Bài
giảng thứ ba Mùa Chay 2019 của Cha Raniero Cantalamessa : Thờ ngẫu thần: Phản đề của Thiên Chúa hằng sống
Vũ
Văn An
Thờ
ngẫu thần: Phản đề của Thiên Chúa hằng sống
Mỗi
sáng, khi thức dậy, chúng ta có một trải nghiệm đặc biệt mà hầu như chúng ta
không bao giờ lưu ý. Trong đêm, những thứ hiện hữu xung quanh chúng ta là cách
chúng ta để chúng lại vào đêm hôm trước: giường, cửa sổ, căn phòng. Có lẽ mặt
trời đã chiếu sáng bên ngoài, nhưng chúng ta không thấy nó vì mắt chúng ta đang
nhắm và màn cửa kéo lại. Chỉ khi chúng ta thức giấc, mọi thứ mới bắt đầu hoặc
trở lại hiện diện đối với tôi bởi vì tôi nhận thức được chúng, tôi mới nhận ra
chúng. Trước đó, dường như những thứ này không hiện hữu.
Cũng
một điều trên đúng với Thiên Chúa. Người luôn ở đó: Thánh Phaolô nói với người
Athen “Trong Người, chúng ta sống và di chuyển và có hữu thể của mình” (Cv
17:28). Nhưng nói chung điều này xảy ra như trong giấc ngủ của chúng ta, chúng
ta không nhận thức được nó. Ngoài ra còn có một sự thức tỉnh của tinh thần, một
ý thức đột ngột bừng tỉnh. Đây là lý do tại sao Kinh thánh khuyên chúng ta thường
xuyên thức tỉnh khỏi giấc ngủ của mình: “Tỉnh giấc đi, hỡi người còn đang ngủ!
Từ chốn tử vong, trỗi dậy đi nào! Đức Kitô sẽ chiếu sáng ngươi!” (Eph 5:14);
“Đã đến lúc anh em phải thức dậy (Rm 13:11).
Thờ
ngẫu thần, cũ và mới
Thiên
Chúa trong Kinh thánh được định nghĩa là “sống động” để phân biệt Người với những
ngẫu thần là những thứ chết. Đây là cuộc đấu tranh xuất hiện trong tất cả các
sách của Cựu Ước và Tân Ước. Chúng ta chỉ cần tình cờ mở một trang nào bất cứ từ
các tiên tri và thánh vịnh cũng có thể tìm thấy dấu chỉ trận chiến sử thi này để
bảo vệ vị Thiên Chúa duy nhất và độc nhất của Israel. Thờ ngẫu thần là phản đề
nguyên tuyền của Thiên Chúa hằng sống. Một thánh vịnh nói về các ngẫu thần,
“Tượng
thần chúng chỉ là vàng bạc, chỉ do tay người thế tạo thành.
Có
mắt có miệng, không nhìn không nói, có mũi có tai, không ngửi không nghe.
Có
hai tay, không sờ không mó; có hai chân, không bước không đi, từ cổ họng, không
thốt ra một tiếng” (Tv 115: 4-7)
Trái
ngược với ngẫu thần, Thiên Chúa sống động xuất hiện như một vị Thiên Chúa “làm
những gì Người muốn”, nói năng, nhìn xem, nghe thấy, một vị Thiên Chúa “thở
hơi!” Hơi thở của Người có tên trong Kinh thánh, là Ruah Yahweh, Thần Khí của
Thiên Chúa.
Thật
không may, cuộc đấu tranh chống lại việc thờ ngẫu thần đã không kết thúc với việc
kết thúc của chủ nghĩa ngoại giáo lịch sử; nó luôn luôn tiếp diễn. Các ngẫu thần
đã thay đổi tên của chúng, nhưng chúng có mặt hơn bao giờ hết. Như chúng ta sẽ
thấy, trong mỗi chúng ta, luôn hiện hữu một thứ ngẫu thần đáng sợ nhất. Do đó,
đáng dừng lại giây lát trong vấn đề này như một vấn đề hiện thời, chứ không phải
chỉ là vấn đề trong quá khứ.
Người
đưa ra cuộc phân tích sáng suốt và sâu sắc nhất về việc thờ ngẫu thần là Thánh
Tông đồ Phaolô. Chúng ta hãy để ngài hướng dẫn chúng ta khám phá ra “con bò
vàng” vốn ẩn nấp đâu đó trong mỗi người chúng ta. Ở phần đầu của Thư gửi tín hữu
Rôma, chúng ta đọc điều này:
“Từ
trời, Thiên Chúa mặc khải cơn thịnh nộ của Người chống lại mọi thứ vô luân và bất
chính của những người lấy sự bất chính mà giam hãm chân lý. Những gì người ta
có thể biết về Thiên Chúa, thì thật là hiển nhiên trước mắt họ, vì chính Thiên
Chúa đã cho họ thấy rõ. Quả vậy, những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi
Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thần tính của Người, thì từ khi Thiên
Chúa tạo thành vũ trụ, trí khôn con người có thể nhìn thấy được qua những công
trình của Người. Do đó, họ không thể tự bào chữa được, vì tuy biết Thiên Chúa,
họ đã không tôn vinh hay cảm tạ Người cho phải đạo. Trái lại, đầu óc họ suy luận
viển vông và tâm trí ngu si của họ hoá ra mê muội” (Rm 1: 18-21).
Trong
tâm trí những người từng nghiên cứu thần học, những lời lẽ đó được liên kết hầu
như chuyên nhất với luận đề khả thể hiểu biết tự nhiên về sự hiện hữu của Thiên
Chúa từ những điều Người đã tạo dựng nên. Do đó, một khi vấn đề này được giải
quyết, hoặc sau khi nó đã không còn là mối quan tâm cấp bách như trong quá khứ
nữa, những lời lẽ này rất hiếm khi được nhắc đến và đánh giá cao. Nhưng khả thể
hiểu biết tự nhiên về Thiên Chúa, trong bối cảnh này, là một vấn đề khá ngoại
vi. Lời lẽ của Thánh Tông đồ có nhiều điều hơn thế để nói với chúng ta; chúng
chứa đựng một trong những “sấm sét của Thiên Chúa” có khả năng chẻ đôi cả những
cây tuyết tùng Libăng.
Thánh
Tông đồ có ý định chứng minh thân phận của loài người là gì trước Chúa Kitô và
bên ngoài Người, nói cách khác, thời điểm trong đó diễn trình cứu chuộc bắt đầu.
Nó không bắt đầu từ điểm Zero của thiên nhiên, nhưng từ điểm dưới Zero do tội lỗi.
Mọi người đều đã phạm tội; không trừ một ai. Thánh Tông đồ chia thế giới thành
hai loại Hy Lạp và Do Thái, nghĩa là ngoại giáo và tín hữu, và ngài bắt đầu bản
cáo trạng của ngài chính xác nhằm chống lại tội lỗi của người ngoại giáo. Ngài
xác nhận tội lỗi căn bản của thế giới ngoại giáo là sự vô thần và bất chính.
Ngài nói rằng đó là một cuộc tấn công vào sự thật, không phải vì sự thật này
hay sự thật nọ mà là sự thật nguyên ủy của mọi hiện hữu.
Tội
lỗi căn bản, đối tượng hàng đầu của cơn thịnh nộ thần thánh, được xác nhận là
asebeia, vô thần. Chính xác điều này muốn nói gì đã được Thánh Tông đồ giải
thích ngay sau đó; ngài nói rằng nó hệ ở việc từ chối “tôn vinh” và “cảm tạ”
Thiên Chúa. Nói cách khác, đó là việc từ chối công nhận Thiên Chúa là Thiên
Chúa, không dành cho Người sự kính trọng mà Người đáng được. Chúng ta có thể
nói: Nó hệ ở việc “làm ngơ Thiên Chúa”, trong đó, “làm ngơ” ở đây không có
nghĩa là không biết “Người hiện hữu”, mà là “hành động như thể Người không hiện
hữu”.
Trong
Cựu Ước, chúng ta nghe Môsê la to với mọi người, “Do đó, các ngươi hãy biết rằng
Chúa, Thiên Chúa của các ngươi là Thiên Chúa” (Đnl 7: 9), và thánh vịnh gia tiếp
nối tiếng la đó, đã nói rằng, “Hãy nhìn nhận CHÚA là Thượng Đế, chính Người dựng
nên ta, ta thuộc về Người, ta là dân Người” (Tv 100: 3). Rút gọn vào cốt lõi
chính của nó, tội lỗi là từ chối việc “công nhận” đó; nó là mưu toan của một tạo
vật nhằm hủy bỏ khoảng cách phẩm tính vô hạn vốn hiện hữu giữa họ và Đấng tạo dựng
và từ khước phụ thuộc vào Người. Sự từ khước này trở thành hiện thân một cách cụ
thể trong việc thờ ngẫu thần, trong đó người ta thờ phượng tạo vật thay cho Đấng
Tạo Dựng (xem Rm 1:25). Người ngoại giáo, Thánh tông đồ nói tiếp, trở nên vô dụng
trong suy nghĩ của họ, và tâm trí vô cảm của họ trở nên tối tăm. Tự nhận là
khôn ngoan, họ trở thành kẻ ngu ngốc; và họ đổi vinh quang của Thiên Chúa bất tử
lấy các hình ảnh giống như một con người tử sinh hoặc những con chim hoặc động
vật bốn chân hoặc loài bò sát (Rm 1: 21-23).
Thánh
Tông đồ không có ý nói: mọi người ngoại giáo, không trừ ai, đã đích thân sống
trong loại tội lỗi này. (Ngài nói thêm, trong Rm 2: 14ff., Về những người ngoại
giáo có thể được Thiên Chúa chấp nhận vì họ tuân theo luật của Thiên Chúa viết
trên trái tim họ). Ngài có ý nói: tình huống khách quan nói chung của nhân loại
trước Thiên Chúa sau khi phạm tội. Con người, được tạo ra “công chính” (cả ý
nghĩa vật lý của việc đứng thẳng lẫn ý nghĩa đạo đức của công chính), đã trở
thành một người “bị bẻ cong” vì tội lỗi, nghĩa là cong mình về phía mình, và trở
thành “ngạo ngược” (perverse), nghĩa là hướng về chính họ thay vì hướng về
Thiên Chúa.
Trong
việc thờ ngẫu thần, một hữu thể phàm nhân không “chấp nhận” Thiên Chúa mà tự biến
mình thành một Thiên Chúa. Các vai trò được đảo ngược: con người trở thành thợ
gốm và Thiên Chúa trở thành chiếc nồi được lên khuôn tùy theo ý thích của họ
(xem Rm 9: 20tt). Trong tất cả điều này có một sự ám chỉ, ít nhất là mặc nhiên,
đối với trình thuật sáng thế (xem St 1: 26-27). Ở đó, có lời chép rằng Thiên
Chúa tạo ra con người theo hình ảnh và họa ảnh của Người; ở đây, người ta nói rằng
con người đã lấy hình ảnh và họa ảnh của con người mau hư thay thế cho Thiên
Chúa. Nói cách khác, Thiên Chúa tạo ra con người theo hình ảnh của Người, còn
bây giờ con người tạo ra Thiên Chúa theo hình ảnh của mình. Vì con người là bạo
lực, họ biến bạo lực thành một vị thần, Sao Hỏa (Mars); vì đầy dục vọng, họ biến
dục vọng thành một vị thần, Sao Kim (Venus), vân vân. Bây giờ, họ đang biến
Thiên Chúa thành một phóng chiếu của chính họ.
"Ngài
là người đó!"
Thật
dễ dàng để chứng minh rằng, xét một cách nào đó, đây vẫn là tình huống trong đó
chúng ta ở phương Tây hiện hữu về phương diện tôn giáo; đây vẫn là tình huống từ
đó chủ nghĩa vô thần hiện đại khởi đầu với câu nói nổi tiếng của Ludwig Feuerbach,
“Thiên Chúa không tạo ra con người theo hình ảnh của Người; trái lại, con người
tạo ra Thiên Chúa theo hình ảnh của mình” (1). Theo một nghĩa nào đó, chúng ta
phải nhìn nhận rằng câu khẳng định này đúng! Vâng, Thiên Chúa đang thực sự là một
sản phẩm của tâm trí con người. Tuy nhiên, vấn đề là biết vị Thiên Chúa nào
đang được nhắc đến. Đó chắc chắn không phải là vị Thiên Chúa sống động của Kinh
thánh mà chỉ là người thay thế.
Chúng
ta hãy tưởng tượng một người loạn trí hôm nay đập búa vào bức tượng David của
Michelangelo đặt bên ngoài Palazzo della Signoria ở Florence, rồi bắt đầu la ó
một cách thắng thế, “tôi đã phá hủy tượng David của Michelangelo! David của ông
ta không còn hiện hữu nữa! David của ông ta không còn hiện hữu nữa!” Anh chàng
điên dại khốn khổ này đâu có nhận ra rằng đó chỉ là một tượng đắp, một bản sao
vội vàng cho các khách du lịch, vì bức tượng David thực sự của Michelangelo, vì
một mưu toan như thế trong quá khứ, đã không còn được lưu chuyển và đã được lưu
trữ an toàn trong Galleria dell'Accademia. Điều này song hành với những gì đã xảy
ra với Friedrich Nietzsche khi, qua lời lẽ của một trong những nhân vật của ông
ta, đã tuyên bố rằng, “chúng ta đã giết chết Thiên Chúa!” (2) Ông ta đâu có hiểu
ra rằng ông ta không giết được Thiên Chúa đích thực mà chỉ giết được bản sao
“thạch cao” của Người mà thôi.
Chúng
ta chỉ cần một quan sát đơn giản để xác tín rằng thuyết vô thần hiện đại không
liên quan gì đến Thiên Chúa của đức tin Kitô giáo, mà chỉ liên quan tới một ý
tưởng dị dạng về Người. Nếu ý tưởng về vị Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi đã được
duy trì sống động trong thần học (thay vì nói về một “đấng tối cao” mơ hồ), thì
lý thuyết của Feuerbach sẽ không dễ dàng thắng thế, một lý thuyết cho rằng
Thiên Chúa chỉ là một phóng chiếu của chính con người và yếu tính của họ. Con
người phàm nhân cần gì khi phải phân chia các Ngài thành ba Cha, Con và Thánh
Thần? Đó là thứ duy thần chủ nghĩa mơ hồ bị phá hủy bởi chủ nghĩa vô thần hiện
đại, không phải là đức tin vào Thiên Thiên Chúa duy nhất và ba ngôi.
Nhưng
chúng ta hãy chuyển sang một điều khác. Chúng ta không ở đây để bác bỏ chủ
nghĩa vô thần hiện đại hoặc dự một lớp học về thần học mục vụ; chúng ta ở đây để
thực hiện một hành trình hoán cải bản thân. Chúng ta đóng vai trò nào, chữ
“chúng ta” ở đây tôi muốn nói các tín hữu, trong bản cáo trạng đáng sợ của Kinh
thánh chống lại việc thờ ngẫu thần?
Theo
những gì đã được nói cho đến bây giờ, có vẻ như trên thực tế, hơn bất cứ điều
gì khác, chúng ta đã đảm nhận vai trò những người tố cáo. Chúng ta hãy nghe những
gì tiếp theo trong Thư Thánh Phaolô gửi cho tín hữu Rôma. Sau khi lột mặt nạ khỏi
khuôn mặt thế giới, Thánh tông đồ, sau đó, cũng đã lột mặt nạ khỏi chúng ta và
chúng ta sẽ thấy bằng cách nào.
Dù
là ai, bạn vẫn không thể viện dẫn bất cứ lý do gì để phán xét người khác; vì
khi phán xét người khác, bạn lên án chính mình, bởi vì bạn, vị thẩm phán, cũng
làm y những việc như thế. Bạn nói rằng, “chúng tôi biết sự phán xét của Thiên
Chúa đối với những người làm những việc đó là đúng với sự thật”. Bạn có tưởng
tượng, dù bạn là ai, khi bạn phán xét những người làm những việc đó và chính
mình bạn cũng làm các điều đó, bạn sẽ thoát khỏi sự phán xét của Thiên Chúa hay
sao? (Rm 2: 1-3)
Kinh
thánh cho chúng ta biết câu chuyện sau đây. Vua David đã phạm tội ngoại tình; để
che đậy tội đó, ngài đã khiến chồng người đàn bà đó chết ngoài mặt trận, để vào
thời điểm đó, việc ngài tự lấy người vợ của ông ta có thể được coi giống như một
hành động hào phóng của nhà vua đối với người lính đã chết trong lúc chiến đấu
thay cho mình. Đây là quả là một chuỗi tội lỗi thực sự. Rồi, tiên tri Nathan,
được Thiên Chúa sai đến, đã tới gặp ngài và nói với ngài một dụ ngôn (nhưng nhà
vua không biết đó là dụ ngôn). Nathan nói: Có một người rất giàu có trong thành
phố, sở hữu nhiều đoàn cừu, và có một người nghèo chỉ có một con cừu rất thân
thiết với ông ta, nhờ đó ông ta kiếm kế sinh nhai và ngủ trong nhà ông ta. Một
vị khách tới nhà người giàu có, nên, tha chết cho con cừu của mình, người này
đã lấy con cừu của người nghèo và cho giết nó để làm bữa tiệc đãi khách. Khi
David nghe câu chuyện này, cơn thịnh nộ của ngài bừng lên đối với người đó và
ngài nói, “Người làm điều đó đáng chết!” Lúc đó, Nathan, ngưng ngay dụ ngôn, chỉ
ngón tay vào David, nói với ngài, “Ngài là người đó!” (xem 2 Sm 12: 1tt).
Đó
là điều Thánh Tông đồ Phaolô muốn nói với chúng ta. Sau khi kéo chúng ta theo
sau ngài trong sự phẫn nộ và kinh hoàng chính đáng trước sự vô thần của thế giới,
khi chúng ta mở từ chương một đến chương hai trong lá thư của ngài, như thể bỗng
nhiên, ngài quay về phía chúng ta và lặp lại câu, “anh em chính là người đó!”
Vào thời điểm này, sự xuất hiện trở lại của cụm từ “không có lý do bào chữa”
(anapologetos), được sử dụng trước đó đối với những người ngoại giáo, khiến
chúng ta không còn nghi ngờ gì về ý định của Thánh Phaolô nữa. Ngài kết luận:
khi phán xét người khác, bạn lên án chính mình. Nỗi kinh hoàng bạn quan niệm
cho việc thờ ngẫu thần giờ đang quay lưng chống lại bạn.
Vị
“phán xử” trong suốt chương thứ hai hóa ra là người Do Thái, người được hiểu ở
đây là một hình tượng (type) nhiều hơn. “Người Do Thái” là người không phải Hy
Lạp, không phải ngoại giáo (xem Rm 2: 9-10). Người này ngoan đạo, là một tín hữu,
người có những nguyên tắc mạnh mẽ và sở đắc nền luân lý mặc khải, người phán
xét phần còn lại của thế giới và, khi phán xét, cảm thấy an lòng. Theo nghĩa
này, Người Do Thái là mỗi người chúng ta. Origen thực sự đã nói rằng trong Giáo
hội, những người bị các lời lẽ này của Thánh tông đồ nhắm là các linh mục, tư tế
và phó tế, nghĩa là, các người hướng dẫn, các nhà lãnh đạo (3).
Chính
Thánh Phaolô đã trải nghiệm cú sốc này khi từ một người Biệt Phái trở thành một
Kitô hữu, nhờ thế, giờ đây, ngài có thể nói một cách xác tín và chỉ cho các tín
hữu con đường thoát khỏi chủ nghĩa Biệt Phái. Ngài phơi bày ảo tưởng kỳ dị vốn
lặp đi lại rằng những người ngoan đạo và có lòng đạo được che chở khỏi cơn thịnh
nộ của Thiên Chúa chỉ vì họ có một ý tưởng rõ ràng về thiện và ác, họ biết lề
luật và đôi khi biết cách áp dụng nó cho người khác. Tuy nhiên, khi đụng đến
chính mình, họ nghĩ rằng đặc quyền được ở bên cạnh Thiên Chúa, hay dù gì, trong
“lòng tốt” và “kiên nhẫn” của Thiên Chúa mà họ biết rõ, sẽ tạo ra ngoại lệ cho
họ.
Chúng
ta hãy tưởng nghĩ tới cảnh tượng này. Một người cha đang khiển trách một trong
những đứa con trai của mình vì một sự vi phạm nào đó; Một người con trai khác,
người đã phạm cùng một thứ tội, tin rằng sẽ giành được thiện cảm của cha mình
và thoát khỏi sự khiển trách, cũng bắt đầu quở trách anh trai mình, trong khi
người cha mong đợi một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.
Người
cha hy vọng rằng nghe thấy ông la mắng anh trai mình và thấy lòng tốt và sự
kiên nhẫn của ông đối với anh ta, đứa con trai thứ hai sẽ chạy đến xấp mình dưới
chân cha, thú nhận rằng anh ta cũng phạm tội y hệt và hứa sẽ sửa mình.
Bạn
có coi thường sự phong phú trong lòng tốt, chịu đựng và kiên nhẫn của ông
không? Bạn không nhận ra rằng lòng tốt của Thiên Chúa có nghĩa sẽ dẫn bạn đến sự
ăn năn đó sao? Nhưng với trái tim cứng cỏi và không ăn năn của mình, bạn đang
tích góp cơn thịnh nộ cho chính mình vào ngày thịnh nộ, khi việc phán xét công
bình của Thiên Chúa sẽ được mặc khải. (Rm 2: 4-5).
Thật
là sốc biết bao, ngày bạn hiểu ra rằng lời của Thiên Chúa đang nói cách này
chính xác là đang nói với bạn, “ngươi” ở đây là chính bạn! Đây là điều xảy ra
khi một nhà luật học hoàn toàn tập chú vào việc phân tích một bản án nổi tiếng
được ban hành trong quá khứ vốn có thẩm quyền, khi, quan sát kỹ hơn, bỗng nhiên
ông ta nhận ra bản án cũng áp dụng cho ông ta và vẫn còn hiệu lực. Đột nhiên,
nó thay đổi tình huống của người này, và ông ta không còn chắc chắn về bản thân
mình nữa. Lời của Thiên Chúa được áp dụng ở đây một cách hữu hiệu thực sự; nó đảo
lộn tình hình của người đang xử lý với nó. Ở đây, không có lối thoát: hoặc là
chúng ta phải “bật khóc” mà nói như David, “tôi đã phạm tội chống lại CHÚA! '(2
Sm 12:13), hoặc cứng lòng thêm và việc không ăn năn được củng cố thêm. Khi nghe
lời lẽ này từ Thánh Phaolô, người ta kết cục một là tự hoán cải hai là cứng
lòng thêm.
Nhưng
đâu là lời buộc tội chuyên biệt của Thánh Tông đồ đối với người “đạo hạnh”?
Ngài nói: Chính là việc thực hiện “những điều y hệt” mà họ vốn phán xét nơi người
khác. Cả theo nghĩa y hệt về thể lý? Ngài cũng muốn nói cả theo nghĩa ấy (xem
Rm 2: 21-24), nhưng trên hết, ngài muốn nói “những điều y hệt” theo nghĩa bản
chất, nghĩa là sự vô thần và thờ ngẫu thần. Thánh Tông đồ nêu bật điều này hay
hơn trong phần còn lại của bức thư khi ngài tố cáo chủ trương tự cứu mình nhờ
các việc làm và do đó biến mình thành chủ nợ và Thiên Chúa là con nợ. Ngài nói,
nếu bạn tuân thủ lề luật và làm đủ thứ việc tốt, nhưng chỉ để khẳng định sự
công chính của bạn, bạn đang đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa. Thánh Phaolô
chỉ lặp lại bằng những lời lẽ khác điều Chúa Giêsu đã cố gắng nói trong Tin Mừng
qua dụ ngôn Người Biệt phái và người thu thuế ở đền thờ và qua nhiều cách khác
nữa.
Chúng
ta hãy áp dụng tất cả những điều này vào chúng ta, các Kitô hữu, xét vì, như
chúng ta đã nói, mục tiêu của Thánh Phaolô không hẳn là người Do Thái nói chung
vì họ là người có lòng đạo mà là, trong trường hợp chuyên biệt này, những người
được gọi là “Kitô hữu gốc Do Thái”. Có một thứ thờ ngẫu thần giấu ẩn đặt bẫy
cho người có lòng đạo. Nếu thờ ngẫu thần là “thờ phượng các công trình của
chính bàn tay mình” (xem Is 2: 8; Hs 14: 4), nếu thờ ngẫu thần là “đặt tạo vật
vào vị trí của Thiên Chúa”, thì tôi là người thờ ngẫu thần khi đặt tạo vật, tạo
vật của tôi, công trình bàn tay tôi, vào chỗ của Đấng Tạo Hóa. “Tạo vật” của
tôi có thể là căn nhà hoặc nhà thờ mà tôi đang xây dựng, là gia đình mà tôi
đang thiết lập, là con trai tôi đã mang vào thế giới (có biết bao bà mẹ, thậm
chí bà mẹ Kitô giáo, vô tình biến con trai họ, đặc biệt nếu nó là con trai duy
nhất, thành Thiên Chúa của họ!). Nó cũng có thể là định chế tôn giáo mà tôi đã
thành lập, chức vụ mà tôi nắm giữ, tác phẩm tôi trình diễn, trường tôi chỉ đạo.
Trong trường hợp của tôi, chính bài giảng tôi đang giảng cho qúy vị này!
Ở
cốt lõi của mọi việc thờ ngẫu thần là tôn thờ bản thân, sùng bái bản thân, tự
yêu mình, đặt mình vào vị trí trung tâm và ở vị trí đầu tiên trong vũ trụ, hy
sinh mọi thứ khác cho điều đó. Chúng ta chỉ cần học cách lắng nghe chính mình
khi chúng ta nói là đủ khám phá ra tên của ngẫu thần chúng ta, vì, như Thiên
Chúa Giêsu đã nói, “Vì lòng có đầy, miệng mới nói ra” (Mt 12:34). Chúng ta sẽ
khám phá có biết bao câu trong số các câu chúng ta nói bắt đầu bằng chữ “Tôi”.
Kết
quả luôn là sự vô thần, không tôn vinh Thiên Chúa, nhưng luôn luôn và chỉ tôn
vinh chính mình, làm cho cả những điều tốt đẹp, bao gồm việc phục vụ chúng ta
dành cho Thiên Chúa và chính Thiên Chúa phải phục vụ sự thành công và khẳng định
chính chúng ta! Nhiều cây có thân cao chỉ có một rễ cái, rễ mẹ đâm thẳng xuống
dưới thân cây và làm cho cây cứng cáp và không thể di chuyển. Miễn là chúng ta
không đặt rìu vào gốc đó, chúng ta có thể chặt hết rễ bên nhưng cây sẽ không
ngã. Nhưng không gian đó rất hẹp và không có chỗ cho hai người: hoặc là bản ngã
tôi hoặc là Chúa Kitô.
Có
lẽ trở về trong chính mình, vào thời điểm này, tôi sẵn sàng nhận ra sự thật
này: cho đến nay tôi đã sống phần nào “cho chính tôi”, tôi cũng can dự vào mầu
nhiệm vô thần. Chúa Thánh Thần “đã kết án tôi phạm tội”. Nay, phép lạ hoán cải
luôn luôn mới mẻ có thể bắt đầu đối với tôi. Như Thánh Augustinô đã giải thích
cho chúng ta, nếu tội lỗi hệ việc cong mình về phía chính mình, thì việc hoán cả
triệt để nhất hệ ở việc “làm thẳng chính mình lên” và trở lại với Thiên Chúa.
Chúng ta không thể làm điều này trong diễn trình một bài giảng hoặc trong một
Mùa Chay; tuy nhiên, ít nhất, chúng ta có thể cương quyết nhất định sẽ làm điều
đó, và điều này, xét theo một cách nào đó đối với Thiên Chúa, đã như thể chúng
ta làm điều đó rồi.
Nếu
tôi xếp hàng hoàn toàn về phía Thiên Chúa chống lại “cái tôi” của tôi, thì tôi
sẽ trở thành đồng minh của Người; giờ đây có hai chúng tôi cùng nhau chiến đấu
chống lại cùng một kẻ thù, thì chiến thắng là điều được bảo đảm. Giống con cá
ra khỏi nước, bản ngã tôi vẫn có thể dẫy đành đạch và ngo ngoe chút ít, nhưng
nhất định nó sẽ chết. Tuy nhiên, đó không phải là một cái chết mà là một sự ra
đời: “Ai muốn cứu mạng sống mình, thì sẽ mất; còn ai liều mất mạng sống mình vì
Thầy, thì sẽ tìm được mạng sống ấy” (Mt 16:25). Bao lâu “con người cũ” chết đi,
điều được tái sinh trong ta là con người mới, được tạo dựng theo hình ảnh Thiên
Chúa trong sự công chính và thánh thiện thực sự (Eph 4:24) – là người đàn ông
hay đàn bà mà mọi hữu thể nhân bản đều thầm mơ ước trở thành.
Xin
Thiên Chúa giúp chúng ta luôn nhận ra môt lần nữa nhiệm vụ đích thực của cuộc sống,
đó là sự hoán cải của chúng ta.
Theo
bản tiếng Anh của Marsha Daigle Williamson
1.Ludwig
Feuerbach, “Bài thuyết giảng XX”, Các Bài thuyết giảng về yếu tính tôn giáo, Bản
dịch tiếng Anh của Ralph Manheim (New York: Harper & Row, 1967), tr. 187.
2.Xem
Friedrich Nietzsche, Khoa học đồng tính # 125, bản dịch tiếng Anh của Walter
Kaufmann (New York: Vantage books, 1974), tr. 181.
3.
Origen, Bình luận về Thư gửi tín hữu Rôma 1-5, 2, 2, bản dịch tiếng Anh của
Thomas P. Scheck, tập. 103, The Fathers of the Church (Washington, DC: Catholic
University of America Press, 2001), tr. 104; PG 14, tr. 873.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét