VUI HỌC THÁNH KINH
HỌC HỎI LỜI CHÚA CHÚA
NHẬT 2 TN NĂM B
Ga 1, 35-42
Ga 1, 35-42
I. TIN MỪNG
Hôm sau, ông Gio-an lại
đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông.36 Thấy Đức Giê-su đi ngang
qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."37 Hai môn đệ nghe
ông nói, liền đi theo Đức Giê-su.38 Đức Giê-su quay lại, thấy các ông đi theo
mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp: "Thưa Ráp-bi
(nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "39 Người bảo họ: "Đến mà
xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm ấy. Lúc đó
vào khoảng giờ thứ mười.
40 Ông An-rê, anh ông
Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và đi theo Đức
Giê-su.41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói: "Chúng tôi đã
gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô).42 Rồi ông dẫn em mình đến gặp Đức
Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là Si-môn, con ông Gio-an,
anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).
35 The next day John was there
again with two of his disciples,36 and as he watched Jesus walk by, he said,
"Behold, the Lamb of God." 37 The two disciples heard what he
said and followed Jesus.
38 Jesus turned and saw them
following him and said to them, "What are you looking for?" They said
to him, "Rabbi" (which translated means Teacher), "where are you
staying?"
39 He said to them,"Come,
and you will see." So they went and saw where he was staying, and they
stayed with him that day. It was about four in the afternoon. 40 Andrew, the
brother of Simon Peter, was one of the two who heard John and followed Jesus.
41 He first found his own brother
Simon and told him, "We have found the Messiah" (which is
translated Anointed).
42 Then he brought him to Jesus.
Jesus looked at him and said, "You are Simon the son of John; you will be
called Kephas" (which is translated Peter).
II. TRẮC NGHIỆM
01. Ông Anrê là môn đệ của ai?
a. Ông Gioan tẩy giả.
b. Ông Phêrô.
c. Ông Phaolô.
d. Ông Gamalien.
a. Ông Gioan tẩy giả.
b. Ông Phêrô.
c. Ông Phaolô.
d. Ông Gamalien.
02. Khi bắt đầu rao giảng, việc đầu tiên của Chúa
Giêsu là chọn các môn đệ. Vì sao?
a. Chúa muốn có những người sống gần gủi để chia sẻ, truyền dạy những điều cần thiết.
b. Chúa muốn có những người thay mặt Chúa để tiếp tục công việc của Chúa.
c. Chúa muốn con người cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu thế.
d. Cả a, b và c đúng.
a. Chúa muốn có những người sống gần gủi để chia sẻ, truyền dạy những điều cần thiết.
b. Chúa muốn có những người thay mặt Chúa để tiếp tục công việc của Chúa.
c. Chúa muốn con người cộng tác với Chúa trong công cuộc cứu thế.
d. Cả a, b và c đúng.
03. Khi gặp em mình, ông Anrê đã nói gì?
a. Chúng tôi đã gặp vị thầy nhân lành.
b. Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.
c. Chúng tôi đã gặp Đấng Cứu Chuộc trần gian.
d. Chúng tôi đã gặp vị ngôn sứ vĩ đại.
a. Chúng tôi đã gặp vị thầy nhân lành.
b. Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.
c. Chúng tôi đã gặp Đấng Cứu Chuộc trần gian.
d. Chúng tôi đã gặp vị ngôn sứ vĩ đại.
04. “Mêsia” nghĩa là gì?
a. Thiên Chúa cứu chuộc thế gian.
b. Đấng Kitô.
c. Được cứu vớt từ nước.
d. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
a. Thiên Chúa cứu chuộc thế gian.
b. Đấng Kitô.
c. Được cứu vớt từ nước.
d. Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
05. Ở lại với Chúa Giêsu là điều kiện cần thiết để
làm gì?
a. Hiểu biết Người.
b. Yêu mến Người.
c. Trở nên môn đệ Người.
d. Cả a, b và c đúng.
a. Hiểu biết Người.
b. Yêu mến Người.
c. Trở nên môn đệ Người.
d. Cả a, b và c đúng.
06. Những người thiện chí đã được trở thành môn đệ
của Chúa Giêsu nhờ kinh qua những giai đoạn nào?
a. Gặp gỡ Chúa Giêsu.
b. Chiêm ngắm Chúa Giêsu.
c. Ở lại với Chúa Giêsu.
d. Cả a, b và c đúng.
a. Gặp gỡ Chúa Giêsu.
b. Chiêm ngắm Chúa Giêsu.
c. Ở lại với Chúa Giêsu.
d. Cả a, b và c đúng.
07. “Gặp gỡ - chiêm ngắm - ở lại” với Chúa Giêsu, cụ
thể thế nào?
a. Đến gặp Chúa Giêsu trong Thánh Kinh, đặc biệt trong Tân Ước, là chuyên chăm học hỏi Thánh Kinh …
b. Đến gặp Chúa Giêsu trong trong Phụng vụ, nhất là trong thánh lễ.
c. Là siêng năng tham dự thánh lễ và đón rước Mình Thánh Người để được trở nên đồng huyết nhục với Chúa Giêsu và ược thông phần vào sự sống của Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
a. Đến gặp Chúa Giêsu trong Thánh Kinh, đặc biệt trong Tân Ước, là chuyên chăm học hỏi Thánh Kinh …
b. Đến gặp Chúa Giêsu trong trong Phụng vụ, nhất là trong thánh lễ.
c. Là siêng năng tham dự thánh lễ và đón rước Mình Thánh Người để được trở nên đồng huyết nhục với Chúa Giêsu và ược thông phần vào sự sống của Chúa.
d. Cả a, b và c đúng.
III. CÂU THÁNH KINH HỌC
THUỘC LÒNG
Thấy Đức Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng
nói:
"Đây là Chiên Thiên Chúa."
Tin Mừng thánh Gioan 1,36
"Đây là Chiên Thiên Chúa."
Tin Mừng thánh Gioan 1,36
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
HỌC HỎI LỜI CHÚA CHÚA
NHẬT 2 TN NĂM B
Ga 1, 35-42
Ga 1, 35-42
II. TRẮC NGHIỆM
01. a. Ông Gioan tẩy giả.
02. d. Cả a, b và c đúng.
03. b. Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.
04. b. Đấng Kitô.
05. d. Cả a, b và c đúng.
06. d. Cả a, b và c đúng.
07. d. Cả a, b và c đúng.
02. d. Cả a, b và c đúng.
03. b. Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.
04. b. Đấng Kitô.
05. d. Cả a, b và c đúng.
06. d. Cả a, b và c đúng.
07. d. Cả a, b và c đúng.
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
Hành trình ơn gọi
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Các bài sách thánh hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê và Gioan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ lạ lùng hay nhẹ nhàng bình thường, hành trình ơn gọi nào cũng trải qua bốn giai đoạn.
1- Giai đoạn thứ nhất: Chúa kêu gọi.
Việc Chúa kêu gọi không xảy ra tức khắc trong một lần, nhưng diễn tiến tuần tự, chậm rãi với mức độ tăng dần, tuỳ sự đón nhận của người nghe.
Thoạt tiên là một lời kêu gọi nhẹ nhàng qua một thiên hướng, một ước nguyện của người thân, một gương mẫu, một thần tượng. Ở Samuel, đó là ước nguyện của bà mẹ muốn tạ ơn Chúa. Ở Anrê và Gioan, đó là thiên hướng đi tìm lý tưởng.
Sau đó, Chúa có thể dùng các trung gian dẫn ta đến với Chúa. Trong trường hợp Samuel, người trung gian là thày cả Hêli. Còn trong trường hợp Anrê và Gioan, thánh Gioan Baotixita đã làm trung gian đưa hai môn đệ đến với Đức Giêsu.
2- Giai đoạn hai: Ta đáp trả.
Nếu ta trung thành đáp trả mỗi khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, Chúa sẽ tiếp tục gọi ta đi vào những đoạn đường mới, mỗi lúc một khó khăn hơn. Tiếng Chúa mời gọi mỗi lúc một mãnh liệt hơn, đòi hỏi ta phải trả lời mỗi lúc một dứt khoát hơn. Cho đến một thời điểm quyết định, Chúa sẽ đưa ra lời mời gọi cuối cùng đòi ta trọn vẹn dấn thân lên đường theo Chúa. Với Samuel, việc Chúa ba lần cất tiếng gọi chứng tỏ Chúa tha thiết muốn tuyển chọn ông. Với Anrê và Gioan, việc Đức Giêsu mời hai ông đến chỗ Ngài ở đã khiến hai ông phải dứt khoát với quá khứ để bắt đầu một giai đoạn mới.
3- Giai đoạn ba: Sống thân mật với Chúa.
Tuyệt đỉnh của ơn gọi không phải là làm việc cho Chúa, nhưng là sống thân mật với Chúa. Chúa không kêu gọi ta theo một chủ thuyết nhưng kêu gọi ta theo Chúa. Ta đến với Chúa không phải để học những bài học lý thuyết nhưng để tham dự vào sự sống của Chúa. Sự sống của Chúa là sự sống thần linh nâng ta lên hưởng nếm sự ngọt ngào của tình Cha - Con thắm thiết. Sự sống của Chúa là tình yêu đưa ta vào hạnh phúc của người biết mình được yêu thương.
Trong tình yêu Thiên Chúa, tâm hồn ta được gột rửa sạch mọi tội lỗi.
Trong tình yêu Thiên Chúa, trái tim ta trở nên dịu dàng, hiền hoà rộng mở để tha thứ và đón nhận mọi người.
Hạnh phúc sống trong tình yêu Thiên Chúa lớn lao đến độ biến đổi toàn bộ cuộc đời ta. Ai đã một lần nếm cảm sẽ không còn mơ ước điều gì khác nữa.
Sau khi được tiếp xúc thân mật với Chúa, trọn cuộc đời Samuel hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Sau một buổi chiều thân mật sống với Đức Giêsu, hai tông đồ Anrê và Gioan gắn bó với Người, cho đến chết vì Người.
4- Giai đoạn bốn: Làm chứng cho tình yêu Chúa.
Cảm nhận được tình yêu Thiên Chúa rồi, ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là ra đi làm chứng về tình yêu đó. Giống như dòng suối sung mãn tràn xuống thành thác, tâm hồn tràn đầy tình yêu sẽ cất lên thành lời ca tụng, giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho mọi người.
Sau khi gặp Đức Giêsu, Anrê vội vã đi tìm em là Phêrô để dẫn đến giới thiệu với Người. Từ đó, Anrê theo Đức Giêsu cho đến cuối đời. Ông đã đem chính mạng sống làm chứng cho tình yêu của Thiên Chúa. Ông đã đổ máu ra để chứng thực tình yêu ấy. Ông dám khước từ cuộc sống trần gian vì ông đã biết đến hạnh phúc đích thực trong tình yêu Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa mời gọi đến sống thân mật với Người trong tình Cha-Con thắm thiết.
Lời Chúa vang lên khi ta chịu phép Rửa tội.
Lời Chúa tiếp tục mời gọi ta khi ta lãnh nhận các bí tích, khi ta nghe sách thánh, khi ta học giáo lý, khi ta tĩnh tâm, nghe giảng.
Lời Chúa lúc thì nhẹ nhàng thoang thoảng, khi thì mãnh liệt thiết tha. Nhiều lúc ta tưởng đến nhà thờ vào ngày Chủ nhật là đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, nhưng không phải. Chúa không mời gọi ta chỉ đi lễ như trả nợ. Chúa muốn ta thực sự gặp gỡ Người, tiếp xúc thân mật với Người, sống thân thiết với Người trong tình con thảo.
Hành trình đức tin của người Kitô hữu là một hành trình đi về với Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo, tôi đã đi đến đâu? Tôi đã thực sự gặp được Chúa chưa? Tôi đã tiến đến gần Chúa chưa? Hay là tôi mới ở khởi điểm? Hãy đến, Chúa đang mời gọi ta. Chúa đang chờ đợi ta. Chúa đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón ta đến sống trong tình yêu của Người. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời của ta.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Có khi nào bạn nghe thấy tiếng Chúa mời gọi không?
2- Bạn đã quảng đại đáp lại tiếng Chúa mời gọi chưa?
3- Có bao giờ bạn cảm nghiệm được tình yêu của Chúa chưa?
Đối với tôi, Đức Giêsu là ai?
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày Chúa Nhật’)
Thiên ký sự của thánh Gioan về ơn gọi của những môn đệ đầu tiên, đáng khâm phục vì lời văn bình dị và gợi ý. Ký sự diễn tả tiến trình cơ bản về mọi ơn gọi theo Đức Kitô: gặp gỡ, phát hiện, ưng thuận, thay đổi đời sống.
- Gặp gỡ. Hai môn đệ Anrê và Gioan gặp Đức Giêsu vì đã được Gioan Tẩy giả lưu ý họ về người. Cũng thế, Simon – Phêrô gặp Chúa, vì Anrê cho biết. Trong hai trường hợp này, ta thấy rằng một sự can thiệp của con người chính là con đường đưa người ta đến gặp Đức Giêsu. Nhưng tự nó sự can thiệp không có tính cách quyết định trong việc các môn đồ đi tìm Chúa. Điều khiến họ quyết định, chính là lời kêu gọi của Đức Giêsu: Hãy đến mà xem. Như vậy hai yếu tố đầu tiên trong tiến trình đáp ứng ơn gọi là: một người dẫn những người khác đến nơi gặp gỡ- Thiên Chúa kêu gọi. Một câu hỏi được đặt ra: đó bao giờ chúng ta nghĩ rằng có thể chúng ta cũng dẫn một người nào đó đến gặp Đức Giêsu không? Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta biết rõ Đức Giêsu là ai. Giống như Anrê, chúng ta đã tìm thấy Đấng Cứu thế. Liệu chúng ta có lo lắng đến việc không nên khư khư giữ làm của riêng điều chúng ta tìm thấy? Để cho lời gọi của Chúa đến với một người trong anh em chúng ta, có lẽ Chúa nhờ chúng ta dẫn kẻ ấy đến gặp Người.
- Phát hiện. Vì vậy hai môn đệ đến và nhìn thấy nơi Chúa ở. Sau khi đã lưu lại với Chúa tới sáng hôm sau, họ tin chắc đã gặp Đấng Cứu Thế. Họ phát hiện Đức Giêsu là ai. Ta có thể nghĩ xa hơn: Hai môn đệ đã phát hiện Đức Giêsu là ai đối với họ. Thật vậy, không những họ nhận Đức Giêsu đúng là Đấng Cứu Thế, mà lại còn khám phá thấy một liên hệ đặc biệt do Đức Giêsu thiết lập giữa Người với họ, Chúa kêu gọi họ hãy trở nên môn đệ Người – đặc biệt Phêrô được Chúa gọi là “Đá” , tức là đá tảng trên đó Đức Giêsu sẽ thiết lập Giáo Hội Người. Tới đây , ta nhận định: Trong tiến trình ơn gọi, con người lúc đối diện với Đức Kitô không những phát hiện Đức Kitô, trong bản thế là ai mà còn thấy rõ Đức Kitô là ai đối với người được gọi. Mỗi người chúng ta cũng có thể tự hỏi: Đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Người gọi tôi làm việc gì? Ý muốn của Người ảnh hưởng trên tôi thế nào?
- Ưng thuận và thay đổi. Đoạn Phúc âm kể lại đầy đủ: Sau khi gặp Đức Giêsu và ở lại với Người tơí hôm sau, những môn đệ tình nguyện theo Chúa. Toàn bộ Phúc âm theo thánh Gioan cho biết một việc: Sự ưng thuận theo Chúa đã đếm lại đổi thay trong đời họ. Họ bỏ lại tất cả để theo Đức Kitô. Niềm tin vào Đức Kitô xoay đổi đời sống con người theo một hướng hoàn toàn khác với chiều hướng bình thường. Thậm chí, ở đây lại là theo Chúa trong điều kiện sinh hoạt khác với mọi người. Kitô hữu được kêu gọi hãy uốn sửa đời mình cho phù hợp với khuôn mẫu Đức Kitô. Đó là điều làm thay đổi một đời người, thay đổi toàn diện.
Tóm lại, đoạn Phúc âm nói với chúng ta thế này:
1) Có những người đi tìm Đấng Cứu Thế.
2) Thấy họ tìm thì Chúa đến với họ và kêu gọi họ.
3) Những người ấy đáp ứng lời Chuá bằng một câu đáp tích cực nó biến đổi đời họ. Ba câu hỏi chờ chúng ta: chúng ta có phải là những Kitô hữu trên đường tìm Chúa không? Chúng ta có nghe thấy những lời mời của Chúa không? Câu đáp của chúng ta, tức là nếp sống Kitô giaó thực tiễn, có biến đổi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành môn đệ không?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét