Trang

Thứ Sáu, 2 tháng 3, 2018

VHTK DẪN VÀO LỜI CHÚA 1

VUI HỌC THÁNH KINH 68
DẪN VÀO LỜI CHÚA
1
Hỏi – Thưa
 Gb. Nguyễn Thái Hùng




THÁNH KINH CỰU ƯỚC

01. Hỏi : Thánh Kinh là gì ?
      - Thưa : Sách ghi chép mặc khải của Thiên Chúa dưới sự linh ứng của Chúa Thánh Thần.

02. Hỏi : Nội dung Thánh Kinh là gì ?
      - Thưa : Nội dung Thánh Kinh là lịch sử cứu độ, với 3 giai đoạn : Thời của Cựu Ước, thời kỳ Đức Kitô ở trần gian và thời của Hội Thánh.

03. Hỏi : Thánh Kinh Tân - Cựu Ước gồm bao nhiêu tác phẩm ?
- Thưa : Gồm 73 phẩm.

04. Hỏi : Thánh Kinh gồm có bao nhiêu phần ?
      - Thưa : Gồm có 2 phần : Cựu Ước và Tân Ước.

05. Hỏi : Cựu Ước gồm bao nhiêu tác phẩm ?
      - Thưa : 46 tác phẩm.

06. Hỏi : Cựu Ước gồm 46 tác phẩm, được phân chia thế nào ?
      - Thưa : Được chia làm 4 phần : Ngũ Kinh, Lịch Sử, Khôn Ngoan và Ngôn Sứ.

Để nhớ các loại sách, chúng ta giản lược 5, 16, 7 & 18 thành 5, 6, 7 & 8 : 5 Ngũ Kinh, 16 Lịch Sử, 7 Khôn Ngoan và 18 Ngôn Sứ.

07. Hỏi : Ngũ Kinh có bao nhiêu tác phẩm ?
      - Thưa : Có 5 tác phẩm.

08. Hỏi : Những tác phẩm Ngũ Kinh là gì ?
      - Thưa : Sáng Thế Ký, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số và Đệ Nhị Luật.

09. Hỏi : Hãy xếp theo thứ tự các sách Ngũ Kinh :
      - Thưa : Sáng Thế Ký, Xuất Hành, Lêvi, Dân Số và Đệ Nhị Luật.

10. Hỏi : Lịch Sử có bao nhiêu tác phẩm ?
      - Thưa : Có 16 tác phẩm.

11. Hỏi : Những tác phẩm Lịch Sử là gì ?
      - Thưa : Giôsuê, Thủ Lãnh, Rút, 1&2 Samuen, 1&2 Các Vua, 1&2 Sử Biên Niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 1&2 Máccabê.

12. Hỏi : Hãy xếp theo thứ tự các sách Lịch Sử :
      - Thưa : Giôsuê, Thủ Lãnh, Rút, 1&2 Samuen, 1&2 Các Vua, 1&2 Sử Biên Niên, Étra, Nơkhemia, Tôbia, Giuđitha, Étte, 1&2 Máccabê.

13. Hỏi : Khôn Ngoan có bao nhiêu tác phẩm ?
      - Thưa : Có 7 tác  phẩm.

14. Hỏi : Những tác phẩm Khôn Ngoan là gì ?
      - Thưa : Gióp, Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan và Huấn Ca.

15. Hỏi : Hãy xếp theo thứ tự các sách Khôn Ngoan :
      - Thưa : Gióp, Thánh Vịnh, Châm Ngôn, Giảng Viên, Diễm Ca, Khôn Ngoan và Huấn Ca.

16. Hỏi : Ngôn Sứ có bao nhiêu tác phẩm ?
      - Thưa : Có 18 tác phẩm.

17. Hỏi : Những tác phẩm Ngôn Sứ là gì ?
      - Thưa : Isaia, Giêrêmia, Aica, Barúc, Êdêkien, Đanien, Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Khácgai, Dacaria và Malakhi.

18. Hỏi : Hãy xếp theo thứ tự các sách Ngôn Sứ :
      - Thưa : Isaia, Giêrêmia, Aica, Barúc, Êdêkien, Đanien, Hôsê, Giôen, Amốt, Ôvađia, Giôna, Mikha, Nakhum, Khabacúc, Xôphônia, Khácgai, Dacaria và Malakhi.

19. Hỏi : Thánh Kinh Cựu Ước có những sách nào không được anh em Tin Lành công nhận ?
      - Thưa : Đó là Tôbia, Giuđitha, 1 & 2 Máccabê, Barúc, Khôn Ngoan và Huấn Ca.

20. Hỏi : Tác phẩm xếp đầu tiên của Cựu Ước là gì ?
      - Thưa : Sách Sáng Thế Ký.

21. Hỏi : Tác phẩm xếp sau cùng của Cựu Ước là gì ?
      - Thưa : Sách Ngôn sứ Malakhi.

22. Hỏi : Nội dung Cựu Ước nói về điều gì ?
      - Thưa : Các sách Cựu ước nói về lời hứa cứu độ của Thiên Chúa và những gì Ngài đã thực hiện trong dòng lịch sử dân Do thái để dọn đường cho Đấng Cứu Thế ra đời.
      Các sách Cựu Ước còn cho thấy đường lối giáo dục đầy nhân hậu và khôn ngoan của Thiên Chúa đối với loài người, đồng thời cũng đem lại cho chúng ta một kho tàng kinh nghiệm phong phú về cuộc sống.

THÁNH KINH TÂN ƯỚC

23. Hỏi : Thánh Kinh Tân Ước gồm bao nhiêu cuốn ?
- Thưa : Có 27 cuốn

24. Hỏi : Thánh Kinh Tân Ước gồm có 27 cuốn được phân chia thế nào ?
      - Thưa : Bốn Tin Mừng, 1 Sách Công Vụ Tông Đồ, 21 Thư và 1 sách Khải Huyền.

25. Hỏi : Thánh Kinh Tân Ước gồm những tác phẩm nào ?
      - Thưa : Tin Mừng Mátthêu, Tin Mừng Máccô, Tin Mừng Luca, Tin Mừng Gioan, Công Vụ Tông Đồ, thư Rôma, 1 & 2 Côrintô, Galát, Êphêxô, Philípphê, Côlêxô, 1 & 2 Thêxalônica, 1 & 2 Timôthê, Titô, Philêmon, Do thái, thư Giacôbê, 1 & 2 Phêrô, 1, 2 & 3 Gioan, thư Giuđa và Khải Huyền

26. Hỏi : Bốn sách Tin Mừng nói về điều gì ?
      - Thưa : Bốn sách Tin Mừng thuật lại cho chúng ta biết về cuộc đời của Chúa Giêsu bao gồm những việc Ngài làm và những điều Ngài giảng dạy, bắt đầu từ việc Chúa giáng sinh cho đến cuộc Tử nạn, Phục sinh và Lên trời.

27. Hỏi : Khi viết sách Tin Mừng, các thánh sử nhằm mục đích gì ?
      - Thưa : Giúp các tín hữu nhận biết Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, đã được Chúa Cha sai đến trần gian để cứu độ loài người.

28. Hỏi : “Còn những điều đã được chép ở đây là để anh em tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để anh em tin mà được sự sống nhờ danh Người.” Đây là lời kết Tin Mừng nào ? (20,31)
      - Thưa : Tin Mừng thánh Gioan.

29. Hỏi : “Thưa ngài Thêôphilô đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài sẽ nhận thức được rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc.” Đây là lời khởi đầu Tin Mừng nào ?(1,1-4)
      - Thưa : Tin Mừng thánh Luca.

30. Hỏi : Sách Tin Mừng còn là Lời Chúa, nơi đó chúng ta gặp gỡ ai ?
      - Thưa : Gặp gỡ Chúa Giêsu.

31. Hỏi : Khi chúng ta gặp gỡ Chúa Giêsu, điều gì của chúng ta được củng cố và lớn lên, đồng thời tình thân của chúng ta với Chúa Giêsu được nuôi dưỡng ngày thêm đậm đà ?
      - Thưa : Đức tin.

32. Hỏi : Ai là tác giả sách Công vụ Tông đồ ?
      - Thưa : Thánh Luca.

33. Hỏi : Tân Ước gồm có bao nhiêu thư ?
      - Thưa : Gồm có 21 thư.

34. Hỏi : Tác giả các thư Tân Ước là ai ?
      - Thưa : Thánh Phaolô, thánh Phêrô, thánh Giacôbê, thánh Gioan và thánh Giuđa.

35. Hỏi : Ai là tác giả sách Khải huyền ?
      - Thưa : Thánh Gioan.

TIN MỪNG THÁNH MÁTTHÊU

36. Hỏi : Tác giả Tin Mừng thứ I là ai ?
- Thưa : Thánh sử Mátthêu.

37. Hỏi : Thánh sử Mátthêu còn có tên là gì ? (Mc 2,12-14)
- Thưa : Lêvi.

38. Hỏi : Thân phụ của thánh Mátthêu tên là gì? (Mc 2,12-14)
- Thưa : Anphê.

39. Hỏi : Tên gọi Mátthêu (מתי / מתתיהו, Mattay hoặc Mattithyahu; tiếng Hy Lạp: Ματθαίος, Matthaios, Hy Lạp hiện đại: Ματθαίος, Matthaíos) có nghĩa là gì ?
- Thưa : Món Quà của Chúa.

40. Hỏi : Thánh Mátthêu sinh tại đâu ?
- Thưa : Caphácnaum.

41. Hỏi : Thánh Mátthêu làm nghề gì ?
- Thưa : Thu thuế.

42. Hỏi : Tin Mừng thánh Mátthêu được biên soạn tại đâu ?
- Thưa : Tại Xyria Paléttin.

43. Hỏi : Tin Mừng thánh Mátthêu được biên soạn khoảng năm nào ?
- Thưa : Khoảng năm 80-90.

44. Hỏi : Tin Mừng thánh Mátthêu gồm bao nhiêu chương ?
- Thưa : Tin Mừng thánh Mátthêu gồm 28 chương.

45. Hỏi : Tin Mừng thánh Mátthêu gồm bao nhiêu câu ?
- Thưa : 1068 câu.

46. Hỏi : Độc giả của thánh Mátthêu khi viết Tin Mừng là ai ?
- Thưa : Các cộng đoàn Kitô giáo từ Do thái giáo trở lại.

47. Hỏi : Thánh Mátthêu viết Tin Mừng để chứng minh cho độc giả Do thái điều gì ?
- Thưa : Để chứng minh rằng Chúa Giêsu là Đấng Mêsia mà dân Do thái hằng mong đợi ; cuộc đời và sứ mạng của Chúa Giêsu đã hoàn tất Cựu Ước và cũng nhấn mạnh Chúa Giêsu thuộc dòng dõi vua Đavít.

48. Hỏi : Biểu tượng của Tin Mừng thánh Mátthêu là gì ?
- Thưa : Mặt người.

49. Hỏi : Vì sao biểu tượng của Tin Mừng thánh Mátthêu là Mặt Người ?
- Thưa : Vì thánh Mátthêu mở đầu Tin Mừng bằng gia phả Chúa Cứu Thế, kể tên người.

50. Hỏi : Chủ đề chính của Tin Mừng thánh Mátthêu là gì ?
- Thưa : Chúa Giêsu là Đấng Mêsia Cựu Ước đã loan báo ; Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa ; Chúa Giêsu Đấng sáng lập Hội Thánh.

51. Hỏi : Tin Mừng thánh Mátthêu có 28 chương được bố cục thế nào ?
      - Thưa : Được chia làm 7 phần như sau :
  I.            Giáng sinh và thơ ấu (ch. 1-2)
II.            Công bố Nước Trời (ch. 3-7)
1. Phần kể chuyện (ch. 3-4)
2. Bài giảng trên núi (ch. 5-7)
III.            Rao giảng Nước Trời (ch. 8-10)
1. Phần kể chuyện (ch.8-9)
2. Bài giảng về sứ mệnh truyền giáo (ch. 9-10)
IV.            Mầu nhiệm Nước Trời (ch. 11-13)
1. Phần kể chuyện (ch. 11-12)
2. Bài giảng bằng dụ ngôn (ch. 12-13)
V.            Giáo Hội, bước đầu của Nước Trời (ch. 14-18)
1. Phần kể chuyện (ch. 14-17)
2. Bài giảng về Giáo Hội (ch.18)
VI.            Nước Trời đã đến gần (ch.19-25)
1. Phần kể chuyện (ch.19-23)
2. Bài giảng về thời cánh chung (ch. 24-25)
VII.            Thương khó và Phục Sinh (ch. 26-28)

TIN MỪNG THÁNH MÁCCÔ

52. Hỏi : Tác giả Tin Mừng thứ II là ai ?
- Thưa : Thánh sử Máccô.

53. Hỏi : Thân mẫu của thánh sử Máccô là ai ?
- Thưa : Bà Maria

54. Hỏi : Thánh Máccô là người Do thái, thuộc chi tộc Lêvi, ngài là học trò của ai ?
- Thưa : Thánh Phêrô.

55. Hỏi : Tin Mừng thánh Máccô được biên soạn tại đâu ?
- Thưa : Tại Rôma.

56. Hỏi : Tin Mừng thánh Máccô được biên soạn khoảng năm nào ?
- Thưa : Khoảng năm 64-70.

57. Hỏi : Tin Mừng thánh Máccô gồm bao nhiêu chương ?
- Thưa : Tin Mừng thánh Máccô gồm 16 chương.

58. Hỏi : Tin Mừng thánh Máccô gồm bao nhiêu câu ?
- Thưa : 673 câu.

59. Hỏi : Biểu tượng của Tin Mừng thánh Máccô là gì ?
- Thưa : Mặt Sư tử

60. Hỏi : Vì sao biểu tượng của Tin Mừng thánh Máccô là Mặt Sư tử ?
- Thưa : Vì thánh Máccô mở đầu Tin Mừng bằng tiếng kêu trong hoang địa, giữa sa mạc và núi rừng.

61. Hỏi : Độc giả của thánh Máccô khi viết Tin Mừng là ai ?
- Thưa : Những người Kitô hữu gốc dân ngoại.

62. Hỏi : Chủ đích của thánh Máccô khi viết Tin Mừng là gì ?
- Thưa : Để chứng minh Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa toàn năng.

63. Hỏi : Chủ đề chính của Tin Mừng thánh Máccô là gì ?
- Thưa : Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa và con đường làm môn đệ của Người.

64. Hỏi : Tin Mừng thánh Máccô có 16 chương được bố cục thế nào ?
      - Thưa : Được chia làm 4 phần như sau :

  I.            Dẫn nhập : giai đoạn dọn đường cho sứ vụ Đức Giêsu (1,1-13)
II.            Sứ vụ của Đức Giêsu ở Galilêa (1,14-8,26)
1. Đức Giêsu và dân chúng.
2. Đức Giêsu và người thân thuộc.
3. Đức Giêsu và các môn đệ.                                                      
Kết luận : Đoạn bản lề, kết nối giữa phần II & III (8,27-30). Lời tuyên xưng của Phêrô và chỉ thị giữ bí mật.
III.            Sứ vụ của Đức Giêsu ở Giêrusalem (8,31-16,8)
1. Con đường đau khổ của con Người : 3 lần loan báo cuộc Thương Khó và Phục Sinh, kèm theo 3 lần giáo huấn về số phận các môn đệ.
2. Phán xét Giêrusalem.
3. Cuộc Thương Khó và Phục Sinh.
IV.            Phụ trương : Các lần Đức Giêsu hiện ra (16,9-20)

TIN MỪNG THÁNH LUCA

65. Hỏi : Thêôphilô là một từ Hy lạp, có nghĩa là gì ?
      - Thưa : Yêu mến Thiên Chúa.

66. Hỏi : Thêôphilô là một nhân vật có địa vị, trở thành kitô hữu, được thánh Luca đề tặng sách và qua ông, ngài nhắm đến các độc giả khác hầu họ có thể nhận biết điều gì ?
      - Thưa : Am tường về giáo huấn của đạo mới là Kitô giáo.

67. Hỏi : Tác giả Tin Mừng thứ III là ai ?
- Thưa : Thánh sử Luca.

68. Hỏi : Thánh Luca là ai ?
      - Thưa : Một người bạn đồng hành truyền giáo thân thiết với thánh Phaolô và là một Kitô hữu gốc dân ngoại.

69. Hỏi : Thánh Luca là một người kitô hữu gốc dân ngoại, người Xyria thuộc xứ nào ?
      - Thưa : Xứ Antiôkia.

70. Hỏi : Thánh sử Luca làm nghề gì ?
- Thưa : Thầy thuốc.

71. Hỏi : Thánh Luca là tác giả của những sách nào ?
- Thưa : Tin Mừng thánh Luca và Sách Công Vụ Tông đồ.

72. Hỏi : Tin Mừng thánh Luca được biên soạn tại đâu ?
- Thưa : Tại Antiôkia.

73. Hỏi : Tin Mừng thánh Luca được biên soạn khoảng năm nào ?
- Thưa : Khoảng năm 85.

74. Hỏi : Tin Mừng thánh Luca gồm bao nhiêu chương ?
- Thưa : Gồm 24 chương.

75. Hỏi : Tin Mừng thánh Luca có bao nhiêu câu ?
- Thưa : 1149 câu.

76. Hỏi : Biểu tượng của Tin Mừng thánh Luca là gì ?
- Thưa : Mặt Bò

77. Hỏi : Vì sao biểu tượng của Tin Mừng thánh Luca là Mặt Bò ?
- Thưa : Vì thánh Luca mở đầu Tin Mừng bằng việc dâng bò cừu làm của lễ trong đền thờ.

78. Hỏi : Độc giả của thánh Luca khi viết Tin Mừng là ai ?
- Thưa : Những người Kitô hữu gốc dân ngoại.

79. Hỏi : Tin Mừng thánh Luca có điểm gì nổi bật ?
- Thưa : Lòng thương xót của Thiên Chúa.

80. Hỏi : Tin Mừng của Luca có những đặc tính nào?
- Thưa : - Một soạn tác lịch sử được diễn đạt một cách văn chương trau chuốt.
- Tin Mừng cho những người bị áp bức.
- Tin Mừng cho dân ngoại.
- Tin Mừng của cầu nguyện.
- Tin Mừng của niềm vui.
- Tin Mừng đặc biệt nói về nữ giới.

81. Hỏi : Tin Mừng của Luca có 24 chương được bố cục thế nào ?
- Thưa : Được chia làm 5 phần như sau :

      Lời tựa (1,1-4)
  I.            Tin mừng thời niên thiếu (1,5-2,52)
Hai khuôn mặt nổi bật Ông Gioan và Đức Giêsu.
II.            Sứ vụ Đức Giêsu tại Galilê (3,1-9,50)
1. Khai mạc : Gioan rao giảng, Đức Giêsu chịu thanh tẩy và cám dỗ (3,1-4,13)
2. Đức Giêsu giảng dạy tại Nadarét và Caphanaum, chữa lành và rao giảng khắp các hội đường Giuđê (4,14-44)
3. Kêu gọi 4 môn đệ, phép lạ, tranh luận (5,1-611)
4. Lập Nhóm Mười Hai, bài giảng khai mạc (6,12-49)
5. Phép lạ, Gioan thỉnh vấn (7,1-8,3)
6. Các phép lạ (8,4-56)
7. Cuối sứ vụ Galilê (9,1-50)
III.            Hành trình lên Giêrusalem (9,51-19,27)
1. Sai môn đệ đi truyền giáo ; Luật yêu mến ; lời cầu nguyện (9,51-11,13)
2. Tranh luận về sứ mạng Đức Giêsu (11,14-12,48)
3. Kêu gọi hoán cải (12,48-,3,35)
4. Khiêm nhường ; Bỏ mình ; Lòng thương xót của Thiên Chúa (14,1-15,32)
5. Về của cải ; Luật công đoàn (16,1-17,19)
6. Ngày của Con Người, Sự cầu nguyện (17,20-18,24)
7. Cuối hành trình đến Giêrikhô (18,15-19,27)
IV.            Sự vụ tại Giêrusalem (18,28-21,38)
1. Vào thành Giêrusalem (19,28-48)
2. Tranh luận tại Giêrusalem (20,1-26)
3. Diễn từ chung luận (21,1-33)
V.            Thương khó và Phục sinh (22,1-24,53)
1. Các biến cố trước khi bị bắt (22,1-46)
2. Thương khó (22,47-23,56)
3. Phục sinh (24,1-53)

TIN MỪNG THÁNH GIOAN

82. Hỏi : Tác giả Tin Mừng thứ IV là ai ?
- Thưa : Thánh sử Gioan.

83. Hỏi : Thân phụ của thánh sử Gioan là ai ?
- Thưa : Ông Dêbêđê.

84. Hỏi : Thánh Gioan sinh tại đâu ?
- Thưa : Bếtxaiđa.

85. Hỏi : Thánh sử Gioan làm nghề gì ?
- Thưa : Đánh cá.

86. Hỏi : Anh của thánh sử Gioan là ai ?
- Thưa : Ông Giacôbê.

87. Hỏi : Thánh sử Gioan đã viết những tác phẩm nào ?
- Thưa : Tin Mừng thứ 4, Sách Khải Huyền và Thư 1, 2, 3 Gioan.

88. Hỏi : Tin Mừng thánh Gioan được biên soạn tại đâu ?
- Thưa : Tại Êphêxô.

89. Hỏi : Tin Mừng thánh Gioan được biên soạn khoảng năm nào ?
- Thưa : Khoảng năm 85-100.

90. Hỏi : Tin Mừng thánh Gioan gồm bao nhiêu chương ?
- Thưa : Gồm 21 chương.

91. Hỏi : Tin Mừng thánh Gioan có bao nhiêu câu ?
- Thưa : 878 câu.

92. Hỏi : Biểu tượng của Tin Mừng thánh Gioan là gì ?
- Thưa : Mặt Chim Phượng hoàng.

93. Hỏi : Vì sao biểu tượng của Tin Mừng thánh Gioan là Mặt Chim Phượng hoàng ?
- Thưa : Vì thánh Gioan mở đầu Tin Mừng bằng những suy niệm cao vời bay bổng.

94. Hỏi : Độc giả của thánh Gioan khi viết Tin Mừng là ai ?
- Thưa : Những người tin và được sống nhờ Danh Chúa Giêsu.

95. Hỏi : Một vài chủ đề chính của Tin Mừng Gioan là gì ?
- Thưa : Mầu nhiệm Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa ; thái độ cần có của tín hữu vào Chúa Giêsu để được sống…

96. Hỏi : Tin Mừng thánh Gioan gồm 21 chương được bố cục thế nào ?
- Thưa : Được chia làm 8 phần như sau :

  I.            Lời tựa : Việc Nhập Thể của Con Thiên Chúa (1,1-18)
II.            Giới thiệu Con Thiên Chúa (1,19-4,54)
1. Bởi Gioan Tẩy giả (1,19-34)
2. Cho môn đệ Gioan (1,35-51)
3. Tại Cana (2,1-11)
4. Tại Đền Thờ Giêrusalem (2,12-35)
5. Cho Nicôđêmô (3,1-21)
6. Bởi Gioan Tẩy giả (3,22-36)
7. Cho thiếu phụ Samaria (4,1-42)
8. Cho viên sĩ quan (4,43-54)
III.            Đối chọi với Con Thiên Chúa (5,1-12,50)
1. Ngày lễ tại Giêrusalem (5,1-47)
2. Lễ Vượt qua ở Galilê (6,1-71)
3. Lễ Lều ở Giêrusalem (7,1-10,21)
4. Lễ Cung Hiến Đền Thờ ở Giêrusalem (10,22-42)
5. Tại Bêtania (11,1-12,21)
6. Tại Giêrusalem (12,12-50)
IV.            Lời dạy dỗ bởi Con Thiên Chúa (13,1-16,33)
1. Liên quan đến sự tha thứ (13,1-20)
2. Liên quan đến người môn đệ phản bội (13,21-30)
3. Liên quan đến cuộc ra đi của Ngài (13,31-38)
4. Liên quan đến Trời (14,1-14)
5. Liên quan đến Chúa Thánh Thần (14,15-26)
6. Liên quan đến sự bình an (14,27-31)
7. Liên quan đến cây nho trổ sinh hoa trái (15,1-17)
8. Liên quan đến trần gian (15,18-16,6)
9. Liên quan đến Chúa Thánh Thần (16,7-15)
10.                        Liên quan đến việc Ngài trở lại (16,16-33)
V.            Lời chuyển cầu của Con Thiên Chúa (17,1-26)
VI.            Đóng đinh Con Thiên Chúa (18,1-19,42)
VII.            Cuộc Phục Sinh của Con Thiên Chúa (20,1-31)
1. Ngôi mộ trống (20,1-9)
2.Cuộc hiện ra của Đấng Phục Sinh (20,10-31)
VIII.            Phụ lục : Cuộc hiện ra bên bờ hồ (21,1-25)
1. Cuộc hiện ra với 7 môn đệ (21,1-14)
2. Những lời với Phêrô (21,15-23)
3. Kết luận (21,24-25)

CÔNG VỤ TÔNG ĐỒ

97. Hỏi : Vi sao Hội Thánh coi tác giả Tin Mừng thứ ba và sách Công vụ Tông đồ đều cùng tác giả là thánh Luca ?
      - Thưa : Một là Cả hai lời tựa Tin Mừng Luca 1,3 và Công vụ Tông đồ 1,1 đều đề tặng ông Thêôphilô.
* Hai là Từ vựng, bút pháp, văn thể cả hai sách giống nhau.

98. Hỏi : Tác phẩm Công vụ Tông đồ được biên soạn năm nào ?
      - Thưa : Khoảng năm 85.

99. Hỏi : Thánh Luca được nhắc tới trong những thư nào của thánh Phaolô ?
      - Thưa : Thư Côlôxê (Cl 4,14), thư Philêmon (Plm 24) và thư Timôthê (2Tm  4,11).

100. Hỏi : Thánh Luca từng tháp tùng thánh Phaolô đi truyền giáo tại những thành phố nào ?
      - Thưa : Tại Troa, Philípphê, Milêtô, Xêradê, Rôma (Cv 10,10-17 ; 20,5-15 ; 21,1-18 ; 27,1-28,6 ; x 2Cr 8,18) ...

101. Hỏi : Vì sao gọi sách Công vụ Tông đồ là Tin Mừng của Chúa Thánh Thần ?
      - Thưa : Vì tác giả Luca mô tả mọi hoạt động của Chúa Thánh Thần trong đời sống Hội Thánh thời sơ khai và trong việc loan báo Tin mừng một cách phi thường của các tông đồ.

102. Hỏi : Cụ thể, hoạt động của Chúa Thánh Thần được thánh Luca mô tả thế nào ?
      - Thưa : * Chúa Thánh Thần được ban tràn đầy cho các môn đệ trong ngày Lễ Ngũ Tuần (Cv 1,5).
      * Chúa Thánh Thần ban cho các môn đệ sức mạnh từ trời và hướng dẫn các ông chu toàn nhiệm vụ làm chứng cho Chúa Giêsu (Lc 24,47-49 ; Cv 1,5.8).
      * Chúa Thánh Thần đánh dấu khởi đầu thời đại của Hội Thánh.
      * Sức mạnh của Chúa Thánh Thần trong Hội Thánh thể hiện qua sức mạnh loan báo Tin Mừng một cách phi thường của các tông đồ (Cv 2,5-6 ; 5,32 ; 6,10) ; qua nếp sống huynh đệ của các tín hữu thời sơ khai (Cv 2,44-45 ; 4,32-36).
      * Chúa Thánh Thần thúc đẩy các tông đồ ra khỏi Do thái để đi truyền giáo cho các anh em dân ngoại (Cv 13,2-4 ; 16,6-7).
      * Chúa Thánh Thần hoạt động mỗi ngày một hơn, như ban ơn nói tiếng lạ (Cv 10,46), ơn làm ngôn sứ (Cv 11,8 ; 21,11-12 ; 13,1 ...) vv...
     
103. Hỏi : Sách Công vụ Tông đồ mô tả hoạt động của Chúa Thánh Thần xuyên qua các tông đồ, đặc biệt là qua khuôn mặt nào ?
      - Thưa : Thánh Phêrô và thánh Phaolô.

104. Hỏi : Sách Công vụ Tông đồ gồm bao nhiêu chương ?
      - Thưa : Gồm 28 chương.

105. Hỏi : Sách Công vụ Tông đồ có bao nhiêu câu ?
      - Thưa : Có 1006 câu.

106. Hỏi : Ngoài phần nhập đề (Cv 1,1-11), Sách Công vụ Tông đồ được bố cục thế nào ?
      - Thưa : Có thể chia làm 2 phần chính, dựa vào 2 khuôn mặt nổi bật là thánh Phêrô và thánh Phaolô.

107. Hỏi : Ngoài bố cục dựa vào 2 khuôn mặt nổi bật là thánh Phêrô và thánh Phaolô,  Sách Công vụ Tông đồ còn có thể bố cục nào nữa ?
      - Thưa : Bố cục theo từng bước phát triển của Hội Thánh.

108. Hỏi : Bố cục theo từng bước phát triển của Hội Thánh như thế nào ?
      - Thưa :
1. Hội Thánh tại Giêrusalem (Cv 1,1-6,7)
      2. Từ Giêrusalem đến Palestina
(Giuđê, Galilê và Samaria) (Cv7,8-9,31)
      3. Từ Palestina đến Antiôkia, cửa ngỏ của
 thế giới dân ngoại (9,32-12,34)
      4. Từ Antiôkia đế Axia (Cv 12,25-16,5)
      5. Từ Axia đến Âu châu (Cv 16,6-19,20)
      6. Từ Châu Âu (nói chung) đến Rôma
(nói riêng) (Cv 19,21-28,31)

109. Hỏi : Sách Công vụ Tông đồ kể lại bao nhiêu cuộc truyền giáo của thánh Phaolô ?
      - Thưa : 3 cuộc truyền giáo.

110. Hỏi : Danh xưng “Kitô hữu” lần đầu tiên xuất hiện ở đâu ?
      - Thưa : Tại Antiôkia (Cv11,26).

111. Hỏi : Hội Thánh là Hiền Thê của Chúa Kitô (Kh 19,8 ; 21,9). Sách Công vụ Tông đồ viết về bước khởi đầu của Hội Thánh được ví như quyển nhật ký của Hội Thánh thưở ban đầu khi bước vào tình yêu với ai ?
      - Thưa : Chúa Kitô.

112. Hỏi : Sau gần hai ngàn năm, Hội Thánh cũng như mọi phần tử của Hội Thánh được mời đọc lại những trang nhật ký thưở ban đầu để làm gì ?
      - Thưa : Để canh tân niềm tin và tình yêu của mình với Chúa Kitô.

113. Hỏi : Khi đọc Sách Công vụ Tông đồ chúng ta nhận thấy Hội Thánh thưở ban đầu có một sức sống rất mãnh liệt. Đó là một cộng đoàn mẫu mực về điều gì ?
      - Thưa : Đức tin, đức cậy và đức mến.

114. Hỏi : Cộng đoàn thưở ban đầu luôn sống dưới tác động của Chúa Thánh Thần, họ đã làm gì ?
      - Thưa : Chuyên cần học hỏi Lời Chúa, siêng năng cầu nguyện, tham dự phụng vụ, yêu mến gắn bó với Chúa Giêsu, yêu thương nhau, hiệp nhất với nhau và hết sức nhiệt thành làm chứng cho Chúa Giêsu. (x. Cv 2,42-47 ; 4,32-34)

Còn tiếp ... 


Gb. Nguyễn Thái Hùng


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét