Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô 2019
Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô 2019 (18-25.1.2019)
Chủ đề: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực” (Đnl 16, 18-20)
Hằng năm, các Giáo Hội Kitô tổ chức “Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô” từ ngày 18 đến 25 tháng giêng. Tất cả các tín hữu Kitô trên khắp thế giới (Công Giáo, Chính Thống giáo, Tin lành, Anh giáo) được mời gọi cùng cầu nguyện và cử hành sự hiệp nhất trong tuần lễ này (và có thể kéo dài trong năm). Việc cầu nguyện cho hiệp nhất rất cần thiết vì chính Chúa Giêsu đã cầu xin cùng Chúa Cha cho môn đệ nên một: “Lạy Cha, xin cho tất cả nên một, như Cha ở trong con và con ở trong Cha để họ cũng ở trong chúng ta” (Ga 17: 21)
1. Vài nét lịch sử
Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo (18-25 tháng 1) đã trở thành một sự kiện được tổ chức hàng năm. Lịch sử của nó được liên kết với Ignatius Spencer (1840), với Hội nghị Lambeth đầu tiên (1867), với sự khích lệ của Giáo hoàng Lê-ô XIII (1894).
Tuần cầu nguyện bộc phát mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Năm 1908, mục sư Paul Watson thuộc Anh giáo tại Hoa Kỳ, đã đề nghị tổ chức " Tuần 8 ngày cầu nguyện cho Giáo Hội hiệp nhất - Octave for Church Unity".
Từ năm 1926 trở đi, Phong trào Đức tin và Trật tự chọn chủ đề cho mỗi năm.
Năm 1935, Cha Paul Couturier, thuộc giáo phận Lyon đã lấy lại sáng kiến trên của với một tinh thần mới. Cha xác tín rằng việc cầu nguyện là hình thức hiệp nhất duy nhất có thể có được trong hoàn cảnh lúc đó, đồng thời việc cầu nguyện của những tín hữu đơn sơ nhỏ bé nhất cũng quan trọng như những cuộc tranh luận của các nhà thần học. Cha Couturier cũng đề nghị các tín hữu Kitô gặp nhau hằng năm để cùng nhau cầu xin cho “sự hiệp nhất mà Chúa Kitô muốn, bằng những phương thế mà Ngài muốn” Lời đề nghị của cha Couturier đã được Đức Hồng Y Gerlier, Tổng Giám Mục Lyon hoan nghênh và đã được các Giáo hội khác nhiệt tình đón nhận.
Năm 1936 Giáo Hội Cải Cách ở Pháp đã hỗ trợ tích cực. Tuần lễ đã được chuẩn bị bởi "Trung tâm Hiệp nhất Kitô - L'Unité Chrétienne" tại Lyons và Phong trào Đức tin và Trật tự.
Năm 1954 Hội đồng Giáo hội Thế giới (thành lập năm 1948) yêu cầu các thành viên (cụ thể là tất cả các Giáo Hội Kitô ngoài Giáo Hội Công Giáo Rôma) tham dự vào việc cử hành Tuần Hiệp Nhất hằng năm.
Vào ngày 25 tháng giêng năm 1962, ĐGH Gioan XXIII bế mạc Tuần Hiệp nhất và bốn ngày sau ngài đã tuyên bố về Công Đồng Vatican 2 như sau: “Chúng ta hãy hiẽp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa.” Tinh thần hiệp nhất trở nên niềm hy vọng và động lực hướng dẫn Công Đồng, cũng như sau nầy là một trong những thành quả hiển nhiên nhất của Công Đồng.”
Sau khi Công đồng Vatican II ra Sắc lệnh về Hiệp nhất - Unitatis Redintegratio (1964), Tuần Cầu nguyện hiệp nhất cho các tín hữu Kitô đã được tổ chức từ năm 1968. Những bản văn cầu nguyện và Kinh Thánh được Hội đồng Hiệp nhất Kitô của Giáo hội Công Giáo và Hội đồng Giáo hội Thế giới (WCC) cùng nhau chọn lựa.
Chủ đề năm nay: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực”– “Anh (em) phải đặt cho các chi tộc của anh (em) những thẩm phán và ký lục trong mọi thành mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em); họ sẽ xét xử dân cách công minh.19 Anh (em) không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.20 Anh (em) hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi, để anh (em) được sống và được chiếm hữu đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em).” (Đệ nhị luật 16, 18-20)
2. Nhóm chuẩn bị tài liệu
Các tín hữu Kitô tại Indonesia chuẩn bị tài liệu Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô năm nay. Dân số của Indonesia có 265 triệu người, 86% trong số đó là người Hồi giáo, vì vậy Indonesia nổi tiếng là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Có khoảng 10% là tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau, trong đó có 2,9% dân số toàn quốc là tín hữu Công Giáo thuộc 27 giáo phận, họp thành 10 giáo tỉnh.
Xét về cả dân số và mở rộng, Indonesia là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á. Nó có hơn 17.000 hòn đảo, 1.340 nhóm dân tộc khác nhau và hơn 740 ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ quốc gia Bahasa Indonesia giúp họ được thống nhất.
Quốc gia được thành lập dựa trên năm nguyên tắc gọi là Pancasila, với phương châm Bhineka Tunggal Ika (Hiệp nhất trong đa đạng - Unity in Diversity). Qua sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, người Indonesia đã sống theo nguyên tắc gotong royong, đó là sống đoàn kết và hợp tác. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, công việc, đau buồn và lễ hội, và tất cả người Indonesia liên quan với nhau như anh chị em.
3. Ý nghĩa của chủ đề năm 2019
Mỗi năm, các tín hữu Kitô trên khắp thế giới tụ họp cầu nguyện cho sự tăng trưởng trong hiệp nhất. Họ làm điều này trong một thế giới có tham nhũng, tham lam và bất công gây ra bất bình đẳng và chia rẽ. Lời nguyện hiệp nhất là sức mạnh trong một thế giới tan vỡ. Với tư cách cá nhân, các tín hữu Kitô được mời gọi cùng nhau tạo thành một nhân chứng hiệp nhất cho công lý và trở nên một phương tiện ân sủng chữa lành của Chúa Kitô cho sự tan vỡ của thế giới. Các cộng đồng Kitô giáo nhận thức được sự hiệp nhất của họ, khi họ tham gia vào một mối quan tâm chung và một phản ứng chung chống lại thực tại bất công. Đối mặt với những bất công này là một nghĩa vụ của các tín hữu Kitô, chúng ta phải xem xét lại những cách mà chúng ta đồng lõa với bất công.
4. Áp dụng hiệp nhất trong đời sống Kitô
Giáo Hội của Chúa Kitô được mời gọi trở thành hoa quả đầu mùa của Nước Thiên Chúa. Chúng ta hối hận vì những bất công gây ra chia sẽ và trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng tin nơi quyền năng của Chúa Kitô, Đấng tha thứ và chữa lành. Và như thế, chúng ta được hiệp nhất với nhau dưới thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cầu khẩn ơn thánh của Chúa để chiến đấu chống lại bất công, và cầu xin lòng thương xót của Chúa đối với những tội lỗi đã gây ra sự chia rẽ nơi chúng ta”
5. Suy tư và cầu nguyện cá nhân
Các suy tư và cầu nguyện trong tám ngày sẽ được tập trung vào chủ đề đã chọn. Để làm sâu sắc thêm suy tư của chúng ta về sự hiệp nhất và công lý, đề tài của mỗi ngày đã được lựa chọn cẩn thận để trình bày các cuộc đấu tranh chống lại bất công. Các đề tài là:
Ngày 1: Hãy để công lý như dòng suối không bao giờ cạn. - ‘Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (A-mốt 5: 24) (Lc 11:37-44)
Ngày 2: Hãy để lời của bạn ‘Có’ là ‘Có’ hoặc ‘Không’ là ‘Không’ - “Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mát-thêu 5:37) (Eph 4, 22-25)
Ngày 3: Chúa từ bi và nhân hậu với mọi người – “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.” (Thánh vịnh 145: 8) (Mt 1:1-17)
Ngày 4: Hãy hài lòng với những gì bạn có – “Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán: Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi!” (Híp-ri 13: 5) (Mt 6,25-34)
Ngày 5: Mang Tin Mừng cho người nghèo – “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức.” (Lu-ca 4: 18) (Am 8,4-8)
Ngày 6: Tên của ngài là Chúa tể càn khôn – “Không một ai sánh được như Ngài, lạy Đức Chúa, Ngài cao cả, danh Ngài thật cao cả nơi những kỳ công của Ngài.” (Giê-rê-mi=a 10:16) (Mc 16,14-15)
Ngày 7: Này bà, đức tin của bà thật lớn! - “Bấy giờ Đức Giê-su đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.” (Mát-thêu 15:28) (1 Samuel 1, 13-17)
Ngày 8: Chúa là ánh sáng và sự cứu rỗi của tôi – “Thánh vịnh của vua Đa-vít: Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa?” (Thánh vịnh 27: 1) (Ga 8,12-20)
6. Buổi cầu nguyện đại kết tại Roma
Vào chiều thứ sáu 18-1, ĐTC Phanxicô chủ sự kinh chiều tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, để khai mạc Tuần Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Buổi cầu nguyện đại kết này nhấn mạnh tầm quan trọng chuyển từ các diễn văn sang hành động cam kết cụ thể cho hiệp nhất, công bằng và lòng thương xót trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng Kitô.
Hai yếu tố đặc biệt của việc buổi cầu nguyện đại kết cần được lưu ý trong việc chuẩn bị:
1. Điều đầu tiên liên quan đến sự lựa chọn các bài đọc trong Lời nguyện sám hối. Điều quan trọng là người đọc đầu tiên phải là một thừa tác viên được phong chức hoặc lãnh đạo cộng đoàn trong khi người đọc thứ hai có thể là thành viên của cộng đoàn.
2. Điều thứ hai liên quan đến biểu tượng phụng vụ diễn ra khi Mỗi người tham dự sẽ ghi xuống giấy tờ Cam kết hiệp nhất thông qua Công lý và Lòng thương xót.
Buổi cầu nguyện đại kết gồm có những phần: chuẩn bị cộng đoàn, thống hối do thức tác viên xướng, công bố Lời Chúa gồm bài đọc Cựu ước, bài đọc Tân ước và Tin mừng, giảng thuyết, viết Cam kết qua công bình, thương xót và hiệp nhất, thu các giấy Cam kết, chúc bình an, đọc kinh tin kính công đồng Nicea, lởi nguyện dân Chúa do tín hữu đọc, kinh Lạy Cha, chúc lành và kết thúc.
7. Kinh cầu cho Hiệp nhất - (Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn)
Lạy Chúa Giêsu,
trước ngày chịu chết vì chúng con,
Chúa đã nguyện cầu
cho các Tông đồ và tất cả mọi người
được liên kết với nhau nên một,
như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con.
Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn
về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận,
và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm,
lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con.
Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa
hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con
luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo,
xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa
con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục,
đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Chủ đề: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực” (Đnl 16, 18-20)
1. Vài nét lịch sử
Tuần cầu nguyện cho hiệp nhất Kitô giáo (18-25 tháng 1) đã trở thành một sự kiện được tổ chức hàng năm. Lịch sử của nó được liên kết với Ignatius Spencer (1840), với Hội nghị Lambeth đầu tiên (1867), với sự khích lệ của Giáo hoàng Lê-ô XIII (1894).
Tuần cầu nguyện bộc phát mạnh mẽ trong thế kỷ XX. Năm 1908, mục sư Paul Watson thuộc Anh giáo tại Hoa Kỳ, đã đề nghị tổ chức " Tuần 8 ngày cầu nguyện cho Giáo Hội hiệp nhất - Octave for Church Unity".
Từ năm 1926 trở đi, Phong trào Đức tin và Trật tự chọn chủ đề cho mỗi năm.
Năm 1935, Cha Paul Couturier, thuộc giáo phận Lyon đã lấy lại sáng kiến trên của với một tinh thần mới. Cha xác tín rằng việc cầu nguyện là hình thức hiệp nhất duy nhất có thể có được trong hoàn cảnh lúc đó, đồng thời việc cầu nguyện của những tín hữu đơn sơ nhỏ bé nhất cũng quan trọng như những cuộc tranh luận của các nhà thần học. Cha Couturier cũng đề nghị các tín hữu Kitô gặp nhau hằng năm để cùng nhau cầu xin cho “sự hiệp nhất mà Chúa Kitô muốn, bằng những phương thế mà Ngài muốn” Lời đề nghị của cha Couturier đã được Đức Hồng Y Gerlier, Tổng Giám Mục Lyon hoan nghênh và đã được các Giáo hội khác nhiệt tình đón nhận.
Năm 1936 Giáo Hội Cải Cách ở Pháp đã hỗ trợ tích cực. Tuần lễ đã được chuẩn bị bởi "Trung tâm Hiệp nhất Kitô - L'Unité Chrétienne" tại Lyons và Phong trào Đức tin và Trật tự.
Năm 1954 Hội đồng Giáo hội Thế giới (thành lập năm 1948) yêu cầu các thành viên (cụ thể là tất cả các Giáo Hội Kitô ngoài Giáo Hội Công Giáo Rôma) tham dự vào việc cử hành Tuần Hiệp Nhất hằng năm.
Vào ngày 25 tháng giêng năm 1962, ĐGH Gioan XXIII bế mạc Tuần Hiệp nhất và bốn ngày sau ngài đã tuyên bố về Công Đồng Vatican 2 như sau: “Chúng ta hãy hiẽp nhất với nhau và chúng ta hãy chấm dứt mọi bất hòa.” Tinh thần hiệp nhất trở nên niềm hy vọng và động lực hướng dẫn Công Đồng, cũng như sau nầy là một trong những thành quả hiển nhiên nhất của Công Đồng.”
Chủ đề năm nay: ”Các ngươi hãy cố gắng trở thành người công chính đích thực”– “Anh (em) phải đặt cho các chi tộc của anh (em) những thẩm phán và ký lục trong mọi thành mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em); họ sẽ xét xử dân cách công minh.19 Anh (em) không được làm sai lệch công lý, không được thiên vị ai và không được nhận quà hối lộ, vì quà hối lộ làm cho những kẻ khôn ngoan hoá ra đui mù và làm hỏng việc của những người công chính.20 Anh (em) hãy theo đuổi sự công chính, chỉ sự công chính mà thôi, để anh (em) được sống và được chiếm hữu đất mà ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của anh (em), ban cho anh (em).” (Đệ nhị luật 16, 18-20)
2. Nhóm chuẩn bị tài liệu
Các tín hữu Kitô tại Indonesia chuẩn bị tài liệu Tuần Cầu nguyện cho hiệp nhất các tín hữu Kitô năm nay. Dân số của Indonesia có 265 triệu người, 86% trong số đó là người Hồi giáo, vì vậy Indonesia nổi tiếng là quốc gia có dân số Hồi giáo lớn nhất trên thế giới. Có khoảng 10% là tín hữu Kitô thuộc các hệ phái khác nhau, trong đó có 2,9% dân số toàn quốc là tín hữu Công Giáo thuộc 27 giáo phận, họp thành 10 giáo tỉnh.
Xét về cả dân số và mở rộng, Indonesia là quốc gia lớn nhất ở Đông Nam Á. Nó có hơn 17.000 hòn đảo, 1.340 nhóm dân tộc khác nhau và hơn 740 ngôn ngữ địa phương. Ngôn ngữ quốc gia Bahasa Indonesia giúp họ được thống nhất.
Quốc gia được thành lập dựa trên năm nguyên tắc gọi là Pancasila, với phương châm Bhineka Tunggal Ika (Hiệp nhất trong đa đạng - Unity in Diversity). Qua sự đa dạng về sắc tộc, ngôn ngữ và tôn giáo, người Indonesia đã sống theo nguyên tắc gotong royong, đó là sống đoàn kết và hợp tác. Điều này có nghĩa là họ chia sẻ trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống, công việc, đau buồn và lễ hội, và tất cả người Indonesia liên quan với nhau như anh chị em.
3. Ý nghĩa của chủ đề năm 2019
Mỗi năm, các tín hữu Kitô trên khắp thế giới tụ họp cầu nguyện cho sự tăng trưởng trong hiệp nhất. Họ làm điều này trong một thế giới có tham nhũng, tham lam và bất công gây ra bất bình đẳng và chia rẽ. Lời nguyện hiệp nhất là sức mạnh trong một thế giới tan vỡ. Với tư cách cá nhân, các tín hữu Kitô được mời gọi cùng nhau tạo thành một nhân chứng hiệp nhất cho công lý và trở nên một phương tiện ân sủng chữa lành của Chúa Kitô cho sự tan vỡ của thế giới. Các cộng đồng Kitô giáo nhận thức được sự hiệp nhất của họ, khi họ tham gia vào một mối quan tâm chung và một phản ứng chung chống lại thực tại bất công. Đối mặt với những bất công này là một nghĩa vụ của các tín hữu Kitô, chúng ta phải xem xét lại những cách mà chúng ta đồng lõa với bất công.
4. Áp dụng hiệp nhất trong đời sống Kitô
Giáo Hội của Chúa Kitô được mời gọi trở thành hoa quả đầu mùa của Nước Thiên Chúa. Chúng ta hối hận vì những bất công gây ra chia sẽ và trong tư cách là Kitô hữu chúng ta cũng tin nơi quyền năng của Chúa Kitô, Đấng tha thứ và chữa lành. Và như thế, chúng ta được hiệp nhất với nhau dưới thập giá của Chúa Kitô, đồng thời cầu khẩn ơn thánh của Chúa để chiến đấu chống lại bất công, và cầu xin lòng thương xót của Chúa đối với những tội lỗi đã gây ra sự chia rẽ nơi chúng ta”
5. Suy tư và cầu nguyện cá nhân
Các suy tư và cầu nguyện trong tám ngày sẽ được tập trung vào chủ đề đã chọn. Để làm sâu sắc thêm suy tư của chúng ta về sự hiệp nhất và công lý, đề tài của mỗi ngày đã được lựa chọn cẩn thận để trình bày các cuộc đấu tranh chống lại bất công. Các đề tài là:
Ngày 1: Hãy để công lý như dòng suối không bao giờ cạn. - ‘Ta chỉ muốn cho lẽ phải như nước tuôn trào, cho công lý như dòng suối không bao giờ cạn” (A-mốt 5: 24) (Lc 11:37-44)
Ngày 2: Hãy để lời của bạn ‘Có’ là ‘Có’ hoặc ‘Không’ là ‘Không’ - “Nhưng hễ "có" thì phải nói "có", "không" thì phải nói "không". Thêm thắt điều gì là do ác quỷ.” (Mát-thêu 5:37) (Eph 4, 22-25)
Ngày 3: Chúa từ bi và nhân hậu với mọi người – “Chúa là Đấng từ bi nhân hậu, Người chậm giận và giàu tình thương.” (Thánh vịnh 145: 8) (Mt 1:1-17)
Ngày 4: Hãy hài lòng với những gì bạn có – “Trong cách ăn nết ở, anh em đừng có ham tiền, hãy coi những gì mình đang có là đủ, vì Thiên Chúa đã phán: Ta sẽ không bỏ rơi ngươi, Ta sẽ không ruồng bỏ ngươi!” (Híp-ri 13: 5) (Mt 6,25-34)
Ngày 5: Mang Tin Mừng cho người nghèo – “Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức.” (Lu-ca 4: 18) (Am 8,4-8)
Ngày 6: Tên của ngài là Chúa tể càn khôn – “Không một ai sánh được như Ngài, lạy Đức Chúa, Ngài cao cả, danh Ngài thật cao cả nơi những kỳ công của Ngài.” (Giê-rê-mi=a 10:16) (Mc 16,14-15)
Ngày 7: Này bà, đức tin của bà thật lớn! - “Bấy giờ Đức Giê-su đáp: "Này bà, lòng tin của bà mạnh thật. Bà muốn sao thì sẽ được vậy." Từ giờ đó, con gái bà được khỏi.” (Mát-thêu 15:28) (1 Samuel 1, 13-17)
Ngày 8: Chúa là ánh sáng và sự cứu rỗi của tôi – “Thánh vịnh của vua Đa-vít: Chúa là nguồn ánh sáng và ơn cứu độ của tôi, tôi còn sợ người nào? Chúa là thành luỹ bảo vệ đời tôi, tôi khiếp gì ai nữa?” (Thánh vịnh 27: 1) (Ga 8,12-20)
6. Buổi cầu nguyện đại kết tại Roma
Vào chiều thứ sáu 18-1, ĐTC Phanxicô chủ sự kinh chiều tại Đền thờ Thánh Phaolô ngoại thành, để khai mạc Tuần Cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô.
Buổi cầu nguyện đại kết này nhấn mạnh tầm quan trọng chuyển từ các diễn văn sang hành động cam kết cụ thể cho hiệp nhất, công bằng và lòng thương xót trong cuộc sống cá nhân và cộng đồng Kitô.
Hai yếu tố đặc biệt của việc buổi cầu nguyện đại kết cần được lưu ý trong việc chuẩn bị:
1. Điều đầu tiên liên quan đến sự lựa chọn các bài đọc trong Lời nguyện sám hối. Điều quan trọng là người đọc đầu tiên phải là một thừa tác viên được phong chức hoặc lãnh đạo cộng đoàn trong khi người đọc thứ hai có thể là thành viên của cộng đoàn.
2. Điều thứ hai liên quan đến biểu tượng phụng vụ diễn ra khi Mỗi người tham dự sẽ ghi xuống giấy tờ Cam kết hiệp nhất thông qua Công lý và Lòng thương xót.
Buổi cầu nguyện đại kết gồm có những phần: chuẩn bị cộng đoàn, thống hối do thức tác viên xướng, công bố Lời Chúa gồm bài đọc Cựu ước, bài đọc Tân ước và Tin mừng, giảng thuyết, viết Cam kết qua công bình, thương xót và hiệp nhất, thu các giấy Cam kết, chúc bình an, đọc kinh tin kính công đồng Nicea, lởi nguyện dân Chúa do tín hữu đọc, kinh Lạy Cha, chúc lành và kết thúc.
7. Kinh cầu cho Hiệp nhất - (Thánh Giáo Hoàng Phaolô VI biên soạn)
Lạy Chúa Giêsu,
trước ngày chịu chết vì chúng con,
Chúa đã nguyện cầu
cho các Tông đồ và tất cả mọi người
được liên kết với nhau nên một,
như Con ở trong Cha và như Cha ở trong Con.
Xin cho chúng con cảm thấy xót xa đau buồn
về những thất tín, chia rẽ nơi chúng con.
Xin cho chúng con biết thẳng thắn nhìn nhận,
và có lòng cam đảm để khai trừ mọi lãnh đạm,
lòng nghi ngờ và tính đố kỵ tiềm ẩn nơi chúng con.
Xin cho chúng con được gặp nhau trong Chúa
hầu cho tâm hồn và môi miệng chúng con
luôn vang lên lời nguyện cầu hiệp nhất như lòng Chúa ước ao.
Lạy Thiên Chúa Tình Yêu hoàn hảo,
xin giúp chúng con tìm thấy nơi Chúa
con đường dẫn đưa đến Hiệp Nhất trong đức Vâng Phục,
đến Yêu Thương và Sự Thật. Amen.
Lm. Nguyễn Tất Thắng OP
Bài giảng của Đức Thánh Cha trong Kinh Chiều khai mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo
Năm ngoái, 2018 và những năm trước, theo truyền thống của các vị tiền nhiệm, Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự buổi kinh chiều trọng thể bế mạc Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất các tín hữu Kitô vào chiều ngày 25 tháng Giêng. Năm nay, ngài chủ sự buổi kinh chiều trọng thể khai mạctuần lễ này vì tuần tới ngài phải tông du Panama nhân dịp Đại Hội Giới Trẻ Thế Giới.
Tham dự buổi lễ có khoảng 20 vị Hồng Y, và các Giám Mục trong giáo triều Rôma, cùng đông đảo giáo sĩ, tu sĩ và anh chị em giáo dân. Bên cạnh đó, còn có đại diện của các Giáo hội Kitô và các Cộng đồng Giáo hội khác hiện diện tại Rôma; đặc biệt là Đức Tổng Giám Mục Gennadios, đại diện của Tòa Thượng Phụ Đại Kết; Đức Cha Bernard Ntahoturi, tân đại diện tại Rôma cho Đức Tổng Giám Mục Canterbury của Anh Giáo. Ngoài ra, còn có phái đoàn Đại Kết Phần Lan; các sinh viên của Viện Đại kết Bossey, đang trong chuyến thăm Rôma để đào sâu kiến thức của họ về Giáo Hội Công Giáo; và các sinh viên Chính Thống đang theo học tại Rôma.
Vào đầu buổi lễ, Đức Thánh Cha đã cùng cầu nguyện với các nhà lãnh đạo Kitô giáo khác tại trước mộ Thánh Phaolô Tông Đồ.
Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói:
Hôm nay đánh dấu sự khởi đầu của Tuần cầu nguyện cho sự hiệp nhất Kitô giáo, trong đó tất cả chúng ta được mời gọi khẩn cầu từ Thiên Chúa ân sủng tuyệt vời này. Sự hiệp nhất Kitô giáo là một thành quả của ân sủng Thiên Chúa, và chúng ta phải từ bỏ chính mình để chấp nhận ân sủng ấy với con tim rộng mở và quảng đại. Chiều nay, tôi hết sức vui mừng được cầu nguyện cùng với đại diện của các Giáo hội khác có mặt tại Rôma và tôi xin gởi đến các vị một lời chào huynh đệ và chân thành. Tôi cũng chào mừng phái đoàn đại kết đến từ Phần Lan, các sinh viên của Viện Đại kết tại Bossey, là những người đang đến thăm Rôma để đào sâu kiến thức về Giáo Hội Công Giáo. Lời chào của tôi cũng xin được gởi đến cho các sinh viên trẻ của các Giáo Hội Chính thống và Chính thống Đông phương được tài trợ bởi Ủy ban Hợp tác Văn hóa với các Giáo Hội Chính thống của Hội đồng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo.
Sách Đệ Nhị Luật cho thấy người dân Israel hạ trại trong vùng đồng bằng Moab, đang sắp tiến vào vùng đất mà Thiên Chúa đã hứa với họ. Tại đây, Môisê, với tư cách là một người cha tốt lành và là người lãnh đạo được Chúa bổ nhiệm, đã nhắc lại Lề Luật với mọi người, đồng thời hướng dẫn và nhắc nhở họ rằng họ phải sống với lòng trung tín và công lý một khi họ được định cư trong miền Đất Hứa.
Đoạn văn chúng ta vừa nghe cho thấy cách thức cử mừng ba ngày lễ chính trong năm: Pesach (Lễ Vượt qua), Shavuot (Lễ Ngũ Tuần), Sukkot (Lễ Lều). Dân Israel được yêu cầu cảm tạ những điều tốt đẹp họ nhận được từ Thiên Chúa. Việc cử mừng các ngày lễ này mời gọi mọi người cùng tham gia. Không ai bị loại trừ: “Anh em sẽ liên hoan trước nhan Đức Chúa, Thiên Chúa của anh em, cùng với con trai con gái, tôi tớ nam nữ, với thầy Lêvi ở trong các thành của anh em, với ngoại kiều và cô nhi quả phụ sống giữa anh em, ở nơi Chúa là Thiên Chúa anh em sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó.” (Đnl 16:11).
Mỗi ngày lễ này đòi hỏi một cuộc hành hương đến địa điểm mà Chúa sẽ chọn, để danh Ngài ngự trị ở đó (câu 2). Ở đó, người Do Thái trung tín phải đến trước mặt Thiên Chúa. Mặc dù dân Israel là những người nô lệ ở Ai Cập, không có tài sản cá nhân, nhưng họ không được đến trước mặt Chúa với hai bàn tay không (câu 16); của lễ của mỗi người phải tương ứng với phước lành nhận được từ Chúa. Như thế, tất cả sẽ nhận được phần của họ trong sự giàu có của đất nước và sẽ được hưởng ơn ích từ lòng nhân lành của Thiên Chúa.
Chúng ta không nên ngạc nhiên khi văn bản Kinh Thánh chuyển từ việc cử hành ba đại lễ chính sang việc bổ nhiệm các thẩm phán. Các ngày lễ tự chúng khuyến khích mọi người thực thi công lý, khẳng định rằng tất cả đều hoàn toàn bình đẳng và tất cả đều phụ thuộc vào lòng thương xót của Chúa. Các ngày lễ ấy cũng mời gọi tất cả mọi người phải chia sẻ với người khác những ân sủng họ đã nhận được. Tôn vinh danh dự và vinh quang dành cho Chúa trong những ngày lễ hàng năm này đi đôi với việc mang đến danh dự và công lý cho người lân cận với ta, đặc biệt là những người yếu đuối và những người cần giúp đỡ.
Các Kitô hữu Indonesia, khi suy nghĩ về chủ đề được chọn cho Tuần lễ cầu nguyện này, đã quyết định lấy cảm hứng từ Sách Đệ Nhị Luật: “Anh em phải theo đuổi công lý và chỉ công lý mà thôi” (16:20). Họ lo ngại sâu sắc rằng sự tăng trưởng kinh tế của đất nước mình, được thúc đẩy bởi não trạng cạnh tranh, đang khiến nhiều người rơi vào cảnh nghèo đói và chỉ cho một số thiểu số người trở nên vô cùng giàu có. Điều này gây nguy hiểm cho sự hòa hợp của một xã hội trong đó mọi người thuộc các dân tộc, ngôn ngữ và tôn giáo khác nhau sống chung với nhau và chia sẻ ý thức trách nhiệm với nhau.
Nhưng đó không chỉ đơn thuần là trường hợp ở Indonesia; đó là một tình huống chúng ta thấy trên toàn thế giới. Khi xã hội không còn dựa trên nguyên tắc liên đới và thiện ích chung, chúng ta chứng kiến tình cảnh đáng nhục nhã trong đó có những người phải sống trong những hoàn cảnh khó khăn bên cạnh những tòa nhà chọc trời, những khách sạn lớn và trung tâm mua sắm sang trọng, là những biểu tượng của sự giàu có đáng kinh ngạc. Chúng ta đã quên sự khôn ngoan trong luật pháp Môisê: nếu sự giàu có không được chia sẻ, xã hội sẽ ly tán.
Thánh Phaolô, trong thư viết cho dân thành Rôma, đã áp dụng cùng một suy nghĩ cho cộng đồng Kitô giáo: “Bổn phận của chúng ta, những người có đức tin vững mạnh, là phải nâng đỡ những người yếu đuối, không có đức tin vững mạnh, chứ không phải chiều theo sở thích của mình” (Rm 15: 1). Theo gương Chúa Giêsu Kitô, chúng ta phải nỗ lực hết sức để xây dựng những người yếu đuối. Liên đới và chia sẻ trách nhiệm phải là luật lệ chi phối gia đình Kitô.
Là dân thánh của Thiên Chúa, chúng ta cũng thường thấy mình đang ở trước thềm tiến vào vương quốc Chúa hứa. Tuy nhiên, vì chúng ta cũng bị chia rẽ, chúng ta cần phải nhớ lại những lệnh truyền hướng đến công lý của Thiên Chúa. Kitô hữu cũng quá liều lĩnh khi chấp nhận cái tâm lý khét tiếng của người Israel xưa và người Indonesia đương đại, cụ thể là trong khi theo đuổi sự giàu sang, chúng ta quên đi những người yếu đuối và những người cần được giúp đỡ. Thật dễ dàng để quên đi sự bình đẳng cơ bản tồn tại giữa chúng ta: rằng tất cả chúng ta đã từng có thời là nô lệ của tội lỗi, rằng Chúa đã cứu chúng ta trong phép Rửa và gọi chúng ta là con cái của Ngài. Thật dễ dàng để nghĩ rằng ân sủng thiêng liêng được ban cho chúng ta là tài sản của chúng ta, là một cái gì đó chúng ta phải được hưởng, là tài sản của chúng ta. Những ân sủng chúng ta đã nhận được từ Thiên Chúa cũng có thể khiến chúng ta mù lòa trước những ân sủng được trao cho các Kitô hữu khác. Thật là một tội lỗi nghiêm trọng khi hạ thấp hoặc xem thường những ân sủng mà Chúa đã ban cho anh chị em của chúng ta, và nghĩ rằng cách nào đó là Chúa ít trân trọng họ hơn chúng ta. Khi chúng ta say sưa với những suy nghĩ như vậy, chúng ta cho phép chính ân sủng mà chúng ta đã nhận được trở thành nguồn gốc cho sự tự hào, bất công và chia rẽ. Và như thế, làm sao chúng ta có thể vào được vương quốc Chúa hứa đây?
Việc thờ phượng xứng hợp với vương quốc đó, sự thờ phượng được đòi hỏi bởi công lý, là một cử mừng bao gồm tất cả mọi người, một tiệc mừng trong đó những món quà nhận được phải dành cho tất cả và phải được chia sẻ cho mọi người. Để thực hiện những bước đầu tiên hướng đến miền đất hứa là sự hiệp nhất giữa chúng ta, trước hết chúng ta phải nhận ra một cách khiêm nhường rằng những phước lành chúng ta nhận được không phải là của chúng ta, không phải vì chúng ta có quyền được hưởng; nhưng những phước lành đã đến với chúng ta như một món quà, được trao để được chia sẻ với những người khác. Sau đó, chúng ta phải thừa nhận giá trị của ân sủng được ban cho các cộng đồng Kitô giáo khác. Kết quả là, chúng ta muốn được chia sẻ những ân sủng của người khác. Một dân Kitô giáo được đổi mới và được làm giàu bằng cách trao đổi những ân sủng với nhau sẽ là một dân tộc có khả năng tiến bước vững chắc trong cuộc lữ hành và tự tin trên con đường dẫn đến sự hiệp nhất.
Vào cuối buổi lễ, trước khi Đức Thánh Cha ban Phép Lành Tòa Thánh, Đức Hồng Y Kurt Kurt Koch, Chủ Tịch Hội đồng Giáo hoàng Cổ vũ Đại kết Kitô giáo, đã gửi lời chào tới Đức Thánh Cha nhân danh các vị tham dự.
Source: Libreria Editrice Vaticana - VESPERS FOR THE BEGINNING OF THE OCTAVE OF PRAYER FOR CHRISTIAN UNITY HOMILY OF HIS HOLINESS POPE FRANCIS Basilica of St. Paul Outside-the-Walls Friday, 18 January 2019
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét