa Người và các nhà thông
thái lề luật. Các nhà thông thái này có nhiều môn đệ, song họ chỉ truyền lại
môt giáo huấn, không hơn không kém. Một môn đệ nào đó có thể nói: họ nhận nhà
thông thái Lề Luật làm thầy, nhưng họ vẫn được phép tranh luận với thày, không
chấp nhận mọi điểm thày dạy, và vượt quá thày. Sự đòi hỏi của Chúa Giêsu thì
khác hẳn. Chúa kêu gọi người ta theo Chúa, và trong Phúc âm tiếng “theo” luôn
luôn có nghĩa là gắn bó với con người của Thày. Điều đó có vẻ thái quá vì theo
não trạng người Do Thái, chỉ mình Thiên Chúa mới xứng đáng cho người ta gắn bó
với Ngài. Điều đó có nghĩa là Chúa Giêsu chiếm đoạt cho Người lời nói của
tiên tri Is. loan báo một ngày kia hết thảy đều trở nên “môn đệ của Thiên Chúa”
(Is 54,13). Không mạc khải ngay mình là Con Thiên Chúa, Chúa Giêsu cách gián
tiếp đã lôi kéo các môn đệ vào con đường chuẩn bị cho họ đón nhận sự mạc khải
đó.
b) Ta sẽ làm cho các ngươi trở
thành. Chúa Giêsu không
nói: Ta làm cho các ngươi, cũng không nói cách đơn giản: Ta sẽ làm cho các
ngươi. Người nói: Ta sẽ làm cho các ngươi trở thành. Lời kêu gọi của Chúa Giêsu
không có tác dụng làm cho kẻ được kêu trở nên môn đệ hoàn hảo ngay trong tình
trạng cuối cùng. Đây chỉ mới là một sự lên đường, một sự khởi đầu, một lời kêu
gọi chuyển động. Người ta trở thành môn đệ của Chúa, chứ người ta không tức
khắc là môn đệ Chúa. Trước khi là Tông đồ của Chúa sau Lễ Ngũ tuần, các Tông đồ
đã được Chúa huấn luyện lâu dài, đã được thử thách, thanh tẩy, kiện toàn. Ngày
nay, chúng ta cũng vậy. Thật ra, chúng ta không thể nói: Chúng ta đương nhiên
là kitô hữu; chúng ta được Chúa Giêsu kêu gọi trở thành kitô hữu, trở thành môn
đệ Người. Danh từ “theo” mà Chúa dùng ở đây giả thiết một động tác ấy. “Theo”
có nghĩa là không đứng yên tại chỗ, nhưng là tiến bước theo sau Thày mình. Do
Thánh Linh của Người, Chúa Kitô phát triển trong chúng ta một công cuộc huấn
luyện, như Người đã huấn luyện các môn đệ đầu tiên của Người. Sự hình thành về
tâm linh của chúng ta ưu tiên tùy thuộc nơi Người. Phần chúng ta, Chúa đòi hỏi
chúng ta phải thừa nhận tác động của Chúa, phải ngoan ngoãn dễ dạy đối với
Người và phải đặt đời sống chúng ta trong đời sống của Người.
Sám hối
“Hãy sám hối và tin vào Tin
Mừng”. Tin Mừng là gì? Có gì quan trọng mà người ta phải sám hối và đặt lòng tin
vào đó? Sám hối và lòng tin đi đôi với nhau như hai con mắt cùng nhìn vào một
đối vật, sám hối sửa soạn cho lòng tin, lòng tin khởi đầu bằng sự sám hối. Sám
hối gồm hai khía cạnh: khía cạnh tiêu cực là nhận về quá khứ, nhìn lại dĩ vãng,
để thấy đường mình đã đi, cuộc đời mình đã sống như thế nào, đúng hay sai, tốt
hay xấu. Khía cạnh tích cực là hướng tới tương lai để sống đúng hơn và tốt hơn.
Người sám hối trở nên khiêm tốn, bé nhỏ, từ bỏ mình, để đặt tất cả niềm tin vào
sự công chính của Nước Trời, vào ơn cứu độ do Tin Mừng đem đến, còn tin là trao
hiến, tin ai và tin điều gì? Chúng ta hãy tìm hiểu nội dung của Tin Mừng gồm
những vấn đề gì mà chúng ta phải sám hối và đặt lòng tin vào đó. Chúng ta có
thể tóm lược nội dung của Tin Mừng vào hai phạm vi luân lý và giáo lý.
Về phạm vi luân lý: chúng ta thấy Tin Mừng đã đề cập
tới những vấn đề quan trọng sau: Thứ nhất, về hôn nhân, Chúa Giêsu đã lập luận
hôn nhân bất khả phân ly và nhất phu nhất phụ: mỗi người chỉ được một vợ một
chồng và phải trung thành chung thủy với nhau cho đến chết. Thứ hai, Chúa Giêsu
đã đề cao tinh thần nghèo khó: người nghèo khó được Chúa chúc phúc, Chúa kêu
gọi hãy nghèo của nhưng không nghèo lòng, ngược lại, người giàu của mà không
giàu lòng thì khó vào nước trời như con lạc đà trước lỗ kim. Thứ ba, về luật
lao động và tinh thần hợp tác, Chúa dạy: mọi người phải siêng năng làm việc để
tự lực mưu sinh, lười biếng sẽ bị phạt, rồi phải biết cộng tác với nhau để cùng
nhau thăng tiến. Thứ tư, vấn đề tiền của: tiền của nay còn mai mất, Chúa dạy:
phải biết dùng tiền của làm phương tiện đi vào nước trời, mỗi người đừng quá
đòi hỏi mà chỉ mong sao hằng ngày dùng đủ, rồi tin tưởng vào Thiên Chúa quan
phòng, các tài nguyên thiên nhiên, hãy dùng chúng để kiến tạo hòa bình và biến
gươm giáo thành cày cuốc. Thứ năm, để đảm bảo luật luân lý, Chúa dạy: mọi người
phải coi nhau như anh em, phải yêu thương nhau, yêu thương cả kẻ thù nghịch với
mình, cầu nguyện cho kẻ ngược đãi mình, mọi người phải tha thứ cho nhau. Thứ
sáu, về vấn đề giáo dục trẻ em, Chúa dạy: phải yêu mến chúng, phải hướng dẫn
chúng và không được làm gương mù gương xấu cho chúng, nước trời thuộc về những
ai có tâm hồn đơn sơ như trẻ em. Thứ bảy, các nhân đức luân lý được đề cao:
khôn ngoan, công bằng, vâng lời, tiết độ, kiên nhẫn, can đảm chịu đựng những
đau khổ, khiêm nhường, hiền lành, trong sạch, phục vụ, tránh xa dịp tội và đứng
làm gương mù. Tóm lại, mọi người là anh em, là con cái Thiên Chúa, mỗi người là
chi thể trong một nhiệm thể, cho nên, phải dùng tình thương mà đối xử với nhau
và yêu nhau như Chúa yêu chúng ta.
Về phạm vi giáo lý: Tin Mừng đã mạc khải cho chúng ta
biết bốn điều quan trọng: Thứ nhất, một Thiên Chúa có Ba Ngôi, chúng ta chỉ tôn
thờ một Thiên Chúa mà thôi, Thiên Chúa có Ba Ngôi: ngôi thứ nhất là Cha, là
Đấng tạo dựng vũ trụ trời đất muôn loài, ngôi thứ hai là Con, là Chúa Giêsu
Kitô, Đấng xuống thế làm người để cứu chuộc mọi người, ngôi thứ ba là Thánh
Thần, Đấng thánh hóa, an ủi và giúp đỡ mọi người. Cả ba Ngôi chỉ là một Thiên
Chúa, bằng nhau mọi đàng. Thứ hai, Chúa Giêsu là Thiên Chúa và là Thiên Chúa
nhập thể, Ngài là một người như mọi người, có cha có mẹ, có quê hương tổ quốc,
có sinh có tử, có sống và chết như mọi người, Ngài giống chúng ta mọi đàng chỉ
trừ tội lỗi, nhưng Ngài cũng là Thiên Chúa, đồng bản tính với Chúa Cha, Ngài
đến trần gian để dạy dỗ và cứu chuộc loài người, Ngài là đường, là sự thật và
là sự sống, ai tin theo Ngài sẽ được sự sống đời đời. Thứ ba, về Nước Thiên
Chúa, Nước Trời, đây là nước hằng sống, vĩnh cửu, là thiên đàng, muốn vào Nước
Thiên Chúa phải tin và thực hành đức tin chứ không thể chỉ nói “Lạy Chúa” mà
vào được, nước Chúa có giá trị vô song, người ta phải hy sinh mọi sự, kể cả
mạng sống để chiếm hữu nó. Thứ tư, Tin Mừng cho biết về Giáo Hội qua những dụ
ngôn người gieo giống, hạt giống tự mọc, hạt cải, tấm men, kho báu, viên ngọc
quý, mẻ cá, bầy chiên… Giáo Hội có phẩm trật: Phêrô là đầu, tức Đức Giáo Hoàng
sau này, các tông đồ, là các giám mục sau này, những vị lãnh đạo Giáo Hội được
Chúa trao quyền cầm buộc và cởi mở, ai muốn đến với Chúa phải đến với Giáo Hội.
Có cuốn sách nào được người ta
ham mộ, kính trọng như sách Tin Mừng không? Có sách nào tồn tại suốt 20 thế kỷ
và bán chạy như sách Tin Mừng không? Sách Tin Mừng toàn bộ đã được dịch ra 236
thứ tiếng, và còn cả 100 thứ tiếng nữa đang sửa soạn để dịch Tin Mừng, có sách
nào khích lệ, đổi mới con người bằng sách Tin Mừng không? Cho nên, vấn đề đặt
ra cho chúng ta là chúng ta có đọc Tin Mừng hay không? Nếu chúng ta không chịu
đọc thì sách có hay mấy cũng là không hay, cũng như đã gọi là thuốc hay mà
chúng ta không dùng thuốc thì làm sao khỏi bệnh được? Chúng ta hãy nhớ: sách
Tin Mừng là lời Thiên Chúa hằng sống, chúng ta có đọc, có sống Tin Mừng thì
chúng ta mới thấy được sự sống ấy dồi dào ra sao, nơi đâu có ánh sáng Tin Mừng
nơi ấy tràn đầy hy vọng cho hiện tại và tương lai. Ước mong mỗi gia đình đều có
sách Tin Mừng, chúng ta có đủ thứ sách mà lại thiếu sách Tin Mừng thì thật đáng
tiếc. Nhưng có sách mà không dùng, không đọc cũng như không có. Ước mong chúng
ta hãy đọc và sống theo những điều chúng ta đọc, bảo đảm bản thân chúng ta và
gia đình chúng ta sẽ tốt đẹp.
Hãy theo Tôi
Đoạn Tin Mừng kể lại việc Chúa
Giêsu kêu gọi bốn môn đệ đầu tiên là Phêrô, Anrê, Giacôbê và Gioan. Chúa kêu
gọi các ông: “Các anh hãy đi theo tôi”. Lời kêu gọi đó Chúa cũng nói với mỗi
người chúng ta hôm nay.
Tin Mừng cho biết cả bốn môn đệ,
bốn tông đồ đầu tiên ấy đều là những người chài lưới, và họ đang hành nghề trên
biển hồ Galilê. Cho tới lúc đó, chưa bao giờ các ông đưa mắt nhìn xa quá tầm
mắt quen thuộc với những công việc sinh nhai hằng ngày. Bây giờ Chúa Giêsu mời
gọi các ông nhìn lên cao hơn và xa hơn. Ngài chỉ cho các ông thấy thế giới như
biển cả mênh mông, phải vượt khắp đó đây để đánh lưới “sinh linh”. Sứ mệnh của
các ông là đem các linh hồn về cho Chúa.
Nghe tiếng Chúa kêu gọi, các ông
đáp lại ngay và sẵn sàng từ bỏ mọi sự, kể cả những gì thiết thân nhất trong đời
sống như nghề nghiệp và phương tiện sinh sống cùng với những mối liên hệ ruột
thịt tự nhiên. Từ nay các ông sẽ có những bận tâm khác với những lo lắng trước
đây. Các ông rời bỏ quê hương làng xóm, nơi chôn nhau cắt rốn, để đi đến những
nơi Thầy sẽ sai đến. Quê hương các ông bây giờ là thế giới. Các ông từ bỏ gia
đình ruột thịt quen thuộc, Thiên Chúa sẽ ban cho các ông một gia đình khác, gia
đình các linh hồn mà các ông sắp cứu vớt. Các ông thoát ly hoàn toàn và dứt
khoát.
Thực vậy, các tông đồ đầu tiên
thoát ly mọi sự trước kia đã ràng buộc các ông là để gắn bó với Chúa Giêsu. Các
ông đi theo Ngài một cách tin tưởng mà không hỏi xem Ngài sẽ dẫn các ông đi đâu
và tương lai sẽ thế nào. Các ông đi theo Ngài để chia sẻ vui sướng, nhưng đồng
thời cũng để đồng lao cộng khổ với Ngài. Các ông đi theo Ngài để lãnh nhận lời
giáo huấn, lấy đó làm mẫu mực cho đời sống mình trước hết, để rồi sau đó tuyên
xưng giáo thuyết của Ngài và truyền bá giáo thuyết đó cho mọi người.
Tóm lại, bốn tông đồ đầu tiên nói
riêng và tất cả các tông đồ nói chung, đã thực thi mệnh lệnh “Hãy đi theo tôi”
của Chúa Giêsu một cách trọn vẹn. Các ông đã đi theo Chúa, sống bên Chúa, chứng
kiến mọi việc Chúa làm, ghi nhớ những lời Chúa giảng dạy. Và khi Chúa về trời,
các ông hăng say rao giảng về Chúa và giáo huấn của Chúa cho đến chết. Đó là
đường lối mà các tông đồ đầu tiên và các tông đồ kế tiếp nhau đã làm đổi thay
bộ mặt cũng như toàn bộ thế giới cho tới chúng ta ngày nay.
Nếu Chúa Giêsu đã quan tâm kêu
gọi những người cộng sự trong sứ mạng rao giảng Tin Mừng, thì điều đó có nghĩa
là Ngài không muốn làm việc một mình mà muốn nước trời là một công trình có sự
đóng góp của mọi người, nhất là qua ơn gọi thừa tác. Lời kêu gọi “Hãy đi theo
tôi” hôm qua vang lên tai các tông đồ thì hôm nay vẫn còn vang lên trong nhịp
sống Giáo hội và gửi đến chúng ta hằng ngày. Vấn đề là chúng ta có quan tâm
lắng nghe và đáp ứng không?
Qua Bí tích Rửa tội, chúng ta đã
được Chúa mời gọi theo Chúa, chúng ta đã thực sự là Kitô hữu rồi. Nhưng đời
sống Kitô hữu không phải chỉ là tin những điều Giáo hội dạy, giữ những điều răn
Chúa và Giáo hội truyền, và giữ như thế để được rỗi linh hồn. Cũng như các tông
đồ xưa kia được kêu gọi không phải chỉ là để được “rỗi linh hồn”, nhưng còn là
để cộng tác với Ngài. Người Kitô hữu cũng thế, được kêu gọi theo Chúa, không
phải chúng ta chỉ lo cứu linh hồn mình, nghĩa là không phải chỉ là người giữ
đạo, đọc kinh, đi lễ, nhưng phải là những tông đồ cho Chúa nữa. Dù ở bậc sống
nào, dù không vào đoàn thể nào, dù ở bất cứ chỗ nào, chúng ta cũng phải là
những tông đồ của Chúa. Làm tông đồ trước tiên là bằng chính đời sống tốt đẹp
của chúng ta.
Đời sống tốt đẹp của chúng ta có
thể thay đổi được nếp sống của những người chung quanh. Đời sống tốt đẹp của
chúng ta có thể thay đổi được vận mệnh của người khác, từ không biết Chúa đến
nhận biết Chúa, tôn thờ, yêu mến Chúa. Đời sống tốt đẹp của chúng ta có thể làm
cho mọi người từ tị hiềm ghen ghét đến yêu thương, xây dựng, đùm bọc, nâng đỡ
nhau.
Về điều này chính chúng ta đã
kinh nghiệm hay chúng ta biết được qua kinh nghiệm của người khác. Câu truyện sau đây là một điển
hình: Một hôm, thánh Cờ-lê-men-tê lững thững đi vào một quán ăn. Ngài giơ tay
ra và nói: “Xin quí ông rộng lượng bố thí cho các em cô nhi một miếng ăn”. Tức
thì các thực khách cười rộ lên. Một người tên là Uyn-déc (Wilszek) ngổ ngáo
nói: “Một miếng ăn cho các em hả, được lắm”. Nói xong, anh ta nâng cốc bia lên
uống, rồi phùng miệng phun thật mạnh vào mặt cha Cờ-lê-men-tê. Ngài điềm tĩnh
lấy khăn mùi xoa ra lau mặt, rồi lại giơ hai tay ra và nói: “Thưa các ông, đó
là phần của tôi. Còn phần của các em cô nhi đâu chưa thấy”. Uyn-déc như bị đấm
một quả thôi sơn, té nhào xuống đất, anh ấp úng nói.
“Tôi…tôi…sẽ…gởi…tặng các em một
món quà”. Quả thực, sau đó anh tự động đi lạc quyên giữa các bạn bè xa gần và
đến trao cho thánh Cờ-lê-men-tê một món tiền lớn; và anh còn làm nhiều lần như
thế.
Gương sáng, đời sống tốt đẹp có
sức mạnh như thế đó. Xin Chúa cho chúng ta biết sống tốt đẹp, nêu gương sáng
cho mọi người, trước tiên cho những người thân yêu trong gia đình bằng đời sống
hòa thuận yêu thương nhau, hạnh phúc trong tình yêu mến Chúa và yêu mến nhau,
rồi từ đó lan tỏa cho những người chung quanh.
Trở nên môn đệ
Thánh Marcô tạo ra cảm giác là
lời kêu gọi các môn đệ đầu tiên là một sự kiện mang tính cách rất lễ nghi, và
người được kêu gọi hoàn toàn bất ngờ, không được biết trước, hoặc có quan hệ gì
với Đức Giêsu. Nhưng thánh Gioan cho thấy rằng không phải là trường hợp đó.
Ngài giải thích rõ ràng rằng mối tương quan của các môn đệ với Đức Giêsu trải
qua một giai đoạn lớn lên và phát triển. Người ta không đi theo một người hoàn
toàn xa lạ. Nếu như vậy, thì họ là những kẻ điên rồ.
Rõ ràng là cả bốn môn đệ (Simon,
Anrê, Giacôbê và Gioan) đã có quan hệ từ trước với Đức Giêsu. Chắc hẳn là họ
bắt đầu bằng cách đứng trong đám đông, lắng nghe Người nói. Điều này đưa đến
kết quả là họ thán phục Người, làm cho họ muốn được quen biết với Người một
cách cá nhân. Một khi đã được gặp gỡ Người, và cảm thấy được sức thu hút nơi
nhân cách của Người, thì họ đều bị lôi cuốn về phía Người. Từ đó, có thể họ
quyết định đi theo Người.
Điều này giải thích nguyên nhân
tại sao, khi cuối cùng Người kêu gọi họ, thì họ liền hưởng ứng ngay tức khắc và
một cách trọn vẹn đến như vậy. Họ bỏ lại tất cả mọi sự – cách sinh nhai, tài
sản, sự an toàn, những liên hệ gia đình – và tự hiến thân riêng biệt cho việc
đi theo Đức Giêsu. Qua bao thời đại, nhiều kẻ tin đã thực hiện cũng lời cam kết
này đối với Đức Kitô. Mặc dù lời kêu gọi “Hãy theo Thầy” của Người nghe giống
như một lệnh truyền, nhưng tất nhiên, đó không phải là một lệnh truyền, mà là
một lời mời gọi.
Những người đó là ai vậy? Họ là
những người đánh cá, mà đánh cá là một công việc quan trọng. Nhưng Đức Giêsu
mời gọi họ đến với một công việc thậm chí còn quan trọng hơn. Người đem đến cho
họ không chỉ một công việc mới mẻ, nhưng còn là một nguyên cớ để rồi từ đó, họ
hiến trọn cuộc đời mình. Họ biết rằng Người không kêu gọi họ đến với một cuộc
sống dễ dãi. Trái lại là đàng khác. Nhưng vốn là những người đánh cá, họ đã
từng quen thuộc với cảnh khó nhọc rồi.
Họ cũng hiểu rằng lời mời gọi của
Đức Giêsu chính là lời mời gọi phục vụ người khác: “Thầy sẽ làm cho anh em trở
thành những kẻ lưới người”. Khi những người lãnh đạo các giáo phái kêu gọi
người ta đi theo họ, họ biến những kẻ đó thành nô lệ cho họ. Đức Giêsu kêu gọi
các tông đồ, không phải để phục vụ bản thân Người, nhưng là để phục vụ những
người khác.
Lời mời gọi của Người mang ý
nghĩa hy sinh những kế hoạch riêng, những tham vọng, sự an toàn v.v… Đây là một
cuộc phiêu lưu đầy nguy hiểm, bởi vì họ đang chuyển từ công việc mà họ biết, để
đến với một công việc mà họ không hề biết. Nhưng họ cũng biết rằng lời mời gọi
của Người đem đến cho họ một cơ hội được sống một cuộc sống trọn vẹn hơn và
xứng đáng hơn. Cho đến nay, họ đã có một nghề nghiệp. Bây giờ, họ có được một
ơn gọi.
Một nghề nghiệp và một ơn gọi
khác hẳn nhau, mặc dù không hề loại trừ lẫn nhau. Chúng ta vẫn có thể sống theo
một ơn gọi, thông qua một nghề nghiệp cụ thể, chẳng hạn như làm giáo viên, y
tá, bác sĩ… Nhưng không bao giờ một ơn gọi có thể đưa đến những hoạt động này.
Ơn gọi mang nét gì đó sâu xa hơn, đòi hỏi một tầm nhìn, một động cơ, một sự tận
tụy. Một nghề nghiệp thường mang ý nghĩa đưa con người đi xa hơn. Nhưng một ơn
gọi có nghĩa là phục vụ những người khác.
Sự kiện các môn đệ chấp nhận thử
thách này một cách hết lòng đến thế, nói lên cho chúng ta biết rất nhiều về
tính cách con người của họ, mặc dù họ không phải là những siêu nhân, mà chỉ là
những con người bình thường. Không ai có thể tin tưởng vào những con người bình
thường, giống như Đức Giêsu đã tin. Để trở thành môn đệ của Đức Giêsu, người ta
không cần phải trở thành một con người đặc biệt.
Ngày nay, Chúa vẫn còn kêu gọi
con người, và nhu cầu hiện nay rất lớn. Vẫn có những người đáp trả lại lời mời
gọi của Người. Một số người (giống như bốn môn đệ trên) được kêu gọi hoàn toàn
hiến thân, và sống theo một cách thức “chuyên nghiệp” đi theo Đức Kitô. Nhưng
không phải tất cả mọi Kitô hữu đều được mời gọi đi theo Đức Kitô bằng cách này.
Ý tưởng về lời mời gọi trái ngược
với nền văn hóa phổ biến hiện nay. Ngày nay, chúng ta nghĩ rằng mình vẫn có thể
sống một cuộc sống không hề được kêu gọi – không cậy nhờ vào bất cứ mục đích
nào bên ngoài bản thân mình. Thật không dễ dàng khi cho phép mình được chọn
lựa. Khi để mặc một mình, chúng ta có khuynh hướng đi theo lối sống nào ít bị
kháng cự nhất. Do đó, chúng ta cần có người nào đó thách đố chúng ta, người đó
biết rõ những điều mà chúng ta ưa thích nhất, và sẽ không để cho chúng ta sắp
xếp bất cứ thứ gì, mà khả năng của chúng ta chưa đạt tới.
Việc đi theo Đức Kitô có ý nghĩa
gì đối với người bình thường? Điều đó có nghĩa là hãy là người Kitô hữu ngay
tại nơi bạn đang sống, và theo nghề nghiệp mà bạn đã chọn lựa. Có nhiều cách thức
phục vụ Đức Kitô và Tin Mừng của Người. Lời kêu gọi này ngay từ đầu không phải
là trở nên người tông đồ, mà là trở nên môn đệ của Đức Kitô.
Chúa Giêsu công khai
rao giảng
JKN
Câu hỏi gợi ý:
1. Đức Giêsu đến để xây dựng Nước
Thiên Chúa. Bạn quan niệm Nước Thiên Chúa là gì? ở ngay trần gian này hay ở đời
sau? Bản chất của nó là gì?
2. Bản chất của Nước Thiên Chúa
chính là Tình Thương. Trong đời sống Kitô hữu, việc cầu nguyện và lãnh nhận các
bí tích rất quan trọng, nhưng so với việc thực hiện tình yêu thương thì việc
nào quan trọng hơn? Cái nào là mục đích, cái nào là phương tiện? Cần phải quan
trọng hóa hay làm nổi bật cái nào?
Suy tư gợi ý:
1. Đức Giêsu đến để xây dựng
triều đại Thiên Chúa
Khi bắt đầu xuất hiện công khai
để loan báo Tin Mừng, Đức Giêsu tuyên bố với mọi người: “Thời kỳ đã mãn, và
Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần. Anh em hãy sám hối và tin vào Tin Mừng”. Ngài
nói vậy nghĩa là gì? - “Thời kỳ đã mãn” nghĩa là đã hết một thời kỳ, và đã đến
lúc bắt đầu một thời kỳ mới. Thời cũ là thời của Cựu Ước, với những tinh thần
và luật lệ của Cựu Ước. Thời của Cựu Ước là thời chuẩn bị cho thời của Tân Ước.
Và Đức Giêsu đến để khai mở thời kỳ Tân Ước, với những tinh thần và luật lệ mới
của Tân Ước. Thời Tân Ước là thời xây dựng triều đại Thiên Chúa do Đức Giêsu
chủ xướng và thiết lập. Ngài nói: “Triều Đại Thiên Chúa đã đến gần”. “Đã đến
gần” có nghĩa là còn đang đến chứ chưa thành hiện thực. Triều đại ấy có thành
hiện thực hay không còn tùy thuộc vào Đức Giêsu và những người cộng tác với
Ngài.
2. Triều đại Thiên Chúa hay Nước
Thiên Chúa là gì?
Triều đại Thiên Chúa mà Đức Giêsu
muốn thiết lập là một kỷ nguyên mới, trong đó nhân loại được sống trong an bình
hạnh phúc, nhờ biết yêu thương nhau, hy sinh cho nhau, sống cho nhau. Ngài đã
đưa ra một “điều răn mới” cho kỷ nguyên mới này: “Thầy ban cho anh em một điều
răn mới là anh em hãy yêu thương nhau; anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã
yêu thương anh em” (Ga 13,34; x. 15,12.17). Và yêu thương phải trở thành dấu
hiệu đặc trưng của những ai theo Ngài, đặc trưng đến nỗi chỉ việc nhìn vào tình
thương họ dành cho nhau, mà mọi người nhận ra họ là người theo Ngài: “Mọi người
sẽ nhận biết anh em là môn đệ của Thầy ở điểm này: là anh em có lòng yêu thương
nhau” (Ga 13,35). Ngài đã thiết lập Giáo Hội như một cộng đoàn đặc biệt của
Ngài nhằm thực hiện Nước Thiên Chúa, trong đó, tình thương thống trị trong lòng
mọi người, khiến mọi người trong cộng đoàn đó yêu thương và hy sinh cho nhau,
coi nhau như anh chị em, nhờ đó họ luôn luôn đầy đủ và hạnh phúc. Và nhờ sự hấp
dẫn luôn luôn có của tình thương, Giáo Hội ấy ngày càng mở rộng, và lan tràn
khắp thế giới. Lúc ấy, thế giới sẽ trở thành Nước Thiên Chúa, ngay tại trần
gian này. Ngài đã ban cho Giáo Hội những phương tiện rất hữu hiệu là các bí
tích để thông ban sức mạnh thiêng liêng để con người thực hiện điều ấy.
3. Một lý do khiến Giáo Hội chưa
thực hiện được Nước Thiên Chúa
Thế nhưng cho đến nay, nhìn vào
Giáo Hội và thế giới, người ta không khỏi nghi ngờ: liệu việc xây dựng “Triều
đại Thiên Chúa” hay “Nước Trời” của Đức Giêsu có thành tựu được không? Xem ra
lý tưởng của Đức Giêsu vẫn còn xa vời lắm, mặc dù Giáo Hội đã nỗ lực thực hiện
lý tưởng ấy suốt 2000 năm nay. Có thể một trong những lý do khiến chúng ta
không thành công là chúng ta chưa quan tâm đủ đến sứ điệp trọng tâm của Đức
Giêsu là tinh thần yêu thương, mà quá quan tâm đến những phương tiện - là việc
cầu nguyện, các bí tích - để đạt được tinh thần ấy.
Quả thật, những phương tiện mà
Đức Giêsu đặt ra rất cần thiết và hữu ích, nhưng dù thế nào chăng nữa, chúng
vẫn chỉ là những phương tiện. Biến những phương tiện ấy thành mục đích hay cứu
cánh là vô hiệu hóa chúng, thậm chí làm chúng biến chất, làm chúng trở nên có
hại thay vì có lợi. Nếu “đồng tiền là một đầy tớ rất tốt, nhưng lại là một ông
chủ rất xấu”, thì tương tự như vậy: các phương tiện Đức Giêsu lập ra như các bí
tích, việc cầu nguyện, v.v... là những phương tiện rất tốt, nhưng lại là những
mục đích rất xấu. Nghĩa là nếu chúng ta nhắm mục đích rõ ràng là sống yêu
thương nhau, và quyết tâm thực hiện sự yêu thương ấy, thì việc cầu nguyện và
các bí tích sẽ là những phương tiện hết sức hữu hiệu để đạt được mục đích ấy.
Còn nếu chúng ta coi chúng là mục đích, thì chúng sẽ trở thành những yếu tố phá
hoại sự yêu thương ấy, cũng là phá hoại tôn giáo.
Khốn thay rất nhiều Kitô hữu
không hề ý thức sứ điệp căn bản của Đức Giêsu là tình yêu thương, nên không mấy
quan tâm tới điều chính yếu ấy. Họ chỉ chủ yếu quan tâm tới việc thực hành
những phương tiện mà Đức Giêsu lập ra để đạt mục đích ấy, và coi việc thực hành
những phương tiện ấy chính là bản chất việc sống đạo Kitô giáo. Họ đã biến
phương tiện thành mục đích, vì thế, những phương tiện ấy chẳng những chẳng đạt
được mục đích mà Đức Giêsu muốn chúng đạt được, mà chúng lại trở thành một thế
lực ngăn cản con người đạt đến mục đích ấy. Thật vậy, biết bao Kitô hữu cảm
thấy mình đạo đức chỉ vì đã đi lễ hằng ngày, rất siêng năng lãnh nhận các bí
tích, rất chuyên cần đọc kinh cầu nguyện... đang khi họ đối xử với tha nhân,
thậm chí với cả những người trong gia đình mình, chẳng mấy tốt đẹp. Như thế họ
đã quan niệm sai lầm về việc sống đạo, nhất là về bản chất của Kitô giáo. Điều
này thiết tưởng những người có nhiệm vụ rao giảng, dạy dỗ trong Giáo Hội phải
chịu trách nhiệm phần nào!
4. Để xây dựng Nước Thiên Chúa,
Đức Giêsu cần những người cộng tác
Ngay khi bắt đầu sứ mạng loan báo
và xây dựng Nước Thiên Chúa, việc đầu tiên Đức Giêsu phải làm là tìm những
người có tâm huyết cộng tác với Ngài. Chắc hẳn những người được Ngài mời gọi
theo Ngài làm tông đồ, Ngài đã nhận ra nhiệt huyết của họ trong những lần Ngài
nói chuyện với dân chúng về Nước Trời trước đó. Vì thế, khi Ngài mời gọi họ, họ
lập tức bỏ mọi sự để lên đường theo Ngài ngay. Và với 12 môn đệ - tức 12 người
cộng tác đắc lực - được Ngài tuyển chọn, Ngài đã lập nên cả một Giáo Hội phát triển
rộng lớn như ngày nay. Sau 20 thế kỷ khởi công xây dựng Nước Thiên Chúa, người
theo Đức Giêsu hiện nay trên thế giới tuy rất đông nhưng dẫu sao vẫn còn rất ít
ỏi so với số lượng đáng lẽ phải đạt được. Vì hiện nay số người Kitô hữu mới chỉ
chiếm 1/3 dân số thế giới. Đó là nói về số lượng, còn chất lượng người Kitô hữu
thì sao? Bao nhiêu phần trăm Kitô hữu thật sự sống tinh thần yêu thương của Đức
Giêsu đúng như Ngài đã truyền: “Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu
thương anh em” (Ga 13,34)? Đối với thế giới, Kitô giáo có phải là một biểu
tượng hay gương mẫu của tình thương, của sự khoan dung, hay chỉ là biểu tượng
của lễ nghi, của sự khắt khe, không khoan nhượng?
Thời nào Đức Giêsu cũng cần những
người có tâm huyết cộng tác với Ngài. Và chắc chắn thời nào cũng không thiếu
những con người nhiệt tình sẵn sàng hy sinh cho công cuộc của Ngài. Nhưng nhiệt
huyết xuông, không đủ, chúng ta cần phải đi đúng đường lối của Ngài. Nếu không,
nỗ lực của Giáo Hội chúng ta sẽ chỉ là những nỗ lực kiểu “dã tràng xe cát biển
đông, nhọc nhằn mà chẳng nên công cán gì”. Thiết tưởng chúng ta cần phải nắm
vững cái nào là cái chính yếu, cái nào là cái phụ thuộc; cái nào là mục đích,
cái nào là phương tiện; cái nào là bản chất, cái nào là hiện tượng. Nhờ phân
biệt rõ ràng như thế, chúng ta mới biết hy sinh cái phụ thuộc cho cái chính
yếu, coi nhẹ phương tiện hơn mục đích, coi trọng bản chất hơn hiện tượng.
Cứ thử xét cách dùng danh từ của
nhà đạo chúng ta thì biết chúng ta đã quan trọng hóa cái gì: cái chính yếu hay
cái phụ thuộc? Chúng ta gọi những việc cầu nguyện hay bí tích là những “việc
đạo đức”. Điều đó khiến nhiều Kitô hữu lầm tưởng rằng cứ cầu nguyện hay lãnh
nhận các bí tích cho nhiều là trở thành người đạo đức. Nhưng thật ra rất nhiều
người làm được như vậy một cách rất gương mẫu, nhưng chẳng ai mến phục chỉ vì
họ sống thiếu tình thương. Thực ra đạo đức được thể hiện trong chính cuộc sống
thường ngày: trong cách cư xử, cách làm việc, cách nói năng… Một người có đạo
đức khác với những người không đạo đức chủ yếu ở trong chính cách cư xử, làm
việc, nói năng… chứ không phải trong việc cầu nguyện và lãnh nhận các bí tích.
Vì thế, thiết tưởng khi chúng ta làm những bổn phận hằng ngày như làm ăn buôn
bán, quét nhà nấu ăn giặt giũ, tiếp xúc nói chuyện cư xử với mọi người...nếu
chúng ta làm với tinh thần yêu thương vị tha, thì chính khi làm như vậy là ta
thực hiện những việc đạo đức. Việc cầu nguyện và các bí tích giúp ta có ơn
Chúa, có sức mạnh để làm những việc ấy với tinh thần yêu thương của Chúa, chứ
chúng không thay thế tinh thần yêu thương ấy.
Cầu nguyện hay lãnh nhận các bí
tích mà không thể hiện tình yêu thương trong cách cư xử, làm việc, ăn nói, suy
nghĩ, thì giống như một người đi làm quần quật suốt ngày để có tiền, nhưng
chẳng dùng số tiền ấy vào việc gì, cứ cất vào một chỗ để dành. Như thế tiền bạc
ấy trở nên vô ích. Tiền bạc chỉ trở nên ích lợi và đem lại hạnh phúc khi được
chi tiêu để thỏa mãn những nhu cầu cần thiết của đời sống. Cũng vậy, cầu nguyện
hay lãnh nhận bí tích chỉ có ích lợi và đem lại ơn cứu rỗi khi chúng nhắm thực
hiện mục đích mà Chúa muốn là thể hiện tình yêu thương cách hữu hiệu.
Cầu nguyện
Lạy Cha, bản chất của Cha là Tình
Yêu, và bản chất của Nước Trời do Đức Giêsu thiết lập cũng là Tình Yêu. Do đó,
tình yêu chính là mục đích và bản chất của Kitô giáo. Việc cầu nguyện, các bí
tích chính là những phương tiện hữu hiệu để thực hiện mục đích hay bản chất ấy.
Xin Cha đừng để người Kitô hữu chúng con lầm lẫn mục đích với phương tiện, điều
chính yếu với điều phụ thuộc. Có như vậy, Nước Trời mới thật sự hình thành tại
trần gian này. Xin cho chính bản thân con ý thức điều đó.
Nhìn về tương lai
Lm. Nguyễn Hữu An
Có một thầy ẩn tu tên là
Xê-bat-chiêng thường đến cầu nguyện tại một nhà nguyện vắng vẻ trên núi. Trong
nhà nguyện này dân chúng tôn kính một tượng Thánh Giá với tước hiệu là
"Tượng Chúa ban ơn"
Thấy dân chúng có lòng tin thường
đến cầu xin ơn lành, thầy Xê-bat-chiêng cũng thêm lòng tin cậy.
Một hôm vắng người, thầy quỳ gối
trước Thánh Giá và chân thành khấn nguyện: "Lạy Chúa, con ước ao được chia
sẻ đau khổ với Chúa, xin cho con được thế chỗ Chúa trên thánh giá".
Thầy quỳ yên lặng, mắt đăm đăm
nhìn lên Thánh Giá mong đáp lời. Một lúc sau, từ Thánh Giá có tiếng phán bảo:
"Được, Ta bằng lòng để con thế chỗ Ta trên Thánh Giá nhưng với một điều
kiện duy nhất là bất cứ điều gì xảy ra, tai con nghe gì, mắt con thấy gì, con
đều phải giữ im lặng không được nói năng gì hết". Xê-bat-chiêng hứa và
được Chúa Giêsu cho lên thế chỗ Ngài trên Thánh Giá.
Ngày qua ngày, dân chúng vẫn đến
trước tượng Thánh Giá để cầu nguyện. Không ai hay biết về việc đổi chỗ này.
Một hôm, có người xứ nọ đến cầu
nguyện. Khi ra về, ông để quên dưới ghế quỳ cái túi đầy những đồng tiền vàng.
Thấy vậy thầy vẫn yên lặng.
Lúc sau, có một người nghèo khổ
vào nhà nguyện, ông ta sung sướng nhìn túi tiền vàng, tưởng là Chúa ban cho
liền xách túi, tạ ơn và đi ra.
Rồi có một chàng thanh niên vào
quỳ gối khẩn nguyện xin ơn che chở vì sắp đi xa. Vừa ra khỏi nhà nguyện thì gặp
người phú hộ trở lại tìm túi tiền. Không thấy đâu, ông nghi chàng thanh niên đã
lấy đi, tranh cãi và cả hai mời cảnh sát phân xử.
Không cầm lòng được nữa, từ trên
Thánh Giá, thầy Xê-bat-chiêng hét lên: Đứng lại. Mọi người ngạc nhiên. Thầy
phân trần sự việc. Người phú hộ tìm người nghèo xin lại túi tiền. Chàng thanh
niên cũng vội vã đi cho kịp chuyến tàu.
Khi không còn ai trong nhà
nguyện, Chúa Giêsu lên tiếng bảo Xê-bat-chiêng: "Con hãy xuống ngay khỏi
Thánh Giá, con không xứng đáng thế chỗ cho Ta, vì con đã không biết giữ yên
lặng như lời con đã hứa."
Thầy vội vã phân trần: Nhưng lạy
Chúa, làm sao con có thể chịu đựng được cảnh bất công đó?
Chúa Giêsu đáp: Thật con không
hiểu gì hết! Tiền của người phú hộ là tiền bất lương, trong khi người nghèo đói
kia vất vả mà không kiếm đủ miếng cơm manh áo cho đàn con nhỏ. Và nếu chàng
thanh niên kia có bị cảnh sát giữ lại, anh ta lỡ chuyến tàu, như thế đã cứu
được mạng sống mình. Kìa, tàu của anh ta đang lao đao giữa biển cả sắp chìm vì
sóng to gió lớn. (Trích tuyển tập truyện hay, Giấc Mộng Vàng, trang 27)
Câu chuyện này nhắc chúng ta nhớ
lời Chúa trong sách Isaia: Tư tưởng của Ta không phải là tư tưởng của các
ngươi, đường lối của Ta không phải là đường lối của các ngươi. Như trời cao hơn
đất bao nhiêu thì tư tưởng của Ta cũng cao hơn tư tưởng của các ngươi bấy
nhiêu.
Trong suy nghĩ của con người,chúng
ta không thể hiểu được tại sao Chúa Giêsu lại gọi bốn môn đệ đầu tiên để đặt
nền tảng xây dựng Giáo hội như bài phúc âm đã kể.
Đó là những người chài lưới,
"ăn với sóng, nói với gió", ít học, quê mùa. Chúa Giêsu lại chọn họ
làm môn đệ. Tại sao Chúa Giêsu không chọn những Luật sĩ, những Pharisiêu, những
Ký lục thông thái?
Cũng như chúng ta cũng hỏi, tại
sao Chúa Giêsu không sinh ra nơi cung điện nguy nga lộng lẫy mà lại chọn hang
đá Bêlem hôi hám lạnh lẽo để giáng sinh? Tại sao Chúa Giêsu lại chọn cái chết
Thập giá đau đớn tủi nhục để làm phương thế cứu độ? Ngắm nhìn Hài Nhi trong
máng cỏ cũng như nhìn lên tử tội Giêsu trên thập giá, chúng ta thường tự hỏi
tại sao Chúa lại thích những điều nghịch lý? Làm sao người ta có thể tuyên xưng
Người là Đấng Giải Thoát khi Người đến trong dáng vẻ yếu đuối bé bỏng?
Thánh Phaolô đã từng thốt lên:
Trong khi người Hy lạp tìm kiếm sự khôn ngoan, trong khi người Do thái tìm các
dấu lạ, thì chúng tôi lại rao giảng Đức Kitô chịu đóng đinh, một sự điên rồ đối
với lý trí nhân loại.
Bởi đó, đường lối của Thiên Chúa
không phải là đường lối của con người. Thiên Chúa là Thiên Chúa. Con người là
thụ tạo.
Chúa Giêsu thường chọn những cái
nghịch lý để làm những điều vĩ đại. Tám mối phúc thật là nghịch lý đối với
người đời nhưng lại là Hiến Chương Nước Trời. Chúa Giêsu không đến với sức mạnh
bạo lực nhưng với những gì yếu ớt mỏng manh kết tụ nơi Hài Nhi bé nhỏ. Chúa
Giêsu cũng kêu gọi những người tầm thường, những người khiêm nhường bé nhỏ.
Chính bằng cái mỏng manh bé nhỏ ấy mà Người khơi dậy nơi con người cái chân tâm
để rồi tình yêu của Người giúp họ biến đổi để trở nên những rường cột của Giáo
hội.
Như thế Chúa nhìn con người với
cái nhìn yêu thương, tôn trọng, luôn thấy cái tốt, cái đáng yêu nơi mỗi người
cho dù họ nhỏ bé, họ tầm thường. Chính sự bé nhỏ đó mà Chúa biến đổi để nên lớn
lao.
Mỗi người chúng ta trong cách
nhìn về tha nhân cũng cần học theo gương của Chúa. Đó là cái nhìn về phía đàng
trước, về phía tương lai.
Nhiều lần ta khóa chặt anh chị em
mình trong quá khứ lỗi lầm. Nhiều khi chỉ vì vài xích mích, vài lỗi lầm trong
cuộc sống, nhưng ta lại vịn vào đó mà phủ nhận, mà phán đoán và đánh giá chính
họ theo thành kiến của mình. Có người giận Cha xứ mà bỏ Nhà thờ không đi lễ,
không xưng tội rước lễ. Có người tâm sự: mọi người coi tôi như một người xấu
xa, ai cũng lên án, ai cũng xa lánh, cùng lắm chỉ thương hại, không còn cánh
cửa mở ra phía trước cho tôi.
Về mặt xã hội, hai mươi mấy năm
qua cũng có thái độ xét đoán con người như thế. "Chủ nghĩa lý lịch"
tạo nên sự kỳ thị khủng khiếp. Biết bao nhân tài bị mai một, không phát huy
được tài năng chỉ vì lý lịch. Biết bao kẻ bất tài nhờ lý lịch được thăng quan
tiến chức. Khóa chặt con người trong quá khứ, một quá khứ do cha mẹ, do hoàn
cảnh xã hội tạo nên. Vì quá khứ ấy mà mà mọi cánh cửa mở ra cho tương lai của
xã hội đất nước cũng bị thiệt thòi.
Cho nên xem ra con người ta vẫn
hay nhìn lại phía đàng sau hơn là nhìn về phía đàng trước. Trong khi đó niềm
tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ cho tương lai, lại thúc bách ta nhìn về phía
tương lai. Nhìn về phía tương lai là không chấp nhận thái độ thất vọng: thất
vọng về chính mình, về anh em, về cuộc đời. Nhìn về phía tương lai là thay thế
thất vọng bằng niềm tin: tin vào chính mình, vào con người, vào cuộc đời... Và
trên hết cũng như sâu hơn hết là tin vào Thiên Chúa, Đấng mở ngỏ và dẫn đưa
chúng ta đi về tương lai.
Chú giải mục vụ của
Jacques Hervieux
Tin Mừng Của Thiên Chúa (1,14-15)
Hai câu này khác nào một “bản tóm
lược”: một cái nhìn bao quát về sứ vụ của Chúa Giêsu như sẽ diễn ra trong các
trình thuật tiếp theo. Maccô đặt Chúa Giêsu trong khuôn khổ những sinh hoạt
chính yếu của Ngài tóm lược sứ vụ của Ngài cách thật cô đọng.
Mọi từ trong đoạn văn đều đáng
quan tâm (c. 14a). Chúng được cân nhắc cẩn thận. Trước hết ta được cho hay rằng
Chúa Giêsu chỉ khởi đầu sứ vụ khi Gioan chấm dứt sứ vụ của ông và bị bắt giam.
Như vậy là có một mối tương quan giữa sứ vụ của hai người. Maccô không nói Chúa
Giêsu từ hoang địa Giuđêa trở về (1,12). Không một chuyển tiếp nào cả, ông cho
thấy ngay Chúa Giêsu đi tới Galilê. Đó là tỉnh miền bắc xứ Palestin, nơi Chúa
Giêsu sinh trưởng (x. Lc 4,14-16). Nhưng nhất là vì danh xưng Do Thái của nó,
“Galilê” là “miền đất ngoại bang” (Is 8,23). Từ nhiều thế kỷ đây là ngã ba
đường của các dân tộc. Vì những đoàn quân ngoại quốc và các thương gia đều phải
qua nơi này, nên Galilê là vùng đất chung đụng từ xưa giữa những người Do Thái
và dân ngoại. Trong Tin Mừng Maccô, Chúa Giêsu sẽ coi vùng đất này như một
trung tâm “truyền giáo” tuyệt hảo. Vì ranh giới của miền này không rõ ràng nên
người Israel dễ có liên hệ với những vùng đất dân ngoại bao quanh: phía bắc có
Tia và Siđon, Syrô-Phênêci (bây giờ là Libăng), phía nam có miền Thập tỉnh (bây
giờ là Gioocđani). Khi coi Galilê là địa bàn hoạt động chính của Chúa Giêsu, Maccô
muốn nhấn mạnh rằng lời ngôn sứ mang tính phổ quát về Đấng Mêsia trong Isaia đã
ứng nghiệm: “Dân đi trong bóng tối đã nhận thấy ánh sáng rạng ngời, trên dân cư
của xứ sở một luồng sáng đã bừng lên” (Is 8,23-9,1).
Trong miền đất Galilê này, Chúa
Giêsu khởi sự “rao giảng Tin Mừng của Thiên Chúa” (c. 14b). Đó là lời loan báo
ơn cứu độ “đến” từ Thiên Chúa. Chúa Giêsu mang theo với Ngài “Tin Mừng” này
(1,1). Các độc giả của Maccô hiểu rất rõ diễn ngữ “rao giảng Tin Mừng của Thiên
Chúa”. Đó là nhiệm vụ các Tông đồ đã lãnh nhận sau khi Chúa Giêsu Phục Sinh
(1Tx 2,8). Nhiệm vụ này là làm cho mọi người biết rằng Chúa Giêsu đã tỏ mình ra
là Đấng Mêsia và là Con Thiên Chúa được các ngôn sứ loan báo. Chính Ngài là
“Đấng Cứu độ trần gian” (Ga 4,42).
Tiếp theo, Maccô tóm lược trong
hai câu đề tài căn bản trong lời công bố của Chúa Giêsu. Trước hết loan báo
rằng giờ thi hành sứ vụ đã đến (c. 15a), nơi các Kitô hữu tiên khởi, thành ngữ
“thời kỳ đã mãn” đã trở thành cổ điển. Nó có nghĩa là khi Chúa Giêsu đến là
“thời gian đã đầy đủ” (Gl 4,4). Ý muốn cứu độ của Thiên Chúa đã hoàn thành nơi
Chúa Giêsu: Ngài là Đấng Mêsia đã đến để đưa lịch sử tới hồi chung cuộc “Nước
Thiên Chúa đã đến gần” cũng là một xác tín của Thánh Kinh. Từ ngày thoát khỏi
cảnh lưu đày ở Babilon, Israel đặt tất cả hy vọng vào việc Thiên Chúa đích thân
ngự đến và việc thiết lập Vương Quốc Ngài trên mọi dân tộc. Nơi các ngôn sứ
lòng mong đợi này càng khẩn thiết hơn (Mi 4,7; So 3,15b; Za 14,9 v.v…). Với
Chúa Giêsu, Thiên Chúa hiện diện đang đích thân hoạt động. Vương Quốc Ngài đã
gần kề (Mt 12,28b).
Và Maccô kết thúc bản tóm tắt sứ
điệp của Chúa Giêsu bằng cách đặt nơi miệng Ngài một lời kêu gọi cấp bách phải
hoán cải để đón nhận trong đức tin biến cố hân hoan này (c.15b). Hoán cải –theo
sát tiếng Hy Lạp- có nghĩa là “thay đổi não trạng”. Việc biến đổi này, một biến
đổi cốt yếu nơi con người để trở lại với Thiên Chúa, cũng chính là nền tảng
trong lời giảng dạy của các ngôn sứ (Am 4,6-12). Ở đây, Chúa Giêsu lặp lại một
điểm nòng cốt trong sứ điệp của Gioan Tẩy Giả (1,4). Nhưng cùng với sự hoán cải
cần phải có “niềm tin” vào Tin Mừng. Đó cũng là lời mời gọi của các Tông đồ khi
lần đầu tiên các ngài công bố sự kiện Chúa Giêsu Phục Sinh. Phaolô đã làm thế ở
Ephêsô: “Tôi kêu nài những người Do Thái và Hy Lạp trở lại với Thiên Chúa và
tin vào Chúa Giêsu” (Cv 21,21).
Không phải là ngẫu nhiên, nếu ở
đây Maccô nhấn mạnh tới mối liên tục giữa sứ vụ của Giáo Hội và sứ vụ của Chúa
Giêsu. Giữa hai sứ vụ này là cuộc sống, cái chết và sự Phục Sinh của Chúa
Giêsu. Người loan báo Tin Mừng của Thiên Chúa lại trở nên chính đối tượng của
lời loan báo. Điều này không thể không gây ấn tượng nơi độc giả.
Gọi Các Môn Đệ Đầu Tiên (1,16-20)
Maccô vẽ nên bức họa huy hoàng
này vào đầu sứ vụ của Chúa Giêsu. Mấy tiếng đầu tiên gợi lên một lời mời gọi
hướng về biển khơi (c. 16a). Chúa Giêsu đang lên đường. Sứ vụ Ngài thật cấp
bách. Biển hồ Galilê –được biết đến nhiều hơn qua cái tên hồ Tibêria là một
biển nước mênh mông với 21 km chiều dài và 12 km chiều rộng. Bờ hồ hướng về một
chân trời rộng lớn mãi tới những miền đất dân ngoại bên kia sông Giođan. Bờ hồ
này thường được Maccô nói tới như một chốn phát sinh lời mời gọi (trong đoạn
văn này và ở 2, 13-14), và lời loan báo Tin Mừng cho đám đông dân chúng (2,13;
3,7-12; 5,21). Nhưng hoạt động của Chúa Giêsu ở đây lúc này chẳng khác nào như
đặt nền cho một công trình xây dựng.
Ngài “thấy ông Simon với người
anh là Anrê đang quăng chài xuống biển, vì họ làm nghề đánh cá” (c. 16b). phía
bắc hồ Tibêria nơi hai ông đang thả lưới là nơi nước ấm hơn và có rất nhiều cá.
Gần bờ có nhiều ngư dân sinh sống, họ đánh bắt, ướp mặn và buôn bán cá. Chúa
Giêsu hướng nhìn tới hai ngư phủ đang thả lưới. Ngài gọi các ông: “Các anh hãy
theo Tôi, Tôi sẽ làm cho các anh thành những kẻ lưới người như lưới cá” (c.
17). Ta không biết những lời mời gọi kiểu này đã gây ấn tượng gì nơi các ngư
phủ ấy. Ở đây Chúa Giêsu không ngại chơi chữ. Ngài dùng thứ ngôn ngữ của nghề
đánh cá để thôi thúc họ dấn thân vào sứ vụ tương lai: “lưới người như lưới cá”,
kiểu nói thật kỳ cục! Theo quan niệm của người “sémites”, trong lòng biển chất
chứa quyền lực đáng sợ của sự Dữ và Tử thần mà chỉ có một mình Thiên Chúa mới
chế ngự nổi (4,35-41). Khi gọi những ngư phủ này để họ trở nên “kẻ lưới bắt”
Chúa Giêsu mời họ theo Ngài đi vào trần gian giải thoát con người khỏi mọi điều
dữ. Ta phải ngạc nhiên khi thấy Simon và Anrê mau lẹ đáp lại lời Chúa Giêsu kêu
gọi (c. 18). Câu nói “bỏ chài lưới” nêu bật sự kiện những ngư phủ này từ bỏ
công việc họ đang theo đuổi, và các ông bỏ dụng cụ hành nghề lại đó thật đột
ngột khiến ta phải ngạc nhiên. Chẳng có trao đổi gì giữa họ với Chúa
Giêsu cả. Chỉ mình Ngài nói, còn các ông thì thực hiện lời Ngài, chẳng khác gì
những người máy.
Còn phải ngạc nhiên hơn nữa khi
đọc tới đoạn văn thứ hai vắn gọn và hoàn toàn song # đối với đoạn trên (c.
19-20). Lần này Chúa Giêsu không hề nói cho Giacôbê và Gioan biết họ sẽ làm gì.
Thế mà chẳng những các ông bỏ dụng cụ hành nghề mà còn bỏ cả những người cùng
chung sống nữa (cha già và những người làm công).
Các chi tiết của hai trình thuật
trên đây diễn ra theo một trật tự giống hệt nhau:
- Chúa Giêsu đi ngang qua.
- Ngài thấy hai người là anh em
với nhau.
- Ngài gọi họ.
- Lập tức họ bỏ tất cả mà đi theo
Ngài.
Không chắc chắn lắm là biến cố đã
xảy ra như vậy và một cách tự động như thế. Simon và Anrê, Giacôbê và Gioan sẽ
trở nên những cộng tác viên chính với Chúa Giêsu trong sứ vụ của Ngài
(3,16-17).
Phải chăng tình cờ mà họ được gọi
và họ cũng chẳng kịp tự do quyết định nữa? Chẳng ai lại dấn thân vào một cuộc
sống “khác” chỉ bằng một cái gật đầu rồi đi theo một kẻ xa lạ, dù kẻ ấy có sức
lôi cuốn tới đâu chăng nữa! Trình thuật về các môn đệ đầu tiên trong Tin Mừng
Gioan hẳn phải gắn với thực tế hơn (Ga 1,35-51). Trong đó ta thấy Chúa Giêsu mở
cuộc đối thoại với những kẻ Ngài gọi và cho họ có thì giờ để quyết định cách
chín chắn, sau một thời gian họ quen biết Ngài và đã ở với Ngài.
Maccô không quan tâm gì đến mặt
tâm lý của sự kiện. Thế thì Maccô muốn cho trình thuật của ông có ý nghĩa gì?
Câu trả lời sẽ dễ dàng nếu ta biết rằng Maccô đã cảm hứng từ một trình thuật
mẫu về ơn gọi trong Thánh Kinh. Đó là câu truyện Elia gọi Elisê đi làm môn đệ
ông (IV 19,19-21). Trong trình thuật này ta thấy người được gọi đã từ bỏ ngay
mọi việc để đi theo thầy. Người ấy cũng chẳng được vị ngôn sứ cho phép về từ
biệt cha mẹ nữa. Ngay tức thời, ông từ bỏ gia đình và nghề nghiệp: “Ông chỗi
dậy và đi làm môn đệ Elia”.
Khi mô phỏng đoạn Thánh Kinh này
để diễn tả ơn gọi của các môn đệ đầu tiên, Maccô muốn nêu bật điều căn bản
trong việc làm môn đệ Đấng Mêsia. Ông nhấn mạnh hai điều: Trước hết sáng kiến
về lời mời gọi đến hoàn toàn từ Chúa Giêsu. Sau đó là chính lời mời gọi này: nó
mang tính hiệu nghiệm tuyệt đối của Lời Thiên Chúa: “Ngài phán…và đã có” (x. St
1,3 v.v…). Hiệu quả của lời mời gọi đó là việc từ bỏ hẳn gia đình và nghề
nghiệp. Chúng ta cần ghi nhận rằng không phải mọi người đều được yêu cầu cắt
đứt những mối dây liên hệ cốt yếu và chính đáng này. Lời kêu mời chỉ được gửi
tới một số người có ơn gọi rất đặc biệt. Simon (Phêrô) và Anrê, Giacôbê và
Gioan là người được gọi để trở thành “cộng tác viên” gần gũi với Chúa Giêsu
trong sứ vụ rao giảng Tin Mừng (x. Thiết lập nhóm Mười Hai: 3,16-19).
Chắc chắn khi đặt trình thuật này
như một “khai mở” cho toàn bộ cuốn Tin Mừng, Maccô đã có những ý định rõ rệt. Ý
thứ nhất là Chúa Giêsu thi hành một tác vụ “nay đây mai đó”, đòi hỏi một cuộc
sống và một sinh hoạt hết sức tự do. Theo quan điểm này, những ràng buộc với
nghề nghiệp và gia đình sẽ gây cản trở. Tiếp đến, Maccô muốn hợp thức hóa sứ vụ
Tông đồ như được trình bày. Sau khi thành lập nhóm Mười Hai, các môn đệ được
sai đi từng hai người một, theo cách thức chính Chúa Giêsu đã dùng (x. Sai đi
rao giảng: 6,7). Sau cùng, để đi theo Chúa, Phêrô và nhóm Mười Hai đã nêu gương
từ bỏ tuyệt đối (x. 10,28). Có lẽ Maccô cũng muốn gợi ý với Giáo Hội Rôma, mà
ông viết Tin Mừng cho, rằng trong cuộc bách đạo các Kitô hữu tân tòng cũng có
thể được mời gọi từ bỏ những điều quý giá nhất: vị trí trong xã hội và những
liên hệ gia đình.
Qua suốt dòng lịch sử của mình,
Giáo Hội đã đọc được nơi những trang Tin Mừng này lời mời gọi những ai muốn
theo sát bước chân Chúa Giêsu từ bỏ những của quý giá nhất.
Trình thuật vừa đọc cho ta cảm
tưởng rằng những sự kiện ấy xảy ra cách dồn dập. Nó khác nào phần rút gọn của
cả một cuốn phim sẽ diễn ra trong suốt Tin Mừng. Lời Chúa Kitô mời gọi khiến
các môn đệ “cất bước đi theo Ngài và vận dụng hết nghị lực để phục vụ Ngài. Cần
ghi chú rằng, đối với nhiều người, bút pháp của Maccô gây một cảm giác mau lẹ
thúc bách người đọc. Ông sử dụng cả một lô trạng từ “lập tức”. Hai lần trong
đoạn văn trên đây (c. 18a và 20a) và tới mười một lần chỉ nguyên trong chương
thứ nhất thôi. Rất thường những tiếng “lập tức” này không hề có giá trị thời
gian. Chúng chỉ tương đương với liên từ “và”.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét