Kinh Thánh phản khoa học?
Kinh Thánh phản khoa học?
Phải chăng Kinh Thánh phản khoa học và tự mâu thuẫn?
Câu hỏi (màu đỏ là do chính người hỏi dùng):
Vì dựa vào Thánh Kinh, nên nhiều người cho đến ngày nay vẫn còn cho rằng trái đất, con người mới được tạo dựng cách đây khoảng 6.000 – 10.000 năm. Niềm tin này đã được mọi người Công giáo tin theo. Phía Tinh Lành thì những người tin mạnh nhất là những người được mệnh danh là Bảo Thủ (Fundamentalists).
Đọc lại Thánh Kinh, thì tất cả những dữ kiện đưa ra trong các chương 1-2 Sáng Thế Ký, đều thuộc loại huyền kỳ, chứ không có chút gì là khoa học, lịch sử. Ta dẫn chứng bằng Sáng Thế Ký 1 và 2.
Theo Sáng Thế Ký 1, Chúa dựng nên trời đất trong 7 ngày theo thứ tự sau:
- Ngày thứ nhất: Chúa dựng nên trời đất, và ánh sáng. Chia ánh sáng khỏi tối tăm. Gọi ánh sáng là ngày và tối tăm là đêm.
- Ngày thứ hai: Dựng nên vòm trời (firmament, vault) (Gen 1:6).[(The New Jerusalem Bible của Công Giáo dịch là Vault (vòm), và chú rằng người dân Semites xưa coi cái vòm trời có cứng chắc, có thể giữ nước ở phía trên, không cho rơi xuồng trần gian. Nó hình nữa vòng cầu, hoặc như cai chảo úp, như ta thường trông thấy. Nó chắc chắn là phải hết sức cứng vì có thể chứa được một lượng nước khổng lồ bên trên. Vòm trời đó, theo Job, đã được đúc bằng “đồng thau” (Job 37:18). Vòm đó có những cửa. Khi muốn có Hồng Thủy, những “cửa trời” đó sẽ được mở ra cho nước trên trời tuôn xuống (Gen 7:11). Mặt trăng, mặt trời và các vì sao được gọi bằng một danh từ hết sức khiêm tốn là “đèn đóm” (xem Kinh Thánh – Nguyễn Thế Thuấn Gen 1:17)-đều nương vào vòm trời đó (Gen 1:17), y như những ngọn đèn treo trên trần nhà. Những ngọn đèn đó dĩ nhiên là nhỏ xíu, vì lúc thế mạt – mà cách đây 2000 năm – Chúa Giê Su đã chủ trương là: “sắp tới đây”, tinh tú sẽ rụng xuống trần gian nhiều như những quả vả bị dập vùi trong một trận cuồng phong (Rev 6:13). Cung đình Chúa và tòa ngôi Ngài đặt trên vòm trời đó (Psalm 11:4), vì Sáng Thế Ký đã định nghĩa cái vòm đó là “trời” (Gen 1:8).
Chúa Giê Su cũng xác quyết Chúa Cha ở trên đó, Ngài dạy Cầu xin: Lạy Cha chúng tôi ở trên trời (Mat 6:9). Thánh Joan dạy rằng lúc thế mạt vòm trời đó sẽ bị cuộn lại, cuốn đi như một trang sách (Rev 6:14). Chúng ta cũng nên nhớ rằng vòm trời đó có nhiều cột chống đỡ (Job 27:11); và trái đất cũng có nhiều cột chống đỡ (Job 9:6). Đất đã được Chúa đặt vững trên mặt nước (Psalm 136:6). Đất muôn đời đứng yên một chỗ (Terra in aeternum stabat, Vulgate, Eccl. 1:14)]
- Ngày thứ ba: Phân đất ra khỏi nước. Dựng nên cây cối .
- Ngày thứ tư: Dựng nên hai ngọn đèn lớn nhỏ và các vì sao, đặt vào vòm trời, để soi cho trái đất, và để tiện cho việc làm lịch, xem ngày.
- Ngày thứ năm: Dựng nên các loài dưới nước và trên không.
- Ngày thứ sáu: Dựng nên các loài sống trên cạn, dựng nên ông A Dong, bà E Và .
- Ngày thứ bảy nghỉ.
Trong chương nhất này tên của Chúa là ELOHIM. Đến chương hai, Chúa đổi tên là YAHWEH, và tả lại cung cách tạo dựng nên trời đất và muôn loài một cách hoàn toàn khác biệt như sau.
Đại khái rằng: Thoạt kỳ thủy khi Chúa dựng nên trời đất, thì trái đất còn hoang vu, Chúa bèn lấy bụi đất mà dựng nên ông A Đam rồi thổi sinh khí vào lỗ mũi ông cho ông thành người sống động. Sau đó dựng nên một cái vườn cho ông ở, và lúc ấy mới dựng nên cây cối. Sau đó, muốn cho ông có một người bạn xứng đáng nên đã dựng nên các loài vật, và các chim trời, và đem chúng lại cho ông đặt tên. A Đam chê chẳng tìm được bạn nào thích hợp, Chúa bè cho ông ngủ đi và lấy một khúc sườn của ông để tạo dựng nên bà E Và .
Ta nhận thấy trong chương hai này không có nói dựng nên mặt trời, mặt trăng gì cả, mà lấy con người làm trọng tâm. Trong chương này, Chúa dựng nên con người trước rồi mới dựng nên cây cối và vạn vật sau.
Sang hai chương trên, ta đã thấy một sự mâu thuẫn quá lớn lao. Không có lý nào, mà Ngũ Kinh do Chúa đọc cho một tác giả duy nhất là Moses chép, khi mô tả cùng một công chuyện tạo dựng, lại có thể khác nhau đến như vậy.
Kính mong quý anh chị giải đáp giúp!
Xin chân thành cám ơn! (quang trung pham <trungfq@yahoo.com>)
-----------------------------------------------------------------------------------------------
Bạn thân mến,
Tôi không thể trả lời hết mọi vấn nạn bạn nêu ra, mà chỉ xin đề ra vài nguyên tắc, để bạn suy nghĩ thêm. Mong bạn thông cảm.
1.- Các thể văn trong Kinh Thánh
Khi đọc Kinh Thánh, người ta dễ rơi vào một sai lầm sơ đẳng, đó là nghĩ rằng mọi điều nói ở trong sách đều là “đúng“, là “thật“ theo nghĩa khoa học (lịch sử, vật lý, địa chất...). Trong thực tế, Kinh Thánh là một tuyển tập các bản văn, nên mọi vấn đề văn chương ta gặp trong các tác phẩm đời thường, đều có thể gặp lại ở đây. Tuy nhiên, vì giới hạn của mục này, chỉ xin nói vắn tắt là: cho dù mọi điều được nói đến trong Kinh Thánh đều là “thật“, là “đúng“, sự thật, sự chính xác phải được hiểu theo thể văn. Nếu thể văn là tường thuật (chẳng hạnTin Mừng Luca), sự thật của các sự kiện nói đến trong đó sẽ có tính chắc chắn về lịch sử hơn là các bản văn triết học, nêu lên các suy tư về cuộc đời con người chẳng hạn (chẳng hạn sách Khôn ngoan). Nếu thể văn là tiểu thuyết hư cấu (chẳng hạn sách Giôna), sự thật của các chi tiết được nói đến trong đó không có tính sử như các chi tiết của một sách Sử biên niên (xem 1-2 Sử biên niên chẳng hạn). Đã thế, nói chung Kinh Thánh là một bộ sách chủ yếu mang tính tôn giáo, để nói về tôn giáo, tức là nói về quan hệ của con người với Thiên Chúa. Và chúng ta đều biết: muốn đọc một tác phẩm cho hữu ích, cần phải biết ý hướng của tác giả, cũng như hoàn cảnh sáng tác...
Còn các bản văn Sáng thế mà bạn nhắc đền có phải là những bài nghiên cứu lịch sử hay địa chất học không? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
2.- Tính khoa học trong Kinh Thánh, và đặc biệt hai chương 1-2 của sách Sáng thế
Còn các bản văn Sáng thế mà bạn nhắc đền có phải là những bài nghiên cứu lịch sử hay địa chất học không? Chúng ta tiếp tục tìm hiểu.
2.- Tính khoa học trong Kinh Thánh, và đặc biệt hai chương 1-2 của sách Sáng thế
Hai bài tường thuật về sáng tạo này là những bài tuyên xưng đức tin, chứ không phải là những nghiên cứu khoa học địa chất, càng không phải là những bài phóng sự về tạo thiên lập địa.
Nói về bài bài “tường thuật“ sáng tạo 1 (St 1,1–2,4a), chúng ta thấy đây là một bài thơ bằng tiếng Híp-ri, có vần có điệu nhịp nhàng, trong đó tuyên xưng rằng trước khi Thiên Chúa tạo dựng thì không có bất cứ cái gì cả (vì ta không thể hình dung được tình trạng “không có gì“, (các) tác giả mới dùng công thức “hỗn mang“, “trống không mông quạnh“, “hoang vu“ [chaos; tiếng Hípri là tôhu-bôhu], để nói rằng tạo “dựng“ thì tốt hơn là không tạo dựng, “tạo dựng“ là làm cho tình trạng “hỗn độn“ (chaos) nên “trật tự“ [cosmos, “vũ trụ“, có nghĩa gốc là “trật tự“]. Thế rồi (các) tác giả đã vận dụng vũ trụ quan Do-thái thời đó mà mô tả (chúng tôi không thể nói về vũ trụ quan này ở đây, vì sẽ quá dài). Tất cả chỉ để nói là Thiên Chúa sáng tạo nên tất cả mọi sự, và sáng tạo loài người sau cùng, vì loài người là thọ tạo ưu việt, đỉnh cao của công trình sáng tạo. Trong bài, ta thấy nói rằng bất cứ điều gì Thiên Chúa tạo ra đều “tốt đẹp“ (6 lần dùng tính từ Híp-ri tov, “good“), và con người là điều tốt đẹp nhất (tov meod, “very good“), nghĩa là 7 lần tốt đẹp (= tốt đẹp tuyệt đối). (Các) tác giả cũng không viết một câu phủ định (negative) nào cả để nói rằng trong công trình sáng tạo, không có bất cứ điều gì tiêu cực cả: Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và bất cứ điều gì Người làm ra cũng đều tốt đẹp cả.
Bài thơ được chia ra hai phần, phần đầu là tạo khung, phần sau là lấp đầy các khung. Nói thể để bạn hiểu rằng đây là một bài thơ mang tính tượng trưng, có tính tôn giáo, để tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành, tạo ra thế giới là phản ánh sự tốt lành của Người.
Vì bài thơ viết vào thời xa xưa, (các) tác giả vận dụng vũ trụ quan của người Do-thái, không phải để nói về khoa học, nhưng để nói về niềm tin của (các) ông. Do đó, chúng ta mới thấy có những kiểu viết quả rất ngây ngô về vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, các sinh vật... Nếu chúng ta không hiểu thể văn của một thời đại, chúng ta vận dụng các kiến thức của ngày hôm nay, chúng ta phạm vào lỗi sai niên kỷ (anachronism) khiến chúng ta có những nhận định bất công và cũng rất ngây ngô. Sách Gióp cũng vận dụng một vũ trụ quan như thế, cũng vẫn để nói về chuyện khác chứ không phải để nói về khoa địa chất học.
3.- Các tên của Thiên Chúa và Vấn đề một tác giả duy nhất của sách Sáng thế
Nói về bài bài “tường thuật“ sáng tạo 1 (St 1,1–2,4a), chúng ta thấy đây là một bài thơ bằng tiếng Híp-ri, có vần có điệu nhịp nhàng, trong đó tuyên xưng rằng trước khi Thiên Chúa tạo dựng thì không có bất cứ cái gì cả (vì ta không thể hình dung được tình trạng “không có gì“, (các) tác giả mới dùng công thức “hỗn mang“, “trống không mông quạnh“, “hoang vu“ [chaos; tiếng Hípri là tôhu-bôhu], để nói rằng tạo “dựng“ thì tốt hơn là không tạo dựng, “tạo dựng“ là làm cho tình trạng “hỗn độn“ (chaos) nên “trật tự“ [cosmos, “vũ trụ“, có nghĩa gốc là “trật tự“]. Thế rồi (các) tác giả đã vận dụng vũ trụ quan Do-thái thời đó mà mô tả (chúng tôi không thể nói về vũ trụ quan này ở đây, vì sẽ quá dài). Tất cả chỉ để nói là Thiên Chúa sáng tạo nên tất cả mọi sự, và sáng tạo loài người sau cùng, vì loài người là thọ tạo ưu việt, đỉnh cao của công trình sáng tạo. Trong bài, ta thấy nói rằng bất cứ điều gì Thiên Chúa tạo ra đều “tốt đẹp“ (6 lần dùng tính từ Híp-ri tov, “good“), và con người là điều tốt đẹp nhất (tov meod, “very good“), nghĩa là 7 lần tốt đẹp (= tốt đẹp tuyệt đối). (Các) tác giả cũng không viết một câu phủ định (negative) nào cả để nói rằng trong công trình sáng tạo, không có bất cứ điều gì tiêu cực cả: Thiên Chúa là Đấng sáng tạo và bất cứ điều gì Người làm ra cũng đều tốt đẹp cả.
Bài thơ được chia ra hai phần, phần đầu là tạo khung, phần sau là lấp đầy các khung. Nói thể để bạn hiểu rằng đây là một bài thơ mang tính tượng trưng, có tính tôn giáo, để tuyên xưng niềm tin vào Thiên Chúa là Đấng vô cùng tốt lành, tạo ra thế giới là phản ánh sự tốt lành của Người.
Vì bài thơ viết vào thời xa xưa, (các) tác giả vận dụng vũ trụ quan của người Do-thái, không phải để nói về khoa học, nhưng để nói về niềm tin của (các) ông. Do đó, chúng ta mới thấy có những kiểu viết quả rất ngây ngô về vũ trụ, mặt trời, mặt trăng, tinh tú, các sinh vật... Nếu chúng ta không hiểu thể văn của một thời đại, chúng ta vận dụng các kiến thức của ngày hôm nay, chúng ta phạm vào lỗi sai niên kỷ (anachronism) khiến chúng ta có những nhận định bất công và cũng rất ngây ngô. Sách Gióp cũng vận dụng một vũ trụ quan như thế, cũng vẫn để nói về chuyện khác chứ không phải để nói về khoa địa chất học.
3.- Các tên của Thiên Chúa và Vấn đề một tác giả duy nhất của sách Sáng thế
Bài văn thứ 2 về sáng tạo lại có một thể văn khác, chỉ xin nói vắn tắt: Bản văn vẫn không có mục tiêu nói về khoa phôi thai học hay địa chất học, thiên văn học. (Các) tác giả vận dụng những kinh nghiệm của mình về công việc của người thợ gốm và thầy thuốc để nói rằng thân phận con người là bụi đất, nhưng Thiên Chúa quan tâm đặc biệt đến con người, và tạo dựng họ có nam có nữ để họ tiếp tục công trình sáng tạo và điều hành vũ trụ.
Ngoài ra, chính những khác biệt về cách tường thuật về tên Thiên Chúa (Elôhim; Yhwh) và về cách thức Thiên Chúa tiến hành sáng tạo cho hiểu là Sách Sáng thế không do một tác giả duy nhất viết ra (chúng tôi đã viết là “(các) tác giả“), và càng làm rõ tính cách tôn giáo của các bản văn. Vấn đề này, hôm nay đã trở thành cổ điển vì đã được phân tích và trả lời từ lâu rồi.
Riêng vài câu trong sách Khải huyền (Revelation) hay những lời Đức Giêsu nói về “tinh tú rơi rụng“, xin bạn hiểu cho: đây là thể văn “khải huyền“ để nói về quyền năng của Thiên Chúa trên vũ trụ, chứ không phải là nói về khoa học không gian. Nếu có cơ hội, bạn nên tìm hiểu thêm về thể văn “khải huyền“: các tác giả thời xưa thường dùng thể văn này để đưa người tín hữu đến chỗ suy nghĩ về những điều không thể diễn tả ra minh bạch bằng ngôn từ lý luận.
4.- Những cách nói của Kinh Thánh cần hiểu đúng
Ngoài ra, chính những khác biệt về cách tường thuật về tên Thiên Chúa (Elôhim; Yhwh) và về cách thức Thiên Chúa tiến hành sáng tạo cho hiểu là Sách Sáng thế không do một tác giả duy nhất viết ra (chúng tôi đã viết là “(các) tác giả“), và càng làm rõ tính cách tôn giáo của các bản văn. Vấn đề này, hôm nay đã trở thành cổ điển vì đã được phân tích và trả lời từ lâu rồi.
Riêng vài câu trong sách Khải huyền (Revelation) hay những lời Đức Giêsu nói về “tinh tú rơi rụng“, xin bạn hiểu cho: đây là thể văn “khải huyền“ để nói về quyền năng của Thiên Chúa trên vũ trụ, chứ không phải là nói về khoa học không gian. Nếu có cơ hội, bạn nên tìm hiểu thêm về thể văn “khải huyền“: các tác giả thời xưa thường dùng thể văn này để đưa người tín hữu đến chỗ suy nghĩ về những điều không thể diễn tả ra minh bạch bằng ngôn từ lý luận.
4.- Những cách nói của Kinh Thánh cần hiểu đúng
Nền văn chương của dân tộc nào cũng có những cách nói chuyên biệt, ta phải tìm hiểu, thì mới nắm được đúng ý nghĩa. Kinh Thánh là những bản văn do người Do-thái viết cũng có những kiểu nói chuyên biệt của người Do-thái. Chẳng hạn: “ở trên trời“ (“lạy Cha chúng con ở trên trời“) không có nghĩa là “ở trên mây xanh“, nhưng là “cao cả, siêu việt“; “đặt tên“ có nghĩa là “xác định chủ quyền“ trên một người một vật (do đó, nhiều lần Kinh Thánh cho thấy Thiên Chúa đặt tên lại cho người này người nọ). Người Do-thái cũng có những cách dùng các con số theo nghĩa tượng trưng, chẳng hạn số 7 có nghĩa là “trọn vẹn, đầy đủ“, số 10, tuy to hơn số 7, lại có nghĩa là “giới hạn“; hoặc màu sắc tượng trưng, chẳng hạn, màu đỏ tượng trưng cho “chiến tranh“ hay “sự độc ác“, màu đen tượng trưng cho “thế giới sự dữ“, màu trắng tượng trưng cho “chiến thắng“...
Đó là chưa nói đến các cách diễn tả cú pháp, ngữ pháp, cách dùng các “thì“ (tenses)... Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để hiểu cho đúng nội dung bản văn.
Một lần nữa, xin bạn thông cảm là đã không trả lời chi tiết hơn. Bạn có thể tìm đọc nơi các sách của các giáo sư Kinh Thánh viết về các vấn đề đó.
Đó là chưa nói đến các cách diễn tả cú pháp, ngữ pháp, cách dùng các “thì“ (tenses)... Cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng để hiểu cho đúng nội dung bản văn.
Một lần nữa, xin bạn thông cảm là đã không trả lời chi tiết hơn. Bạn có thể tìm đọc nơi các sách của các giáo sư Kinh Thánh viết về các vấn đề đó.
Xin Chúa Giêsu, Ngôi Lời cũng là Đức Khôn Ngoan của Thiên Chúa, hướng dẫn bạn.
Lm PX Phan Long, ofm
Lm PX Phan Long, ofm
http://kinhthanhvn.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét