Trang

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2019

Áo lễ hồng chúa nhật Laetare, chúa nhật vui mừng trong Mùa Chay

Áo lễ hồng chúa nhật Laetare, chúa nhật vui mừng trong Mùa Chay


fr.aleteia.org, Angélique Provost, 2017-03-25
Đã đi qua được một nửa Mùa Chay, để sống phần còn lại Mùa Chay tốt nhất, Giáo hội đã dự trù cho chúng ta: Vui mừng ngày chúa nhật Laetare, năm nay được cử hành vào ngày chúa nhật 26 tháng 3.
Đó là ngày chúa nhật hân hoan. Laetare nói lên niềm hân hoan ngay bài ca nhập lễ: “ Mừng vui lên Giêrusalem hỡi! Tề tự cả về đây, hỡi những ai hằng yêu mến thành! Các bạn đang sầu khổ, nào hón hở reo mừng và hân hoan tận hưởng nguồn an ủi chứa chan”.
Mùa Chay đòi hỏi đạm bạc, bàn thờ không chưng hoa, không có nhạc. Đàn phong cầm và chuông phải thinh lặng để nhà thờ hòa nhịp vào sự ăn năn của tín hữu. Nhưng chúa nhật Laetare thì mọi sự được phép trong thánh lễ, để hé mở cho tín hữu thấy niềm vui Phục Sinh sắp tới của Chúa Kitô.
Áo lễ hồng
Các trang hoàng cho phụng vụ và áo lễ hồng của linh mục được dùng trong dịp này: chỉ hai lần một năm, chúa nhật Laetare Mùa Chay và chúa nhật Gaudete Mùa Vọng. Màu hồng ở đây là phối hợp của hai màu tím và trắng, màu tím tượng trưng cho ăn năn, màu trắng tượng trưng cho các ngày lễ lớn.
Tuy nhiên sự phối hợp hai màu này còn mang nghĩa, niềm vui đang còn tạm thời và Mùa Chay chưa chấm dứt. Tuy vừa hôm nay chúng ta không hát bài Alleluia vì đó là lời hân hoan chúng ta để dành cho ngày Chúa sống lại.
Mỗi năm Đức Giáo hoàng dâng lễ này ở Đền thờ Thánh Giá Giêrusalem.
Linh mục Guéranger, khuôn mặt lớn của giáo phận Solesme giải thích lựa chọn này như sau:
“Chặng (Station) ở Rôma là ở trong Đền thờ Thánh Giá Giêrusalem, một trong bảy Chặng chính của thành phố thánh. Được Constantin xây lên từ thế kỷ thứ 4 trong villa Sessorius, nên cũng còn được gọi là Đền thờ Sessorius. Đền thờ này được thánh Helena làm phong phú bằng nhiều thánh tích, thánh Helena muốn làm nơi này như Giêrusalem của Rôma. Trong suy nghĩ này, thánh Helena mang về đây một số lượng lớn đất ở núi Calvê, ngoài ra thánh Helena còn mang về bản khắc trên thánh giá khi Chúa Giêsu trút hơi thỏ cuối cùng, và được kính tại đây với tên Danh Thánh Giá (Titre de la Croix). Tên Giêrusalem được đặt cho nhà thờ này nhắc đến tất cả niềm vui hy vọng của tín hữu kitô, bởi vì nhắc đến quê hương trên trời mới đúng thực là Giêrusalem của chúng ta, tên các giáo hoàng ngày xưa đã chọn cho Chặng này”.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm chuyển dịch
http://phanxico.vn/wp-content/uploads/2017/03/maxresdefault.jpg

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét