VUI HỌC THÁNH KINH
DANH THÁNH CHÚA GIÊSU
1Ga 2,
29-3,6
Tin Mừng thánh Gioan 1,29-34
Ngày 3 thang 1
Tin Mừng
29 Hôm
sau, ông Gioan thấy Đức Giêsu tiến về phía mình, liền nói: "Đây là Chiên
Thiên Chúa, đây Đấng xoá bỏ tội trần gian.30 Chính Người là Đấng tôi đã nói tới
khi bảo rằng: Có người đến sau tôi, nhưng trổi hơn tôi, vì có trước tôi.
31 Tôi
đã không biết Người, nhưng để Người được tỏ ra cho dân Ít-ra-en, tôi đến làm
phép rửa trong nước."32 Ông Gioan còn làm chứng: "Tôi đã thấy Thần
Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.33 Tôi đã không biết Người.
Nhưng chính Đấng sai tôi đi làm phép rửa trong nước đã bảo tôi: "Ngươi
thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm phép rửa
trong Thánh Thần."34 Tôi đã thấy, nên xin chứng thực rằng Người là Đấng
Thiên Chúa tuyển chọn."
29 The next day he saw Jesus coming toward him and said,
"Behold, the Lamb of God, who takes away the sin of the world.
30 He is the one of whom I said, 'A man is coming after me who
ranks ahead of me because he existed before me.'31 I did not know him, but the
reason why I came baptizing with water was that he might be made known to
Israel."
32 John testified further, saying, "I saw the Spirit come down
like a dove from the sky and remain upon him.
33 I did not know him, but the one who sent me to baptize with
water told me, 'On whomever you see the Spirit come down and remain, he is the
one who will baptize with the holy Spirit.'34
Now I have seen and testified that he is the Son of God."
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
của hình này là gì?
………………………………………………….
* Bạn
hãy viết câu Tin mừng thánh Gioan 1,29b
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
………………………………………………….
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Khi nhìn thấy ai, ông Gioan
liên nói : “Đây là Chiên Thiên Chúa, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian” ? (Ga 1,29)
a. Đức
Giêsu
b. Ông
Dacaria
c. Vua
Hêrôđê
d. Ông
Nathanaen
a2. Ai đã làm phép rửa cho Đức
Giêsu? (Ga 1,32-34)
a. Ông
Giuse
b. Ông
Gioan Tẩy giả
c. Ông
Khanania
d. Ông
Dacaria
a3. Khi làm phép rửa cho Đức Giêsu,
ông Gioan đã nhìn thấy gì? (Ga 1,33)
a. Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người.
b. Các
tầng địa ngục mở ra.
c. Mọi
người công chính đầy hân hoan.
d. Các
thiên thần vui mừng.
a4. Đối với Đức Giêsu, ông Gioan
nói : “Tôi đã thấy, nên xin làm chứng thực rằng Người là … … … tuyển chọn”. (Ga
1,34)
a. Con
Thiên Chúa
b. Đấng
Cứu Độ được
c. Đấng
Thiên Chúa
d. Chúa
Cha
a5. Khi nhìn thấy Đức Giêsu, ông
Gioan liền nói : “Đây là … … …, đây Đấng xóa bỏ tội trần gian”. (Ga 1,29)
a. Đấng
phải đến
b. Chiên
Thiên Chúa
c. Con
Thiên Chúa
d. Đấng
Cứu Độ
B.
b1. Tên “Giêsu,” từ tiếng Do Thái
là Giôsuê, có nghĩa là gì?
a.
“Thiên Chúa cứu độ.”
b. “Được cứu vớt từ nước”
c. “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”
d. “Đấng được xức dầu”
b2. Ai đã nói với Đức Maria: “Này
đây bà sẽ thụ thai, sinh hạ một con trai, và đặt tên là Giêsu” ? (Lc 1,31).
a. Thiên sứ Gáprien
b. Thiên sứ Raphaen
c. Tư tế Dacaria
d. Thượng tế Caipha
b3. Thiên sứ giải thích cho ai về
danh xưng này : “Vì chính Người sẽ cứu dân Người khỏi tội lỗi của họ” ? (Mt
1,21).
a. Đức Maria
b. Thánh Giuse
c. Ngôn sứ Gioan Tẩy giả
d. Tư tế Dacaria
b4. Ai đã viết : Thiên Chúa Cha đã
ban cho Đức Giêsu Kitô “một danh hiệu vượt trên mọi danh hiệu” ?
a. Thánh Gioan
b. Thánh Phêrô
c. Thánh Phaolô
d. Thánh Giacôbê
d5. Vào năm 1721, Đức Giáo hoàng
nào đã nới rộng ngày lễ này cho toàn Giáo Hội ?
a. Đức
Giáo hoàng Innôcentê XIII
b. Đức Giáo hoàng Piô X
c. Đức Giáo hoàng Lêô XIII
d. Đức Giáo hoàng Gioan XXIII
III. Ô
CHỮ
Những
gợi ý
01. Ông Gioan đã thấy Thần Khí ngự
trên Đức Giêsu và xin chứng thực rằng Đức Giêsu là Đấng Thiên Chúa đã làm gì?
(Ga 1,34)
02. Ông Gioan được Thiên Chúa phán
bảo : ‘Ngươi thấy Thần Khí xuống và ngự trên ai, thì người đó chính là Đấng làm
phép rửa trong đâu?’ (Ga 1,33)
03. Ông Gioan đến làm gì trong
nước? (Ga 1,31)
04. Ông Gioan thấy ai tựa chim bồ
câu ngự xuống trên Đức Giêsu? (Ga 1,2)
05. Ông Gioan giới thiệu Đức Giêsu
là Chiên Thiên Chúa, đấng xóa bỏ tội ai? (Ga 1,29)
06. Ai được giới thiệu với dân chúng
Đức Giêsu là Chiên Thiên Chúa? (Ga 1,29)
07. Đức Giêsu được tỏ ra cho dân
nào? (Ga 1,31)
08. Ông Gioan giới thiệu ai là
Chiên Thiên Chúa? (Ga 1,29)
09. Thần Khí tựa chim gì từ trời
xuống và ngự trên Đức Giêsu? (Ga 1,32)
Hàng dọc
: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Đây
là Chiên Thiên Chúa,
đây
Đấng xóa bỏ tội trần gian”
Tin Mừng thánh Gioan 1,29
Lời giải đáp
VUI HỌC THÁNH KINH
DANH THÁNH CHÚA GIÊSU
Ngày 3 thang 1
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
:
“Đây là
Chiên Thiên Chúa”
* Tin Mừng
thánh Gioan 1,29b :
"Đây là Chiên Thiên Chúa,
đây Đấng xoá bỏ tội trần gian”
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. a. Đức Giêsu (Ga 1,29)
a2. b. Ông Gioan Tẩy giả (Ga 1,32-34)
a3.
a.
Thần Khí tựa chim bồ câu từ trời xuống và ngự trên Người (Ga 1,33)
a4.
c.
Đấng Thiên Chúa (Ga 1,34)
a5. b. Chiên Thiên Chúa (Ga 1,29)
B.
b1. a. “Thiên Chúa cứu độ.”
b2. a.
Thiên sứ Gáprien (Lc 1,31).
b3. b.
Thánh Giuse (Mt 1,21).
b4. c.
Thánh Phaolô (x.Pl 2,9)
d5. a.
Đức Giáo hoàng Innôcentê XIII
III. Ô
CHỮ
01. Tuyển chọn (Ga 1,34)
02. Thánh Thần (Ga 1,33)
03. Phép rửa (Ga 1,31)
04. Thần Khí (Ga 1,2)
05. Trần gian (Ga 1,29)
06. Gioan (Ga 1,29)
07. Ítraen (Ga 1,31)
08. Đức Giêsu (Ga 1,29)
09. Bồ câu (Ga 1,32)
Hàng dọc
: Chúa Giêsu
GB. NGUYỄN THÁI HÙNG
http://vuihocthanhkinh.blogspot.com/
THÁNH DANH CHÚA GIÊSU,
Ngày 03/01
Mt 1, 18-25
Tên của một con người, gắn bó với cả sinh mạng và cuộc
đời của con người đó. Cái tên mang một ý nghĩa rất quan trọng của đời một con
người. Tên của Chúa Giêsu được chính Thiên Chúa gọi để ứng nghiệm lời của ngôn
sứ: " Này đây, Trinh Nữ sẽ thụ thai và sinh hạ một con trai, người ta sẽ
gọi tên con trẻ là Em-ma-nu-en, nghĩa là" Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta"(
Mt 1, 23 ).
MỘT CON NGƯỜI, MỘT CUỘC ÐỜI
Nơi hang đá Bêlem, Hài Nhi Giêsu đã vén lộ cho nhân loại
thấy hình hài của Người, Ngài là người thật bằng xương bằng thịt, Người không
phải là một người trên mây trên gió, trên trời giáng lâm như nhiều chuyện thần
thoại cổ tích. Chúa Giêsu là một con người thật với hai bản tính: bản tính
Thiên Chúa và bản tính con người. Hài Nhi Giêsu mang xương thịt hoàn toàn con
người, mặc xác phàm như con người, sống như con người, ngoại trừ tội lỗi. Người
là người thật, nhưng sống hoàn toàn thuộc về Cha. Ngài là một con người luôn
mới mẻ vì như thánh Phaolô tông đồ đã viết:" Ðức Giêsu Kitô vẫn là một,
hôm qua cũng như hôm nay, và như vậy mãi đến muôn đời". Thánh Phaolô muốn
cho nhân loại thấy mầu nhiệm Ðức Kitô luôn mới mẻ vì con người, nhân loại với
trí khôn, với tâm trí hạn hẹp của mình không bao giờ có thể hiểu thấu nổi. Con
người qua Ađam và Eva đã mang sự tội vào trần gian, nghĩa là đã đem sự chết vào
cuộc sống. Con người đã tự đánh mất, làm hư hỏng sự vẹn tuyền của mình nghĩa là
thân xác đầu tiên hoàn toàn tinh ròng, thuộc trọn về Chúa. Nhưng qua cái chết
của Chúa Giêsu Kitô, con người đã lấy lại sự sống vĩnh cửu. Chúa Giêsu Kitô
trước bản án khắc nghiệt của Philatô, của Hêrôđê, của các thượng tế và các luật
sĩ, biệt phái đã chỉ ra rằng Ngài luôn sống. Ngài đánh bại thần chết, Ngài
chiến thắng thần chết. Philatô trước mặt Chúa Giêsu đã ấm ớ vô tội, Ông đang
đứng trước sự thật là chính Chúa Giêsu, nhưng Ông vẫn không được soi tỏ để nhận
ra Ngài. Mầu nhiệm con Thiên Chúa làm người mãi mãi là mầu nhiệm. Chỉ có đức
tin mới giúp con người và nhân loại lãnh hội ra sự cao sâu của mầu nhiệm con
Thiên Chúa làm người với hình hài của một bé thơ khó nghèo, nhưng dưới lớp
nghèo khó ấy lại vén lộ một mầu nhiệm cao sâu khôn lường. Lấp ló dưới máng cỏ,
sau lưng Hài Ðồng Giêsu, ta đã nhìn thấy bóng thánh giá đem ơn cứu chuộc."
Nơi Ngài ơn cứu độ chứa chan ".
THÁNH DANH CHÚA GIÊSU
Môt bài hát thật quen thuộc, nhưng đầy ý nghĩa:"
Chúa Giêsu là vua" có câu:" Khi nghe Danh Thánh Chúa Giêsu, cả bầu
trời bừng sáng, cả tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run.". Danh
Thánh Chúa Giêsu quả cao siêu mầu nhiệm. Chỉ mới nghe Danh Thánh Chúa Giêsu: tà
thần, ma quỉ đã chạy trốn,� cả trái đất khiếp run. Vì ma quỉ là bóng tối, ánh
sáng luôn tiêu diệt bóng tối. Ma quỉ xưa trong vườn địa đàng đã lấy hình rắn để
cám dỗ bà Evà. Rắn đã thắng Ông Adong và Evà vì hai ông bà kiêu ngạo, tự mãn,
muốn bằng Thiên Chúa. Thánh Danh Chúa Giêsu ngọt ngào êm dịu. Con người mỗi lần
nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu như có một sức mạnh huyền nhiệm nâng cao con
người lên. Chỉ nhắc tới Thánh Danh Chúa Giêsu, con người đã thấy được an bình
vì nơi tên Giêsu ơn cứu chuộc chứa chan. Mỗi lần làm dấu thánh giá:" Nhân
danh Chúa Cha, nhân danh Chúa Con và nhân danh Chúa Thánh Thần", mầu nhiệm
Ba Ngôi bừng sáng lên và như thế, nhân loại lãnh nhận được ơn giải thoát. Thánh
Danh Chúa Giêsu đi đôi với sinh mạng cứu chuộc của Ngài:" Khi nào Ta bị
treo lên khỏi đất, Ta sẽ kéo mọi người lên cùng Ta"" Không có tình
yêu nào cao vời bằng tình yêu của người hiến mạng sống vì người mình yêu"(
Ga 15, 13 ).
Lạy Chúa Giêsu, xin ban cho mỗi người chúng con sức mạnh
của Chúa Thánh Thần để chúng con mãi mãi tôn vinh Danh Thánh Chúa Giêsu vì chỉ
có Chúa mới mang lại cho mỗi người chúng con sự sống đời đời.
Linh mục Giuse Nguyễn Hưng Lợi DCCT
Tháng 1 : kính Thánh Danh
Chúa Giêsu
Ý chung: Cầu cho các nạn nhân thiên tai nhận được sự
an ủi tinh thần và vật chất để họ có thể tái xây dựng cuộc sống.
Ý truyền giáo: Cầu cho các Kitô hữu biết dấn thân vì
hòa bình để làm chứng cho Thánh Danh Chúa Kitô trước mặt mọi người.
Chúa Giêsu là một nhân vật lịch sử huyền thoại, độc
nhất vô nhị. Sử gia H.G. Wells, người Anh, công nhận: “Tôi là một sử gia, tôi
không có niềm tin tôn giáo, nhưng tôi phải thú thật với tư cách một sử gia rằng
nhà thuyết pháp nghèo kiết xác này (penniless preacher) đến từ Nadarét lại
chính là trung tâm của lịch sử. Ông Giêsu Kitô là nhân vật nổi bật nhất trong
toàn lịch sử nhân loại”. Quả thật, dù không tin ra mặt nhưng người ta vẫn ngầm
tin Chúa Giêsu là “siêu nhân” đích thực.
Kinh thánh nói về Đức Kitô: “Ngoài Người ra, không ai
đem lại ơn cứu độ; vì dưới gầm trời này, không có một danh nào khác đã được ban
cho nhân loại, để chúng ta phải nhờ vào danh đó mà được cứu độ” (Cv 4:12).
Theo truyền thống, Giáo hội Công giáo dành tháng Giêng
để tôn kính Thánh Danh Chúa Giêsu. Qua lòng tôn sùng này, Giáo hội nhắc nhở
chúng ta về sức mạnh của Thánh Danh Đức Kitô, đồng thời khuyến khích chúng ta
cầu nguyện nhân Danh Ngài. Trong các lời nguyện trong phụng vụ, chúng ta thấy
Giáo hội luôn kết lời nguyện bằng câu: Chúng con cầu xin nhân Danh Đức Giêsu
Kitô, Chúa của chúng con. Giữ Thánh Danh Ngài trên đôi môi của chúng ta là cách
tốt để bảo đảm rằng chúng ta luôn tiến đến gần Ngài, đặc biệt trong tháng này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng đừng lạm dụng Thánh Danh Chúa Giêsu, vì Mười Điều Răn
dạy: “Chớ kêu tên Đức Chúa Trời vô cớ”.
Từ rất sớm, các Kitô hữu đã hiểu rằng chính Thánh Danh
Chúa Giêsu có sức mạnh vô song, và gọi tên Ngài cũng là một cách cầu nguyện.
Lời cầu nguyện ngắn gọn này là sự kết hợp của việc hành đạo và lời cầu nguyện
của người thu thuế trong dụ ngôn người Pharisêu và người thu thuế (x. Lc
18:9-14). Có thể đó là cách cầu nguyện phổ biến nhất trong Kitô giáo Đông
phương, cả Chính thống giáo và Công giáo, họ dùng “dây cầu nguyện” (sợi dây có
thắt nhiều nút) tương tự như tràng hạt của Tây phương.
Ngày nay, chúng ta thường xuyên nghe tiếng kêu Thánh
Danh Chúa Giêsu và thấy Tên Ngài có ở nhiều nơi, nhất là khi gặp nguy hiểm và
bị hàm oan. Hàng ngày, chúng ta rất nhiều lần kêu cầu Thánh Danh Chúa Giêsu,
đặc biệt lúc 3 giờ chiều, tại nhiều nhà thờ trên thế giới, điệp khúc Thánh Danh
Chúa Giêsu được vang lên râm ran: “Vì cuộc Khổ nạn Đau thương của Chúa Giêsu
Kitô, xin thương xót chúng con và toàn thế giới” và “Lạy Chúa Giêsu, con tín thác
vào Ngài”. Khi lần Chuỗi Mân Côi, chúng ta cũng nhiều lần kêu cầu Thánh Danh
Chúa Giêsu: “Lạy Chúa Giêsu, xin tha tội chúng con…”. Đặc biệt là khi chúng ta
đau bệnh, hoặc chăm sóc bệnh nhân, Thánh Danh Chúa Giêsu không ngừng được kêu
cầu: “Giêsu…”.
Lòng sùng kính Thánh Danh Chúa Giêsu là dạng cầu
nguyện ngắn gọn thể hiện lòng khao khát, đôi khi được thốt ra như một phản xạ
có điều kiện. Nghĩa là Thánh Danh Chúa Giêsu được chúng ta kêu cầu nhiều lần
trong ngày.
Xin hãy nghe chính Chúa Giêsu nói: “Thầy bảo thật: anh
chị em mà xin Chúa Cha điều gì, thì Người sẽ ban cho anh em nhân danh Thầy. Cho
đến nay, anh chị em đã chẳng xin gì nhân danh Thầy. Cứ xin đi, anh em sẽ được,
để niềm vui của anh em nên trọn vẹn” (Ga 16:23). Chúa Giêsu nói như vậy vừa
khuyến khích vừa khuyến cáo mỗi chúng ta.
Kinh cầu Thánh Danh Chúa Giêsu đã được các thánh
Bernardine Siena và Gioan Capistrano biên soạn từ đầu thế kỷ XV. Sau khi diễn
tả Chúa Giêsu bằng nhiều Danh hiệu và kêu cầu Ngài thương xót chúng ta, kinh
cầu này có lời kêu xin Chúa Giêsu giải thoát chúng ta khỏi mọi sự dữ và các mối
nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt trong cuộc sống.
Từ lâu, một bài thánh ca quen thuộc thường được sử
dụng trong Chúa nhật XXXIV thường niên hàng năm (lễ Chúa Kitô Vua), của cố Lm
Ns Vinh Hạnh, có câu: “Khi nghe Tên Thánh Chúa Giêsu, các tầng trời bừng sáng,
các tà thần chạy trốn, khắp trái đất khiếp run”. Thật vậy, ngay cả những người
ngoại giáo cũng cảm thấy “có gì đó khác lạ” khi nghe hoặc nhắc đến Thánh Danh
Chúa Giêsu.
Chúa Giêsu được tôn xưng bằng nhiều danh hiệu: Con
Thiên Chúa, Con Đấng Tối Cao, Ngôi Lời, Con Một, Con Người, Emmanuel
(Thiên-Chúa-ở-cùng-chúng-ta), Con Abraham, Con Vua Đavít, Con Đức Maria, Con
Thánh Giuse, Con bác thợ mộc, Con Yêu Dấu, Thánh Tử, Thiên Tử, Trưởng Tử, Linh
mục thượng phẩm, Tiên tri Vĩ đại, Người Tôi tớ Đau khổ, Tội nhân, Vua các Vua,
Chúa các Chúa, Đấng Cứu độ, Thiên sai, Đấng Được Xức Dầu, Chiên Thiên Chúa,
Đấng Gánh Tội Trần Gian, Đấng Chăn Chiên Lành, Người Cha Nhân Hậu, Cửa Chuồng
Chiên, Gốc Giessê, Cây Nho, Bánh Hằng Sống, Ánh sáng Thế gian, Sức mạnh của
Người nghèo, Giao ước Mới, Thành lũy, Núi đá, Nơi Trú ẩn, Mạch suối, Tảng đá
Góc tường, Đấng Bào Chữa, Người Được Tuyển Chọn, Vua Công Chính, Hoàng tử Bình
an, Đường, Sự thật, Sự sống, Đầu và Cuối, Anpha và Ômêga,… Người ta tính có đến
hơn 200 danh xưng dành để tôn xưng Chúa Giêsu Kitô.
Lạy Thiên Chúa, xin giúp chúng con biết tin cậy và yêu
mến Thánh Danh Ngài không ngừng trong mọi hoàn cảnh, mọi nơi và mọi lúc, để
chúng con nhờ chính Thánh Danh Ngài mà được cứu độ. Chúng con cầu xin nhân Danh
Đức Giêsu Kitô, Thiên Chúa của chúng con. Amen.
TRẦM THIÊN THU
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét