Ý niệm linh hứng trong Thánh Kinh: các trước tác về linh hứng
III. Mô hình tiên tri của linh hứng
Từ thời Tân Ước cho đến thời Cải Cách và Công đồng Trent, mô hình tiên tri của linh hứng đã trổi vượt và việc linh hứng Thánh Kinh được coi như giống với (và tùy thuộc vào) sự linh hứng các tiên tri. Các tiếp cận này tìm thấy nơi triết gia Do Thái Maimonides (1135-1204), nơi Thánh Tôma Aquinô (1225-1272) cũng như nơi các nhà Cải Cách thế kỷ 16. W. Whitaker (1548-1595), nhà thần học của phái Calvin tại Cambridge, viết “Chúng ta tuyên xưng rằng Thiên Chúa không nói về chính Người, nhưng qua nhiều người khác. Thế nhưng điều ấy không làm giảm quyền tác giả Thánh Kinh. Vì Thiên Chúa linh hứng cho các tiên tri những điều họ nói và dùng miệng lưỡi và tay họ: do đó, Thánh Kinh thậm chí tức khắc là tiếng nói của Thiên Chúa. Các tiên tri và tông đồ chỉ là các cơ quan của Thiên Chúa”.
(I) Tính dụng cụ nguyên nhân (causal instrumentality)
Thánh Tôma Aquinô coi linh hứng “như một điều bất toàn trong thứ loại nói tiên tri”. Các nhà kinh viện sử dụng các phạm trù của triết học Aristốt để cố gắng hiểu linh hứng, nhất là phạm trù nguyên nhân tính (causality) và bốn loại của nó là nguyên nhân tác thành (efficient), nguyên nhân chất thể (material), nguyên nhân mô thức (formal) và nguyên nhân cứu cánh (final). Trong nguyên nhân tính tác thành, ta có thể phân biệt nguyên nhân tác thành chính (Thiên Chúa hay Chúa Thánh Thần) và nguyên nhân tác thành khí cụ (tác giả phàm nhân). Trong việc soạn tác Thánh Kinh, vai trò khác biệt và kết hợp (conjoined) được gán cho Thiên Chúa và các người viết phàm nhân, giống như trong việc cưa một khúc gỗ, vai trò khác biệt và kết hợp có thể được gán cho người thợ mộc (nguyên nhân tác thành chính) và cái cưa (nguyên nhân tác thành khí cụ).
Mặc dù phần lớn các nhà kinh viện trước ngài coi việc nói tiên tri như một habitus (thói quen) nghĩa là một hồng ân gần như thường trực đem lại một bản chất mới nơi nhà tiên tri, Thánh Tôma Aquinô chủ trương rằng nói tiên tri là một motio (chuyển động), một hồng ân Thiên Chúa ban cho nhà tiên tri trên căn bản tạm thời cho một chức năng chuyên biệt. Hồng ân này thuộc các nhân tố tri thức nhân bản, không đặt nhà tiên tri vào thế tiếp xúc trực tiếp với thực tại Thiên Chúa (speculum arternitatis) nhưng cung cấp sự soi sáng của Thiên Chúa thông qua “những giống nhau” (likenesses) (Summa II 2 q.173, 1). Nói tiên tri không liên kết với một cách thâu đạt nhận thức chuyên biệt; đúng hơn, nó là cách phán đoán một nhận thức nào đó là lời của Thiên Chúa. Nó là gratia gratis data (ơn nhưng không) nghĩa là một hồng ân ban cho nhà tiên tri không phải vì sự nên thánh bản thân của ông nhưng vì cộng đồng.
Thuyết tiên tri về linh hứng, với ý niệm hay đi kèm theo là đọc viết chính tả, tiếp tục gây ảnh hưởng lên các Kitô hữu suốt thời Trung Cổ, thời Cải Cách và thời Phản Cải Cách và được nhiều Kitô hữu hiện nay tiếp nhận, nhất là những người bảo thủ hơn. Nó chấp nhận một số dị bản, tùy theo cách người ta hiểu mối tương quan giữa nhà tiên tri và Thiên Chúa. Alonso Schökel (Inspired Word 58-73) phân biêt 3 khả thể: người nói là (1) một dụng cụ nhờ đó Thiên Chúa nói, (2) một người được Thiên Chúa đọc chính tả cho viết, hay (3) một sứ giả của Thiên Chúa đóng vai trò nói lại sứ điệp. Khả thể thứ hai thắng vượt hơn cả và đã làm phát sinh điều được mệnh danh là linh hứng toàn thể (bằng lời) (plenary [verabl] inspiration).
(II) Linh hứng toàn thể bằng lời
Melchior Cano, nhà thần học hệ thống Dòng Đa Minh thế kỷ 16, giải thích “Mọi điều lớn hay nhỏ đã được các tác giả thánh biên tập nhờ được Chúa Thánh Thần đọc chính tả cho [Spiritu Sancto dictante esse edita]” (De locis theologicis 2.17). Không cách xa bao nhiêu là Formula Consensus Helvetica (1675) của Cải Cách là tác phẩm chủ trương rằng không những lời lẽ (words) mà cả các vần chữ (letters) của Thánh Kinh cũng được linh hứng. Chủ trương linh hứng toàn thể bằng lời có nhiều hậu quả quan trọng thuộc lãnh vực thực tế. (1) Mọi Sách Thánh đều là lời Thiên Chúa. (2) Vì Thiên Chúa không thể sai lầm, mọi lời lẽ trong Sách Thánh hẳn phải đúng sự thật. (3) Sự thật của Thánh Kinh có tính định đề tối hậu (ultimately propositional). (4) Tính thống nhất của Thánh Kinh ngăn chặn bất cứ mâu thuẫn thực sự nào giữa các bản văn Thánh Kinh. (5) Ít nhất đối với một số người Thệ Phản bảo thủ, Thánh Kinh không chỉ chứa đựng hay làm chứng cho mạc khải; đúng hơn, Thánh Kinh là mạc khải.
Phê bình: Việc cẩn trọng đọc Cựu và Tân Ước sẽ nêu lên nhiều luận bác khá gắn bó chống lại thứ chủ trương linh hứng toàn thể bằng lời ngây thơ và giản tiện thái quá: (1) Lý thuyết này đưa ra một giả định đáng hoài nghi cho rằng sứ điệp mà các tiên tri nhận được từ Thiên Chúa xuất hiện dưới hình thức một sứ điệp bằng lời. Điều này có thường đúng hay có bao giờ đúng như thế không? Chắc chắn các tiên tri đôi khi phụng chuyển sứ điệp của Thiên Chúa bằng các cử chỉ tiên tri không lời hơn là qua các sấm ngôn bằng lời. (2) Há các biến cố của lịch sử cứu rỗi chẳng có tính mặc khải đó sao? Há biến cố xuất hành và biến cố Chúa Giêsu không phải là các hình thức đệ nhất hạng để Thiên Chúa thông đạt với dân Người đó sao? Các bản văn Thánh Kinh rõ ràng gợi ý rằng diễn trình viết lách thông thường của con người hoạt động trong việc sản xuất ra Sách Thánh. Ezra trích dẫn các văn khố Batư (Er 7:11-26). Có những khoản tự sửa (1Cr 1:16; Ga 4:2). Luca thăm dò các trình thuật người ta đã viết về Chúa Giêsu và lấy thông tri từ các nhân chứng mục kích và các thừa tác viên lời Chúa (Lc 1:1-2). Các luận bác này đã dẫn nhiều học giả có óc phê phán hơn cả từ bỏ thuyết linh hứng toàn thể bằng lời.
IV. Các trước tác về linh hứng
(I) Trong Giáo Hội Công Giáo
Thời các giáo phụ đã phổ biến một số công thức để nói rõ về việc linh ứng của Sách Thánh (xem trên); thời kinh viện đã khai triển các mô hình linh hứng qua các ý niệm triết học của tính dụng cụ nguyên nhân (xem trên); thời Cải Cách và Phản Cải Cách chia sẻ phần lớn gia tài vừa kể, và các người sau họ đã cố gắng một cách độc lập rút ra các hệ luận theo lối linh hứng toàn thể đối với mọi chi tiết Sách Thánh (xem trên). Cuối cùng, trong nền thần học của Công Giáo Rôma thế kỷ 19, một trước tác có hệ thống về sự linh hứng của Thánh Kinh đã ra đời dưới sự thúc đẩy của các vấn đề được nêu lên từ khoa phê bình văn bản và từ phương pháp phê bình lịch sử, vốn là phó sản của các tiến bộ trong các khoa lịch sử và vật lý.
(A) Ảnh hưởng của khoa phê bình bản văn
Thế kỷ 18 và 19 có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn và phiên bản Sách Thánh sẵn có cho việc học hỏi nghiên cứu cũng như các kỹ năng chín mùi trong việc so sánh thế giá của các cách giải thích khác xa nhau. Điều này gây tai họa cho lối hiểu đơn sơ của thuyết linh hứng toàn thể bằng lời. Trong cảnh thiếu các bút tích (autograph) của bất cứ bản văn Thánh Kinh nào, và với sự hiện diện của hàng ngàn các dị biệt văn bản, thì đâu là bản văn được linh hứng? Phần lớn đã bác bỏ ý tưởng cho rằng Bản Bẩy Mươi là bản linh hứng (ý tưởng này được Kitô giáo tiên khởi tin theo, và thình thoảng sau đó [cho đến nay, trong một số Giáo Hội Đông Phương]). Các đoạn dịch sai và các dị bản khác trong Bản Bẩy Mươi so sánh với Bản Masoretic (MT, tức nguyên bản Thánh Kinh Do Thái) làm ta không thể quả quyết được rằng nó luôn luôn đại diện cho bản văn linh hứng của Cựu Ước. May mắn một điều, giả thuyết linh hứng của Bản Phổ Thông cũng không được phổ thông bao nhiêu mặc dầu nó rất thân thiết với một số thần học gia Công Giáo sau Công đồng Trent. Bản văn Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp, bản vẫn được coi là Textus receptus (bản văn được tiếp nhận) cũng không còn được coi như hướng dẫn chắc chắn nhất đưa ta tới bản văn nguyên thủy được linh hứng.
(B) Ảnh hưởng của khoa phê bình lịch sử
Việc ra đời của khoa phê bình cao hơn khiến các học giả ý thức rằng không những Ngũ Kinh mà cả các Sách Tin Mừng cũng được soạn thảo bằng cách dựa vào các tài liệu hay nguồn trước đó, chứ không đơn giản nhờ đọc chính tả. Tác dụng của điều này khá đa dạng: chủ trương linh hứng bằng lời thêm cứng cỏi hơn nơi phái chính thống Thệ Phản; nhưng các nhà Thệ Phản cấp tiến thì thực tế đã rời bỏ chủ trương linh hứng vừa kể; còn nhiều người Công Giáo thì thay đổi các công thức truyền thống về linh hứng. Phương pháp phê bình lịch sử trong việc trình bầy Thánh Kinh là con đẻ của Phong Trào Ánh Sáng, trong đó, chủ nghĩa hoài nghi có phương pháp, nói chung, là đặc tính của của cuộc cách mạng khoa học. “Vụ Galileo” của thế kỷ 17 là dấu ấn tiên khởi trong cuộc chạm trán giữa sự thật khoa học và “sự thật” biểu kiến của Sách Thánh, một sự thật hàm ý nói rằng mặt trời di chuyển quanh trái đất. Các dữ kiện gia tăng về nguồn gốc trái đất và nhân loại dẫn đến việc bất tương hợp giữa nhận thức khoa học và cách giải thích ngây thơ chiểu tự về các trình thuật sáng thế (St 1:2-2:25).
Để bênh vực truyền thống, thẩm quyền Giáo Hội Công Giáo Rôma đã đáp ứng một cách khá tiêu cực. Ngay cả thông điệp khá tiến bộ là Providentissimus Deus năm 1893 của Đức Lêô XIII cũng phản ứng một cách mạnh mẽ trước các khó khăn do các khoa học tự nhiên và lịch sử nêu ra:
“Chúng ta phải tranh đấu chống lại những người, khi lạm dụng khoa học vật lý, đã lục lọi tỉ mỉ sách thánh để khám phá các người viết mắc lầm lỗi và mượn dịp lăng mạ nội dung của nó... Đối với giáo sư Sách Thánh, kiến thức khoa học tự nhiên giúp ích rất nhiều trong việc khám phá ra các cuộc tấn công như thế vào Sách Thánh, và bác bỏ chúng. Thực vậy, không bao giờ có thể có bất cứ cách biệt nào giữa nhà thần học và nhà vật lý học, bao lâu mỗi người tự giới hạn vào phạm vi của mình, và cả hai đều thận trọng, như Thánh Augustinô đã cảnh cáo chúng ta ‘đừng đưa ra các xác quyết vội vàng...’ Nhà giải thích Công Giáo... nên chứng minh rằng các sự kiện của khoa học tự nhiên được các nhà nghiên cứu ngày nay quả quyết là chắc chắn không có gì trái với Thánh Kinh nếu được giải thích đúng đắn...Các nguyên tắc đã đưa ra sẽ áp dụng vào các khoa học cùng thuộc một gốc... nhất là khoa sử... Thành thử những ai chủ trương rằng sai lầm là điều khả hữu trong bất cứ đoạn chân chính nào của Sách Thánh đã hủ hóa ý niệm của Công Giáo về linh hứng và biến Thiên Chúa thành tác giả của sai lầm này... Họ hãy trung thành chủ trương rằng Thiên Chúa, Đấng Dựng Nên và Thống Trị mọi sự, cũng là tác giả của Sách Thánh, và, do đó, không điều gì có thể được chứng minh bằng khoa vật lý hay khảo cổ mà lại mâu thuẫn thực sự với Sách Thánh”.
(II) Linh ứng toàn thể và giới hạn
Trước các nhận định của ngài về việc sử dụng cách hủ hóa các khám phá khoa học để tấn công tính đáng tin cậy của Sách Thánh, Đức Lêô XIII đã trưng dẫn các vấn đề do một số người chủ trương “khoa phê bình cao hơn” gây ra. Ngài cũng quả quyết sự linh hứng của toàn bộ Sách Thánh. “Tuyệt đối sai lầm và bị ngăn cấm là việc thu gọn linh hứng vào một số phần nào đó của Sách Thánh mà thôi hay thừa nhận rằng người viết Sách Thánh sai lạc”. Lời quả quyết này về sự linh hứng toàn thể Sách Thánh là để chống lại một số mưu toan Công Giáo muốn chủ trương cả lý thuyết linh hứng Thánh Kinh (vì nó hợp truyền thống) lẫn nguyên tắc kiến thức khoa học (vì làm như thế là hợp lý) bằng cách giới hạn linh hứng Thánh Kinh cách này hay cách nọ.
(A) Lessius: Phản ứng của Công Giáo Rôma chống lại việc ngây thơ coi linh hứng Thánh Kinh như việc đọc chính tả từng chữ đã diễn ra trước đó. Phân khoa thần học ở Louvain đã lên án các đề xuất cấp tiến của linh mục Dòng Tên L. Lessius (1554-1623) như (1) để điều gì đó là Thánh Kinh, các chữ cá thể của nó phải được Chúa Thánh Thần linh hứng. (2) Các sự thật và tuyên bố cá thể không nhất thiết được linh hứng trực tiếp bởi Chúa Thánh Thần. (3) Nếu một cuốn sách (tỷ dụ 2Mcb) được viết qua cố gắng của con người mà thôi mà không cần sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng sau đó chứng thực không có điều gì sai lầm ở đó, thì nó trở thành Sách Thánh. Liên quan tới điều (2), Lessius viết cho Đức Tổng Giám Mục của Malines rằng:
“Chỉ cần tác giả thánh được Thiên Chúa lôi kéo viết xuống những gì ngài thấy, nghe hay biết là ngài đã được hưởng sự trợ giúp không thể sai lầm của Chúa Thánh Thần ngăn cản ngài khỏi các sai lầm cả trong các vấn đề ngài biết từ người khác, hoặc từ chính kinh nghiệm của ngài hoặc từ việc lý luận tự nhiên của ngài. Chính sự trợ giúp này đem lại cho Sách Thánh sự thật vô ngộ của nó”.
Trong thế kỷ 19, thuyết trợ giúp tiêu cực (negative inspiration) này về linh hứng sẽ tái xuất hiện: Chúa Thánh Thần hành động trên tác giả phàm nhân một cách khiến vị này khỏi sai lầm. Thân thiết với điều (3) là một số tác giả thế kỷ 19 với thuyết chấp thuận linh hứng sau đó (subsequent approval). Còn điều (1) thì tương tự với thuyết linh hứng nội dung (content inspiration) (khác biệt với linh hứng lời lẽ), một thuyết cũng xuất hiện trong các trình bầy thế kỷ 19 về linh hứng.
(B) Jahn và Haneberg: J. Jahn, một người Áo thuộc Dòng Thánh Norbert, cho xuất bản 2 bộ sách (1802, 1804) trong đó, ngài chủ trương rằng linh hứng đơn giản chỉ là “ơn trợ giúp của Thiên Chúa để tránh sai lầm”, một thuyết trợ giúp tiêu cực. Giữa thập niên 1800, vị Giám Mục dòng Biển Đức của Speyer, D.B. Haneberg, đề xuất rằng dù đôi khi linh hứng đi trước việc soạn thảo một công trình Thánh Kinh và đôi khi linh hứng hệ ở một ảnh hưởng đi kèm trên tác giả phàm nhân để giữ vị này khỏi sai lầm, nhưng đôi khi cũng xẩy ra việc linh hứng mang hình thức Giáo Hội chấp thuận 1 công trình lúc lên qui điển cho nó, tức thuyết chấp thuận sau đó.
(C) Vatican I; Đức Giáo Hoàng Lêô XIII: Tất cả các phương thức trên đều bị Vatican I minh nhiên bác bỏ: “Các sánh này [Cựu và Tân Ước] Giáo Hội coi là thánh thiêng và qui điển, không phải vì, sau khi được cẩn thận soạn thảo bởi bàn tay thuần túy phàm nhân, sau đó, chúng được chấp thuận bởi thẩm quyền của Giáo Hội, cũng không phải chỉ vì chúng chứa đựng mạc khải không sai lầm, nhưng bởi vì, sau khi được viết bởi linh hứng Chúa Thánh Thần, chúng có Thiên Chúa là tác giả và được thông truyền như thế cho Giáo Hội” (DS 3006). Giáo huấn của Giáo Hội dẫn Haneberg tới việc duyệt lại hoàn toàn lần xuất bản thứ tư (1876) cuốn sách của ngài tựa là Versucheiner Geschichte der biblischen Offenbarung. Giáo huấn này đã được tiếp nhận từng lời trong Providentissimus Deus (EB 125; RSS tr.24). Đức Lêô XIII cũng nêu vấn đề với “những ai, vì muốn thoát ra ngoài các khó khăn này đã không ngần ngại công nhận rằng linh hứng chỉ liên quan tới các điều về đức tin và luân lý chứ không có gì khác hơn” (EB 124; RSS tr.24). Hai cuốn sách chấp nhận quan điểm này xuất hiện trong thời gian giữa Vatican I (1870) và thông điệp của Đức Lêô XIII (1893). Năm 1872, A. Rohling xuất bản cuốn Natur und Offenbarung, giới hạn linh hứng vào các vấn đề đức tin và luân lý. Năm 1880, F. Lenormant xuất bản cuốn Les Origines de l’histoire d’après la Bible, giới hạn linh hứng vào những giáo huấn siêu nhiên.
(D) Newman: Các trước tác của J.H. Newman (1801-1890, sắp được phong hiển thánh trong Giáo Hội Công Giáo) từng bị nghĩ là đã giới hạn linh hứng tùy theo nội dung vì ngài hay nhắc đến “các nhận xét thoáng qua” (obiter dicta) tìm thấy trong Sách Thánh. Trong thời còn ở trong Hiệp Thông Anh Giáo, ngài từng viết:
“Chúng ta không biết bằng cách nào linh hứng có thể tương hợp với tác lực bản thân về phía dụng cụ của nó, điều mà việc soạn thảo Thánh Kinh đã minh chứng; nhưng nếu có điều gì chắc chắn thì điều đó là: dù Thánh Kinh được linh hứng, và do đó, theo một nghĩa, được viết bởi chính Thiên Chúa, thế nhưng rất nhiều phần của nó, nếu không muốn nói là phần lớn của nó, được viết một cách tự do và không hề bị hạn chế, và (dường như) với thật ít ý thức được đọc chính tả hay giới hạn siêu nhiên, về phiá dụng cụ trần gian của Người, như thể Người không can dự gì vào việc này” (Tract 85; Lectures on the Scripture Proofs of the Doctrine of the Church 30).
Đến tận năm 1884, gần 40 năm sau khi trở thành người Công Giáo Rôma và 5 năm sau khi đã được nâng lên hàng Hồng Y, Newman vẫn quả quyết rằng Lời Thiên Chúa không thể tách biệt về luân lý khỏi lời lẽ của các tác giả phàm nhân, bởi vì Lời Thiên Chúa hệ ở các phần Thánh Kinh bàn đến đức tin và luân lý.
Năm 1861, Newman nhận xét: “linh hứng toàn thể Sách Thánh là vấn đề đặc thù của Thệ Phản; chứ không phải của Công Giáo” (C.S. Dessain, ed., The Letters and Diaries of John Henry Newman [London, 1969]19.488). Ấy thế nhưng, linh hứng thánh kinh viết vẫn lôi cuốn Newman Công Giáo. Dù chủ trương sự linh hứng của lời được viết ra (Verbum Scriptum), ngài cho rằng:
“Công thức linh hứng là như sau: Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa đúng nghĩa, hiểu như được hoàn toàn viết, hay đọc chính tả, hay cưu mang (impregnated) hay điều khiển bởi Thánh Thần Chân Lý, hay ít nhất một phần được viết, một phần được đọc chính tả, một phần được cưu mang, một phần được điều khiển, và được giữ trọn khỏi sai lầm về mô thức, ít nhất trong bản thể, bởi Thánh Thần Chân Lý” (J.Holmes ed., The Theological Papers of John Henry Newman on Biblical Inspiration and on Infallibility [Oxford, 1979] 81).
Ngài nhận định rằng linh hứng là “một hồng ân gắn liền với Verbum Scriptum (lời được biết ra)” (Ibid., 70) và “một sự đa dạng lớn lao về giáo huấn vừa có thể quan niệm vừa có thể chấp nhận được về chủ đề Thiên Chúa linh hứng Sách Thánh” (68) và một lần nữa “linh hứng đúng nghĩa... chấp nhận các mức độ” (74).
(E) Franzelin: Một số người cho rằng các ý tưởng của Newman về linh hứng bị Providentissimus Deus bác bỏ; thế nhưng chúng rất gần với các ý tưởng được Giáo Hội nhìn nhận của J.B. Franzelin (1816-1886), một chuyên viên tại Vatican I. Trong De Divina Traditione et Scriptura (1870), Farnzelin trình bầy ý tưởng chủ chốt của ngài về Thiên Chúa là tác giả bằng thuyết nguyên nhân dụng cụ, một lý thuyết phân biệt giữa nội dung sách thánh và sự thật (res et sententia, hay nội dung mô thức) và việc lên công thức sách thánh (res, hay lời Sách Thánh).
“Linh hứng Thánh Kinh dường như trong yếu tính hệ ở việc ban nhưng không đặc sủng soi sáng và kích thích, nhờ đó, tâm trí các phàm nhân được linh hứng đề xuất việc viết xuống các sự thật mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho Giáo Hội của Người qua Thánh Kinh, và ý chí của họ được lôi cuốn để ghi các sự thật này, và chỉ các sự thật này mà thôi trên giấy trắng mực đen; và những phàm nhân được nâng lên hàng nguyên nhân dụng cụ này trong tay Thiên Chúa, Đấng là nguyên nhân chính, sẽ chu toàn đề xuất của Thiên Chúa bằng một việc nói thật không thể nhầm lẫn. Như thế, ta phải phân biệt giữa linh hứng, liên quan tới các sự thật và “lời mô thức” (formal word) và sự trợ giúp, liên quan xa hơn tới các biểu thức và “lời chất thể” (material word)”.
(F) Lagrange: Dù các quan điểm của Franzelin được sự chấp thuận của cả Vatican I lẫn Providentissimus, nhưng tầm quan trọng của chúng trong giới học giả Công Giáo giảm đi trong thập niên 1890 với sự nổi tiếng ngày một gia tăng các quan điểm của M.-J. Lagrange (1855-1938). Lagrange tin rằng trình bầy của Franzelin về linh hứng thánh kinh viết thiếu sót cả về phương diện phương pháp luận lẫn phương diện lịch sử. Về phương pháp luận, nó tách biệt Thánh Kinh thành hai phần, một thuộc Thiên Chúa, một thuộc phàm nhân, tạo nên một khó khăn hầu như không thể tháo gỡ được trong việc phân biệt giữa nội dung cốt lõi và các chi tiết tương đối không quan trọng trong lối phát biểu. Về lịch sử, các nghiên cứu về các công đồng Florence, Trent và Vatican I dẫn Lagrange tới chỗ ủng hộ tính ưu tiên luận lý và thần học của linh hứng hơn ý niệm Thiên Chúa là tác giả. Lý thuyết riêng của Lagrange về linh hứng lời (verbal inspiration) tùy thuộc nặng vào mô hình linh hứng tiên tri của phái Thomist. Như một “sự soi sáng trí hiểu” (intellectual enlightenment=illuminatio judicii), linh hứng là hồng ân của Thiên Chúa giúp tác giả Thánh Kinh chọn một số ý tưởng nào đó (bất kể các nguồn tức khắc của chúng) để hiểu và phán quyết về chúng, và cấu hình nó thành một đơn vị văn viết. Như thế, Thánh Kinh hoàn toàn là công việc của Thiên Chúa và hoàn toàn là công việc của tác giả phàm nhân. Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành chính; tác giả phàm nhân là nguyên nhân tác thành dụng cụ.
Phản ứng chính thức của Công Giáo Rôma đối với phong trào Duy Tân Đại (Modernism) đầu thập niên 1900 phủ một bóng mờ lên lý thuyết linh hứng của Lagrange. Các nhà duy tân đại vốn so sánh linh hứng Thánh Kinh với “thi hứng” của các thi sĩ hay diễn giả có thiên tài, và một số người còn tìm thấy sự tương đồng khá hoài nghi ở điểm đó với việc Lagrange nhấn mạnh tới yếu tố phàm nhân trong việc soạn thảo Thánh Kinh.Tuy nhiên, các ý tưởng căn bản của ngài sẽ được phục hoạt và minh xác trong công trình của P. Benoit thuộc Trường Kinh Thánh của Dòng Đa Minh tại Giêrusalem, trường do chính Cha Lagrange thành lập. Cha Lagrange vẫn có công đã nhấn mạnh rằng muốn hiểu linh hứng, phải bắt đầu với chính bản văn viết. Các ý niệm Thiên Chúa là tác giả, thẩm quyền thánh kinh, tính không sai lầm, và tính hợp qui điển đều chỉ là các hệ luận (corollaries) của dữ kiện đệ nhất hạng của mọi nghiên cứu về linh hướng này, một nghiên cứu phải tiến hành hậu thiên (a posteriori) hơn là tiên thiên (a priori).
(III) Các lý thuyết về tính không sai lầm. Tuy nhiên, có một số người vẫn tiếp tục làm việc với thuyết thánh kinh không sai lầm, coi nó như dữ kiện hay tập chú đệ nhất hạng.
(A) Nơi người Công Giáo: Tiểu luận thần học về linh hứng được đặt trong khảo luận về các thẩm quyền thần học (De locis theologicis), và do đó đã có việc nhấn mạnh tới các kết quả hơn là tới bản chất của linh hứng. “Sự thật” không sai lầm của Thánh Kinh được cho là vô cùng quan trọng bao lâu Thánh Kinh là nguồn chính và qui phạm cho công trình thần học. Cách tiếp cận này vẫn còn nổi bật trong Sơ Đồ chuẩn bị De Revelatione trình cho Vatican II thảo luận, nhưng mau chóng bị bác bỏ. Như đã thấy, Vatican II chỉ dành một câu cho “các sách Thánh Kinh... giảng dậy một cách cương quyết, trung thành, và không sai lầm, thứ chân lý mà Tiên Chúa muốn đặt vào các trước tác thánh vì phần rỗi chúng ta” như là kết quả của linh hứng. Từ lúc đó, “chân lý” không sai lầm của Thánh Kinh không nhận được sự nhấn mạnh hàng đầu trong các giới Công Giáo Rôma, một thay đổi phát sinh do cách hiểu thỏa đáng hơn về bản chất Sách Thánh (không chủ yếu là một nguồn cho học lý) cũng như do chỉ thị của công đồng.
(B) Nơi các nhà Thệ Phản bảo thủ
“Cả các người tin lành lẫn cực đoan [fundamentalists] đều nhấn mạnh đến ‘tính không sai lầm của Sách Thánh’, coi như điều nền tảng nhất trong mọi điều nền tảng của họ” (M. Marty, trong The Evangelicals [ed. D. and J. Woodbridge; Nash, 1975] 180). Vai trò của tác giả phàm nhân hoàn toàn bị phủ bóng bởi ý niệm quyền lực Thiên Chúa:
“Tính không sai lầm phát sinh từ thẩm quyền Thiên Chúa, chấm hết. Vì bất cứ điều gì Thiên Chúa buột miệng nói ra đều không sai lầm. Và Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa. Cho nên, Thánh Kinh không sai lầm. Nhưng nếu nó sai lầm, thì tính không sai lầm của Thánh Kinh không thể bị mất đi chỉ vì được thêm chiều kích phàm nhân. Bao lâu còn là Lời Thiên Chúa, thì nó không sai lầm, bất kể nó cũng là lời lẽ của phàm nhân nữa” (N.L. Geisler, “Inerrancy abd Free Will”, EvQ 57 [1985] 350-51).
“Lời Sách thánh không thể bị hủy bỏ” (Ga 10:35) đã được trích dẫn như bảo chứng viết cho học lý không sai lầm vì, nếu tìm thấy một sai lầm đơn độc trong Sách Thánh mà thôi thì thế giá của toàn bộ Sách Thánh sẽ tan tác.
Tuy nhiên, các nhà cực đoan (fundamentalists) thông sáng không trơ trơ trước khác khác biệt giữa các bản chép tay Thánh Kinh hay giữa các trình thuật song hành trong Cựu Ước và các Sách Tin Mừng như khoa phê bình lịch sử đã tìm thấy.Trong một bài báo thâm thúy (“Linh hứng”, Presbyterian Review 2 [1881] 225-60), A.A. Hodge và B.B. Warfield đã đưa 3 tiêu chuẩn phải thoả mãn trước khi một điều nào đó bị coi là sai lầm đến độ triệt hạ tính linh hứng không sai lầm của Thánh Kinh. Sai lầm này phải (1) xẩy ra trong “bút tích [autograph] nguyên thủy” của bản văn Thánh Kinh; (2) liên quan đến ý nghĩa và ý định thực sự của bản văn, “đã được xác định dứt khoát và chắc chắn”; và (3) làm cho ý nghĩa chân thực ấy “thành bất nhất một cách trực tiếp và nhất thiết” với một số sự kiện lịch sử hay khoa học “được biết một cách chắc chắn”. Nhưng các tiêu chuẩn này tước mất sự minh chứng thuận lý của tính không sai lầm, vì (1) về điều 1, bản văn hiện nay không còn nữa.
Năm 1978, Hội Đồng Quốc Tế về Tính Không Sai Lầm Của Thánh Kinh đã đưa ra Tuyên Bố Chicago, quả quyết sự thật toàn diện và tính đáng tin cậy của Sách Thánh, là sách luôn phải được giải thích như không thể sai lầm và không sai lạc. “Các người cầm bút” của Thiên Chúa không bị giới hạn vào kiến thức sẵn có ở thời họ. Mặc dù phải xử lý với các bất nhất (inconsistencies), bất thường, và khác biệt, Thánh Kinh vẫn không sai lầm “theo nghĩa đưa ra các chủ trương của nó và đạt được mức độ chân lý tập chú mà các tác giả của nó vốn nhắm”. Một chủ trương bảo thủ-cực đoan phổ thông hơn chủ trương rằng không sai lầm là một đặc tính của các bản văn Thánh Kinh như chúng hiện hữu dưới các hình thức biên tập và phiên dịch (chứ không phải chỉ trong các bản viết nguyên thủy). Một số bản phối hòa (harmonizations) và cách đọc phúng dụ cũng vẫn duy trì được tính không sai lạc của sách thánh.
Kỳ sau: V. Các cách tiếp cận hiện nay đối với linh hứng
Từ thời Tân Ước cho đến thời Cải Cách và Công đồng Trent, mô hình tiên tri của linh hứng đã trổi vượt và việc linh hứng Thánh Kinh được coi như giống với (và tùy thuộc vào) sự linh hứng các tiên tri. Các tiếp cận này tìm thấy nơi triết gia Do Thái Maimonides (1135-1204), nơi Thánh Tôma Aquinô (1225-1272) cũng như nơi các nhà Cải Cách thế kỷ 16. W. Whitaker (1548-1595), nhà thần học của phái Calvin tại Cambridge, viết “Chúng ta tuyên xưng rằng Thiên Chúa không nói về chính Người, nhưng qua nhiều người khác. Thế nhưng điều ấy không làm giảm quyền tác giả Thánh Kinh. Vì Thiên Chúa linh hứng cho các tiên tri những điều họ nói và dùng miệng lưỡi và tay họ: do đó, Thánh Kinh thậm chí tức khắc là tiếng nói của Thiên Chúa. Các tiên tri và tông đồ chỉ là các cơ quan của Thiên Chúa”.
(I) Tính dụng cụ nguyên nhân (causal instrumentality)
Thánh Tôma Aquinô coi linh hứng “như một điều bất toàn trong thứ loại nói tiên tri”. Các nhà kinh viện sử dụng các phạm trù của triết học Aristốt để cố gắng hiểu linh hứng, nhất là phạm trù nguyên nhân tính (causality) và bốn loại của nó là nguyên nhân tác thành (efficient), nguyên nhân chất thể (material), nguyên nhân mô thức (formal) và nguyên nhân cứu cánh (final). Trong nguyên nhân tính tác thành, ta có thể phân biệt nguyên nhân tác thành chính (Thiên Chúa hay Chúa Thánh Thần) và nguyên nhân tác thành khí cụ (tác giả phàm nhân). Trong việc soạn tác Thánh Kinh, vai trò khác biệt và kết hợp (conjoined) được gán cho Thiên Chúa và các người viết phàm nhân, giống như trong việc cưa một khúc gỗ, vai trò khác biệt và kết hợp có thể được gán cho người thợ mộc (nguyên nhân tác thành chính) và cái cưa (nguyên nhân tác thành khí cụ).
Mặc dù phần lớn các nhà kinh viện trước ngài coi việc nói tiên tri như một habitus (thói quen) nghĩa là một hồng ân gần như thường trực đem lại một bản chất mới nơi nhà tiên tri, Thánh Tôma Aquinô chủ trương rằng nói tiên tri là một motio (chuyển động), một hồng ân Thiên Chúa ban cho nhà tiên tri trên căn bản tạm thời cho một chức năng chuyên biệt. Hồng ân này thuộc các nhân tố tri thức nhân bản, không đặt nhà tiên tri vào thế tiếp xúc trực tiếp với thực tại Thiên Chúa (speculum arternitatis) nhưng cung cấp sự soi sáng của Thiên Chúa thông qua “những giống nhau” (likenesses) (Summa II 2 q.173, 1). Nói tiên tri không liên kết với một cách thâu đạt nhận thức chuyên biệt; đúng hơn, nó là cách phán đoán một nhận thức nào đó là lời của Thiên Chúa. Nó là gratia gratis data (ơn nhưng không) nghĩa là một hồng ân ban cho nhà tiên tri không phải vì sự nên thánh bản thân của ông nhưng vì cộng đồng.
Thuyết tiên tri về linh hứng, với ý niệm hay đi kèm theo là đọc viết chính tả, tiếp tục gây ảnh hưởng lên các Kitô hữu suốt thời Trung Cổ, thời Cải Cách và thời Phản Cải Cách và được nhiều Kitô hữu hiện nay tiếp nhận, nhất là những người bảo thủ hơn. Nó chấp nhận một số dị bản, tùy theo cách người ta hiểu mối tương quan giữa nhà tiên tri và Thiên Chúa. Alonso Schökel (Inspired Word 58-73) phân biêt 3 khả thể: người nói là (1) một dụng cụ nhờ đó Thiên Chúa nói, (2) một người được Thiên Chúa đọc chính tả cho viết, hay (3) một sứ giả của Thiên Chúa đóng vai trò nói lại sứ điệp. Khả thể thứ hai thắng vượt hơn cả và đã làm phát sinh điều được mệnh danh là linh hứng toàn thể (bằng lời) (plenary [verabl] inspiration).
(II) Linh hứng toàn thể bằng lời
Melchior Cano, nhà thần học hệ thống Dòng Đa Minh thế kỷ 16, giải thích “Mọi điều lớn hay nhỏ đã được các tác giả thánh biên tập nhờ được Chúa Thánh Thần đọc chính tả cho [Spiritu Sancto dictante esse edita]” (De locis theologicis 2.17). Không cách xa bao nhiêu là Formula Consensus Helvetica (1675) của Cải Cách là tác phẩm chủ trương rằng không những lời lẽ (words) mà cả các vần chữ (letters) của Thánh Kinh cũng được linh hứng. Chủ trương linh hứng toàn thể bằng lời có nhiều hậu quả quan trọng thuộc lãnh vực thực tế. (1) Mọi Sách Thánh đều là lời Thiên Chúa. (2) Vì Thiên Chúa không thể sai lầm, mọi lời lẽ trong Sách Thánh hẳn phải đúng sự thật. (3) Sự thật của Thánh Kinh có tính định đề tối hậu (ultimately propositional). (4) Tính thống nhất của Thánh Kinh ngăn chặn bất cứ mâu thuẫn thực sự nào giữa các bản văn Thánh Kinh. (5) Ít nhất đối với một số người Thệ Phản bảo thủ, Thánh Kinh không chỉ chứa đựng hay làm chứng cho mạc khải; đúng hơn, Thánh Kinh là mạc khải.
Phê bình: Việc cẩn trọng đọc Cựu và Tân Ước sẽ nêu lên nhiều luận bác khá gắn bó chống lại thứ chủ trương linh hứng toàn thể bằng lời ngây thơ và giản tiện thái quá: (1) Lý thuyết này đưa ra một giả định đáng hoài nghi cho rằng sứ điệp mà các tiên tri nhận được từ Thiên Chúa xuất hiện dưới hình thức một sứ điệp bằng lời. Điều này có thường đúng hay có bao giờ đúng như thế không? Chắc chắn các tiên tri đôi khi phụng chuyển sứ điệp của Thiên Chúa bằng các cử chỉ tiên tri không lời hơn là qua các sấm ngôn bằng lời. (2) Há các biến cố của lịch sử cứu rỗi chẳng có tính mặc khải đó sao? Há biến cố xuất hành và biến cố Chúa Giêsu không phải là các hình thức đệ nhất hạng để Thiên Chúa thông đạt với dân Người đó sao? Các bản văn Thánh Kinh rõ ràng gợi ý rằng diễn trình viết lách thông thường của con người hoạt động trong việc sản xuất ra Sách Thánh. Ezra trích dẫn các văn khố Batư (Er 7:11-26). Có những khoản tự sửa (1Cr 1:16; Ga 4:2). Luca thăm dò các trình thuật người ta đã viết về Chúa Giêsu và lấy thông tri từ các nhân chứng mục kích và các thừa tác viên lời Chúa (Lc 1:1-2). Các luận bác này đã dẫn nhiều học giả có óc phê phán hơn cả từ bỏ thuyết linh hứng toàn thể bằng lời.
IV. Các trước tác về linh hứng
(I) Trong Giáo Hội Công Giáo
Thời các giáo phụ đã phổ biến một số công thức để nói rõ về việc linh ứng của Sách Thánh (xem trên); thời kinh viện đã khai triển các mô hình linh hứng qua các ý niệm triết học của tính dụng cụ nguyên nhân (xem trên); thời Cải Cách và Phản Cải Cách chia sẻ phần lớn gia tài vừa kể, và các người sau họ đã cố gắng một cách độc lập rút ra các hệ luận theo lối linh hứng toàn thể đối với mọi chi tiết Sách Thánh (xem trên). Cuối cùng, trong nền thần học của Công Giáo Rôma thế kỷ 19, một trước tác có hệ thống về sự linh hứng của Thánh Kinh đã ra đời dưới sự thúc đẩy của các vấn đề được nêu lên từ khoa phê bình văn bản và từ phương pháp phê bình lịch sử, vốn là phó sản của các tiến bộ trong các khoa lịch sử và vật lý.
(A) Ảnh hưởng của khoa phê bình bản văn
Thế kỷ 18 và 19 có sự gia tăng đáng kể con số các bản văn và phiên bản Sách Thánh sẵn có cho việc học hỏi nghiên cứu cũng như các kỹ năng chín mùi trong việc so sánh thế giá của các cách giải thích khác xa nhau. Điều này gây tai họa cho lối hiểu đơn sơ của thuyết linh hứng toàn thể bằng lời. Trong cảnh thiếu các bút tích (autograph) của bất cứ bản văn Thánh Kinh nào, và với sự hiện diện của hàng ngàn các dị biệt văn bản, thì đâu là bản văn được linh hứng? Phần lớn đã bác bỏ ý tưởng cho rằng Bản Bẩy Mươi là bản linh hứng (ý tưởng này được Kitô giáo tiên khởi tin theo, và thình thoảng sau đó [cho đến nay, trong một số Giáo Hội Đông Phương]). Các đoạn dịch sai và các dị bản khác trong Bản Bẩy Mươi so sánh với Bản Masoretic (MT, tức nguyên bản Thánh Kinh Do Thái) làm ta không thể quả quyết được rằng nó luôn luôn đại diện cho bản văn linh hứng của Cựu Ước. May mắn một điều, giả thuyết linh hứng của Bản Phổ Thông cũng không được phổ thông bao nhiêu mặc dầu nó rất thân thiết với một số thần học gia Công Giáo sau Công đồng Trent. Bản văn Tân Ước bằng tiếng Hy Lạp, bản vẫn được coi là Textus receptus (bản văn được tiếp nhận) cũng không còn được coi như hướng dẫn chắc chắn nhất đưa ta tới bản văn nguyên thủy được linh hứng.
(B) Ảnh hưởng của khoa phê bình lịch sử
Việc ra đời của khoa phê bình cao hơn khiến các học giả ý thức rằng không những Ngũ Kinh mà cả các Sách Tin Mừng cũng được soạn thảo bằng cách dựa vào các tài liệu hay nguồn trước đó, chứ không đơn giản nhờ đọc chính tả. Tác dụng của điều này khá đa dạng: chủ trương linh hứng bằng lời thêm cứng cỏi hơn nơi phái chính thống Thệ Phản; nhưng các nhà Thệ Phản cấp tiến thì thực tế đã rời bỏ chủ trương linh hứng vừa kể; còn nhiều người Công Giáo thì thay đổi các công thức truyền thống về linh hứng. Phương pháp phê bình lịch sử trong việc trình bầy Thánh Kinh là con đẻ của Phong Trào Ánh Sáng, trong đó, chủ nghĩa hoài nghi có phương pháp, nói chung, là đặc tính của của cuộc cách mạng khoa học. “Vụ Galileo” của thế kỷ 17 là dấu ấn tiên khởi trong cuộc chạm trán giữa sự thật khoa học và “sự thật” biểu kiến của Sách Thánh, một sự thật hàm ý nói rằng mặt trời di chuyển quanh trái đất. Các dữ kiện gia tăng về nguồn gốc trái đất và nhân loại dẫn đến việc bất tương hợp giữa nhận thức khoa học và cách giải thích ngây thơ chiểu tự về các trình thuật sáng thế (St 1:2-2:25).
Để bênh vực truyền thống, thẩm quyền Giáo Hội Công Giáo Rôma đã đáp ứng một cách khá tiêu cực. Ngay cả thông điệp khá tiến bộ là Providentissimus Deus năm 1893 của Đức Lêô XIII cũng phản ứng một cách mạnh mẽ trước các khó khăn do các khoa học tự nhiên và lịch sử nêu ra:
“Chúng ta phải tranh đấu chống lại những người, khi lạm dụng khoa học vật lý, đã lục lọi tỉ mỉ sách thánh để khám phá các người viết mắc lầm lỗi và mượn dịp lăng mạ nội dung của nó... Đối với giáo sư Sách Thánh, kiến thức khoa học tự nhiên giúp ích rất nhiều trong việc khám phá ra các cuộc tấn công như thế vào Sách Thánh, và bác bỏ chúng. Thực vậy, không bao giờ có thể có bất cứ cách biệt nào giữa nhà thần học và nhà vật lý học, bao lâu mỗi người tự giới hạn vào phạm vi của mình, và cả hai đều thận trọng, như Thánh Augustinô đã cảnh cáo chúng ta ‘đừng đưa ra các xác quyết vội vàng...’ Nhà giải thích Công Giáo... nên chứng minh rằng các sự kiện của khoa học tự nhiên được các nhà nghiên cứu ngày nay quả quyết là chắc chắn không có gì trái với Thánh Kinh nếu được giải thích đúng đắn...Các nguyên tắc đã đưa ra sẽ áp dụng vào các khoa học cùng thuộc một gốc... nhất là khoa sử... Thành thử những ai chủ trương rằng sai lầm là điều khả hữu trong bất cứ đoạn chân chính nào của Sách Thánh đã hủ hóa ý niệm của Công Giáo về linh hứng và biến Thiên Chúa thành tác giả của sai lầm này... Họ hãy trung thành chủ trương rằng Thiên Chúa, Đấng Dựng Nên và Thống Trị mọi sự, cũng là tác giả của Sách Thánh, và, do đó, không điều gì có thể được chứng minh bằng khoa vật lý hay khảo cổ mà lại mâu thuẫn thực sự với Sách Thánh”.
(II) Linh ứng toàn thể và giới hạn
Trước các nhận định của ngài về việc sử dụng cách hủ hóa các khám phá khoa học để tấn công tính đáng tin cậy của Sách Thánh, Đức Lêô XIII đã trưng dẫn các vấn đề do một số người chủ trương “khoa phê bình cao hơn” gây ra. Ngài cũng quả quyết sự linh hứng của toàn bộ Sách Thánh. “Tuyệt đối sai lầm và bị ngăn cấm là việc thu gọn linh hứng vào một số phần nào đó của Sách Thánh mà thôi hay thừa nhận rằng người viết Sách Thánh sai lạc”. Lời quả quyết này về sự linh hứng toàn thể Sách Thánh là để chống lại một số mưu toan Công Giáo muốn chủ trương cả lý thuyết linh hứng Thánh Kinh (vì nó hợp truyền thống) lẫn nguyên tắc kiến thức khoa học (vì làm như thế là hợp lý) bằng cách giới hạn linh hứng Thánh Kinh cách này hay cách nọ.
(A) Lessius: Phản ứng của Công Giáo Rôma chống lại việc ngây thơ coi linh hứng Thánh Kinh như việc đọc chính tả từng chữ đã diễn ra trước đó. Phân khoa thần học ở Louvain đã lên án các đề xuất cấp tiến của linh mục Dòng Tên L. Lessius (1554-1623) như (1) để điều gì đó là Thánh Kinh, các chữ cá thể của nó phải được Chúa Thánh Thần linh hứng. (2) Các sự thật và tuyên bố cá thể không nhất thiết được linh hứng trực tiếp bởi Chúa Thánh Thần. (3) Nếu một cuốn sách (tỷ dụ 2Mcb) được viết qua cố gắng của con người mà thôi mà không cần sự trợ giúp của Chúa Thánh Thần, Đấng sau đó chứng thực không có điều gì sai lầm ở đó, thì nó trở thành Sách Thánh. Liên quan tới điều (2), Lessius viết cho Đức Tổng Giám Mục của Malines rằng:
“Chỉ cần tác giả thánh được Thiên Chúa lôi kéo viết xuống những gì ngài thấy, nghe hay biết là ngài đã được hưởng sự trợ giúp không thể sai lầm của Chúa Thánh Thần ngăn cản ngài khỏi các sai lầm cả trong các vấn đề ngài biết từ người khác, hoặc từ chính kinh nghiệm của ngài hoặc từ việc lý luận tự nhiên của ngài. Chính sự trợ giúp này đem lại cho Sách Thánh sự thật vô ngộ của nó”.
Trong thế kỷ 19, thuyết trợ giúp tiêu cực (negative inspiration) này về linh hứng sẽ tái xuất hiện: Chúa Thánh Thần hành động trên tác giả phàm nhân một cách khiến vị này khỏi sai lầm. Thân thiết với điều (3) là một số tác giả thế kỷ 19 với thuyết chấp thuận linh hứng sau đó (subsequent approval). Còn điều (1) thì tương tự với thuyết linh hứng nội dung (content inspiration) (khác biệt với linh hứng lời lẽ), một thuyết cũng xuất hiện trong các trình bầy thế kỷ 19 về linh hứng.
(B) Jahn và Haneberg: J. Jahn, một người Áo thuộc Dòng Thánh Norbert, cho xuất bản 2 bộ sách (1802, 1804) trong đó, ngài chủ trương rằng linh hứng đơn giản chỉ là “ơn trợ giúp của Thiên Chúa để tránh sai lầm”, một thuyết trợ giúp tiêu cực. Giữa thập niên 1800, vị Giám Mục dòng Biển Đức của Speyer, D.B. Haneberg, đề xuất rằng dù đôi khi linh hứng đi trước việc soạn thảo một công trình Thánh Kinh và đôi khi linh hứng hệ ở một ảnh hưởng đi kèm trên tác giả phàm nhân để giữ vị này khỏi sai lầm, nhưng đôi khi cũng xẩy ra việc linh hứng mang hình thức Giáo Hội chấp thuận 1 công trình lúc lên qui điển cho nó, tức thuyết chấp thuận sau đó.
(C) Vatican I; Đức Giáo Hoàng Lêô XIII: Tất cả các phương thức trên đều bị Vatican I minh nhiên bác bỏ: “Các sánh này [Cựu và Tân Ước] Giáo Hội coi là thánh thiêng và qui điển, không phải vì, sau khi được cẩn thận soạn thảo bởi bàn tay thuần túy phàm nhân, sau đó, chúng được chấp thuận bởi thẩm quyền của Giáo Hội, cũng không phải chỉ vì chúng chứa đựng mạc khải không sai lầm, nhưng bởi vì, sau khi được viết bởi linh hứng Chúa Thánh Thần, chúng có Thiên Chúa là tác giả và được thông truyền như thế cho Giáo Hội” (DS 3006). Giáo huấn của Giáo Hội dẫn Haneberg tới việc duyệt lại hoàn toàn lần xuất bản thứ tư (1876) cuốn sách của ngài tựa là Versucheiner Geschichte der biblischen Offenbarung. Giáo huấn này đã được tiếp nhận từng lời trong Providentissimus Deus (EB 125; RSS tr.24). Đức Lêô XIII cũng nêu vấn đề với “những ai, vì muốn thoát ra ngoài các khó khăn này đã không ngần ngại công nhận rằng linh hứng chỉ liên quan tới các điều về đức tin và luân lý chứ không có gì khác hơn” (EB 124; RSS tr.24). Hai cuốn sách chấp nhận quan điểm này xuất hiện trong thời gian giữa Vatican I (1870) và thông điệp của Đức Lêô XIII (1893). Năm 1872, A. Rohling xuất bản cuốn Natur und Offenbarung, giới hạn linh hứng vào các vấn đề đức tin và luân lý. Năm 1880, F. Lenormant xuất bản cuốn Les Origines de l’histoire d’après la Bible, giới hạn linh hứng vào những giáo huấn siêu nhiên.
(D) Newman: Các trước tác của J.H. Newman (1801-1890, sắp được phong hiển thánh trong Giáo Hội Công Giáo) từng bị nghĩ là đã giới hạn linh hứng tùy theo nội dung vì ngài hay nhắc đến “các nhận xét thoáng qua” (obiter dicta) tìm thấy trong Sách Thánh. Trong thời còn ở trong Hiệp Thông Anh Giáo, ngài từng viết:
“Chúng ta không biết bằng cách nào linh hứng có thể tương hợp với tác lực bản thân về phía dụng cụ của nó, điều mà việc soạn thảo Thánh Kinh đã minh chứng; nhưng nếu có điều gì chắc chắn thì điều đó là: dù Thánh Kinh được linh hứng, và do đó, theo một nghĩa, được viết bởi chính Thiên Chúa, thế nhưng rất nhiều phần của nó, nếu không muốn nói là phần lớn của nó, được viết một cách tự do và không hề bị hạn chế, và (dường như) với thật ít ý thức được đọc chính tả hay giới hạn siêu nhiên, về phiá dụng cụ trần gian của Người, như thể Người không can dự gì vào việc này” (Tract 85; Lectures on the Scripture Proofs of the Doctrine of the Church 30).
Đến tận năm 1884, gần 40 năm sau khi trở thành người Công Giáo Rôma và 5 năm sau khi đã được nâng lên hàng Hồng Y, Newman vẫn quả quyết rằng Lời Thiên Chúa không thể tách biệt về luân lý khỏi lời lẽ của các tác giả phàm nhân, bởi vì Lời Thiên Chúa hệ ở các phần Thánh Kinh bàn đến đức tin và luân lý.
Năm 1861, Newman nhận xét: “linh hứng toàn thể Sách Thánh là vấn đề đặc thù của Thệ Phản; chứ không phải của Công Giáo” (C.S. Dessain, ed., The Letters and Diaries of John Henry Newman [London, 1969]19.488). Ấy thế nhưng, linh hứng thánh kinh viết vẫn lôi cuốn Newman Công Giáo. Dù chủ trương sự linh hứng của lời được viết ra (Verbum Scriptum), ngài cho rằng:
“Công thức linh hứng là như sau: Thánh Kinh là Lời của Thiên Chúa đúng nghĩa, hiểu như được hoàn toàn viết, hay đọc chính tả, hay cưu mang (impregnated) hay điều khiển bởi Thánh Thần Chân Lý, hay ít nhất một phần được viết, một phần được đọc chính tả, một phần được cưu mang, một phần được điều khiển, và được giữ trọn khỏi sai lầm về mô thức, ít nhất trong bản thể, bởi Thánh Thần Chân Lý” (J.Holmes ed., The Theological Papers of John Henry Newman on Biblical Inspiration and on Infallibility [Oxford, 1979] 81).
Ngài nhận định rằng linh hứng là “một hồng ân gắn liền với Verbum Scriptum (lời được biết ra)” (Ibid., 70) và “một sự đa dạng lớn lao về giáo huấn vừa có thể quan niệm vừa có thể chấp nhận được về chủ đề Thiên Chúa linh hứng Sách Thánh” (68) và một lần nữa “linh hứng đúng nghĩa... chấp nhận các mức độ” (74).
(E) Franzelin: Một số người cho rằng các ý tưởng của Newman về linh hứng bị Providentissimus Deus bác bỏ; thế nhưng chúng rất gần với các ý tưởng được Giáo Hội nhìn nhận của J.B. Franzelin (1816-1886), một chuyên viên tại Vatican I. Trong De Divina Traditione et Scriptura (1870), Farnzelin trình bầy ý tưởng chủ chốt của ngài về Thiên Chúa là tác giả bằng thuyết nguyên nhân dụng cụ, một lý thuyết phân biệt giữa nội dung sách thánh và sự thật (res et sententia, hay nội dung mô thức) và việc lên công thức sách thánh (res, hay lời Sách Thánh).
“Linh hứng Thánh Kinh dường như trong yếu tính hệ ở việc ban nhưng không đặc sủng soi sáng và kích thích, nhờ đó, tâm trí các phàm nhân được linh hứng đề xuất việc viết xuống các sự thật mà Thiên Chúa muốn thông truyền cho Giáo Hội của Người qua Thánh Kinh, và ý chí của họ được lôi cuốn để ghi các sự thật này, và chỉ các sự thật này mà thôi trên giấy trắng mực đen; và những phàm nhân được nâng lên hàng nguyên nhân dụng cụ này trong tay Thiên Chúa, Đấng là nguyên nhân chính, sẽ chu toàn đề xuất của Thiên Chúa bằng một việc nói thật không thể nhầm lẫn. Như thế, ta phải phân biệt giữa linh hứng, liên quan tới các sự thật và “lời mô thức” (formal word) và sự trợ giúp, liên quan xa hơn tới các biểu thức và “lời chất thể” (material word)”.
(F) Lagrange: Dù các quan điểm của Franzelin được sự chấp thuận của cả Vatican I lẫn Providentissimus, nhưng tầm quan trọng của chúng trong giới học giả Công Giáo giảm đi trong thập niên 1890 với sự nổi tiếng ngày một gia tăng các quan điểm của M.-J. Lagrange (1855-1938). Lagrange tin rằng trình bầy của Franzelin về linh hứng thánh kinh viết thiếu sót cả về phương diện phương pháp luận lẫn phương diện lịch sử. Về phương pháp luận, nó tách biệt Thánh Kinh thành hai phần, một thuộc Thiên Chúa, một thuộc phàm nhân, tạo nên một khó khăn hầu như không thể tháo gỡ được trong việc phân biệt giữa nội dung cốt lõi và các chi tiết tương đối không quan trọng trong lối phát biểu. Về lịch sử, các nghiên cứu về các công đồng Florence, Trent và Vatican I dẫn Lagrange tới chỗ ủng hộ tính ưu tiên luận lý và thần học của linh hứng hơn ý niệm Thiên Chúa là tác giả. Lý thuyết riêng của Lagrange về linh hứng lời (verbal inspiration) tùy thuộc nặng vào mô hình linh hứng tiên tri của phái Thomist. Như một “sự soi sáng trí hiểu” (intellectual enlightenment=illuminatio judicii), linh hứng là hồng ân của Thiên Chúa giúp tác giả Thánh Kinh chọn một số ý tưởng nào đó (bất kể các nguồn tức khắc của chúng) để hiểu và phán quyết về chúng, và cấu hình nó thành một đơn vị văn viết. Như thế, Thánh Kinh hoàn toàn là công việc của Thiên Chúa và hoàn toàn là công việc của tác giả phàm nhân. Thiên Chúa là nguyên nhân tác thành chính; tác giả phàm nhân là nguyên nhân tác thành dụng cụ.
Phản ứng chính thức của Công Giáo Rôma đối với phong trào Duy Tân Đại (Modernism) đầu thập niên 1900 phủ một bóng mờ lên lý thuyết linh hứng của Lagrange. Các nhà duy tân đại vốn so sánh linh hứng Thánh Kinh với “thi hứng” của các thi sĩ hay diễn giả có thiên tài, và một số người còn tìm thấy sự tương đồng khá hoài nghi ở điểm đó với việc Lagrange nhấn mạnh tới yếu tố phàm nhân trong việc soạn thảo Thánh Kinh.Tuy nhiên, các ý tưởng căn bản của ngài sẽ được phục hoạt và minh xác trong công trình của P. Benoit thuộc Trường Kinh Thánh của Dòng Đa Minh tại Giêrusalem, trường do chính Cha Lagrange thành lập. Cha Lagrange vẫn có công đã nhấn mạnh rằng muốn hiểu linh hứng, phải bắt đầu với chính bản văn viết. Các ý niệm Thiên Chúa là tác giả, thẩm quyền thánh kinh, tính không sai lầm, và tính hợp qui điển đều chỉ là các hệ luận (corollaries) của dữ kiện đệ nhất hạng của mọi nghiên cứu về linh hướng này, một nghiên cứu phải tiến hành hậu thiên (a posteriori) hơn là tiên thiên (a priori).
(III) Các lý thuyết về tính không sai lầm. Tuy nhiên, có một số người vẫn tiếp tục làm việc với thuyết thánh kinh không sai lầm, coi nó như dữ kiện hay tập chú đệ nhất hạng.
(A) Nơi người Công Giáo: Tiểu luận thần học về linh hứng được đặt trong khảo luận về các thẩm quyền thần học (De locis theologicis), và do đó đã có việc nhấn mạnh tới các kết quả hơn là tới bản chất của linh hứng. “Sự thật” không sai lầm của Thánh Kinh được cho là vô cùng quan trọng bao lâu Thánh Kinh là nguồn chính và qui phạm cho công trình thần học. Cách tiếp cận này vẫn còn nổi bật trong Sơ Đồ chuẩn bị De Revelatione trình cho Vatican II thảo luận, nhưng mau chóng bị bác bỏ. Như đã thấy, Vatican II chỉ dành một câu cho “các sách Thánh Kinh... giảng dậy một cách cương quyết, trung thành, và không sai lầm, thứ chân lý mà Tiên Chúa muốn đặt vào các trước tác thánh vì phần rỗi chúng ta” như là kết quả của linh hứng. Từ lúc đó, “chân lý” không sai lầm của Thánh Kinh không nhận được sự nhấn mạnh hàng đầu trong các giới Công Giáo Rôma, một thay đổi phát sinh do cách hiểu thỏa đáng hơn về bản chất Sách Thánh (không chủ yếu là một nguồn cho học lý) cũng như do chỉ thị của công đồng.
(B) Nơi các nhà Thệ Phản bảo thủ
“Cả các người tin lành lẫn cực đoan [fundamentalists] đều nhấn mạnh đến ‘tính không sai lầm của Sách Thánh’, coi như điều nền tảng nhất trong mọi điều nền tảng của họ” (M. Marty, trong The Evangelicals [ed. D. and J. Woodbridge; Nash, 1975] 180). Vai trò của tác giả phàm nhân hoàn toàn bị phủ bóng bởi ý niệm quyền lực Thiên Chúa:
“Tính không sai lầm phát sinh từ thẩm quyền Thiên Chúa, chấm hết. Vì bất cứ điều gì Thiên Chúa buột miệng nói ra đều không sai lầm. Và Thánh Kinh là Lời Thiên Chúa. Cho nên, Thánh Kinh không sai lầm. Nhưng nếu nó sai lầm, thì tính không sai lầm của Thánh Kinh không thể bị mất đi chỉ vì được thêm chiều kích phàm nhân. Bao lâu còn là Lời Thiên Chúa, thì nó không sai lầm, bất kể nó cũng là lời lẽ của phàm nhân nữa” (N.L. Geisler, “Inerrancy abd Free Will”, EvQ 57 [1985] 350-51).
“Lời Sách thánh không thể bị hủy bỏ” (Ga 10:35) đã được trích dẫn như bảo chứng viết cho học lý không sai lầm vì, nếu tìm thấy một sai lầm đơn độc trong Sách Thánh mà thôi thì thế giá của toàn bộ Sách Thánh sẽ tan tác.
Tuy nhiên, các nhà cực đoan (fundamentalists) thông sáng không trơ trơ trước khác khác biệt giữa các bản chép tay Thánh Kinh hay giữa các trình thuật song hành trong Cựu Ước và các Sách Tin Mừng như khoa phê bình lịch sử đã tìm thấy.Trong một bài báo thâm thúy (“Linh hứng”, Presbyterian Review 2 [1881] 225-60), A.A. Hodge và B.B. Warfield đã đưa 3 tiêu chuẩn phải thoả mãn trước khi một điều nào đó bị coi là sai lầm đến độ triệt hạ tính linh hứng không sai lầm của Thánh Kinh. Sai lầm này phải (1) xẩy ra trong “bút tích [autograph] nguyên thủy” của bản văn Thánh Kinh; (2) liên quan đến ý nghĩa và ý định thực sự của bản văn, “đã được xác định dứt khoát và chắc chắn”; và (3) làm cho ý nghĩa chân thực ấy “thành bất nhất một cách trực tiếp và nhất thiết” với một số sự kiện lịch sử hay khoa học “được biết một cách chắc chắn”. Nhưng các tiêu chuẩn này tước mất sự minh chứng thuận lý của tính không sai lầm, vì (1) về điều 1, bản văn hiện nay không còn nữa.
Năm 1978, Hội Đồng Quốc Tế về Tính Không Sai Lầm Của Thánh Kinh đã đưa ra Tuyên Bố Chicago, quả quyết sự thật toàn diện và tính đáng tin cậy của Sách Thánh, là sách luôn phải được giải thích như không thể sai lầm và không sai lạc. “Các người cầm bút” của Thiên Chúa không bị giới hạn vào kiến thức sẵn có ở thời họ. Mặc dù phải xử lý với các bất nhất (inconsistencies), bất thường, và khác biệt, Thánh Kinh vẫn không sai lầm “theo nghĩa đưa ra các chủ trương của nó và đạt được mức độ chân lý tập chú mà các tác giả của nó vốn nhắm”. Một chủ trương bảo thủ-cực đoan phổ thông hơn chủ trương rằng không sai lầm là một đặc tính của các bản văn Thánh Kinh như chúng hiện hữu dưới các hình thức biên tập và phiên dịch (chứ không phải chỉ trong các bản viết nguyên thủy). Một số bản phối hòa (harmonizations) và cách đọc phúng dụ cũng vẫn duy trì được tính không sai lạc của sách thánh.
Kỳ sau: V. Các cách tiếp cận hiện nay đối với linh hứng
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét