Đêm Canh Thức Ngày Giới Trẻ Thế Giới: Ơn Cứu Rỗi là ‘Lời Mời trở nên Thành Phần của Câu Truyện Tình'
Theo ghi nhận của Jim Fair, thuộc Hãng tin Zenit, tại đêm canh thức của giới trẻ ở Campo San Juan Pablo II – Metro Park, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với giới trẻ rằng “Ơn cứu rỗi Chúa ban cho chúng ta là lời mời trở nên thành phần của câu truyện tình đan xen với truyện bản thân đời ta; nó sống động và muốn được sinh hạ giữa chúng ta để chúng ta đơm hoa kết trái trong con người thực của mình, bất kể ta ở đâu và với bất cứ ai quanh ta”.
Ngài cảnh cáo: Ơn cứu rỗi không phải là một điều có thể tải xuống hay được khám phá ở một “áp dụng” mới. Nó không phải là một dự án tự cải thiện mình hay một loại dạy kèm. Không, nó thực sự là một câu truyện tình.
Đức Giáo Hoàng trưng dẫn điển hình Đức Mẹ và lời “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa của ngài. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không đưa ra bất cứ điều kiện nào cho tiếng xin vâng của ngài. Ngài không nói ngài chỉ thử làm xem sao hay xem xem sự việc sẽ biến chuyển như thế nào. Không, ngài chỉ thưa “xin vâng”. Nhưng điều này không có nghĩa đời ngài sẽ trở thành dễ dàng.
Đức Giáo Hoàng giải thích: “Nói ‘xin vâng’ với Chúa có nghĩa sẵn sàng ôm lấy cuộc sống như nó xẩy đến, với mọi mỏng dòn của nó, tính đơn giản của nó, và cũng rất thường, với các tranh chấp và phiền lòng của nó... Có nghĩa ôm lấy đất nước ta, gia đình ta và bạn bè ta y hệt như họ đang là, với mọi điểm yếu và thiếu sót của họ”.
“Ôm lấy cuộc sống cũng được coi là chấp nhận sự việc không hoàn hảo, trong sạch hay “được tinh lọc”, tuy nhiên không kém xứng đáng để được yêu thương. Một người khuyết tật hay yếu ớt không xứng đáng được yêu thương hay sao? Một người bị khám phá là ngoại nhân, một người mắc lầm lỗi, một người bệnh hay ở tù, há họ không xứng đáng được yêu thương sao? Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì: ngài ôm lấy người cùi, người mù, người bại liệt, người biệt phái và người tội lỗi. Người ôm lấy người ăn trộm trên thập giá và còn ôm lấy và tha thứ cả những người đóng đinh Người”.
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi rất khó có thể hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng quả là một hồng phúc khi biết rằng nó đến với chúng ta bất kể các thiếu sót của chúng ta. Thiên Chúa tha thứ cả những người bỏ rơi Người.
Đức Phanxicô giải thích: “Tại sao Người làm thế? Vì chỉ những gì được yêu thương mới được cứu rỗi. Chỉ những gì được ôm ấp mới có thể được biến đổi. Tình yêu của Chúa lớn hơn mọi vấn đề, mỏng dòn và thiếu sót của chúng ta. Chính qua các vấn đề, mỏng dòn và thiếu sót của chúng ta mà Người muốn viết ra câu truyện tình này”.
“Người ôm lấy người con trai hoang đàng, Người ôm lấy Phêrô sau khi ông chối Người và Người luôn ôm ấp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta vấp ngã: Người giúp ta chỗi dậy và đứng thẳng trên đôi chân. Vì sự vấp ngã tồi tệ nhất, sự vấp ngã hủy hoại đời ta, là tiếp tục nằm bẹp và không để mình đuợc giúp chỗi dậy”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh cáo về bốn cái “không” có thể để mặc người trẻ không gốc rễ và không có khả năng lớn lên. Đó là không có việc làm, không có giáo dục, không có cộng đồng, không có gia đình. Ngài nói: các gốc rễ mạnh mẽ cần để giữ người ta bám trụ đất sở.
Theo Đức Phanxicô “Có một câu hỏi mà thế hệ già chúng tôi cần phải tự hỏi mình, nhưng cũng là một câu hỏi mà các con cần hỏi chúng tôi và chúng tôi phải trả lời: chúng tôi đang cung cấp cho các con những gốc rễ nào, đâu là các nền tảng để các con lớn lên như những con người?”
Ngài nói thêm: “Chỉ trích và khiếu nại về tuổi trẻ là điều quá dễ, nếu chúng ta tước mất của họ các cơ hội có việc làm, có giáo dục và có gia đình mà họ cần để đâm rễ và mơ về một tương lai.
“Không có giáo dục, khó mà mơ về một tương lai; không có việc làm, khó mà mơ về một tương lai; không có gia đình và cộng đồng, hầu như không thể mơ về một tương lai. Vì mơ về một tương lai có nghĩa học tập cách trả lời không những câu hỏi tôi đang sống vì điều gì nhưng cả câu hỏi tôi đang sống vì ai, ai làm cho tôi thấy sống đời tôi là điều đáng làm đối với tôi”.
Ngài cảnh cáo: Ơn cứu rỗi không phải là một điều có thể tải xuống hay được khám phá ở một “áp dụng” mới. Nó không phải là một dự án tự cải thiện mình hay một loại dạy kèm. Không, nó thực sự là một câu truyện tình.
Đức Giáo Hoàng trưng dẫn điển hình Đức Mẹ và lời “xin vâng” theo thánh ý Thiên Chúa của ngài. Đức Giáo Hoàng nhấn mạnh rằng Đức Mẹ không đưa ra bất cứ điều kiện nào cho tiếng xin vâng của ngài. Ngài không nói ngài chỉ thử làm xem sao hay xem xem sự việc sẽ biến chuyển như thế nào. Không, ngài chỉ thưa “xin vâng”. Nhưng điều này không có nghĩa đời ngài sẽ trở thành dễ dàng.
Đức Giáo Hoàng giải thích: “Nói ‘xin vâng’ với Chúa có nghĩa sẵn sàng ôm lấy cuộc sống như nó xẩy đến, với mọi mỏng dòn của nó, tính đơn giản của nó, và cũng rất thường, với các tranh chấp và phiền lòng của nó... Có nghĩa ôm lấy đất nước ta, gia đình ta và bạn bè ta y hệt như họ đang là, với mọi điểm yếu và thiếu sót của họ”.
“Ôm lấy cuộc sống cũng được coi là chấp nhận sự việc không hoàn hảo, trong sạch hay “được tinh lọc”, tuy nhiên không kém xứng đáng để được yêu thương. Một người khuyết tật hay yếu ớt không xứng đáng được yêu thương hay sao? Một người bị khám phá là ngoại nhân, một người mắc lầm lỗi, một người bệnh hay ở tù, há họ không xứng đáng được yêu thương sao? Chúng ta biết Chúa Giêsu đã làm gì: ngài ôm lấy người cùi, người mù, người bại liệt, người biệt phái và người tội lỗi. Người ôm lấy người ăn trộm trên thập giá và còn ôm lấy và tha thứ cả những người đóng đinh Người”.
Đức Thánh Cha thừa nhận rằng đôi khi rất khó có thể hiểu được tình yêu của Thiên Chúa. Nhưng quả là một hồng phúc khi biết rằng nó đến với chúng ta bất kể các thiếu sót của chúng ta. Thiên Chúa tha thứ cả những người bỏ rơi Người.
Đức Phanxicô giải thích: “Tại sao Người làm thế? Vì chỉ những gì được yêu thương mới được cứu rỗi. Chỉ những gì được ôm ấp mới có thể được biến đổi. Tình yêu của Chúa lớn hơn mọi vấn đề, mỏng dòn và thiếu sót của chúng ta. Chính qua các vấn đề, mỏng dòn và thiếu sót của chúng ta mà Người muốn viết ra câu truyện tình này”.
“Người ôm lấy người con trai hoang đàng, Người ôm lấy Phêrô sau khi ông chối Người và Người luôn ôm ấp chúng ta bất cứ khi nào chúng ta vấp ngã: Người giúp ta chỗi dậy và đứng thẳng trên đôi chân. Vì sự vấp ngã tồi tệ nhất, sự vấp ngã hủy hoại đời ta, là tiếp tục nằm bẹp và không để mình đuợc giúp chỗi dậy”.
Đức Thánh Cha cũng cảnh cáo về bốn cái “không” có thể để mặc người trẻ không gốc rễ và không có khả năng lớn lên. Đó là không có việc làm, không có giáo dục, không có cộng đồng, không có gia đình. Ngài nói: các gốc rễ mạnh mẽ cần để giữ người ta bám trụ đất sở.
Theo Đức Phanxicô “Có một câu hỏi mà thế hệ già chúng tôi cần phải tự hỏi mình, nhưng cũng là một câu hỏi mà các con cần hỏi chúng tôi và chúng tôi phải trả lời: chúng tôi đang cung cấp cho các con những gốc rễ nào, đâu là các nền tảng để các con lớn lên như những con người?”
Ngài nói thêm: “Chỉ trích và khiếu nại về tuổi trẻ là điều quá dễ, nếu chúng ta tước mất của họ các cơ hội có việc làm, có giáo dục và có gia đình mà họ cần để đâm rễ và mơ về một tương lai.
“Không có giáo dục, khó mà mơ về một tương lai; không có việc làm, khó mà mơ về một tương lai; không có gia đình và cộng đồng, hầu như không thể mơ về một tương lai. Vì mơ về một tương lai có nghĩa học tập cách trả lời không những câu hỏi tôi đang sống vì điều gì nhưng cả câu hỏi tôi đang sống vì ai, ai làm cho tôi thấy sống đời tôi là điều đáng làm đối với tôi”.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-01-26
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét