[Cẩm nang hỏi đáp Triết học, câu 89-91] Triết học thời kỳ Hy hóa và Rôma
Epicurus (341 – 271 tCN), người sáng lập chủ nghĩa Khoái lạc. (ảnh: internet)
- Chủ nghĩa khắc kỷ Roma là gì?
Chủ nghĩa Khắc kỷ Roma được khai triển bởi Younger (năm 1-65), Epictetus (năm 55-135) và hoàng đế Marcus Aurelius (121-80), người đã viết tác phẩm Meditations. Phần lớn tác phẩm được gợi lên từ những lời khuyên của Marcus Aurelius về việc kiềm chế cơn tức giận với thuộc cấp yếu đuối của mình: “đừng trở thành một Caesar, hay bị nhuốm màu đen tối : vì những gì xảy ra.” Chủ nghĩa Khắc kỷ Roma có ảnh hưởng vào thời kỳ Phục hưng và Hiện đại, và ngày nay, tư tưởng của nó làm nền cho bộ luật về hành vi và những giá trị đạo đức trong lãnh vực quân đội.
Tiền đề mà chủ nghĩa Khắc kỷ đưa ra là việc chúng ta cần phải hiểu về bản chất những thứ mà chúng ta phải đối phó và được chuẩn bị để chấp nhận, mà không quan trọng hóa lên những biến cố không mong muốn mà chúng ta không thể kiểm soát. Epictetus nổi tiếng với câu nói rằng: nếu chiếc bình đất sét yêu thích của anh bể, anh nên nhớ rằng nó luôn dễ vỡ và nó không thuộc về anh ngay từ đầu. Và nếu người bạn đời hay con cái của anh qua đời, đó là một lời nhắc nhở rằng họ ắt phải chết, một điều gì đó mà chúng ta nên nhớ về những người mà chúng ta yêu thương.
- Chủ nghĩa Khoái lạc là gì?
Không giống như tên gọi trùng tên ngày nay vốn nhắm tới một sự hưởng lạc những thức ăn ngon, rượu mạnh, chủ nghĩa Khoái lạc thời cổ là một học thuyết khổ hạnh. Học thuyết được thiết lập bởi Epicurus (341 – 271 tCN) và những đồng nghiệp Metrodorus thành Lampsacus (331-277 tCN), Hermarchus (không biết năm sinh-mất), và Polyaneus (không biết năm sinh-mất). Epicurus thiết lập những cộng đồng tại Mytilene, Lampsacus, và ở vùng ngoại ô Athens, nơi mà trường của ông được biết như “Một Khu Vườn” (The Garden). Về thực hành, chủ nghĩa Khoái lạc đòi hỏi sự tách khỏi đời sống chính trị – mặc dù không chống đối với nó – và dành thời gian cho việc thảo luận triết học với bạn hữu.
Epicurus đã viết những “áng văn chương” (letters) về vật lý học, thiên văn học, đạo đức học cũng như những châm ngôn, và tác phẩm quan trọng On Nature mà chỉ một số ít của tác phẩm còn tồn tại. Ông là người theo thuyết Nguyên tử (atomist), như Democratus (460-371 tCN) đã phát triển thuyết này, ngoại trừ điều ông cho rằng những nguyên tử tự chúng chứa đựng tập hợp những “hạt tối thiểu” (minima) (những phần của nguyên tử mà không thể chia nhỏ hơn nữa). Theo Epicurus, những hạt nguyên tử thì chuyển động không ngừng, với những chuyển động lệch hướng và những va chạm dẫn đến sự hình thành những vật thể (bodies) như chúng ta kinh nghiệm về chúng. Không thần thánh (godlike) bên ngoài đời sống và xã hội như chúng ta đã biết chúng (bodies), và các vị thần chỉ được xem như những kiểu mẫu lý tưởng cho hành vi của chính chúng ta. Sự chết thì không có gì để sợ hãi, bởi vì chúng ta sẽ chỉ hòa tan vào trong những hạt nguyên tử tạo thành chúng ta vốn không thể cảm thấy đau đớn – hay bất cứ điều gì khác.
Về lãnh vực đạo đức, chủ nghĩa Khoái lạc cho rằng khoái lạc chỉ là điều tốt duy nhất của chúng ta (our only good), nó thậm chí tốt hơn nhân đức. Đau khổ là sự xấu duy nhất. Khoái lạc nên được tìm kiếm theo những cách thức chắc chắn vốn tạo nên một cuộc sống đơn giản cần thiết. Chúng ta chỉ nên thoả mãn những khao khát cần thiết nhất của chúng ta với sự có mặt của những bạn hữu giống chúng ta. Khoái lạc cao nhất là “katastematic”, hay những điều liên quan đến sự hài lòng. Những khoái lạc thuộc về động lực (kinetic pleasures) mà nảy sinh từ sự kích thích chỉ gia tăng sự bất an của chúng ta (chúng tương tự như những thèm muốn). Do đó, cùng đích tối hậu của chúng ta nên là sự vắng mặt của đau khổ ngang qua một đời sống giản dị của thân thể và nghiên cứu về vật lý cho linh hồn (soul). Điều này sẽ dẫn đến ataraxia, hay “tự do khỏi phiền muộn”.
- Thuyết Khuyển nho cổ là gì?
Những người theo thuyết Khuyển nho là những người lập dị, họ thà chọn bị ruồng bỏ hơn là quỵ lụy những quy tắc xã hội mà không hợp lý với họ. Thuyết Khuyển nho xưa kia là một sự cố gắng để xác nhận lại tầm quan trọng của bản chất con người khi không lệ thuộc vào xã hội và phong tục. Điều này rất khác so với định nghĩa hiện đại của chúng ta về người theo thuyết Khuyển nho, là người hoài nghi và có khuynh hướng tin vào điều xấu nhất về con người.
Thuyết Khuyển nho bắt nguồn từ Antisthenes thành Athens (c.445-360 tCN), ông học với Gorgias (485-380 tCN) và là bạn tốt của Socrates (460-399 tCN) cho tới khi ông qua đời. Antisthenes được cho là tự hào quá về sự giàu có của ông bởi vì, không có tiền, ông đã hài lòng với những gì ông có. Ông cho rằng, một người đức hạnh có thể luôn hạnh phúc hơn một người không đức hạnh và linh hồn thì quan trọng hơn thể xác.
Những tư tưởng của người yêu cầu mức tối thiểu của Antisthenes về điều cần thiết để sống tốt đã được tiếp tục bởi Diogenes thành Sinope (400-325 tCN), người sống trong một thùng rượu, đã quả quyết rằng tục ăn thịt đồng loại và loạn luân là những thực hành tốt (fine practices), và là người được cho là mang đèn giữa ban ngày để tìm kiếm một người lương thiện. Người kế nghiệp của Diogenes là Crates thành Thebes (328 tCN), ông đã từ bỏ sự giàu sang của mình để thực hành thuyết Khuyển nho, nhưng cũng vẫn kết hôn. Ông tin rằng chủ nghĩa khổ hạnh là cần thiết để không phụ thuộc và quả quyết rằng lentils (đậu lăng) thì tốt hơn oysters (con hàu).
Chuyển ngữ: Nhóm Maiorica, Học viện Dòng Tên
Nguồn: Naomi Zack, Ph.D., The Handy Philosophy Answer Book, (Visible Ink Press, 2010), 41-42
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét