Hạt ngọc của Tin Mừng
CN 4 CHAY C
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
1. Người con thứ, biểu tượng người tội lỗi
Người con thứ đòi cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình. Rời quê nhà, nơi sinh trưởng, nơi nó được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là ở quê nhà. Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo. Nó ra đi không phải để học hành, tìm kiếm việc làm. Nó đi ăn chơi đàng điếm, phung phí hết tài sản và sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Nó trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về nó chẳng còn gì cả, tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị nó tiêu xài hoang phí. Nó chỉ còn lại một điều duy nhất là “đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng cha tôi”. Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến cha, không bao giờ sám hối vì bỏ cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với cha là nó “trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công”.
Đó phải chăng là một cuộc trở về trọn vẹn ? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi. Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin. Nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp. Nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy, chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho cha để có cơm ăn áo mặc. Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Đại văn hào người Anh, Charles Dickens, xem dụ ngôn “Người cha nhân hậu” là câu chuyện hay nhất, là hạt ngọc đẹp nhất của Tin mừng.
Tình thương của cha đối với hai con, nổi bật nơi người con thứ.
1. Người con thứ, biểu tượng người tội lỗi
Người con thứ đòi cha chia gia tài rồi bỏ đi vô tình. Rời quê nhà, nơi sinh trưởng, nơi nó được nuôi dưỡng và lớn lên. Trẩy đi miền xa, người trai trẻ mang nổi khát khao mãnh liệt là ra khỏi luỹ tre làng, muốn nhìn xem thế giới mới lạ bên ngoài, thích miền xa hơn là ở quê nhà. Người con thứ bỏ nhà ra đi với tiền bạc và lòng kiêu ngạo. Nó ra đi không phải để học hành, tìm kiếm việc làm. Nó đi ăn chơi đàng điếm, phung phí hết tài sản và sức khoẻ, bất kể đó là mồ hôi nước mắt của cha mẹ, bất chấp tiếng tốt của gia đình. Chơi bời nên mau chóng suy sụp. Nó trở nên hèn hạ khi đi chăn heo và muốn ăn thức ăn của heo. Heo là con vật người Do thái ghê tởm.
Khi trở về nó chẳng còn gì cả, tiền bạc, sức khoẻ, danh giá, lòng tự trọng… mọi thứ đã bị nó tiêu xài hoang phí. Nó chỉ còn lại một điều duy nhất là “đứa con nhỏ của cha nó”.
Động lực nào đã khiến nó trở về ? Thánh Luca viết rõ: “Hồi tâm lại, nó nói: biết bao người làm công cho cha tôi có dư thừa bánh ăn, còn tôi thì phải chết đói ở đây ! Thôi, đứng lên, tôi sẽ về cùng cha tôi”. Như vậy động lực nó trở về là đói, vì miếng ăn. Trước khi bị đói chắc chắn nó không bao giờ nhớ đến cha, không bao giờ sám hối vì bỏ cha ra đi, không thấy băn khoăn hồi tâm về mái ấm gia đình, nơi còn có cha già chẳng biết đau yếu ra sao, không thấy tiếc nuối vì phá tan cả sự nghiệp của cha. Khi bị cơn đói hành hạ, phải đi chăn heo, nó mới băn khoăn tìm đường về. Cái hồi tâm, cái băn khoăn của nó là làm sao để được ăn. Nó dự tính nói với cha là nó “trót phạm lỗi nghịch với trời, nó không còn đáng gọi là con, nó chỉ xin được đối xử như người làm công”.
Đó phải chăng là một cuộc trở về trọn vẹn ? Đó là cuộc lên đường được thúc đẩy bởi lòng sám hối hay sao ? Sự thống hối của nó chỉ là vị kỷ nhằm khả năng có thể sống sót thôi. Nếu người con thứ thành công xây dựng cơ nghiệp, có lẽ sẽ không hiểu được tình cha. Vì nếm mùi thất bại chua chát của cuộc đời nên nó lên đường trở về. Nó không đủ can đảm đi làm người ăn xin. Nó không đủ liều mạng để đi trộm cướp. Nó không dám đánh đổi cả cuộc đời để gây tiếng xấu. Nó sống bằng nghề lương thiện là đi chăn heo, sống bằng sức lao động của mình. Từ kinh nghiệm của vực thẳm này, nó mới hiểu được mặt trái cuộc đời. Đó không là chốn nương thân cho kẻ nghèo khổ, không là chỗ hạnh phúc cho kẻ khố rách áo ôm, không là chỗ cho kẻ cô thân cô thế. Vì vậy, chỉ còn một con đường duy nhất là trở về xin tha thứ và làm công cho cha để có cơm ăn áo mặc. Tất cả ý nghĩa của cuộc trở về được diễn tả cách cô đọng trong những lời “Cha ơi... con không đáng gọi là con Cha nữa”.
Giuđa đã phản bội Chúa, Phêrô đã chối Chúa. Cả hai đều đánh mất tình con cái. Giuđa không còn tiếp tục tin tưởng mình vẫn là con Chúa, không tin vào lòng tha thứ của Chúa nên đã đi thắt cổ tự vẫn.Còn Phêrô khi ở giữ sự tuyệt vọng đã muốn nối lại tình Cha con với những giòng nước mắt thống hối. Giuđa chọn cái chết. Phêrô chọn sự sống. Đọc câu chuyện, thấy sự trở về của người con thứ chẳng phải là mẫu mực. Sự trở về lý tưởng phải là sự trở về của lòng sám hối với tình yêu tha thiết. Nhưng trong thực tế cuộc sống, nhiều khi ban Bí tích Hòa giải, tôi đã gặp nhiều hối nhân, sau 5 năm, 10 năm thậm chí đến 20 năm, 30 năm mới trở về cùng Chúa. Mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nhau. Những bầm dập của của cuộc đời, những gian truân vất vả, những thất bại chua chát… đã cho họ rút kinh nghiệm là cần trở về với Chúa để tìm lại bình an nội tâm, đón nhận niềm vui và hạnh phúc. Chính Chúa đã yêu thương, đã tác động và một khi nào đó như Chúa muốn họ trở về cùng Ngài. Như thế họ đã chọn lấy sự sống. Gặp gỡ nhiều hối nhân như thế, tôi cảm thông với người con thứ.
2. Người con cả, biểu tượng người biệt phái
Hiếu thảo, vâng phục cha, không đi hoang, không ăn chơi. Con người lao động cần cù có tinh thần trách nhiệm, không rượu chè trác táng, chỉ lo ruộng rẫy nương vườn. Anh là con người mẫu mực. Thế nhưng, biến cố đứa em trở về đã bộc lộ con người thật của anh.Tuy ở trong nhà cha nhưng lại xa trái tim cha. Tại sao cha đãi tiệc bê béo cho thằng em bất hiếu, còn anh một con bê nhỏ để vui với bạn bè cũng không có? Anh tức giận vì thấy quyền lợi bị xúc phạm. Anh chẳng chịu vào nhà. Tôi chẳng thích chút nào về người con cả với ý thức trách nhiệm cao, chăm chỉ làm việc, trung thành với gia đình nhưng lại chẳng học được lòng nhân hậu của cha. Lòng “người công chính” có thể trở nên hẹp hòi như thế sao?
Hoá ra, cả hai người con vừa khác lại vừa giống nhau. Cả hai đều ở ngoài nhà cha. Con thứ không thấy hạnh phúc bên cha nên ra đi. Con cả không chia sẻ được hạnh phúc của cha nên không vào nhà. Anh thiếu bao dung và thiếu tha thứ cho em. Thái độ của người con cả là thái độ tiêu biểu của người biệt phái, luật sĩ hôm qua và hôm nay. Ích kỷ cho quyền lợi riêng mình. Tự mãn về cách giữ luật “con không hề trái lệnh cha một điều nào”, tự hào về cách sống đạo “ không như thằng con của cha”. Tự hào tự phụ tuân giữ nghiêm nhặt Lề Luật, kiêu hãnh mình là người công chính mà khinh chê lên án những người khác. Chỉ muốn kẻ lỗi lầm không được cứu thoát mà phải chết.
Lúc sự giận dữ bùng nổ đến cực điểm, người anh cả gặp lại tình cha. Cha đi ra năn nỉ, anh chẳng chịu nghe. Cha bộc bạch tâm tình với anh: “con ơi, mọi sự của cha đều là của con, chúng ta phải ăn mừng vì em con đã chết nay sống lại, đã mất nay lại tìm thấy”. Lời cha làm anh bàng hoàng xúc động vì anh hiều rằng mình quá ích kỷ, quá nhỏ mọn. Cái ích kỷ làm anh tẩy chay sự trở về của đứa em. Cái nhỏ mọn làm anh xua tan lòng bao dung của cha. Tình cha lớn hơn cuộc đời anh, lớn hơn tính ích kỷ trong anh.
Hình ảnh người con cả thật gần với chúng ta. Phụng dưỡng cha mẹ với trách nhiệm, chứ chưa phải là tình thương. Không chia sẻ nổi buồn, nổi khổ tâm, nổi âu lo của cha mẹ. Chỉ biết than trách và đòi quyền lợi cho mình thật nhiều. Ghen tị, chỉ trích phê bình, đặt mình là tiêu chuẩn cho mọi việc đạo đức. Thiếu lòng bao dung, không chịu tha thứ. Hình ảnh đó thật giống tinh thần biệt phái, có đạo mà không có đức.
Cả hai người con cần phải trở về. Sám hối chính là trở về với tình cha, trở lại với anh em.
3. Người cha, hình ảnh Thiên Chúa
Khi chia gia tài cho con, lòng cha đau đớn vô cùng. Vì tôn trọng tự do của con chứ không vì cha nhu nhược. Ngày nhìn con ra đi, bóng nó nhạt dần cuối chân trời như cánh chim bay, lòng cha thấy trống trải quá, muộn phiền quá vì thiếu vắng hình bóng con. Ngày ngày cha ngóng trông đợi con trở về. Thế rồi một ngày kia, đứa con trở về thật. Nó về trong dáng vẻ thất bại thảm hại, thất thểu rách nát. Thua cuộc đời nó về làm dấy lên những lời bình phẩm của làng xóm. Giả như nó không về, người ta sẽ lãng quên. Nay nó trở về nhắc cho bà con lối xóm thấy sự thất bại của gia đình ông. Con ông về trong thất bại chua cay là câu chuyện đám tiếu đầu làng cuối xóm. Vậy mà ông mở tiệc ăn mừng. Thật lạ lùng!
Ở đời, khi con thi đậu đại học, khi con công thành danh toại vinh quy bái tổ, khi con là Việt kiều về thăm, cha mẹ mở tiệc ăn mừng, mời bà con làng xóm đến chia vui. Người ta thường dấu kín chuyện thất bại của con cái. Cha mẹ mắc cở không dám kể về đứa con bất hiếu, ngổ nghịch, ăn chơi đàng điếm. Người ta chỉ khoe đứa con ngoan, tự hào đứa con học hành thành đạt, vui mừng khi con có việc làm có sự nghiệp. Thế mà, người cha lại mở tiệc lớn. Mừng đứa con trở về thất bại tả tơi. Khách mời ngỡ ngàng khi chủ nhà giới thiệu con ông về nhà sau những ngày chăn heo đói khổ. Thế nhưng, người hiểu tình yêu là gì, tình phụ tử là gì thì thông cảm và chia vui với người cha.
Người cha đã tha thứ cho con thứ trước khi con tự thú. Cha vui “vì đứa con đã chết nay sống lại, đã mất nay tìm thấy”.
Người cha cũng nói với người con cả bằng cung giọng thật trìu mến:“Con à, lúc nào con cũng ở với cha.Tất cả những gì của cha đều là của con…Chúng ta phải ăn mừng, phải vui vẻ, vì em con đây đã chết mà nay lại sống, đã mất mà nay lại tìm thấy”. Người cha muốn giúp con trai khám phá chiều kích tha thứ của tình yêu. Tình cha là lời mời gọi vượt qua thái độ duy luật để mở rộng tấm lòng trước tình thương yêu.
Dung mạo người cha đó, chính là Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Thái độ người cha đối với hai đứa con là thái độ của Thiên Chúa đối với con người. Trong trái tim Thiên Chúa chỉ có tình thương. Người không có trí nhớ về tội lỗi con người.
Cha yêu con dù con hư hỏng, bất trung. Cha yêu con không vì con ngoan được việc. Cha yêu con chỉ vì con là con. Cha không muốn mất một đứa con nào. Thiên Chúa của Đức Giêsu mạc khải là người cha nhân hậu, hiền từ, bao dung, hay tha thứ.
Hành trình thiêng liêng của cuộc đời, cả hai người con trong dụ ngôn đều có mặt trong mỗi con người chúng ta. Nhiều lần ta nghe theo cơn cám dỗ của thế gian xác thịt rồi nên hoang đàng, hoang phí, gặp thất bại đau khổ mới hối hận trở về với Chúa. Nhiều lần ta là con cả tưởng mình đạo đức nên lên án tẩy chay người khác. Người con cả khi biết đứa em hư hỏng được Cha đón nhận thì buồn giận, không muốn vào nhà. Cuộc trở về của người này lại làm cớ cho cuộc ra đi của người kia. Kẻ ra đi lại là kẻ trước đây coi như đàng hoàng ! Thực đáng buồn khi thấy : chính Chúa không cản ta trở về với Chúa. Nhưng kẻ cản ta lại là một loại con nào đó của Chúa. Cần trở về với Cha, về với Thiên Chúa, Đấng giàu lòng xót thương. Sám hối là trở về với tình Chúa, với tình anh em. Sám hối là trở lại với tình yêu, niềm vui và sự sống.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-03-26
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét