HÀNH TRÌNH ĐI TÌM VỊ TRÍ VƯỜN ĐỊA ĐÀNG TRONG KINH THÁNH
Nguồn gốc của nền văn minh nhân loại là gì và tất cả bắt đầu từ đâu, Kinh Thánh đã kể lại câu chuyện Chúa đã tạo ra con người từ cát bùn ở 1 khu vườn tuyệt vời, nơi Adam và Eva đã sống và rồi chịu trừng phạt bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng. Sự lưu đày khỏi Vườn Địa Đàng của họ đã báo hiệu cho sự khai sinh của nền Văn minh. Các nhà khảo cổ học lại kể 1 câu chuyện tạo ra loài Người hoàn toàn khác, mà trong đó con người là 1 sản phẩm của sự tiến hóa và nền văn minh đã được sinh ra trong thời đại Đồ đá, khi đàn ông và phụ nữ bắt đầu kiểm soát thế giới tự nhiên xung quanh họ. David Rohl: “Cùng với tiến bộ của khoa học và logic nhiều nhà khoa học đã gởi gắm vào câu chuyện Vườn Địa Đàng đến với vương quốc thần thoại. Nhưng đó có thật chỉ là 1 truyền thuyết hay hơn thế nữa. Nếu bạn xem kỹ hơn câu chuyện trong Kinh Cựu ước, các dấu vết cho thấy rằng vườn địa đàng là 1 nơi có thật trên Trái đất. Tôi sẽ đưa các bạn vào 1 chuyến hành trình, 1 chuyến hành trình đi tìm Vườn Địa Đàng”.
Hình: Hai con sông lớn vùng Lưỡng Hà.
Những manh mối về vị trí Vườn Địa Đàng:
Đại Học Oxford, England. Tôi là David Rohl, là 1 nhà Sử học chuyên nghiên cứu về văn minh cổ xưa. Tôi đã bỏ 25 năm qua cố gắng làm sáng tỏ lịch sử được ẩn giấu sau những truyền thuyết vĩ đại trên thế giới. Tôi đang ở Đại Học Oxford, đang tìm xem đâu là Truyền thuyết cổ hơn hết thảy. Câu chuyện Kinh Thánh về Vườn Địa Đàng. Kinh Cựu ước khẳng định Chúa đã tạo ra 1 vườn phía Đông Vườn Địa Đàng, nơi này để cho Eva và Adam sống, ở đó họ đã sống thịnh vượng, nuôi 2 con trai là Cain làm nông dân và Abel làm người chăn cừu. Nhưng Eva và Adam đã bị con rắn dụ dổ, để không tuân theo lời Chúa và bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng.
Phiên bản hiện đại trần tục hơn về sự khởi đầu của loài người đã kể 1 khoảnh khắc sáng tạo vĩ đại trong lịch sử Loài Người. Khoảng 7.000 năm trước, khi các thợ săn thời đại Đồ Đá từ bỏ cuộc sống lang thang để định cư thành các cộng đồng làm Nông nghiệp. Các nhà Nhân loại học gọi bước ngoặc quan trọng này là Cuộc Cách mạng thời kỳ Đồ Đá mới.
Dr Richard Rudgely, nhà Nhân chủng học: “Các Cuộc Cách mạng thời kỳ Đồ Đá mới mà điều thay đổi mạnh mẽ là con người bắt đầu thuần hóa vật nuôi, trồng trọt trong cánh đồng quanh nơi ở. Vậy đây là 1 cuộc đột phá quan trọng. Căn bản đây là viên đá khởi đầu cho nền văn minh trong lịch sử con người”.
Dường như các nhà khảo cổ học và Kinh Thánh đồng ý rằng có điều gì đó cụ thể xảy ra cách đây 7.000 năm, vì vậy câu chuyện của Adam và Eva thực sự hay có thể chỉ là truyền thuyết hay 1 phiên bản Kinh Thánh về Cuộc Cách mạng thời đại Đồ Đá mới. Và nếu như vậy thì Vườn Địa Đàng có thực sự tồn tại hay không.
Một trong những bằng chứng quan trọng cho thấy Vườn Địa Đàng thực sự tồn tại, và vị trí của nó thách thức chúng ta trong nhiều thế hệ. Chỉ là trong những năm gần đây chúng ta không coi trọng nó. Đoạn văn quan trọng chỉ ra địa điểm Vườn Địa Đàng được tìm thấy trong Chương 2, Kinh Cựu ước. Đó là mô tả thực tế, không hề có phép thuật gì ở đây. “Và Chúa đã trồng 1 khu vườn ở phía Đông của vườn Eden, và ngài đặt ở đó con người ngài đã tạo nên, từ đất mà Chúa đã tạo ra con người. Từ đất Chúa còn tạo ra các loài cây trông thì đẹp, ăn thì ngon,.. với cây trường sinh ở giữa vườn, cây Kiến thức về Thiện Ác. Và có 1 dòng sông chảy từ Eden mang nước tưới cho khu vườn và từ đó nó chia thành 4 nhánh. Tên nhánh thứ nhất là Pishon, uốn lượn quanh tất cả đất Havilah là nơi có vàng; vàng ở đất này rất nguyên chất, tại đó có cả nhũ hương và đá ngọc. Tên nhánh thứ hai là Gihon; nhánh này bao quanh tất cả đất Kush. Tên nhánh thứ ba là Hiddekii; nhánh này chảy vòng qua phía đông Assyria, ở đó chúng ta gọi là Tigris, Còn nhánh thứ bốn là Euphrates”. David Rohl: Đây là văn bản phong phú, có thể là quan trọng hơn hết thảy. Nó kể cho chúng ta biết rằng chúng ta nên tìm kiếm 2 nơi chứ không phải một. Đầu tiên khu vực được gọi là Eden (Vườn Địa Đàng). Chúng ta có nhiều manh mối cho thấy vị trí địa lý của nó và thứ 2 chúng ta tìm kiếm 1 khu vườn phía Đông của Địa Đàng. Kinh Thánh thông tin cho chúng ta rằng khu vực xung quanh Eden gắn liền với 4 con sông mà chúng ta biết rằng sự nhận dạng liên quan đến 2 con sông nổi tiếng của Lưỡng Hà là Euphrates và Tigris chảy quanh Lưỡng Hà cổ mà bây giờ là Iraq. Vấn đề là nhìn nhận 2 con sông còn lại sông Gihon và Pison.
Những quan điểm trước đây về vị trí Eden :
- Những học giả tôn giáo xưa đọc trong Kinh Cựu ước rằng con sông Gihon chảy qua vùng đất Kush. Nhưng Kush nằm ở đâu. Kush duy nhất mà họ biết ở châu Phi, phía Nam vùng đất của các Pharaoh. Nơi mà ngày nay chúng ta gọi là Sudan và Ethiopia. Họ cho rằng Gihon có thể là sông Nile. Tất nhiên nếu Gihon cách xa sông Tigris và Euphrates, thì kiếm con sông Pison ở nơi xa hơn. Vì vậy họ đề nghị là sông Indus hoặc là sông Hằng ở lục địa Ấn. Cuối cùng các học giả quyết định Vườn Địa Đàng là cả thế giới cổ xưa từ châu Phi cho đến Ấn Độ.
- David: “Chúng ta biết rằng văn bản Kinh Cựu ước cho chúng ta biết con người bị đuổi khỏi Vườn Địa Đàng, bị cấm lai vãng đến biên giới của Vườn Địa Đàng (Eden). Điều này có nghĩa Vườn Địa Đàng không thể bao phủ toàn bộ thế giới cổ xưa. Để tìm ra Địa Đàng và khu vườn truyền thuyết chúng ta phải nghĩ về 1 qui mô khác, 1 cái gì đó nhỏ hơn và cụ thể hơn”.
- Và đây là quan điểm hiện đại, các học giả ngày nay tin rằng Eden tồn tại nơi con sông Tigris và Euphrates hợp lưu cùng với 2 con sông khác trong khu vực và chảy ra vịnh Ba Tư và là nơi nền văn minh con người xuất hiện đầu tiên theo ghi chép Khảo cổ học. Nhưng dù thuận tiện đến đâu thì tôi cũng không bị thuyết phục theo quan điểm này.
- Có 1 dấu vết quan trọng tại văn bản Kinh Cựu ước theo tiếng Hebrew gốc, “Một con sông chảy từ Eden đã tưới nước cho khu vườn và từ đó nó đã chia 4 đầu sông. Từ tiếng Hebrew cho đầu sông là “Rosh” như trong từ “Rosh Hashanah” có nghĩa là năm mới, người Do Thái, Rosh là đầu năm chứ không phải cuối năm. Vì thế trong Kinh Cựu ước khi cụm từ Rosh được dùng nó muốn nói tới đầu sông. Có 4 con sông chảy ra từ Địa Đàng. Vì thế chúng ta nên tìm Địa Đàng nơi có 4 con sông lớn tách ra từ vùng phân nước cao nguyên chứ không phải là nơi chúng chảy vào biển. Nguồn của 2 sông Tigris và Euphrates nằm ở khu vực núi giữa phía Đông Thổ Nhĩ Kỳ và phía Tây Iran. Nếu tôi đúng, Eden nằm đâu đó quanh đây và thượng lưu 2 con sông khác cũng vậy. Vùng Lưỡng Hà cổ xưa nằm ở vùng đồng bằng màu mỡ giữa 2 con sông Tigris và Euphrates. “Một con sông chảy từ Eden đã tưới nước cho khu vườn và từ đó sông chia nhánh thành 4”. Kinh Thánh đã đặt tên cho sông Tigris và Euphrates là sông Địa Đàng và tên 2 con sông còn lại cũng hợp lưu ở vùng này là Gihon và Pison.
- Câu hỏi là nếu các con sông này từng tồn tại, thì xuất phát nguồn sông cũng giống như sông Tigris và Euphrates cổ xưa. Câu trả lời có thể đến từ 1 nguồn trên cao. Không gian. Các hình ảnh vệ tinh là chìa khóa cho việc định vị Eden. Khi tôi bắt đầu làm việc về nó thì chưa có kỹ thuật hình ảnh không gian. Nay thì kỹ thuật cho phép nhìn từ không gian và hình ảnh có chất lượng tốt hơn. Vệ tinh chụp không chỉ là 2 sông mà tất cả là 4 con sông như trong Kinh Thánh. Và chúng hợp lưu ở Sumeria, địa danh của Sử thi Gigamesh. Hai con sông kia là 2 con sông đã từng tồn tại, nhưng giờ không còn nữa, những con sông đó được gọi là sông hóa thạch. Cách duy nhất để tìm ra là đến đó để tìm hiểu xem chúng ta có thể phát hiện ra điều gì.
Bắt đầu tìm ở Iran – Khu vườn Thiên đường Ba Tư:
Đã đến lúc rời khỏi nước Anh và hướng đến Iran, nơi mà 7000 năm trước, con người đã bắt đầu xây dựng nền văn minh. Cuộc tìm kiếm Thiên đường đã dẫn chúng tôi đi 3.000 dặm sang phía Đông, từ ngọn tháp của Đại học Oxford đến 1 trong những đất nước Hồi giáo quyền lực nhất trong TK 21 – Iran. Chúng tôi đến để tìm kiếm Eden, sự tồn tại của nó đã được chấp nhận bởi 3 tôn giáo lớn trên thế giới Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Ngày nay nước Cộng Hòa Iran là 1 quốc gia Hồi giáo theo sau sự hạ bệ của nền quân chủ Ba Tư cuối cùng vào 1979, nhưng phần này của thế giới có một lịch sử lâu đời và lừng lẫy.
Vùng Trung Đông là vùng đất của truyền thuyết và truyền thuyết không giống như thần thoại, vì nó còn liên quan đến những sự kiện có thật. Nhưng các sử gia cũng không nhận diện được những gì truyền thuyết cổ xưa hơn song song với câu chuyện trong Kinh Cựu ước. Chính những câu chuyện nổi tiếng trong thế giới cổ xưa rất thú vị bởi vì bạn sẽ đến câu chuyện sáng tạo ra loài người trong các chuyện cổ. “Đây là 1 kiểu suy nghĩ muộn trong đó Kinh Cựu ước xem sự sáng tạo ra loài người là những điểm hành động của Chúa”. Không chỉ là những truyền thuyết viết ra được phản ánh trong Kinh Thánh. Con dấu hình trụ khác thường này được tìm thấy ở Lưỡng Hà và giờ hiện ở Viện Bảo tàng Anh Quốc đã có hơn 4.000 năm tuổi. Có những hình ảnh ẩn dấu được trãi ra, cho thấy người đàn ông ngồi trên 1 chiếc ngai, đối diện với ông là hình 1 người phụ nữ, giữa họ là 1 cây trĩu nặng trái, phía sau người phụ nữ là 1 con rắn liệu đây có phải là sự thể hiện cổ nhất về tội tổ tông của Adam và Eva.
Khi bạn ở những nơi như thế này (Nhà thờ Hồi giáo) bạn có thể đột nhiên nhớ lại 1 thứ gì đó rõ ràng nhưng thường rất dễ quên. Kinh Thánh thường được ghi bằng tiếng Anh và có những từ hay sử dụng, khi được phân tích theo ngôn ngữ gốc làm đôi khi chúng ta nghĩ hoàn toàn khác về văn bản. Ví dụ 1 từ Hebrew về Eden là Garmaden. Với từ “garden” là 1 kiểu vườn bao quanh hay bị khép kín. Người Ba Tư cũng có 1 từ miêu tả 1 công viên khép kín hay tường bao quanh họ gọi nó là paridaeza mà từ đó ta có từ tiếng Anh “Paradise” có nghĩa là Thiên đường. Truyền thuyết về khu vườn đóng kín hay có 4 con sông thiên đường bao quanh.
Chúng tôi đang đứng ở ban công 1 lâu đài của vị vua Shanra huyền thoại và bên kia là khu vườn hoàng gia, nó chính xác là thứ mà chúng ta đang nói đến, có thể thấy chúng ta có bức tường khép kín lớn bao quanh khu vườn và vòi phun nước giữa hồ đó trông giống dòng sông nguyên thủy trong Vườn Địa Đàng với 4 kênh chia khu vườn thành 4 phần. Đây là khu vườn Tứ phương của người Ba Tư.
Phải chăng kiến trúc cơ bản này đã được phản ảnh trong 1 công trình rất đặc biệt – đền Taj Mahal. Làm thế nào mà Vườn Địa Đàng của người ba Tư lại kết thúc ở Ấn Độ. Vào năm 1218 AD, hoàng đế Mông Cổ Thành Cát Tư Hãn đã càn quét Ba Tư cướp bóc và tàn phá, nhưng theo cách thông thường hòang đế bị quyến rũ của sự giàu có và nền văn hóa của kẻ bị chinh phục. Khi hậu duệ của Thành Cát Tư Hãn lập nên triều đại Mogul ở Ấn Độ, họ đang mang theo quan niệm Thiên đường Ba Tư. Điều này khiến cho vua Shah Jahan xây dựng kiệt tác kiến trúc triều Mogul. Trên cổng mái vòm đền Taj Mahal là cụm từ : “Bạn đang bước vào Thiên đường”. Khu vườn Thiên đường được chia làm 4 phần. 4 kênh nước đại diện cho 4 con sông Địa Đàng chảy ra từ trung tâm. Phía xa kia là mái vòm lộng lẫy của đền Taj Mahal tượng trưng cho chiếc ngai vinh quang, ngọn núi phủ tuyết của Chúa trong Kinh Thánh. Sự tái tạo Thiên đường tráng lệ của vua Shah Jahan được xây dựng bởi 1 kiến trúc sư Ba Tư.
Đến Sumer cổ xưa – hành trình tìm vương quốc Aruta đầy vàng và đá quý:
Nhưng người Ba Tư lấy quan niệm Vườn Địa Đàng từ đâu? Có phải nó đến từ 1 truyền thống cổ hơn đã được thiết lập trong khu vực hay không? Đã lúc đi về phía Nam đến đồng bằng Sumer, nơi nền văn minh đầu tiên của con người hình thành. Nhóm chúng tôi sắp phải đối phó với nhiều thổ ngữ trong cuộc hành trình, nhưng có thông dịch. Chúng tôi hướng về vùng đất Sumer cổ xưa. Sumerian là nền văn minh lớn đầu tiên trên thế giới, thậm chí còn sớm hơn những vị vua Pharaon của Ai Cập, nguồn gốc của nó bị lẫn khuất trong bí ẩn nhưng vào cuối Thời kỳ đồ đá mới vào khoảng 5000 BC, ta thấy họ định cư trong đồng bằng Lưỡng Hà , dọc theo 2 con sông như trong Kinh Thánh Euphrates và Tigris, tại đó họ đã xây dựng thành phố đầu tiên trên Trái Đất. Người Sumerian sau đó đã xây dựng những ngôi đền khổng lồ được gọi Ziggurat, bước lên những bước vĩ đại, có 1 công trình canh gác cho thành phố.
Nhưng có phải họ đã xây những ngọn núi nhân tạo khi xây những ngôi nhà trên đồng bằng thay thế những ngọn núi của Chúa, và nếu như vậy thì có phải chứng tỏ nguồn gốc Người Sumerian đến đồng bằng Lưỡng Hà từ vùng núi. Chắc chắn những người này gắn bó mật thiết với vùng đất phía Bắc dãy núi Zagros đến nỗi mà thậm chí họ để lại 1 cuốn sách hướng dẫn 4.000 năm tuổi. Thật ra đó là 1 bài thơ sử thi cổ xưa mang tên là “Emmaca, lãnh chúa của Sumer”. Nó kể câu chuyện về vua Sumer người đã cử phái viên, gởi 1 thông điệp có mục đích bí ẩn cho vị vua , ở vùng núi phía Bắc, điểm đến của anh ta là vương quốc Aruta, nơi chất đầy vàng và đá quý và tất nhiên Kinh Cựu ước cũng mô tả 1 phần của Eden rất giàu có với vàng và đá quý. Không ai chắc chắn vương quốc Aruta ở đâu nhưng thậm chí khi chúng ta không biết chuyến hành trình kết thúc ở đâu, chúng ta đã biết nó bắt đầu từ đâu.
Theo câu chuyện trên hướng dẫn chuyến công hành bắt đầu từ Susa, 1 thành phố cổ trên bờ sông Karkheh, tây nam Iran. Và cũng chính tại đây, 5.000 năm sau, chúng tôi cũng bắt đầu hành trình theo dấu chân của người phái viên. Vị phái viên thực hiện chuyến hành trình ban đêm dưới trời đầy sao, ban ngày đồng hành cùng Thần Mặt Trời. Từ Susa cho tới vùng núi cổ xưa, đoàn phái viên, bụi tung vó ngựa, 5 cổng thành, 6 cổng thành, 7 cổng thành anh ta đã đi qua. Anh ta mở to mắt khi đến Aruta, vị phái viên thực hiện chuyến hành trình tới Aruta vượt qua các dặm đường đầy gió bụi, đầy sỏi đá trên núi giống như 1 con rắn khổng lồ trườn trên đồng cỏ anh ta không ngừng nghỉ. Trong chuyến hành trình dài đến Aruta, người phái viên vượt qua 7 cổng thành.
Cổng thành thời cổ đại là các ngọn núi hay hẻm vực trên núi, hẳn có mối liên hệ ở đây với truyền thuyết cổ xưa của người Do Thái về 7 nấc thiên đường lên đến ngai vinh quang. Ở bảng khắc bằng ngà voi này, chúng ta nhìn thấy 7 nấc lên Thiên đường, thấy Adam và Eva đứng bên cây sự sống ở Thiên đường thứ 7. Thậm chí ngày nay chúng ta vẫn nói chúng ta ở nấc Thiên đường thứ 7, có nghĩa là ở Thiên đường. Hơi kỳ cục khi sử dụng 1 tác phẩm văn học Sumer để định vị Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh.
Hình: Bản khắc ngà về Adam và Eva đang ở nấc Thiên đường thứ 7
Nhưng có 1 dấu vết quan trọng trong đây, gần cuối tác phẩm ta thấy người phái viên đã gần đến cuối hành trình của mình, vương quốc Aruta, anh ta xuống núi và đi vào 1 bình nguyên rộng mênh mông, bình nguyên Aruta. Một điều thú vị ở đây, có 1 từ tiếng Sumer là “edin” mà hầu hết các học giả tin rằng từ “Eden – Vườn Địa Đàng” phát sinh ra từ đó. TS. Irvine Finkel, chuyên gia Sumer tại Viện Bảo tàng Anh Quốc cho rằng: “Dường như khá rõ ràng rằng, tiếng Hebrew “edin” là từ “eden” trong tiếng Anh trong Kinh Thánh, chính nó lại xuất phát từ tiếng Sumer thường được viết và đánh vần là eden hay edin là từ xuất phát từ tiếng Sumer có nghĩa vùng đất bậc thang nằm ngoài khu dân cư, nằm ngoài thành phố ở vùng biên của đất canh tác, đó là nơi có thể coi là “edin”. Vậy là từ “Eden” có nghĩa bình nguyên hoặc vùng đất không canh tác.
- Chúng tôi tiến vào vùng núi Kush, chúng tôi nhận thấy lối sống không thay đổi trong hàng ngàn năm qua. Ở đây bạn có thể thực sự cảm nhận được cuộc sống trong Kinh Cựu ước trông như thế nào.
- Chúng tôi đã tiến hành chuyến hành trình qua 4 cổng trong chuyến đi của người phái viên cổ xưa. Có vẻ anh ta mất hàng tháng trời cho chuyến đi tương tự bằng đi bộ. Vấn đề là chúng tôi không chắc chắn hướng tiếp theo của anh ta là gì. Nếu Vườn Địa Đàng đã từng tồn tại, tôi bị thuyết phục rằng nó chỉ nằm trên cao, ở dãy núi Zagros, đó là nơi chúng tôi đang hướng đến. Chúng tôi đang theo dấu chân của 1 người phái viên hoàng gia, người đã từng du hành đến vương quốc miền núi Aruta, đã vượt qua 7 núi, đã đến 1 nơi được gọi là “edin” mà tôi tin là có mối liên hệ với Eden – Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh.
Diễn dịch ngôn ngữ Babylon:
Nhưng câu chuyện sử thi của người phái viên tưởng như đã đứt đoạn của chúng tôi đã được tiếp nối với phát hiện của 1 vị đại tá Anh Quốc Henri Rawlinson. Vào năm 1844, Rawlinson đã phát hiện ra tượng đài cổ xưa của người Ba tư ở bề mặt đá trên cao ở Behistun. Là 1 bản khắc đá phi thường của vua Ba Tư Darius I. Bản khắc mô tả chiến thắng của vua Darius đánh bại kẻ thù chính trị và đưa ông lên ngai vàng Ba Tư. Điều đặc biệt là bản khắc của vua Darius được thực hiện theo cấp độ hoàng gia được viết theo 3 ngôn ngữ Babylon, Elamite và Ba Tư cổ. Các học giả đã không thể dịch được tiếng Babylon, nhưng họ đã biết cách đọc tiếng Ba Tư. Rawlinson nhận ra rằng, nếu ông ta có thể ghi chép cả 3 thứ tiếng của bản khắc, ông có thể diễn dịch được tiếng Babylon và Elamite. Vậy là ông ta đã bắt thang lên bề mặt đá cao 200 bộ và sao chép lại mọi chi tiết. Kết quả nổ lực của Rawlinson là người ta có thể giải mã hàng ngàn tài liệu khai quật ở thành phố tàn tích Lưỡng Hà. TS. Irvine Finkel, chuyên gia Sumer tại Viện Bảo tàng Anh Quốc cho rằng: “Henry Rawlinson đánh giá rằng cách duy nhất để các bản khắc đến với mọi người là sao chép lại nó, ông ta không thể vẽ nó cũng không chụp hình nó, vì lúc đó chưa có nhiếp ảnh. Vậy là cách duy nhất là leo lên đó và đồ lại trên giấy. Thật là 1 việc làm mạo hiểm khi đu dây thừng trên bề mặt đá đồ lại trên giấy. Ông ta là 1 người can đảm bởi vì bạn biết đó là 1 việc làm nguy hiểm. Bạn có thể tưởng tượng gió hú như thế nào bên tai và dây thừng thì đu đưa. Nhưng nhờ đó mà chúng ta có thể diễn dịch ngôn ngữ chưa được đọc”.
Sử thi Gigamesh và câu chuyện Đại Hồng Thủy:
Hình: Tượng người anh hùng Gigamesh
Và nếu không có hành động liều lĩnh của Henry, Kinh Thánh vẫn là nguồn tài liệu duy nhất chúng ta có thể biết về thế giới nguyên thủy của Cựu ước. Tại Viện Bảo tàng Anh Quốc có 1 chiếc rương đầy những bản bài khắc gốm cổ xưa, 1 trong số đó trở thành tài liệu quan trọng sau Kinh Thánh. Được phát hiện vào những năm 1850 trong di tích Niviah cổ xưa ở miền bắc Iraq, thoạt nhìn bài khắc gốm này không có gì quan trọng, nhưng khi bản dịch được công bố lần đầu tiên vào 1872, nó đã gây nên sự xáo động mạnh.
Đó là lần đầu tiên 1 câu chuyện trong Kinh Thánh đã được phát hiện trong ghi chép của 1 nền văn hóa cổ xưa khác. Đó là câu chuyện về trận Đại Hồng Thủy. Bản khắc gốm 3000 tuổi (tiếng Akkak) đã trở thành 1 phần trong câu chuyện sử thi Gigamesh huyền thoại. Nó kể về câu chuyện về 1 trận lụt lớn, 1 người anh hùng khác đã xây dựng 1 con tàu và sống sót sau trận lụt tàn phá. Và cũng giống như câu chuyện của Noe, ta đọc thấy câu chuyện có 1 chú chim được phái đi từ tàu để đi tìm đất liền. TS. Irvine Finkel: “Nó có 1 tác động lớn, bởi vì ngay từ đầu mọi người đã muốn tìm mối liên hệ giữa Kinh Thánh và những gì mà các nhà khảo cổ học phát hiện ra. Và các nhà khảo cổ cho rằng Kinh Thánh có thể có nguồn gốc từ câu chuyện này, và điều đặc biệt là khi bạn đọc Kinh Thánh và sau đó đọc sử thi Gigamesh, bạn có thể nhận thấy chúng có nhiều điểm tương đồng”.
Vua Assyria Sargon II và vương quốc Aratu:
Nhưng mặc cho công trình cực nhọc của Rawlinsonm chúng ta có 1 vấn đề. David Rohl: “Đây là tại thượng nguồn sông Karkheh, dấu vết con đường của người phái viên đã nguội lạnh. Không ai biết con đường anh ta đi tiếp theo là từ đâu. Ba cổng thành nữa phải vượt qua, nhưng theo hướng nào. Tôi nghĩ tôi phải tìm 1 tài liệu nữa để nghiên cứu. Một bản khắc đất sét, nằm ở Bảo tàng Louve Paris, miêu tả lại 1 chiến dịch quân sự chống lại Aratu bởi vị vua Assyria hùng mạnh TK 8 BC Sargon II. Giống như người phái viên đội quân của vua Sargon cũng vượt qua 7 ngọn núi, nhưng lần này không giống như người phái viên, chúng ta biết chính xác ông ta đi đâu. “Ta, vua Sargon của Assyria khởi hành từ Kagun và băng qua sông A gia ngập lụt, ta vượt qua những ngọn núi phủ đầy cây cối, những con đường không bao giờ nhìn thấy ánh sáng Mặt trời. Ta đã vượt qua 7 ngọn núi với những khó khăn và sau đó vượt qua sông Araper và sông Aruta, qua những hào sâu và những kênh đào dẫn nước của Surrikash, là nơi ta hướng xuống vùng đất Ninel”. Vua Sargon hướng đến vùng đất Surrikash cổ xưa nằm bên dưới vùng đất Sakkez của người Kush ở bình nguyên Mananhien. Ông ta đã đi về hướng Bắc vượt qua 7 ngọn núi, 3 con sông ở Aruta, và đến bình nguyên Edin ở Urartu, vùng đất Ararat trong Kinh Thánh.
Và người Phái viên của vua Emacan cũng đi về phía Bắc có 7 ngọn núi và kết thúc hành trình ở Edin ở Aruta. Chắc chắn để khẳng định họ đến cùng 1 nơi. Vậy là chúng ta cần đi tiếp, vượt qua 3 ngọn núi còn lại và đến vùng Ararat của Urarta và đến với Địa Đàng. Với sự trợ giúp của Vua Aragon, chúng tôi đã tìm thấy Aruta và điểm đến cuối cùng của người phái viên của vua Amacan vượt qua bên kia 7 ngọn núi. Khi người phái viên đến cổng thành thứ 7, ông ta biết rằng chuyến hành trình của ông ta sắp kết thúc. Phía xa kia trãi dài bình nguyên mênh mông của Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh và vương quốc Aruta kỳ ảo. Thiên đường đang vẫy gọi và ông ta đang ở nấc thang thứ 7. Điểm đến của chúng ta đang ở phía trước. Nhưng chúng ta sẽ tìm gì khi đã đến với Thiên đường. Chúng tôi theo dấu chân của người phái viên cổ xưa qua 7 cổng thành để đến cổng Trời thứ 7 và tìm Thiên đường. Khi chúng tôi đến hồ Núi lớn, chúng tôi cuối cùng đã đến với vùng đất Địa Đàng. Hầu như không thay đổi gì trong 5.000 năm qua từ thời của vua Amacan hay xa xưa hơn nữa trong thời Adam và Eva.
Tìm 2 con sông Gihon và Pishon:
Hình: Vị trí 4 con sông từ Vườn Địa Đàng
Phía xa hẳn là Vườn Địa Đàng, nhưng trước khi chúng ta bước vào Thiên đường, tôi nghĩ chúng ta nên tìm 1 dấu vết khác trong cuốn Kinh Cựu ước, để chắc chắn chúng ta tìm được ở đây. Nếu đây là Eden chúng ta sẽ tìm được 2 con sông đã mất Gihon và Pishon, tìm được vùng đất Kush và vùng đất Ha-vi-lah và tất nhiên con sông của Vườn Địa Đàng. Hãy xem hình ảnh vệ tinh của con sông Địa Đàng và các vùng đất xung quanh.
Ở phía Đông của hồ lớn tên gọi Urmia, ở phía Đông Vườn Địa Đàng là 1 thung lũng dài được bảo vệ bởi các vách núi cao ở phía Bắc và phía Nam, 1 Thiên đường đóng kín trong 1 qui mô khổng lồ. Rìa phía Tây bao quanh bởi đầm lầy của hồ. Ở phía Đông là 1 đường đèo hay cánh cổng phía Đông, dẫn đến thế giới bên ngoài. Băng qua thung lũng là 1 con sông, con sông của Vườn Địa Đàng chảy vào hồ lớn. Phía Bắc là 1 vùng màu mỡ, có vài phụ lưu của sông Aras. Nhưng con sông này có 1 cái tên cổ hơn, vào thời kỳ xâm lược của người Ba Tư TK7, các nhà địa lý Arab đã gắn cho nó cái tên Gaigun. Bạn còn nhớ Kinh Thánh đã kể “sông Gihon chảy qua vùng đất Kush” và các học giả Thiên chúa giáo thời kỳ đầu kết luận rằng đó là vùng đất Kush ở châu Phi, nhưng vùng đất này nơi sông Gaigun chảy qua cũng là Kush. Và ngọn núi đằng kia ngày nay cũng được gọi là Kusada có nghĩa ngọn núi của Kush. Không nghi ngờ gì nữa, sông Gihon trong Kinh Thánh và Gaigun là một. Và đây là vùng đất Kush trong Kinh Cựu ước. Chúng ta đã xác định con sông thứ 3 trong 4 con sông Kinh Cựu ước định vị Địa đàng.
Vị trí con sông thứ 4 được xác định ở góc tư cực Nam bản đồ của chúng ta. Nếu sông thứ 4 đúng là sông Pishon thì nó phải chảy qua vùng đất Havilah đầy vàng. Vàng vẫn được tìm thấy trong khu vực Chayson ngày nay. Từ Chayson có nghĩa là vàng. Vùng Uizon đầy vàng. Làm thế nào mà Uizon tương đồng với Pishon. Câu trả lời giống như gợi ý của chuyên gia ngôn ngữ. Từ đồng nghĩa của 1 từ Iran trong ngôn ngữ Hebrew trong Kinh Thánh ngày nay. Uishteri ngày nay được biết có tên Arab là Pishdeli. Chữ U trong tiếng Iran trở thành P trong tiếng Ả rập. Tương tự tên từ tiếng Iran sông Uizon được chuyển thành Pishon bởi tác giả trong Kinh Thánh.
Vùng đất Nod:
Giờ là mảnh cuối cùng trong trò chơi ghép hình địa lý. Phải nhớ câu chuyện Kinh Thánh về 2 người con của Adam là Cain người nông dân và Abel người chăn cừu. Cain và Abel được cha bảo dâng quà cho Chúa, Cain mang theo sản vật trên đồng trong khi Abel hiến tế cừu, và được Chúa ưa thích. Cay đắng và oán hận dâng lên trong tim Cain và trong giây phút ghen tỵ anh ta đã phạm lỗi tày trời. Hậu quả của vụ mưu sát đầu tiên trong lịch sử Cain đã bị đày khỏi vùng đất Địa Đàng. “Giờ đây ngươi bị nguyền rủa bởi chính đất đã từng há miệng hút lấy máu em ngươi do tay ngươi làm đổ ra. Ngươi có canh tác đất đai nó chẳng còn cho ngươi hoa màu của nó nữa, ngươi sẽ lang thang phiêu bạt trên mặt đất”. Vậy là Cain ra đi và định cư trên vùng đất Nod ở phía Đông Vườn Địa Đàng, và đó là điểm mấu chốt của văn bản. Thật khó tin vùng đất phía Đông Vườn Địa Đàng là Thượng Nochdi và Hạ Nochdi. Nochdi có nghĩa là thuộc về Noch, liệu đây có phải là Nod trong Kinh Cựu ước? Thói quen của các tác giả Kinh Thánh là đổi những cái tên tiếng nước ngoài thành tiếng Hebrew. Không chỉ đơn giản là kẻ phiêu bạt, Cain là 1 kẻ phiêu bạt bị lưu đày.
Chúng ta đã tìm ra con sông Gishon và Pishon, thậm chí có thể là vùng đất Nod. Đến lúc thực hiện bước cuối cùng để đến Thiên đường, hướng về phía Tây Vườn Địa Đàng. Thung lũng Tigris vẫy gọi và chúng tôi sẵn sàng trở lại với Thiên đường đã mất. Chúng tôi trở lại con đường bị trục xuất của Cain và sau đó là Adam. Rời khỏi Địa Đàng để đến với với trần gian đầy cơ cực.
Ở phía Đông Vườn Địa Đàng các thần Cherubim với lưỡi gươm chói lòa để canh giữ con đường đến Vườn Địa Đàng và cây Sự sống. Chúng ta vẫn nghĩ các thần Cherubim là các thiên thần nhỏ với đôi cánh. Gordon Wenham, Giáo sư Thần học: “Nhưng giờ ta biết rằng họ là các quái thần của Babylon và Lưỡng Hà cổ xưa chuyên canh giữ ngôi đền và những nơi linh thiêng”. Nếu bạn vào Bảo tàng Anh Quốc bạn nhìn thấy nhiều Cherubim đó là những tạo vật có cánh lớn làm bạn thấy sợ, đó là nhiệm vụ của họ ngăn không cho Adam và Eva trở lại Vườn Địa Đàng. Đó là hình phạt của họ vì đã cãi lại lời Chúa.
Tiến vào Thiên đường:
Chúng tôi cuối cùng đã trở lại Vườn Địa Đàng qua cánh cổng phía Đông, qua đường trục xuất. Có 1 cảm giác đặc biệt, chúng tôi đã trở lại nơi Adam và Eva đã ra đi 7.000 năm trước. Sau khi đã xuống thung lũng Tabriz. Chúng tôi thấy Vườn Địa Đàng đã biến mất mãi mãi, vì mạo phạm của những con người công nghiệp hóa. Theo ý nghĩa lời tiên tri trong Kinh Thánh rằng con người không bao giờ được trở lại Thiên đường đã trở thành sự thật. Vườn Địa Đàng đã nằm bên dưới sự phát triển đô thị. Nhưng có 1 nơi mà con người chưa phá hủy.
Trong Kinh Thánh kể lại con người bị rơi xuống từ ngọn núi của Vườn Địa Đàng, tìm một ngọn núi lớn nhìn xuống thung lũng Tabriz, núi lửa Sahand. Trên sườn núi này, bạn có ý niệm về cuộc sống thời Kinh Thánh và thì bạn không cần tin vào chứng minh của tôi rằng Vườn Địa Đàng là 1 nơi có thật. Tuy nhiên nếu bạn tin Vườn Địa Đàng là 1 ẩn dụ thi ca, vậy thì từ đâu có ẩn dụ đó. Tại sao chính nơi này chứ không phải nơi nào khác, được cho là nơi phát sinh nguồn cội con người.
Kinh Thánh đặt Adam tại Vườn Địa Đàng 1000 năm trước khi có thành phố đầu tiên ở Sumer vào cuối thời đại Đồ Đá mới. Vì vậy ai đã sống tại đây vào thời điểm đó. Các nhà khảo cổ đã tiết lộ rằng các thung lũng ở núi Zagros ở miền Tây Iran là những địa điểm quan trọng trong suốt cuộc Cách mạng thời đại Đồ Đá mới. Tại sao các nhà nhân loại học xem đây là địa điểm trọng yếu nhất trong lịch sử nhân loại. TS Richard Rudgely, nhà Nhân chủng học: “Cuộc Cách mạng thời kỳ Đồ Đá Mới có lẽ là 1 bước đột phá quan trọng mà nhân loại đã từng thực hiện khi nói đến sự thay đổi cuộc sống, bởi vì căn bản đó là viên đá móng mà từ đó các nền văn minh lịch sử được xây dựng nên. Chúng ta đang nói đến sự khởi đầu các nền văn minh lịch sử từ khởi đầu của Nông nghiệp, khởi đầu của chăn nuôi gia súc, trồng trọt trên cánh đồng, định cư trong làng. Chẳng mấy chốc làng biến thành thị trấn và thị trấn biến thành thành phố. Bởi vì không có nông nghiệp thì không có thành phố xuất hiện trên bề mặt Trái đất”. Chúng ta là người thừa kế của cuộc Cách mạng thời đại Đồ Đá Mới. Vì thế đây thực sự là điểm xuất phát của chúng ta. Vì vậy không có gì là đáng ngạc nhiên khi địa điểm này là nơi xuất phát của câu chuyện sáng tạo. Và ở đây trên núi Sahand, ngôi làng đá Telovan, bạn có thể chạm vào thế giới nguyên thủy của thời kỳ Đồ Đá Mới của Adam.
Hình: Vị trí Vườn Địa Đàng.
- Chúng ta đã học từ truyền thuyết sáng tạo con người của người Lưỡng Hà rằng con người được tạo ra từ sự ưu ái của Chúa bằng cách kết hợp đất sét và máu của 1 vị thần đã chết. Và người thời đại Đồ Đá Mới ở đây đã dùng đất sét đỏ lấy từ ngọn núi đỏ cho nghi lễ tôn giáo. TS Richard Rudgely: “Chúng tôi nghiên cứu việc sử dụng đất sét đỏ trong nghi lễ chôn cất. Thi thể được phủ đầy màu đỏ và thậm chí cả xương. Và tôi nghĩ rằng điều này mang tính biểu tượng được sử dụng bởi người xưa. Rằng chúng ta đến với thế giới này với cơ thể bao phủ bởi máu, vì thế khi rời bỏ thế giới này để đến với thế giới khác, chúng ta cũng cần được bao phủ bởi máu”. Theo Kinh Thánh Adam cũng được tạo ra từ đất sét đỏ, và thật ra tên Adam có nghĩa là đất đỏ. Có lẽ ngày nay ít người trong chúng ta tin rằng Adam là con người đầu tiên được tạo ra từ đất sét đỏ ở Vườn Địa Đàng, nhưng liệu có 1 Adam thật nào đã từng tồn tại, ông hẳn đã tồn tại trong tâm trí của tác giả Kinh Cựu ước. Ông đơn giản cách Noah 10 thế hệ, thật quá xa, xa đến nỗi không ai có thể làm chứng. Adam tồn tại bởi vì ông được nhớ tới bởi hậu duệ của mình, hơn ông là con người đầu tiên có linh hồn, con người đầu tiên đã giao tiếp với Chúa.
Tái hiện Vườn Địa Đàng:
Chúng ta không thể trở lại Thiên đường trên mặt đất, nhưng ít nhất bằng xảo thuật truyền hình hiện đại, chúng ta có thể làm cho Vườn Địa Đàng trở lại vẻ nguyên thủy của nó, chỉ để nhìn thoáng qua cuộc sống Adam đã từng như thế nào.
- Các nhà Khí tượng học nói rằng những cơn gió Tây đã mang đến không khí ấm áp của vùng Địa Trung Hải tạo ra 1 vùng tiểu khí hậu cho vùng thung lũng dài nhất, khí ẩm tạo ra mật độ thực vật dày đặc, và tạo ra những hàng cây trĩu quả khó tin vừa đẹp mắt, vừa ngon miệng. Sâu bên dưới lớp đất đỏ trên đồi mọc lên táo, mơ, hồ trâm và hạnh nhân, trong khi những ruộng bậc thang màu mỡ đầy những cây nho trĩu quả. Cụm từ trong tiếng Lưỡng Hà của từ Cây nho có nghĩa là cây của sự sống. Và xuyên suốt khu vườn là con sông của Vườn Địa Đàng trên đường đến với đầm lầy Lưỡng Hà . Đây thực sự là 1 thiên đường trên Trái Đất.
- Chuyến hành trình của tôi kết thúc tại đây, ở ngọn núi của Chúa, nơi Adam hay bất kỳ ai cùng bộ lạc của mình đã bị lưu đày khỏi vùng Địa Đàng để lang thang trên Trái đất. Điều này chỉ là khởi đầu về câu chuyện sử thi loài người trong Kinh Cựu Ước kéo dài trong 1.000 năm nhưng như người ta thường nói đó là 1 câu chuyện khác./.
- XEM VIDEO
Nguồn:
- Theo “Hành trình đi tìm Vườn Địa Đàng trong Kinh Thánh”, Những Chân Trời Mới đăng tải.
- David Rohl (2002). In Search of Eden Santa Monica, CA: Discovery Communications, được phân phối bởi Artisan Home Entertainment).
- Wikipedia, Vườn Eden.
- nghiencuulichsu.com
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét