VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 2 TN NĂM B
Ga 1, 35-42
TIN MỪNG
Hôm sau,
ông Gio-an lại đang đứng với hai người trong nhóm môn đệ của ông.36 Thấy Đức
Giê-su đi ngang qua, ông lên tiếng nói: "Đây là Chiên Thiên Chúa."37
Hai môn đệ nghe ông nói, liền đi theo Đức Giê-su.38 Đức Giê-su quay lại, thấy
các ông đi theo mình, thì hỏi: "Các anh tìm gì thế? " Họ đáp:
"Thưa Ráp-bi (nghĩa là thưa Thầy), Thầy ở đâu? "39 Người bảo họ:
"Đến mà xem." Họ đã đến xem chỗ Người ở, và ở lại với Người ngày hôm
ấy. Lúc đó vào khoảng giờ thứ mười.
40 Ông
An-rê, anh ông Si-môn Phê-rô, là một trong hai người đã nghe ông Gio-an nói và
đi theo Đức Giê-su.41 Trước hết, ông gặp em mình là ông Si-môn và nói:
"Chúng tôi đã gặp Đấng Mê-si-a" (nghĩa là Đấng Ki-tô).42 Rồi ông dẫn
em mình đến gặp Đức Giê-su. Đức Giê-su nhìn ông Si-môn và nói: "Anh là
Si-môn, con ông Gio-an, anh sẽ được gọi là Kê-pha" (tức là Phê-rô).
35 The next day John was there again with two of his
disciples,36 and as he watched Jesus walk by, he said, "Behold, the Lamb
of God." 37 The two disciples heard
what he said and followed Jesus.
38 Jesus turned and saw them following him and said to them,
"What are you looking for?" They said to him, "Rabbi"
(which translated means Teacher), "where are you staying?"
39 He said to them,"Come, and you will see." So they
went and saw where he was staying, and they stayed with him that day. It was
about four in the afternoon. 40 Andrew, the brother of Simon Peter, was one of
the two who heard John and followed Jesus.
41 He first found his own brother Simon and told him, "We
have found the Messiah" (which is
translated Anointed).
42 Then he brought him to Jesus. Jesus looked at him and said,
"You are Simon the son of John; you will be called Kephas" (which is
translated Peter).
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết câu Tin Mừng Ga 1,36
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Ông Anrê là môn đệ của ai? (Ga
1,40)
a. Ông
Gioan tẩy giả
b. Ông
Phêrô
c. Ông
Phaolô
d. Ông
Gamalien
02. Thấy Đức Giêsu đi ngang qua,
ông Gioan đã nói gì với các môn đệ? (Ga 1,36)
a. Các
con hãy đi theo Người.
b. Đây
là Chiên Thiên Chúa.
c. Đây
là Đấng Cứu Chuộc.
d. Đây
là Người đến từ Thiên Chúa, các con hãy đi theo Người.
03. Thân phụ của ông Anrê tên là
gì? (Ga 1,42)
a. Ông Gioan
b. Ông
Giacóp
c. Ông
Giuse
d. Ông
Giôxếp
04. Khi gặp em mình, ông Anrê đã
nói gì? (Ga 1,41)
a. Chúng
tôi đã gặp vị thầy nhân lành.
b.
Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia.
c. Chúng
tôi đã gặp Đấng Cứu Chuộc trần gian.
d. Chúng
tôi đã gặp vị ngôn sứ vĩ đại.
05. “Mêsia” nghĩa là gì? (Ga 1,41)
a.
Thiên Chúa cứu chuộc thế gian.
b.
Đấng Kitô.
c.
Được cứu vớt từ nước.
d.
Thiên Chúa ở cùng chúng ta.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Ông Anrê nói với em mình ông
đã gặp được ai? (Ga 1,41)
02. Trước khi đi theo Đức Giêsu,
ông Anrê là môn đệ của ai? (Ga 1,35-40)
03. Người môn đệ này đã bỏ thầy
mình mà đi theo Đức Giêsu. (Ga 1,35-40)
04. Ông Anrê bỏ thầy mình để đi
theo ai? (Ga 1,37)
05. Khi nhìn thấy ông Simon, Đức
Giêsu gọi anh là gì? (Ga 1,41)
Hàng
dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
Thấy Đức
Giêsu đi ngang qua, ông lên tiếng nói:
"Đây
là Chiên Thiên Chúa."
Tin Mừng thánh Gioan 1,36
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 2 TN NĂM B
Ga 1, 35-42
I. HÌNH TÔ MÀU
*
Chủ đề :
Ông Gioan Tẩy Giả giới thiêu Đức Giêsu
*
Câu Tin Mừng Ga 1,36
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. a. Ông Gioan tẩy giả (Ga
1,40)
02. b. Đây là Chiên Thiên Chúa
(Ga 1,36)
03. a. Ông Gioan (Ga 1,42)
04. b. Chúng tôi đã gặp Đấng Mêsia
(Ga 1,41)
05. b. Đấng Kitô (Ga 1,41)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Đấng Mêsia (Ga 1,41)
02. Ông Gioan (Ga 1,35-40)
03. Ông Anrê (Ga 1,35-40)
04. Đức Giêsu (Ga 1,37)
05. Kêpha (Ga 1,41)
Hàng
dọc : Môn Đệ
GB.NGUYỄN THÁI HÙNG
Các bài suy niệm CHÚA NHẬT 2 Thường Niên - Năm B
Lời Chúa: 1Sm 3,3b-10.19; 1Cr 6,13c-15a.17-20; Ga 1,35-42
Tài liệu về Lời Chúa
***********************************************
Tôi đã gặp
Là người đạo gốc,
chúng ta vốn thường xuyên đọc kinh xem lễ, nhưng rồi một ngày nào đó chúng ta
băn khoăn tự hỏi: Liệu chúng ta đã thực sự gặp gở Chúa hay chưa? Vậy thế nào là
gặp gỡ Chúa? Kinh Thánh đã kể lại biết bao nhiêu sự gặp gỡ.
Trong Cựu ước, qua
bài đọc một, chúng ta thấy Samuel đã gặp gỡ Chúa ngay từ buổi thiếu thời và đã
bước theo tiếng gọi của Ngài trong suốt cuộc đời.
Trong Tân ước, trước
tiên là các môn đệ. Các ông đã đi theo Chúa, nhất là khi đã cảm nghiệm được mầu
nhiệm Phục Sinh, các ông đã mạnh dạn rao giảng Tin Mừng mặc bao gian truân nguy
hiểm trên con đường thực hiện sứ vụ.
Tiếp đến là những
người phụ nữ. Chẳng hạn như người đàn bà ngoại tình đã được Chúa che chở bình
an trước những kẻ cực đoan định ném đá chị. Hay như Madalena, ngay từ buổi gặp
gỡ Chúa đã đoạn tuyệt với cuộc đời tội lỗi để sống xứng đáng với ơn tha thứ chị
đã nhận lãnh.
Đặc biệt nhất là
thánh Phaolô. Kể từ khi bị ngã ngựa trên đường đi Đamas, ông đã bừng tỉnh. Từ
một kẻ say sưa bắt bớ các tín hũu, ông đã trở thành một tông đồ nhiệt thành và
xác tín: Đức Kitô sống trong tôi… và không có gì tách tôi ra khỏi lòng mến của
Thiên Chúa. Ông đã cảm nhận mình là chi thể của Đức Kitô, là đền thờ của Thiên
Chúa, và trong suốt cuộc đời còn lại ông đã trung thành với ơn gọi của mình, là
đem Tin Mừng đến cho dân ngoại.
Trong lịch sử Giáo
Hội, sự gặp gỡ làm thay đổi cuộc đời đã được thể hiện qua hình ảnh của thánh
Augustinô, thánh Ignatiô và nhiều vị thánh khác. Từ một cuộc sống sa ngã trác
táng, họ đã trở nên những con người thánh thiện, nhiệt thành với sự nghiệp Nước
Chúa.
Một câu nói của Chúa:
Được lời lãi cả thế gian mà mất linh hồn thì có ích lợi chi, đã làm chuyển
hướng cả cuộc đời của Phanxicô. Một câu trong Phúc âm: Hãy bán tất cả, làm phúc
cho kẻ nghèo rồi đến mà theo Ta, đã thay đổi hẳn con người của Antôn.
Và gần đây, Mẹ Têrêxa
thành Calcutta, mẹ đã gặp Chúa nơi những người nghèo khổ mà mẹ đã đem cả cuộc
đời mình để phục vụ. Cha Lelotte trong cuốn “Những người trở lại trong thế kỷ
20” ghi lại hơn ba mươi khuôn mặt từ giám mục, linh mục, tu sĩ đến giáo dân và
cả những người ngoài Kitô giáo, cha trình bày kinh nghiệm gặp gỡ Chúa một cách
độc đáo, riêng biệt của từng người. Và từ ngày ấy cuộc đời của họ đã biến đổi
một cách sâu sắc. Nhưng dẫu bởi cách thức nào đi chăng nữa, thì qua lần gặp gỡ
đầu tiên ấy, tất cả đều cảm nhận được Chúa một cách rất cụ thể, Ngài thực sự
hiện diện mà họ có thể nhìn thấy, có thể trao đổi. Đồng thời cũng họ cảm nhận
được tình thương cao cả của Ngài đối với con người qua hình ảnh của Chúa Giêsu,
Đấng đã xuống thế, chia sẻ thân phận của con người, chịu mọi khổ nhục và cuối
cùng chịu chết trên thập giá để làm chứng cho tình yêu.
Qua sự gặp gỡ yêu
thương ấy, con người chỉ có một cách đáp trả duy nhất là thực hiện lời dạy của
Ngài: Các con hãy yêu thương nhau như Thày đã yêu thương các con.
Đó là một ơn huệ lớn
lao và cũng là một đòi hỏi triệt để của Chúa đối với con người. Dấu chứng của
sự gặp gỡ Chúa là một cuộc sống biến đổi tích cực được thể hiện qua sự an bình
và tình yêu thương. Và như thế, chúng ta đã thực sự gặp Chúa hay chưa?
Thi hành sứ vụ nhân
danh Ngài
(Suy niệm của Yvane
Fournier-Guérard)
Sứ vụ được thực hiện
do các chứng nhân. Nhờ tiếp xúc với Chúa Giêsu, họ hiểu được vai trò Phúc Âm
hóa của họ.
Một vị tiền hô.
Khi Chúa Giêsu bắt
đầu cuộc đời công khai của Ngài, chiếc rìu đã đặt bên gốc cây. Một vị ẩn sĩ,
Gioan Tẩy Giả, loan báo Nước Trời và lớn tiếng đòi hỏi người ta hoán cải con
tim để đón tiếp Đấng Mêsia đang đến. Bằng dấu chỉ Phép rửa trong đó tín đồ được
dìm vào dòng nước sông Giođan để lấy lại sự thanh sạch của con tim. Gioan nhắc
nhở mọi người rằng một Đấng khác sẽ đến và thanh tẩy trong Thánh Thần.
Những gì Gioan đã làm
trong hoang địa: quy tụ môn đệ, rao giảng sự thống hối và mong đợi một vương
quốc sắp tới, đều đã chuẩn bị người ta nghe lời Chúa Giêsu. Bởi vì trước đó
quần chúng đã thức tỉnh trước sứ điệp thiêng liêng của Gioan nên họ đón tiếp
Chúa ân cần hơn và đã hiểu lời Ngài hơn.
Tỉnh thức là giai
đoạn đầu tiên của việc gặp gỡ Thiên Chúa.
Một lời sống động.
Rồi chiên Thiên Chúa
mà Gioan Tẩy Giả nhìn nhận là lớn hơn mình đã đến. Mảnh đất đã sẵn sàng nên hạt
giống có thể gieo được. Chúa Giêsu thực sự bị thu hút bởi lời rao giảng của
Gioan. Ngài đã nhìn thấy những đám đông được Gioan thuyết phục và những con
người tự nhìn nhận mình là kẻ tội lỗi. Ngài đã xin Gioan làm phép rửa cho Ngài.
Ngài đã nhận ra mảnh đất tốt lành, nơi đó cỏ dại ích kỷ, hận thù, tội lỗi của
dân Ngài đã được nhổ sạch.
Chúa Giêsu đã đi theo
Gioan và từ nay ông sẽ theo Ngài và sẽ khuyên các môn đệ của ông cũng làm như
vậy nữa.
Giai đoạn thứ hai của
sứ vụ là tiếp đón Đấng đang đến cùng với sứ điệp và chân lý của Ngài.
Đây không chỉ là một
trò chơi.
Anh chị em còn nhớ
trò chơi điện thoại được dùng trong những buổi sinh hoạt hay trong những lớp
dạy về truyền thống chứ? Người thứ nhất tham gia trò chơi rỉ tai người thứ hai
một sứ điệp ngắn và người này nói lại cho người thứ ba, v.v… đến người cuối
cùng thì ít khi sứ điệp còn giữ được nguyên vẹn như ban đầu. Vì nghe không rõ
nên các sứ giả liên tiếp nhau thay đổi sứ điệp được truyền đi và như vậy đã
phản bội chính sứ điệp.
Các môn đệ đầu tiên
không phản bội sứ điệp. Sau khi đi theo Chúa Giêsu theo lời giới thiệu của
Gioan, sau khi nhìn thấy và đích thân nghe vị tôn sư, họ đã mời anh em và bạn
bè của họ đến gặp Ngài.
Chính nhờ lưu lại với
Ngài mà việc hoán cải con tim đã được thực hiện. Ngôn sứ Samuel cũng đã sống
kinh nghiệm này, và dân Samari đã diễn tả đúng chân lý này khi nói với người
phụ nữ Samari: “Không phải vì những gì chị kể cho chúng tôi mà chúng tôi tin,
nhưng bởi vì bản thân chúng tôi đã được nghe Ngài”. Nhưng cần phải có ngôn sứ
Êlia trong Cựu Ước, cần phải có các môn đệ đầu tiên và người phụ nữ Samari để
cho người ta đến với Chúa Giêsu.
Đây là giai đoạn thứ
ba của việc Phúc Âm hóa: chúng ta được mời gọi loan báo cho kẻ khác con đường
dẫn đến Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin hãy
phán, tôi tớ Chúa đang lắng tai nghe.
Chúng ta là những lời
sống động của Thiên Chúa bằng cuộc sống hơn là bằng lời nói. Phải đích thân gặp
gỡ Ngài, lắng nghe Ngài, lớn lên trước mặt Ngài và tôn vinh Ngài bằng thân xác
chúng ta được xem như đền thờ của Ngài. Chứng nhân không vượt qua giai đoạn
cuối này là một chứng nhân giả. Lời của họ trống rỗng và sứ điệp của họ rất có
nguy cơ bị méo mó bởi chính những cách nhìn riêng của họ.
Bài Tin Mừng hôm nay
nói về sứ vụ như sau: “Hãy đến mà xem”. Kẻ lớn lên trước mặt Chúa, như Samuel,
có lẽ không tự mình ý thức được rằng “không lời nào của họ là không có hiệu
quả”, nhưng đã xảy ra đúng như vậy.
Được gọi với tư cách
là ông bà, cha mẹ, với tư cách là giới trẻ, với tư cách là những người đã chịu
phép rửa để truyền đạt đức tin, chúng ta hãy xin Chúa Giêsu giữ chúng ta lại
bên cạnh Ngài. Xin cho luật tình yêu của Ngài trở nên thiết thân với chúng ta
như tác giả thánh vịnh và cho chúng ta biết nói: “Này con đây” trong mọi hoàn
cảnh, trong lúc “miệng chúng ta loan báo tình yêu và chân lý của Ngài cho toàn
thể đại hội”. Khi đón tiếp Ngài đến trong Thánh lễ này, chúng ta hãy thưa: “Lạy
Chúa, này con đây, con xin đến để thực thi ý Chúa”.
Này Chiên Thiên Chúa
Charles E. Miller
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho
Tàng’)
Môn chơi chữ có thể
rất vui. Một số người nói một từ và bạn có thể trả lời theo những gì đến trong
tâm trí bạn. Thí dụ, tôi nói “nhỏ” và bạn nói “lớn”. Tôi nói “bóng đá”, bạn nói
“bóng chày”. Gioan Tẩy Giả nói Đây Chiên Thiên Chúa” và chúng ta có thể nói
“cái gì?”.
Để trình bày Chúa
Giêsu. Thánh Gioan Tẩy Giả đã có thể làm tốt hơn khi tuyên bố: “Hãy chiêm ngắm,
đó là Chúa của các ngươi” hoặc ”Đó là Đấng Cứu Độ” hay “đấy là Đức Kitô” không
hay hơn sao? Tất cả những tước hiệu này xem ra diễn tả rõ ràng hơn: “Chiên của
Thiên Chúa”.
Thật ra, đối với
người Do thái, tước hiệu mà Gioan Tẩy Giả rao giảng thì từ: “Chiên Thiên Chúa”
gợi lên trong tâm trí họ toàn bộ giáo lý đức tin của dân riêng Thiên Chúa. Ngay
lập tức, họ nghĩ rằng không phải là một con chiên nhỏ bé nhưng là sự lớn lao
của quyền năng và lòng thương xót Chúa hướng đến họ qua dấu máu của con chiên,
nhờ đó họ được cứu thoát khỏi ách nô lệ ở Ai Cập và được mang đến sự tự do và
đời sống mới nơi đất Hứa. Mỗi năm và dịp lễ Vượt Qua, họ lại tưởng nhớ và mừng
lễ Cứu Độ bằng việc tham dự vào bữa ăn tối Vượt Qua.
Trong Thánh Lễ, việc
mừng sự cứu độ của chúng ta trong Đức Kitô, chúng ta nhìn lên Mình và Máu Chúa,
chúng ta nhận biết Người bởi chúng ta hiểu những lời của vị linh mục: “Đây
Chiên Thiên Chúa, Đấng xóa tội trần gian”. Khi chúng ta nghe những lời này
trước khi rước lễ, chúng ta được mời gọi nhớ lại những gì mà Chúa Giêsu muốn
nói với chúng ta, Người như Chiên Vượt Qua. Chúng ta diễn tả niềm tin của chúng
ta trong những lời tuyên xưng Thánh Thể. Khi nhớ chiên Vượt Qua đã bị hy sinh
sát tế như thế nào, chúng ta được mời gọi suy niệm về chung kết là việc Chúa
ngự đến như là Thiên Chúa và là Đấng Cứu Độ thế gian này: “Đức Kitô đã chết,
Đức Kitô đã sống lại, và Chúa Giêsu Kitô sẽ đến trong vinh quang”.
Khi suy niệm về sự
giải thoát đã ban cho các tổ phụ chúng ta, trong đức tin, chúng ta được mời gọi
suy niệm về việc được giải thoát khỏi tội lỗi của chúng ta: “Lạy Chúa, bằng
thánh giá và sự Phục Sinh của Người, Người đã cho chúng con được tự do. Chúa là
Đấng Cứu Độ thế gian”. Khi suy nghĩ về đời sống mới của các tổ phụ tinh thần
của chúng ta nơi đất Hứa, chúng ta được mời gọi suy niệm đời sống mới của chúng
ta trong Đức Kitô: “Bằng cái chết, Người đã tiêu diệt sự chết nơi chúng ta,
bằng việc sống lại, Người đã phục hồi sự sống cho chúng ta”. Khi suy niệm về
các tổ phụ đã kỷ niệm sự giải thoát của mình bằng việc dự phần vào bữa tối Vượt
Qua, chúng ta được mời gọi chiêm ngắm việc chúng ta cử hành ơn cứu độ của chúng
ta nơi bữa tiệc Thánh Thể: “Lạy Chúa Giêsu Kitô khi chúng con ăn bánh và uống
chén này, chúng con tuyên xưng việc Chúa chịu chết, cho tới khi Chúa lại đến”.
Khi mời gọi mọi người
lên hiệp lễ, vị linh mục nói: “Phúc cho những ai được mời đến dự tiệc Chiên
Thiên Chúa” hay là câu “Hạnh phúc thay những người được gọi đến dự bữa tối với
Người”. Bữa tối hoặc tiệc đây không phải ám chỉ bữa tối sau hết nhưng là tiệc
cưới của Con Chiên Thiên Chúa trên thiên đàng nơi mà các tín hữu của Chúa mừng
Giao Ước tình yêu và trung tín (Kh 19,9). Bữa tiệc huy hoàng và đời đời là số phận
của chúng ta bởi vì chúng ta nên một với Chiên Thiên Chúa ở trên trời.
Không có từ đơn giản
nào mà thích hợp như một câu trả lời khi chúng ta nghe xướng: “Đây Chiên Thiên
Chúa”, nhưng một cuộc suy niệm sâu xa về sự phong phú của tước hiệu này sẽ giúp
chúng ta hiểu biết Chúa Giêsu tốt hơn và dẫn chúng ta tới dự phần đầy đủ hơn
nơi bữa tiệc Thánh Thể của Chiên Thiên Chúa.
Gặp gỡ Đức Kitô
(Trích trong: “Niềm Vui Chia Sẻ”)
Gặp gỡ Đức Kitô, biến
đổi cuộc đời mình,
Gặp gỡ Đức Kitô, đón
nhận ơn tái sinh.
Gặp gỡ Đức Kitô, chân
thành mình gặp mình,
Gặp gỡ Đức Kitô, nảy
sinh tình đệ huynh”.
Câu điệp khúc của một
bài ca sinh hoạt của các bạn trẻ giúp chúng ta ý thức về cuộc gặp gỡ Đức Kitô
của hai môn đệ đầu tiên: Arê và Gioan trong Tin Mừng hôm nay. Chính Đức Thánh
Cha Gioan Phaolô II đã chọn đoạn Tin Mừng này để làm đề tài cho cuộc gặp gỡ
giới trẻ thế giới lần thứ 12 diễn ra vào trung tuần tháng 8 năm 1997 tại Paris,
nước Pháp. Theo Đức Thánh Cha, cuộc gặp gỡ rất quan trọng vì là “khởi điểm của
mọi hành trình Đức Tin”.
Nhưng thế nào là gặp
gỡ Đức Kitô?
Có lẽ chúng ta đều
lúng túng khi được người khác đặt câu hỏi cơ bản này. Chúng ta không biết phải
trả lời làm sao, mô tả như thế nào. Chúng ta chưa có kinh nghiệm hoặc một kinh
nghiệm rất hời hợt. Cuộc gặp gỡ Đức Kitô của hai môn đệ đầu tiên trong Tin Mừng
hôm nay cho chúng ta thấy một diễn tiến gồm một số bước: Trước hết là được Gioan Tẩy Giả giới thiệu: “Đây là Con Chiên Thiên Chúa.
Đây Đấng xóa tội trần gian”. Hai môn đệ vừa nghe giới thiệu liền đi theo Chúa
Giêsu. Nếu hai môn đệ không tức khắc đi theo Chúa Giêsu khi nghe Gioan giới
thiệu, hai ông đã bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ Đức Kitô và đã không trở thành những môn
đệ đầu tiên của Ngài.
Bước thứ hai là đối thoại với Chúa Giêsu. Chính Chúa Giêsu là người ngỏ
lời trước: “ Các anh tìm gì thế?” Đức Thánh Cha nói: “Khi ta hỏi Chúa điều gì,
thì Ngài luôn hỏi lại ta, người hỏi trở thành kẻ bị hỏi; người tìm kiếm Chúa
trở thành kẻ được Ngài kiếm tìm: “Các anh tìm gì thế?”. Câu hỏi có vẻ tầm
thường như những câu hỏi lúc mới gặp nhau, nhưng đây là một câu hỏi đặt vấn đề
cho những ai theo Chúa: Chúng ta tìm ai? Theo Chúa để làm gì? Chúng ta chờ đợi
nơi Chúa điều gì?
Chúa không chờ đợi
một câu trả lời của trí tuệ, nhưng chờ đợi một câu trả lời của trái tim, của
tâm hồn. Các môn đệ đáp trả bằng một câu vắn gọn: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?” Câu
trả lời vắn gọn nhưng biểu lộ lòng trìu mến gắn bó muốn dấn bước theo Thầy,
muốn chia sẻ nếp sống của Thầy. Chúa cũng không nói địa chỉ, tên đường, số nhà,
vì Ngài “Không có nơi gối đầu”. Ngài chỉ bảo: “Hãy đến mà xem”. “Hãy đến” là
lời mời gọi của trái tim rộng mở. Hãy đến mà xem tình yêu của Thiên Chúa biểu
lộ nơi con người của Đức Giêsu. Đến với Chúa chắc chắn dẫn đến một kinh nghiệm: kinh nghiệm về một tình yêu sâu
thẳm nhất. Các môn đệ đã đến,
đã nhìn thấy nơi Chúa ở. Đây không phải là ngôi nhà vật chất, đây là chính
Thiên Chúa. Đến với Chúa Giêsu là đến với Thiên Chúa. Ngài ở với Thiên Chúa, ở
trong Thiên Chúa. Đến với Chúa Giêsu là gặp gỡ chính Thiên Chúa: “Ai thấy Thầy
là thấy Đấng đã sai Thầy”. Các môn đệ đã kinh nghiệm được điều ấy, nên đã ở lại
với Chúa. Ở lại với Chúa là gắn bó với Chúa, kết hợp với Chúa, ở lại trong tình
yêu của Chúa. Tình yêu làm cho môn đệ gần gũi với Thầy và sự gần gũi làm tăng
thêm tình yêu.
Cuối cùng, khi đã
kinh nghiệm tình yêu của Chúa, Anrê tự nhiên cảm thấy được thúc bách phải chia sẻ niềm tin cho em mình là Simon Phêrô:
“Chúng tôi đã gặp Đức Kitô”. Rồi ông dẫn em mình đến gặp Chúa Giêsu. Anrê chắc
chắn biểu lộ một sự thích thú rõ rệt. Ông đã sung sướng được gặp Chúa, ông đã
khám phá ra Chúa là Đấng Mêsia, Đấng được Thánh Thần xức dầu tấn phong sai đi
loan báo Tin Mừng Cứu Độ. Dĩ nhiên, ông còn phải ở lại với Chúa Giêsu lâu hơn
nữa, còn phải tìm hiểu, phải khám phá nhiều hơn. Nhưng giờ đây, ông cùng chia
sẻ với em mình, cùng tìm hiểu, cùng khám phá với em và các bạn khác của ông.
Niềm tin của ông càng được củng cố, càng lớn lên trong mức độ ông biết chia sẻ
cho người khác.
Sau cuộc gặp gỡ đầu
tiên đó, các ông trở lại với cuộc sống đời thường. Thế nhưng, từ nay không còn
là cuộc sống như trước, vì cuộc gặp gỡ Đức Kitô đã làm thay đổi tận căn. Giờ
đây các ông sống với niềm tin Đức Giêsu là Đấng Mêsia –Đấng Thiên Sai Cứu Thế-
Chính niềm tin đó điều khiển cuộc sống và làm cho cuộc sống người môn đệ mang
một ý nghĩa mới.
Anh chị em thân mến,
Là Kitô hữu, đi lễ,
đọc kinh thường xuyên, nhưng thử hỏi, chúng ta có thật đã gặp gỡ Chúa chưa? Đã
có lần nào chúng ta choáng váng vì lần đầu tiên gặp gỡ đích thực với Chúa chưa?
Chúa đã có mặt trong cuộc sống của chúng ta chưa? Sao cuộc đời ta vẫn không có
gì thay đổi, vẫn thấy buồn chán, thất vọng, tội lỗi?...
“Gặp gỡ Đức Kitô,
biến đổi cuộc đời mình”. Tại sao cuộc đời tôi chưa được biến đổi? Tôi vẫn sống
với con người cũ, tội lỗi, ích kỷ, lười biếng? Tôi như chưa được “tái sinh”,
chưa “gặp lại mình”, chưa “nối lại những mối dây huynh đệ” với những người
khác? Ấy là dấu Đức Kitô chưa có mặt trong đời tôi. Đã gặp được Chúa là phải có
một sự đổi đời. Bởi, sống đạo không phải là sống theo một điều gì, đi theo một
ai khác hơn là sống theo Đức Giêsu Kitô.
Nhưng ngày nay, gặp
gỡ Đức Kitô ở đâu?
Đức Thánh Cha nói:
“Đức Giêsu ở bên cạnh chúng ta, nơi những người anh em chúng ta cùng chia sẻ
cuộc sống hằng ngày. Gương mặt của Ngài là gương mặt của người nghèo nhất trong
những người nghèo; của những người bị gạt ra bên lề cuộc sống, thường là nạn
nhân của những cơ chế bất công. Nhà của Đức Giêsu là bất cứ nơi nào con người
phải chịu đau khổ vì các quyền sống của họ bị chối từ, những hy vọng của họ bị
phản bội, những lo âu của họ không được biết đến. Nhà của Đức Kitô là chính nơi
đó, ở giữa mọi người, nơi mà Ngài yêu cầu chúng ta, nhân danh Ngài, lau khô mọi
giọt lệ và nhắc cho những ai cảm thấy một mình cô đơn nhớ rằng chẳng có ai cô
đơn hết, nếu họ đặt niềm tín thác vào Ngài”.
Nếu đã gặp được Đức
Kitô trong cuộc đời, cuộc đời chúng ta đã được đổi mới như được tái sinh, sẽ từ
bỏ con người ích kỷ của mình và bị thúc đẩy chia sẻ niềm tin và cuộc sống với
mọi người anh em, nhất là những con người nghèo khổ. Mẹ Têrêxa Calcutta đã gặp
Đức Kitô nơi những người nghèo khổ bị bỏ rơi và mẹ đã đem cả cuộc đời để phục
vụ hết lòng. Nếu thực sự đã gặp được Đức Kitô, chúng ta đã trở thành một Kitô
hữu năng nổ và tích cực trong cuộc sống, sẵn sàng dấn thân phục vụ Tin Mừng
tình thương cứu độ của Thiên Chúa cho mọi người.
Như Đức Thánh Cha đã
nói: “Cuộc gặp gỡ Đức Kitô rất quan trọng, vì là khởi điểm của mọi hành trình
đức tin”. Đức tin quả là một cuộc hành trình khởi đi từ cuộc gặp gỡ Đức Kitô,
đến nhận biết Ngài, yêu mến và gắn bó mật thiết với Ngài. Gắn bó mật thiết đến
nỗi sẵn sàng tận hiến cả tâm hồn và thể xác, con người và cuộc sống cho vinh
Danh Chúa hơn.
Thầy ở đâu - Hãy đến mà
xem
Suy Niệm
Đoạn Tin Mừng này đã
được Đức Thánh Cha dùng làm bài suy niệm cho ngày Giới Trẻ Thế Giới lần thứ
XII.
Để gặp được Đức Giêsu,
cần có người giới thiệu. Gioan đã giới thiệu Đức Giêsu cho hai môn đệ của mình.
Ông Anrê cũng đã giới thiệu Đức Giêsu cho em là Simon, và dẫn ông này đến gặp
Ngài. Chẳng ai thực sự gặp được Đức Giêsu mà lại không mong giới thiệu Ngài cho
người khác.
Đức Giêsu là kho tàng
cứ mãi lớn lên khi được san sẻ. Hạnh phúc của Gioan Tẩy giả và Anrê là thấy Đức
Giêsu và người mình giới thiệu gặp nhau. Họ chấp nhận tự xóa mình. Gioan chấp
nhận chia tay với hai môn đệ yêu dấu. Anrê sau này chẳng được nổi tiếng bằng Simon.
Theo lời giới thiệu
của Gioan, hai ông đi theo Đức Giêsu. Chẳng rõ họ đã đi theo bao lâu và bao xa.
Họ rụt rè không biết bắt đầu câu chuyện thế nào. Đức Giêsu thấy sự lúng túng dễ
thương của họ. Chính Ngài đi bước trước, mở đầu cuộc đối thoại.
Các anh tìm gì thế?
Câu hỏi này bắt họ
phải trở lại với lòng mình, phải ý thức về nỗi khát khao đang chi phối mình.
Tôi đang tìm gì? Tiền bạc, tiếng tăm, thỏa mãn? Hay tôi đang tìm một Ai đó cho
đời tôi một hướng đi? Đức Giêsu gợi chuyện để họ bày tỏ khát vọng của mình.
Thưa Thầy, Thầy ở
đâu?
Câu hỏi này tương
đương với một câu trả lời. Chúng con muốn biết nhà của Thầy, muốn đến thăm
Thầy.
Đến nhà một người là
đi vào thế giới của người đó. Hai ông không chỉ muốn biết Đức Giêsu qua lời
Gioan. Họ muốn đích thân gặp gỡ Ngài. Chuyện này không ai làm thay được.
Hãy đến mà xem.
Đức Giêsu không giấu
hai ông về thế giới của Ngài. Lời mời này vẫn vang vọng đến tai chúng ta. Đừng
sợ đi theo Đức Giêsu để đến nhà Ngài. Đừng sợ trao đổi với Ngài như một người
bạn. Nơi nào có những người nghèo khổ, bị bỏ rơi, những người cô đơn, bị khinh
miệt hay phản bội, những người khác văn hóa và tôn giáo, nơi đó là nhà của Đức
Giêsu.
Họ đã đến xem và đã ở
lại.
Hai ông đã nhận lời
mời ngay lập tức. Không có khoảng cách giữa ước muốn và thực hành. Chúng ta
chẳng rõ chi tiết của cuộc hạnh ngộ này, nhưng chắc chắn đó là một kỷ niệm
không quên.
Kinh nghiệm của hai
ông cũng là của mọi Kitô hữu. Chúng ta phải được giới thiệu Đức Giêsu, phải
đích thân gặp Ngài, và phải trở nên người giới thiệu Ngài cho thế giới.
Gợi Ý Chia Sẻ
"Các anh tìm gì
thế?" Theo ý bạn, người trẻ hôm nay đang làm gì? Đang tìm ai? Nơi bản thân
bạn, đâu là mối bận tâm lớn nhất của bạn hiện nay?
Bạn có tin Đức Giêsu
có thể đem lại câu trả lời cho những vấn đề sâu xa nhất của bạn không? Bạn có
tin Đức Giêsu có thể đem lại bình an cho thế giới hôm nay không?
Cầu Nguyện
Lạy Chúa Giêsu,
nhiều bạn trẻ đã
không ngần ngại chọn những cầu thủ bóng đá, những tài tử điện ảnh làm thần
tượng cho đời mình.
Hôm nay, Chúa cũng
muốn biết chúng con chọn ai, và chúng con thật sự đắn đo trước khi chọn Chúa.
Bởi chúng con biết
rằng chọn Chúa là lội ngược dòng, theo Chúa là bước vào con đường hẹp: con
đường nghèo khó và khiêm nhu, con đường từ bỏ và phục vụ.
Hôm nay, chúng con
chọn Chúa
Không phải vì Chúa
giàu có, tài năng hay nổi tiếng, nhưng vì Chúa là Thiên Chúa làm người. Chẳng
ai đáng chúng con yêu mến bằng Chúa. Chẳng ai hoàn hảo như Chúa.
Ước gì chúng con can
đảm chọn Chúa nhiều lần trong ngày, qua những chọn lựa nhỏ bé, để Chúa chiếm
lấy toàn bộ cuộc sống chúng con, và để chúng con thông hiệp vào toàn bộ cuộc
sống của Chúa. Amen.
Hành trình ơn gọi
ĐTGM. Ngô Quang Kiệt
Các bài sách thánh
hôm nay đều nói về ơn gọi. Ơn gọi của Samuel thật lạ lùng. Còn ơn gọi của Anrê
và Gioan diễn ra nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, dù mạnh mẽ lạ lùng hay nhẹ nhàng
bình thường, hành trình ơn gọi nào cũng trải qua bốn giai đoạn.
1- Giai đoạn thứ
nhất: Chúa kêu gọi.
Việc Chúa kêu gọi
không xảy ra tức khắc trong một lần, nhưng diễn tiến tuần tự, chậm rãi với mức
độ tăng dần, tuỳ sự đón nhận của người nghe.
Thoạt tiên là một lời
kêu gọi nhẹ nhàng qua một thiên hướng, một ước nguyện của người thân, một gương
mẫu, một thần tượng. Ở Samuel, đó là ước nguyện của bà mẹ muốn tạ ơn Chúa. Ở
Anrê và Gioan, đó là thiên hướng đi tìm lý tưởng.
Sau đó, Chúa có thể
dùng các trung gian dẫn ta đến với Chúa. Trong trường hợp Samuel, người trung
gian là thày cả Hêli. Còn trong trường hợp Anrê và Gioan, thánh Gioan Baotixita
đã làm trung gian đưa hai môn đệ đến với Đức Giêsu.
2- Giai đoạn hai: Ta
đáp trả.
Nếu ta trung thành
đáp trả mỗi khi nghe tiếng Chúa kêu gọi, Chúa sẽ tiếp tục gọi ta đi vào những
đoạn đường mới, mỗi lúc một khó khăn hơn. Tiếng Chúa mời gọi mỗi lúc một mãnh
liệt hơn, đòi hỏi ta phải trả lời mỗi lúc một dứt khoát hơn. Cho đến một thời
điểm quyết định, Chúa sẽ đưa ra lời mời gọi cuối cùng đòi ta trọn vẹn dấn thân
lên đường theo Chúa. Với Samuel, việc Chúa ba lần cất tiếng gọi chứng tỏ Chúa
tha thiết muốn tuyển chọn ông. Với Anrê và Gioan, việc Đức Giêsu mời hai ông
đến chỗ Ngài ở đã khiến hai ông phải dứt khoát với quá khứ để bắt đầu một giai
đoạn mới.
3- Giai đoạn ba: Sống
thân mật với Chúa.
Tuyệt đỉnh của ơn gọi
không phải là làm việc cho Chúa, nhưng là sống thân mật với Chúa. Chúa không
kêu gọi ta theo một chủ thuyết nhưng kêu gọi ta theo Chúa. Ta đến với Chúa
không phải để học những bài học lý thuyết nhưng để tham dự vào sự sống của
Chúa. Sự sống của Chúa là sự sống thần linh nâng ta lên hưởng nếm sự ngọt ngào
của tình Cha - Con thắm thiết. Sự sống của Chúa là tình yêu đưa ta vào hạnh
phúc của người biết mình được yêu thương.
Trong tình yêu Thiên
Chúa, tâm hồn ta được gột rửa sạch mọi tội lỗi.
Trong tình yêu Thiên
Chúa, trái tim ta trở nên dịu dàng, hiền hoà rộng mở để tha thứ và đón nhận mọi
người.
Hạnh phúc sống trong
tình yêu Thiên Chúa lớn lao đến độ biến đổi toàn bộ cuộc đời ta. Ai đã một lần
nếm cảm sẽ không còn mơ ước điều gì khác nữa.
Sau khi được tiếp xúc
thân mật với Chúa, trọn cuộc đời Samuel hoàn toàn dâng hiến cho Chúa. Sau một
buổi chiều thân mật sống với Đức Giêsu, hai tông đồ Anrê và Gioan gắn bó với
Người, cho đến chết vì Người.
4- Giai đoạn bốn: Làm
chứng cho tình yêu Chúa.
Cảm nhận được tình
yêu Thiên Chúa rồi, ta sẽ không thể làm điều gì khác hơn là ra đi làm chứng về
tình yêu đó. Giống như dòng suối sung mãn tràn xuống thành thác, tâm hồn tràn
đầy tình yêu sẽ cất lên thành lời ca tụng, giới thiệu tình yêu Thiên Chúa cho mọi
người.
Sau khi gặp Đức
Giêsu, Anrê vội vã đi tìm em là Phêrô để dẫn đến giới thiệu với Người. Từ đó,
Anrê theo Đức Giêsu cho đến cuối đời. Ông đã đem chính mạng sống làm chứng cho
tình yêu của Thiên Chúa. Ông đã đổ máu ra để chứng thực tình yêu ấy. Ông dám
khước từ cuộc sống trần gian vì ông đã biết đến hạnh phúc đích thực trong tình
yêu Thiên Chúa. Tất cả chúng ta đều được Thiên Chúa mời gọi đến sống thân mật
với Người trong tình Cha-Con thắm thiết.
Lời Chúa vang lên khi
ta chịu phép Rửa tội.
Lời Chúa tiếp tục mời
gọi ta khi ta lãnh nhận các bí tích, khi ta nghe sách thánh, khi ta học giáo
lý, khi ta tĩnh tâm, nghe giảng.
Lời Chúa lúc thì nhẹ
nhàng thoang thoảng, khi thì mãnh liệt thiết tha. Nhiều lúc ta tưởng đến nhà
thờ vào ngày Chủ nhật là đã đáp lại tiếng Chúa mời gọi, nhưng không phải. Chúa
không mời gọi ta chỉ đi lễ như trả nợ. Chúa muốn ta thực sự gặp gỡ Người, tiếp
xúc thân mật với Người, sống thân thiết với Người trong tình con thảo.
Hành trình đức tin
của người Kitô hữu là một hành trình đi về với Chúa. Sau bao nhiêu năm giữ đạo,
tôi đã đi đến đâu? Tôi đã thực sự gặp được Chúa chưa? Tôi đã tiến đến gần Chúa
chưa? Hay là tôi mới ở khởi điểm? Hãy đến, Chúa đang mời gọi ta. Chúa đang chờ
đợi ta. Chúa đang mở rộng vòng tay, mở rộng trái tim để đón ta đến sống trong
tình yêu của Người. Tình yêu ấy là hạnh phúc muôn đời của ta.
GỢI Ý CHIA SẺ
1- Có khi nào bạn
nghe thấy tiếng Chúa mời gọi không?
2- Bạn đã quảng đại
đáp lại tiếng Chúa mời gọi chưa?
3- Có bao giờ bạn cảm
nghiệm được tình yêu của Chúa chưa?
Đối với tôi, Đức Giêsu
là ai?
(Trích trong ‘Lương Thực Ngày
Chúa Nhật’)
Thiên ký sự của thánh
Gioan về ơn gọi của những môn đệ đầu tiên, đáng khâm phục vì lời văn bình dị và
gợi ý. Ký sự diễn tả tiến trình cơ bản về mọi ơn gọi theo Đức Kitô: gặp gỡ,
phát hiện, ưng thuận, thay đổi đời sống.
- Gặp gỡ. Hai môn đệ Anrê và Gioan gặp Đức
Giêsu vì đã được Gioan Tẩy giả lưu ý họ về người. Cũng thế, Simon – Phêrô gặp
Chúa, vì Anrê cho biết. Trong hai trường hợp này, ta thấy rằng một sự can thiệp
của con người chính là con đường đưa người ta đến gặp Đức Giêsu. Nhưng tự nó sự
can thiệp không có tính cách quyết định trong việc các môn đồ đi tìm Chúa. Điều
khiến họ quyết định, chính là lời kêu gọi của Đức Giêsu: Hãy đến mà xem. Như
vậy hai yếu tố đầu tiên trong tiến trình đáp ứng ơn gọi là: một người dẫn những
người khác đến nơi gặp gỡ- Thiên Chúa kêu gọi. Một câu hỏi được đặt ra: đó bao
giờ chúng ta nghĩ rằng có thể chúng ta cũng dẫn một người nào đó đến gặp Đức
Giêsu không? Cũng như Gioan Tẩy Giả, chúng ta biết rõ Đức Giêsu là ai. Giống
như Anrê, chúng ta đã tìm thấy Đấng Cứu thế. Liệu chúng ta có lo lắng đến việc
không nên khư khư giữ làm của riêng điều chúng ta tìm thấy? Để cho lời gọi của
Chúa đến với một người trong anh em chúng ta, có lẽ Chúa nhờ chúng ta dẫn kẻ ấy
đến gặp Người.
- Phát hiện. Vì vậy hai môn đệ đến và nhìn
thấy nơi Chúa ở. Sau khi đã lưu lại với Chúa tới sáng hôm sau, họ tin chắc đã
gặp Đấng Cứu Thế. Họ phát hiện Đức Giêsu là ai. Ta có thể nghĩ xa hơn: Hai môn
đệ đã phát hiện Đức Giêsu là ai đối với họ. Thật vậy, không những họ nhận Đức
Giêsu đúng là Đấng Cứu Thế, mà lại còn khám phá thấy một liên hệ đặc biệt do
Đức Giêsu thiết lập giữa Người với họ, Chúa kêu gọi họ hãy trở nên môn đệ Người
– đặc biệt Phêrô được Chúa gọi là “Đá” , tức là đá tảng trên đó Đức Giêsu sẽ
thiết lập Giáo Hội Người. Tới đây , ta nhận định: Trong tiến trình ơn gọi, con
người lúc đối diện với Đức Kitô không những phát hiện Đức Kitô, trong bản thế
là ai mà còn thấy rõ Đức Kitô là ai đối với người được gọi. Mỗi người chúng ta
cũng có thể tự hỏi: Đối với tôi, Đức Giêsu là ai? Người gọi tôi làm việc gì? Ý
muốn của Người ảnh hưởng trên tôi thế nào?
- Ưng thuận và thay
đổi. Đoạn Phúc âm kể lại
đầy đủ: Sau khi gặp Đức Giêsu và ở lại với Người tơí hôm sau, những môn đệ tình
nguyện theo Chúa. Toàn bộ Phúc âm theo thánh Gioan cho biết một việc: Sự ưng
thuận theo Chúa đã đếm lại đổi thay trong đời họ. Họ bỏ lại tất cả để theo Đức
Kitô. Niềm tin vào Đức Kitô xoay đổi đời sống con người theo một hướng hoàn
toàn khác với chiều hướng bình thường. Thậm chí, ở đây lại là theo Chúa trong
điều kiện sinh hoạt khác với mọi người. Kitô hữu được kêu gọi hãy uốn sửa đời
mình cho phù hợp với khuôn mẫu Đức Kitô. Đó là điều làm thay đổi một đời người,
thay đổi toàn diện.
Tóm lại, đoạn Phúc âm
nói với chúng ta thế này:
1) Có những người đi
tìm Đấng Cứu Thế.
2) Thấy họ tìm thì
Chúa đến với họ và kêu gọi họ.
3) Những người ấy đáp
ứng lời Chuá bằng một câu đáp tích cực nó biến đổi đời họ. Ba câu hỏi chờ chúng
ta: chúng ta có phải là những Kitô hữu trên đường tìm Chúa không? Chúng ta có
nghe thấy những lời mời của Chúa không? Câu đáp của chúng ta, tức là nếp sống
Kitô giaó thực tiễn, có biến đổi chúng ta, làm cho chúng ta trở thành môn đệ
không?
Lựa chọn theo Chúa
“Một trong hai người…
đã đi theo Chúa Giêsu”.
Một thương gia người
Mỹ, lúc chết đã làm chúc thư để lại gia tài đồ sộ cho các con. Người con gái
của ông tên Grace lúc đó 23 tuổi, đang tu ở tu viện Đaminh Nữu Ước. Ông để cho
cô này một triệu đô la, với điều kiện là cô phải rời tu viện và tuyên bố bỏ đạo
Công giáo. Cuối cùng nữ tu Grace dứt khoát không rời tu viện, cũng không bỏ
đạo. Vì thế cô đã mất cả phần tài sản to lớn đó.
Bước đường theo Chúa
đôi lúc cũng đòi một sự lựa chọn như vậy. Tin Mừng hôm nay cho ta thấy những
người đầu tiên xin làm môn đệ Chúa. Trong giai đoạn đầu cuộc sống công khai của
Chúa, chỉ có Gioan Tẩy Giả được ban ơn đặc biệt nhận ra Chúa, ông giới thiệu
Chúa: “Đây là Con Chiên Thiên Chúa”. Người Do Thái nghe danh hiệu này theo ý
nghĩa thường gặp trong Kinh Thánh, là tôi tớ Thiên Chúa, một người tôi tớ âm
thầm phục vụ lò sát sinh. Những người nghe thánh Gioan lúc đó là những người
thiện chí, muốn cải thiện, họ quanh quẩn bên vị tiền hô để học hỏi sống chính
trực. Họ biết Chúa Giêsu là người tốt, nhưng không phải một ông vua, không hứa hẹn
giàu sang vinh hiển, tuy nhiên cũng có người quyết định đi theo Chúa.
Chúa Giêsu tiếp đón
họ rất bình thường, chẳng có gì là niềm nở. Chúa hỏi họ như hỏi người lạ: “Các
anh kiếm gì?” Chúa không phải một người quảng cáo hay tuyên truyền. Chúa bảo
các ông: “Hãy đến mà xem”. Việc tìm hiểu rất cần thiết, chứng tỏ một tâm hồn
khát khao chân lý, một tâm hồn có khả năng tiến bộ. Trong buổi đàm đạo đầu tiên
này, có lẽ những người theo Chúa không được hứa hẹn gì, ngoài việc nhận ra Chúa
là Đấng Mêsia, Đấng đã được hứa ban trong Kinh Thánh. Nhưng Kinh Thánh cũng đã
nói trước Đấng Mêsia sẽ chịu bạc đãi, khổ đau. Họ chưa hiểu cặn kẽ số phận Đấng
Cứu Thế, nhưng cũng lờ mờ thấy theo Chúa là phải chấp nhận khó khăn, hy sinh và
có khi nguy hiểm nữa, nhưng họ đã quyết định theo Chúa.
Các ông đi theo Chúa
trong niềm vui phấn khởi. Các ông vui không vì đã tìm ra một món lợi, nhưng vì
từ lâu các ông vốn khát khao ơn cứu độ, các ông tha thiết chia sẻ tâm tình mong
chờ Đấng Cứu Thế của Kinh Thánh, và bây giờ thấy lòng mong đợi đó được đáp ứng.
Các ông có được niềm vui lớn lao, và khi vui người ta thấy cần chia sẻ, niềm
vui sẽ tràn đầy và truyền lan. Các ông đi nói lại với bạn bè, với bà con thân
thuộc: Chúng tôi đã thấy Đấng Cứu Thế, cũng gọi là Đức Kitô. Các ông muốn người
thân cũng vui với mình, và muốn mọi người cùng đi theo Chúa như mình.
Đầu tiên Gioan Tiền
Hô đã gửi Anrê và Gioan đến với Chúa. Rồi Anrê và Gioan đi gọi Simon và
Philipphê mời gọi Nathanael. Khởi đầu là do Chúa. Ơn gọi của Chúa như một niềm
vui lan tràn từ người nọ tới người kia như nước chuyển qua những ống dẫn và ta
có cảm tưởng như nếu không có người hướng dẫn thì những người kế cận sẽ không
nhận được ơn gọi của Chúa.
Xin Chúa giúp mỗi
người chúng con biết lắng nghe lời Chúa gọi và luôn cố gắng truyền thông cho
anh chị em, để mọi người sớm thành môn đệ Chúa.
Giới thiệu
Qua đoạn Tin Mừng hôm
nay, tôi muốn chia sẻ với anh em một bổn phận quan trọng, đó là: Bổn phận giới thiệu Đức Kitô cho
những người chung quanh.
Thực vậy, Gioan Tiền
Hô lúc bấy giờ xuất hiện bên bờ sông Giordan, ông rao giảng về tâm tình ăn năn
và trao ban phép rửa sám hối. Mọi người đều kính trọng ông và coi ông như là
một vị tiên tri. Thế nhưng ông đã thẳng thắn xác quyết với họ:
- Tôi chỉ là tiếng
kêu trong sa mạc, hãy dọn đường Chúa đến.
Cũng chính ông đã
long trọng giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của mình:
- Đây là Chiên Thiên
Chúa.
Rồi ông đã khiêm
nhường thú nhận:
- Tôi không xứng đáng
cúi xuống cởi dây giày cho Ngài. Ngài cần phải lớn lên, còn tôi phải nhỏ đi.
Nghe lời giới thiệu ấy,
Andrê và Gioan đã bước theo Chúa. Chúa Giêsu quay lại thấy hai ông liền phán:
- Các ngươi tìm chi.
Các ông thưa:
- Lạy Thầy, Thầy ở
đâu?
Chúa Giêsu bảo:
- Hãy đến mà xem.
Hai ông đã đến cùng
Chúa và ở lại với Ngài ngày hôm đó. Sau cuộc gặp gỡ này, Andrê đã đi tìm em
mình là Simon và nói với ông:
- Chúng tôi đã gặp
Đấng Cứu Thế, tức là Đức Kitô.
Và chính Andrê đã dẫn
Simon đến cùng Chúa.
Thoạt nhìn thấy
Simon, Chúa Giêsu liền phán:
- Con là Simon, kể từ
nay con sẽ được gọi là Kêpha, nghĩa là Đá.
Phúc âm còn kể tiếp,
sau khi được Chúa gọi, Philipphê, đã đến gặp Nathanael và nói:
- Chúng tôi đã gặp
Chúa Giêsu, con ông Giuse quê tại Nagiarét, là đấng Maisen mà các tiên tri đã
nói tới trong lề luật.
Nhưng Nathanael đáp
lại:
Ở Nagiarét nào có cái
chi hay?
Philipphê liền nói:
- Hãy đến mà xem.
Cuối cùng Nathanael
đã đi tìm gặp Chúa, đã tin nhận Chúa với lời tuyên xưng:
- Lạy Thầy, Thầy là
Con Thiên Chúa, là vua Israel.
Và ông đã trở nên một
trong số 12 tông đồ của Ngài.
Từ những chi tiết tôi
vừa kể, chúng ta thấy: Gioan Tiền hô đã giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ
của ông, trong đó có Gioan và Andrê. Rồi sau đó, Andrê cũng đã giới thiệu Chúa
Giêsu cho em mình là Phêrô. Còn Philipphê, một khi đã đi theo Chúa, ông cũng đã
giới thiệu Chúa cho Nathanael. Còn chúng ta thì sao?
Nhiều người trong
chúng ta lầm tưởng rằng, bổn phận giới thiệu Đức Kitô, làm chứng về Ngài cũng
như rao giảng Phúc âm là một bổn phận dành riêng cho các linh mục và tu sĩ, còn
người giáo dân, thì không cần phải vướng mắc chi vào chuyện đó.
Nghĩ như vậy là lầm.
Đúng thế, với Bí tích Rửa tội, chúng ta trở nên người Kitô hữu. Và như chúng ta
thường định nghĩa. Người Kitô hữu là người có Đức Kitô trong tâm hồn và mang
Đức Kitô trong cuộc sống của mình, bằng cách tuân giữ những điều Ngài truyền dạy
và sống gắn bó mật thiết với Ngài qua những tâm tình cầu nguyện.
Thế nhưng có Chúa mà
thôi chưa đủ, chúng ta còn có bổn phận phải giới thiệu Chúa, phải đem Chúa đến
cho những người chung quanh. Chính vì thế mà Chúa Giêsu đã phán:
- Các con là muối, là
men, là ánh sáng. Các con hãy đi giảng dạy cho muôn dân…
Bởi đó, bằng một cuộc
sống đạo đức, chúng ta thực sự có Chúa trong tâm hồn, đồng thời bằng những hành
động bác ái yêu thương, chúng ta đem Chúa đến và giới thiệu Chúa cho những
người chung quanh chúng ta.
Hoàn hảo
Ở đời ai cũng muốn đi
tìm cái hơn. Muốn giàu có hơn, học hành giỏi hơn, có bằng cấp cao hơn. Lấy vợ
gả chồng đôi khi cũng nhằm chỗ cao hơn mà tính. Thật không may, người ta chỉ đi
tìm cái hơn về vật chất bằng mọi giá, ngay cả bằng những cách bất chính mà
không kể gì đến những giá trị đạo đức tinh thần. Gần đây tôi đọc được bài thơ
trào phúng “Cha và con và… sự đời” của Nguyễn văn Thắm trên báo Tuổi Trẻ Cười
nói lên cái tâm trạng đó của con người.
Cha: Con ơi! Lấy vợ
xem tông,
Lấy chồng chọn
giống… mới mong sang giàu.
Chồng mà chức
trọng quyền cao,
Phong bì, quà
biếu… cửa sau rộn ràng.
Vợ mà con cái
nhà quan,
Mình đi xin
việc dễ dàng như chơi.
Con gái: Thôi… con sợ
lắm cha ơi!
Quan mà tham
nhũng người đời dèm pha!
Cha: Dèm pha mặc kệ
dèm pha,
Có xe đời mới,
có nhà tầng cao.
Còn hơn cơm
mắm, canh rau,
Nhà tranh, vách
lá chui vào… chui ra!
Con trai: Con quan
phung phí xa hoa,
Thời trang đủ
kiểu, cưới mà làm chi!
Tối ngày kẻ
mắt, cắt mi,
Môi son, má
phấn… lấy gì nuôi con?
Cha: Mày tưởng có
bằng là ngon?
Thử đi xin
việc, cúi lòn… còm lưng!
Quà thì tay
xách, tay bưng
Tới lui mỏi
gối, mòn chân… hết tiền!
Trong bài Phúc âm hôm
nay, khi Chúa Giêsu chú ý thấy hai người môn đệ của Gioan đi theo Ngài, Ngài
quay lại và hỏi họ, “Các ngươi đi tìm gì?” Họ trả lời: “Thưa Thầy, Thầy ở đâu?”
Họ đang là môn đệ của Gioan, lại muốn bỏ Gioan mà đi theo Chúa Giêsu, để tìm
“cái hơn”. Giống như chúng ta, họ cũng muốn sống một đời sống đầy đủ hơn. Nhưng
khác chúng ta, chúng ta đi tìm kiếm đời sống vật chất cao hơn, còn Anrê và
Philip lại đi tìm một đời sống tinh thần cao hơn. Họ muốn có một đời sống đích
thực! Và chính Gioan, thầy của họ đã chỉ cho họ thấy khi Chúa đi ngang qua:
“Đây là Chiên Thiên Chúa”.
Có một chàng thanh
niên đeo đuổi một cô gái trẻ, đẹp đang đi dạo ngoài công viên. Chàng bắt đầu đi
theo sát sau lưng cô gái. Đi được một đoạn, cô gái quay lại đối chất với anh:
“Tại sao anh cứ đi theo tôi hoài vậy?” “Bởi vì cô đẹp quá”, anh trả lời thẳng
thừng. “Tôi yêu cô muốn điên dại và ước gì cô là của tôi”. Cô gái nhanh trí trả
lời, “Nhưng tại sao anh không quay lại nhìn về phía sau lưng anh xem. Cô em gái
tôi còn đẹp hơn tôi rất nhiều”. Chàng thanh niên bèn quay một vòng, nhưng chẳng
thấy ai cả, đành nói, “Cô đánh lừa tôi. Cô nói dối!” Cô gái trả lời, “Nếu anh
thực sự yêu tôi muốn khùng điên, tại sao anh quay lại nhìn về phía đàng sau làm
chi?”
Hôm nay nếu Chúa
Giêsu hỏi chúng ta: “Các ngươi đi tìm gì?” thì câu trả lời của chúng ta là gì?
Đẹp đẽ hơn? Giàu sang hơn? Bằng cấp hơn? Danh vọng hơn? Hạnh phúc hơn? Hay
thánh thiện hơn?
Trong một lớp giáo lý
tân tòng, một thiếu nữ trẻ đang học đạo để lập gia đình, chia sẻ tâm tình và sự
lựa chọn của cô như sau. Trong cuộc đời cô, cô chưa bao giờ nghe biết hay được
học hỏi điều gì về tôn giáo cả. Gia đình cô rất ghét đạo Công giáo. Nhưng chàng
và nàng lại yêu thương nhau tha thiết. Khi chàng ngỏ ý muốn cưới nàng làm vợ
với điều kiện cả hai phải có cùng một niềm tin tôn giáo, nàng chấp nhận ngay.
Cô nói: “Tôi muốn có cái mà anh ấy có”. Cô chia sẻ rằng cô nhận thấy, đối với
chàng đức tin là điều quan trọng nhất trong cuộc đời và chi phối toàn bộ cuộc
đời chàng. Trong đức tin chàng có sự bình an và hạnh phúc. Đó là điều cô cũng
đang đi tìm kiếm thì tại sao cô lại không chấp nhận được. Trong khi đó chàng
không có nhiều tiền bạc, nhưng rất hài lòng về cuộc sống của mình, và chu toàn
những bổn phận hằng ngày. Cuộc sống phản ảnh đức tin mà chàng và cô muốn là một
phần của niềm tin đó.
Cô đã chọn lựa “cái
hơn” của đức tin, của tình yêu và hạnh phúc nơi Đức Giêsu Kitô. Đây cũng chính
là điều mà Anrê và Philip muốn tìm khi họ bỏ Gioan Tẩy Giả để theo Chúa Giêsu.
Họ không những chỉ muốn “cái hơn” mà thôi, nhưng còn là sự sung mãn nhất, đầy
đủ nhất và hoàn hảo nhất nơi Đức Giêsu Kitô.
Tất cả chúng ta được
sinh ra với một ước muốn tự nhiên và lòng khao khát đi tìm hạnh phúc và sự sung
mãn. Tin Mừng hôm nay nói với chúng ta rằng cái mà chúng ta đang ước muốn, đang
đi tìm, đang chờ mong, đang cố gắng đạt cho được bằng mọi cách, ở bất cứ thời
đại nào hay thế hệ nào, chỉ tìm thấy đầy đủ nơi Chúa Giêsu Kitô. Khi xưa Chúa
Giêsu đã mời hai môn đệ: “Hãy đến mà xem”, Ngài cũng mời chúng ta không chỉ
“đến mà xem”, nhưng còn “ở lại với Người” để trở nên môn đệ của Người.
“Vị La-ma ở phương
Nam thỉnh cầu vị Đại La-ma ở phương Bắc phái một tu sĩ khôn ngoan và thánh
thiện đến để huấn luyện tập sinh. Trước sự ngạc nhiên của mọi người, vị Đại
La-ma ở phương Bắc đã phái đi năm tu sĩ thay vì một. Đối với những người muốn
biết tại sao, ngài đã nói một cách khó hiểu: “Nếu chỉ có một tu sĩ đến được với
vị La-ma ở phương Nam thì là may mắn lắm rồi”.
Năm tu sĩ lên đường
được vài ngày, một sứ giả chạy theo và nói: “Vị sư trụ trì làng xã chúng tôi
vừa viên tịch. Chúng tôi cần người thay thế”. Làng đó ở vào một nơi cảnh trí
ngoạn mục và bổng lộc cho sư trụ trì lại hậu. Một trong các tu sĩ cảm thấy ưu
tư đối với vấn đề mục vụ cho dân làng nên nói: “Tôi sẽ không phải là một Phật
tử, nếu tôi không phục vụ những người nầy”. Vì vậy, thầy đã tách ra khỏi đoàn.
Vài ngày sau, họ tạm
trú trong lâu đài của một vị vua có lòng hâm mộ một trong các tu sĩ nên ngài đã
phán: “Khanh hãy ở lại đây với trẫm và làm phò mã. Khi trẫm băng hà, khanh sẽ
nối ngôi”. Tu sĩ đó đã bị hấp dẫn bởi vẻ hào nhoáng của ngai vàng nên nói: “Có
cách nào tốt hơn để ảnh hưởng dân nước này cho bằng lên ngôi hoàng đế? Tôi sẽ
không phải là một Phật tử, nếu tôi không nhân cơ hội này để hoằng dương đạo
pháp”. Thầy cũng tách ra khỏi đoàn.
Một đêm kia, trong
vùng đồi núi, họ tới một chòi tranh lẻ loi mà chỉ có một cô gái trẻ đẹp tiếp
đón họ và cảm ơn Trời Phật đã cho họ có mặt. Cha mẹ của cô vừa bị bọn cướp ở
trên núi xuống giết chết, còn lại một mình cô sống trong phập phồng lo sợ. Ngày
hôm sau, khi đến giờ chia tay, một tu sĩ tuyên bố: “Tôi sẽ ở lại nơi đây. Tôi
sẽ không phải là một Phật tử, nếu tôi không có lòng trắc ẩn đối với cô gái
này”.
Hai tu sĩ còn lại
cuối cùng đã tới một làng Phật giáo và cảm thấy đau lòng khi khám phá ra rằng
dân làng đã hoàn toàn bỏ đạo dưới ảnh hưởng của một thần học gia An Độ. Một tu
sĩ nói: “Tôi mang nợ đối với những người này và đối với chính Đức Phật Tổ nên
tôi phải đem họ trở về với đạo pháp”. Cuối cùng tu sĩ thứ năm đã tới được với
vị La-ma ở phương Nam.
Nhiều lần, tôi đã
tách riêng ra vì những lý do chính đáng nhất trên đời: nào là để cải tổ phụng
vụ, để thay đổi cơ cấu của Giáo Hội, để cập nhật hóa việc nghiên cứu Thánh Kinh
và để thích nghi hóa khoa thần học. Sinh hoạt đạo giáo là cách thoát ly khỏi
Chúa Giêsu được tôi thích nhất”. (Bản dịch của Đỗ Tân Hưng và Trần Duy Nhiên).
Ơn gọi làm môn đệ
Chúa Giêsu là sự chọn lựa giữa việc đến gặp gỡ Chúa Giêsu và các lý do chính
đáng khác trên đời. Gặp gỡ và gắn bó với Chúa Giêsu là mục đích tối hậu của
người môn đệ. Sau đó những công việc mục vụ và rao truyền Tin Mừng sẽ là thành
quả của việc gặp gỡ này.
Theo William Barclay,
Anrê là một nhân vật luôn luôn giới thiệu người khác đến với Chúa Giêsu. Ba lần
Anrê được nhắc đến trong Phúc âm của Gioan với vai trò này: đưa Phêrô đến với
Chúa Giêsu; đưa bé trai với năm chiếc bánh và hai con cá đến cho Chúa Giêsu;
đưa mấy người Hy Lạp đến gặp Chúa Giêsu. Anrê là con người với trái tim truyền
giáo.
Và sau này cả Philip
nữa, sau khi đã gặp Chúa Giêsu rồi, cũng đi mời Nathanael đến với Ngài. Giới
thiệu Chúa Giêsu đi vào cuộc đời của tha nhân là thành quả của sự kết hiệp mật
thiết và cá nhân giữa ta với Chúa.
Vào thế kỷ thứ XI,
vua Henry III của vương quốc Bavaria, nay là một tiểu bang thuộc vùng Tây Nam
nước Đức, đã chán ngán làm vua và trở nên quá mệt mỏi trong việc điều hành đất
nước nên ngài ao ước được sống ẩn dật trong một tu viện. Nhà vua đi tới một tu
viện gần đó để xin ý kiến của vị tu viện trưởng. Cha tu viện trưởng nhận ra
ngài là vua đã quen với việc điều hành và ra những chỉ thị nên nói với vua
rằng: “Nếu vào sống trong tu viện như một tu sĩ thì việc trước hết là vua phải
vâng lời cha bề trên tu viện trưởng và phải làm theo lệnh truyền của ngài”. Vua
Henry III nhận thấy điều đó quá dễ dàng, không thành vấn đề. Vua sẵn lòng vâng
lời cha bề trên trong bất cứ chuyện gì. Cha bề trên mới nói: “Vậy thì tốt lắm,
tôi sẽ chỉ cho nhà vua điều phải làm. Nhà vua hãy trở về hoàng cung và phục vụ
đất nước trong ngôi vị mà Thiên Chúa đã định đặt cho ngài”.
Theo ý vua Henry III,
“cái hơn” là vào tu viện sống đời cầu nguyện và chiêm niệm như một tu sĩ. Nhưng
cha bề trên đã giúp cho ngài nhận ra không phải chỉ là “cái hơn” mà là cái hoàn
hảo nhất, sung mãn nhất. Đó là gặp gỡ Đức Kitô ngay trong cuộc sống của mình,
rồi giới thiệu Chúa đến với tha nhân qua việc chu toàn bổn phận mà Thiên Chúa
đã xếp đặt cho ngài: xây dựng một xã hội công bằng, an bình, mang lại ích lợi
cho toàn dân.
Vua Henry III đã trở
về với công việc bổn phận để gặp gỡ Chúa Giêsu và trở nên người môn đệ chân
chính của Ngài.
Giới thiệu
Một thủ tục đầu tiên,
hay đúng hơn, một nghi thức đầu tiên mà trong bất cứ buổi hội họp hay một bữa
tiệc lớn nhỏ nào người ta vẫn thường làm, đó là giới thiệu những người hiện
diện, nhất là giới thiệu những chức sắc, những nhân vật quan trọng. Trong cuộc
sống xã giao hằng ngày cũng vậy, mỗi khi gặp những người mới lạ, người ta cũng
thường giới thiệu nhau. Như vậy, giới thiệu nhau là một điều rất bình thường,
và tất cả chúng ta đều biết mục đích của sự giới thiệu là để biết nhau.
Trong bài Tin Mừng
chúng ta thấy Gioan Tẩy Giả giới thiệu Chúa Giêsu cho các môn đệ của ông, ông
nói: “Đây là Chiên Thiên Chúa”. Lời giới thiệu này chứng tỏ Gioan biết Chúa
Giêsu là ai và cũng chứng tỏ ông ý thức sứ mệnh tiền hô của mình, ông đã chỉ
lối cho hai môn đệ đến gặp Chúa Giêsu. Đây là lời giới thiệu trung thực, đầy
can đảm và có mãnh lực thôi thúc hai môn đệ đi theo Chúa.
Hai môn đệ ấy, một
người là Anrê, còn người kia, tuy Tin Mừng không nói đích danh, nhưng chúng ta
biết đó là Gioan, tác giả bài Tin Mừng này, bởi vì trong sách Tin Mừng của ông,
ông thường giấu tên mình. Họ đến nói chuyện với Chúa, chúng ta không biết Chúa
nói gì với hai ông và hai ông nói gì với Chúa, chỉ biết rằng sau khi tiếp xúc
với Chúa ra về, hai ông đã biểu lộ lòng tin: tin nhận Chúa là Đấng Mêsia, Đấng
Thiên Sai, Đấng Cứu Thế, và lòng đầy phấn khởi, quyết dấn thân theo Chúa không
điều kiện.
Ngày hôm sau, ông
Anrê lại đưa em mình là Simon đến gặp Chúa. Vừa gặp Simon, Chúa đổi ngay tên
cho ông là Phêrô. Trong truyền thống của Do thái, việc đổi tên như thế bao hàm
một ý nghĩa quan trọng và là một cách minh chứng: người đổi tên là người có uy
quyền, và người được đổi tên sẽ được trao cho một nhiệm vụ quan trọng nào đó. Ở
đây, Chúa Giêsu đổi tên cho Simon, minh chứng uy quyền của Chúa, và Ngài sẽ
trao cho ông một sứ mệnh mới, một nhiệm vụ đặc biệt. Simon được đổi tên là
Phêrô, nghĩa là Đá Tảng, tức là ông sẽ làm nền móng của Giáo Hội, ông sẽ là
người lãnh đạo tối cao của Giáo Hội sau này.
Như vậy, Gioan Tẩy
Giả biết Chúa Giêsu, nên ông đã giới thiệu cho các môn đệ và hai môn đệ đã tin
theo Chúa. Liền sau đó, Anrê đã giới thiệu cho em mình, và Phêrô cũng tin theo
Chúa. Rồi cả ba môn đệ cũng như tất cả các môn đệ khác đã biết Chúa, sống với
Chúa và vâng lệnh truyền của Chúa đi giới thiệu Chúa cho muôn dân: “Anh em hãy
đi khắp nơi rao giảng cho mọi người”. Các ông đã hoàn thành tốt đẹp nhiệm vụ
này.
Đối với chúng ta hôm
nay, một khi đã chịu phép rửa tội và gia nhập vào Giáo Hội, chúng ta đều có
nhiệm vụ giới thiệu Chúa cho anh em. Chúng ta có thực hiện không và thực hiện
như thế nào? Mục đích của giới thiệu là để biết nhau, muốn giới thiệu về một
người thì phải biết về người đó, tùy theo mối liên hệ giữa hai người mà mức độ
biết về nhau nhiều hay ít, nếu không biết rõ về người nào thì có thể giới thiệu
sai về người ấy, chẳng ai muốn người khác giới thiệu sai về mình, giới thiệu
sai là xúc phạm đến người đó và cũng mắc lỗi với người mình giới thiệu. Vì thế,
muốn giới thiệu ai thì phải biết rõ về người ấy, cũng vậy, để giới thiệu Chúa
chúng ta phải biết Chúa. Chúng ta có biết Chúa không?
Có lẽ nhiều người tín
hữu có mặc cảm vì thấy mình non yếu về đức tin, về giáo lý, về Kinh Thánh, hình
như chúng ta chỉ đủ đức tin để giữ đạo cho mình mà không truyền thụ được cho
ai, vì vốn liếng kiến thức về giáo lý, về Kinh Thánh quá ít. Chúng ta thử nhìn
lại bản thân mình mà coi: hồi nhỏ, chúng ta học giáo lý chỉ là những câu hỏi thưa,
học thuộc để được xưng tội rước lễ lần đầu, Thêm sức hoặc lãnh bí tích hôn
phối, từ đó trở đi, không còn ai lo phải học, phải thi giáo lý nữa. Nhiều người
cũng chỉ bằng lòng với vốn liếng giáo lý đó, chứ không còn học hỏi hay đào sâu
thêm chi nữa, cũng chẳng ai bắt buộc chúng ta học nữa, trong khi đó ở những bộ
môn khác luôn luôn được học hỏi, được bồi dưỡng thêm.
Nói như vậy không
phải để chúng ta bi quan, mặc cảm, nhưng để chúng ta cố gắng thêm, dù chúng ta
không biết về Chúa cho đủ, nhưng Chúa cũng sai chúng ta đi giới thiệu Chúa cho
mọi người. Cách giới thiệu Chúa Giêsu cho người khác tốt nhất, cụ thể nhất, hữu
hiệu nhất là bằng chính đời sống tốt đẹp của chúng ta, đó chính là một tấm
gương trước mặt mọi người và có giá trị hơn nhiều bài giảng, “Lời nói lung lay,
gương bày lôi kéo” là thế.
Xin hãy nhớ: không
phải ai cũng có thể làm việc lớn, nhưng tất cả mọi người có thể làm được điều
thiện, mà điều thiện thì luôn có trong đời thường, và việc thường thì luôn có
bên cạnh. Không phải ai cũng là thánh ở đời này, nhưng tất cả đều có thể là một
người lành, người tốt, vì thế, với việc thường ngày, dù có nhạt nhẽo, nhàm chán
với đắng cay, chúng ta cũng hãy góp phần nhỏ bé của mình để xây dựng Giáo Hội
và thế giới, chúng ta hãy cố gắng làm gì cho đời chứ không thu góp những gì của
đời cho mình, vì một cuộc đời chỉ biết có mình là cuộc đời đã chết trước khi
tắt thở.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét