Thánh Giá : Nguồn Ơn Cứu Độ Nhân Loại
“- Này là gỗ Cây Thánh Giá đã treo Đấng Cứu Chuộc nhân -Ta hãy thờ lạy! “ ( Lời suy tôn Thánh Giá Thứ Sáu Tuần Thánh )
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
Dòng chữ Hy Lạp: EN TONTÔ NIKA (theo dấu này sẽ chiến thắng), nên vua truyền mang Thánh Giá ra trận và đã đánh bại quân Maxcence. Thánh Giá đã từng bị quân đội Ba-Tư cướp mất và sau nhiều năm chiến đấu vua Heraclius đã lấy lại được. Chính nhà vua vác Thánh Giá rước trọng thể về Jerusalem đặt trên núi Calavario ngày 14/9/629 và từ đó Giáo Hội mừng kính Lễ suy tôn Thánh Giá hàng năm vào ngày 14/9.
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công Giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine ( Bỏ thanh ngang )
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary ( đế tam cấp )
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
Hoạt cảnh 14 chặng đường Thánh Giá Chúa chịu khổ hình, treo chung quanh trong Thánh đường , linh địa, đồi núi để suy niệm và tôn vinh Thánh Giá gồm:
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài, và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.” (Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Đây chính là một hiện tượng lạ lùng nhất trần gian mà con người không thể hiểu được nếu không chấp nhận bằng đức tin. Vì chính Chúa đã biến đổi cây thập tự mang hình ảnh ghê sợ, tủi nhục nơi pháp trường tử địa , trở thành Cây Thánh Giá uy quyền vinh quang và hấp dẫn.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình vài địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật sâu sắc linh thiêng, đó là :
‘ Tình Yêu cao cả tuyệt với của Chúa Cứu Thế ‘
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu.
-Ngay lối vào nhà thờ Anh giáo tại Zanxibar là nơi buôn bán nô lệ, có một cột trụ trước giáo đường là cây Thánh Giá có mang tên Livingstone nhà giải phóng chế độ nô lệ. Cây Thánh Giá được chạm trổ từ một gốc cây nơi ông đứng để hô hào bãi bỏ việc buôn bán nộ lệ vô nhân đạo.
-Nhưng còn có một Thánh Giá rất nổi tiếng trong Giáo Hội Công Giáo tiên khởi. Đó là cây ‘Thánh Giá Ngược’ của Thánh Phêrô, vị Tông Đồ Cả trong 12 Tông Đồ hay vị Giáo Hoàng đầu tiên. Khi tử vì đạo năm 64 dưới thời hoàng đế Nê-ron, Thánh Phêrô đã yêu cầu được đóng đinh trên cây Thánh Giá Ngược, vì Ngài cho là mình không xứng đáng nhận cái chết giống Chúa Giêsu. Tại Roma, một ngôi Thánh đường được xây cất chính nơi Thánh Phê-rô trốn khỏi thành vì các tín đồ Công Giáo đang bị ruồng bắt gắt gao, Ngài đã gặp Chúa vác Thánh Giá vào thành, Thánh Phê-rô hỏi Chúa : “Quo vadis, Domine ?’ (Lạy Thày, Thày đi đâu ? ) - Câu hỏi trên được ghi khắc trên tường nhà thờ đã gợi hứng cho văn hào Ba lan Henryk
Sienkiewicz viết cuốn tiểu thuyết cùng tên ‘ Quo Vadis ‘ và vào năm 1951 kinh đô Điện ảnh Hoa Kỳ đã xuất bản cuốn phim rất được hâm mộ ‘Quo Vadis’
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum và ngày 20/ 6/16 tàn quyền Thừa Thiên Huế đem 200 côn đồ và xe ủi đến san lấp nội vi Đan Viện Thiên Ân, giật sập và thô bạo giẫm đạp lên Thánh Giá như muốn thách thức Công Giáo, cùng đe dọa các Tôn giáo khác.
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt, nhờ Hồng Ân trong Mùa Chay 2019- Thánh Giá sẽ là trọng tâm đem an bình và hòa giải những tham vọng thấp hèn của con người đang bùng phát khắp nơi. Xin Chúa ban ơn cho Đức Thánh Cha Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội
Xin Chúa nâng đỡ Giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn đầy khó khăn thử thách này. Và nhân loại biết tôn kính Thánh Giá là biểu tượng tình yêu cao cả Thiên Chúa ban cho loài người.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang. Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long. Xin chữa lành mọi vết thương tâm hồn chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang hoa trái trường sinh. Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm lành biểt ăn năn. Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cung kính dâng lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
*Ý nghĩa & Nguồn gốc: Chúa Giêsu chịu chết trên thập giá thời vua Cezar và quan tổng trấn Do Thái là Philatô vào năm 33 sau Công nguyên. Trong đế quốc La-mã thời Chúa Giêsu, chết treo trên thập giá là cực hình cho kẻ trọng tội. Sau khi bị đánh đòn tội nhân phải vác thập giá tới pháp trường. Tử tội bị lột hết quần áo, cột hay đóng đinh vào khổ giá, có khi bị treo ngược đầu xuống đất, trên đầu ghi một bản án. Ngoài sự đau đớn thể xác, còn là sự ô nhục tinh thần…Thập giá còn được gọi là thập tự giá, khổ giá, hay thập ác.
Tương truyền Thánh Helene thân mẫu hoàng đế Constantine đã tìm thấy Thánh Giá vào năm 326 và một một phần Thánh Giá hiện nay đặt tại nhà thờ Thánh Groce, La-mã. Thánh Giá chính thức được tôn vinh vào năm 312 khi đại đế Constantine được thị kiến ban đêm trên bầu trời Cây Thánh Giá sáng ngời với
- Thánh Giá là cây thập tự Đấng Cứu Thế chết treo trên đó để chuộc tội loài người.
- Làm dấu Thánh Giá có 2 cách: đơn và kép- Đơn là giơ bàn tay làm dấu từ trán xuống ngực, qua vai trái sang phải và chắp 2 tay lại- Kép là vạch hình Thánh Giá trên trán, miệng và ngực.
Vì thế Thánh Giá mang nhiều ý nghĩa linh thiêng cao trọng :
- Làm dấu Thánh Giá mang 3 ý nghĩa:
(1) Tuyên xưng mình là Ki-tô hữu và tuyên xưng Chúa cứu độ ta bằng Thập giá.
(2) Kêu xin Chúa giúp ta bằng sức mạnh cây Thánh Giá.
(3) Hiến dâng cho Chúa việc ta sắp làm trong tinh thần vâng lời và phục vụ Chúa.
- Thánh Giá là Tình yêu Thiên Chúa ban cho nhân loại.
- Thánh Giá biểu tượng linh thánh Ki-tô-giáo.
- Thánh Giá đồng hành với chúng ta trong đời sống.
- Thánh Giá là Danh Thánh Chúa Ki-tô trên trời dưới đất muôn loài kính lạy.
- Thánh Giá khiến ma quỉ tà thần khiếp sợ.
- Thánh Giá là chỉ dấu Ki-tô hữu dùng hàng ngày trước kinh nguyện, bữa ăn, các việc trọng đại.
- Thánh Giá dùng trong các nghi lễ, các phép bí tích, á bí tích…
- Thánh Giá là chìa khóa mở cửa Thiên đàng.
*Biểu tượng:
- Cây Thánh Giá trên đỉnh tháp các giáo đường là biểu tượng Thánh đường Công Giáo.
- Cây Thánh Giá xây trên mộ huyệt các Ki-tô hữu qua đời trong Nghĩa trang.
- Thánh Giá đặt trên bàn thờ các gia đình Ki-tô-giáo.
- Cây Thánh Giá treo phía trên bàn thờ tế lễ.
- Thánh Giá dẫn đầu đoàn rước kiệu.
- Thánh Giá mở đầu và kết thúc chuỗi hạt Mân Côi.
- Các tu sĩ một số dòng mang Thánh Giá trên tu phục.
- Các vị Chủ tế giơ cao Thánh Giá hay giơ tay theo hình Thánh Giá chúc lành giáo dân tham dự nghi lễ.
- Thánh Giá thường được làm bằng kim quí hay đá quí có giây đeo tôn kính trước ngực.
- Thánh Giá được tôn kính trọng thể Thứ Sáu Tuần Thánh.
- Thánh Giá là trọng tâm trong biểu tượng Năm Đức Tin.
- Trên đầu Thánh Giá thường thấy 2 chữ viết tắt : INRI và I.H.S –
( INRI : JESUS NAZARENUS REX JUDAEORUM – JESUS người Nazareth vua dân Do Thái, ’Bản án kết tội Chúa do lệnh Philatô treo trên thập giá’ - I.H.S : JESUS HOMINUM SALVATOR – Đấng Cứu Độ loài người )
*Các kiểu Thánh Giá :
- Thánh Giá Commissa (Biểu tượng của dòng Phan-xi-cô, hình chữ T )
- Thánh Giá Immissa ( Thánh Giá La-tinh )
- Thánh Giá Byzantine ( Bỏ thanh ngang )
- Thánh Giá Salvomic ( dùng trong Giáo hội Chính Thống Nga và Đông Phương, có hình Thiên Thần )
- Thánh Giá Hy Lạp ( hình chữ thập )
- Thánh Giá Jerusalem ( gồm 5 chữ thập, dùng trong Thập Tự Chinh )
- Thánh Giá Calvary ( đế tam cấp )
- Thánh Giá An-rê. ( buộc giây thay đóng đinh)
- Thánh Giá Celtic. ( có hình vòng tròn phía sau)
- Thánh Giá Thánh Brigid. ( thắt hình chữ thập bằng lá cây)
- Thánh Giá Thánh Phê-rô ( Thánh Giá ngược, đầu chúi xuống đất )
- Thánh Giá Giáo Hoàng ( Mũ 3 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Carava ( 2 tầng Thánh Giá )
- Thánh Giá Thánh Damianô (có hình các Thánh)
- Thánh Giá Thánh Bênêđitô (trên Thánh Giá có mề đay hào quang và dòng chữ, thường dùng trong nghi thức trừ quỉ)
* Di Ngôn đồi thập giá:
7 Di Ngôn trước khi Chúa chết.
(1)”Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không hiểu việc chúng làm”
(Lc.23: 24)
(2)”Hôm nay con sẽ được ở trên Thiên đàng cùng Ta.”
(Lc.23: 43)
(3)”Thưa Bà! Đây là con Bà! Và đây là Mẹ con!’
(Yn.19:25- 27)
(4)”Lạy Thiên Chúa! Lạy Thiên Chúa con! Sao Ngài bỏ con! “
(Mt.27: 46)
(5)”Ta khát !”
(Yn.19: 28)
(6)”Mọi sự đã hoàn tất! “
(Yn.19: 30)
(7)”Lạy Cha! Con phó linh hồn trong tay Cha! “
(Lc.23: 46)
*14 chặng đường Thánh Giá :
(1) Chúa bị kết án tử hình.
(2) Chúa vác thập giá.
(3) Chúa ngã xuống đất lần thứ nhất,
(4) Chúa gặp Đức Mẹ.
(5) Ông Simon vác thập giá đỡ Chúa.
(6) Bà Veronica lau mặt cho Chúa.
(7) Chúa ngã lần thứ hai.
(8) Chúa an ủi phụ nữ thành Jerusalem.
(9) Chúa ngã lần thứ ba.
(10) Quân lính lột áo Chúa và chia nhau.
(11) Chúa bị đóng đinh vào thập giá.
(12) Chúa chết trên thập giá.
(13) Đem xác Chúa xuống khỏi thập giá.
(14) An táng Chúa trong mộ huyệt.
*Ngắm 5 Sự Thương Khó Chúa:
Kính nhớ Chúa chết trên thập giá để chuộc tôi loài người.
(1) Chúa lo buồn đổ mồ hôi máu.
(2) Chúa chịu đánh đòn.
(3) Chúa đội mạo gai.
(4) Chúa vác thập giá.
(5) Chúa chết trên thập giá.
*Đức Mẹ Maria đồng công cứu chuộc loài người.
Đức Maria đã cộng tác chặt chẽ cùng Chúa Giêsu trong công cuộc cứu chuộc nhân loại ngay sau khi Thiên Thần loan báo Mẹ được chọn để sinh Chúa Cứu Thế với lời ‘Xin Vâng’ khiêm tốn tuân hành.
Vì thế Giáo Hội đã đặt Lễ Kính Mẹ Sầu Bi ngày 15/9 ngay sau Lễ Suy Tôn Thánh Giá 14/9 để nhắc nhớ nhân loại ghi ơn cao cả của Mẹ cùng suy gẫm 7 sự Thương Khó Đức Bà:
(1) Mẹ Maria nghe Thánh Simêon nói tiên tri.
(2) Mẹ đem Chúa Hài Nhi trốn sang Ai Cập’
(3) Mẹ tìm thấy Chúa Giêsu giảng Kinh Thánh cho các luật sĩ trong đền thờ.
(4) Mẹ gặp Chúa Giêsu vác thập giá.
(5) Mẹ đứng dưới chân thập giá.
(6) Mẹ ẵm xác Chúa đưa từ thập giá xuống.
(7) Mẹ chứng kiến táng xác Chúa vào huyệt đá.
‘Mẹ Sầu Bi tầm tã giọt châu,
Đang đứng bên cây Thập giá,
Nơi Con Người đã bị treo lên.
Một lưỡi gươm nhọn đã đâm qua,
Tâm hồn Bà đang rên siết,
Đang sầu khổ và đau buồn’ (Thánh Thi Stabat Mater)
*Thánh Giá trình thuật trong Thánh Kinh:
Thánh Giá cứu chuộc loài người đã được tiên báo trong Cựu Ước , đặc biệt 4 Thánh Sử cũng nhắc đến nhiều lần trong Tân Ước và các Ngài đã nhìn sự chết của Chúa không còn là cực hình nhục nhã mà đã trở thành chiến thắng vinh quang.
- “Đến nơi gọi là Golgota, nghĩa là Gò Sọ, họ cho Ngài uống rượu có pha mật đắng, nhưng nếm qua Ngài không muốn uống. Đóng đinh Ngài rồi, họ rút thăm mà chía áo Ngài”
( Mt.27: 32- 38 )
-“Đúng giờ thứ ba thì họ đã đóng đinh Ngài, tấm biển kê bản án của Ngài đề là: Jesus Nazareth vua dân Do Thái. Cùng với Ngài họ cũng đóng đinh hai tên cướp, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu và đã nên trọn lời sách Thánh chép rằng: Ngài bị liệt hàng cùng kẻ ác nhân”
( Mc.15: 25- 28 )
-“Khi đến nơi gọi là Gò Sọ, thì người ta đóng đinh Ngài nơi ấy cùng hai tên gian phi, 1 tên bên tả 1 tên bên hữu. Bấy giờ Đức Giêsu nói: Lạy Cha xin tha thứ cho chúng, vì chúng không biết việc chúng làm.”
( Lc.23: 33- 34 )
-“Đứng bên khổ giá Đức Giêsu, có Mẹ Ngài và chị em của Mẹ Ngài là bà Maria vợ Klôpa và Maria Mađala. Vậy Đức Giêsu thấy Mẹ Ngài và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với Mẹ:
Hỡi Bà! Này là con Bà! Lại nói với môn đồ: Này là Mẹ con! Và từ giờ đó môn đồ đã nhận lấy Bà về nhà mình.”
( Yn.19: 25- 27 )
-“Ngài phận là một Vị Thiên Chúa, nhưng Ngài đã không nghĩ phải giành cho được chức vị đồng hàng cùng Thiên Chúa. Song Ngài đã hủy mình ra không là lĩnh lấy thân phận tôi đòi, trở thành giống hẳn người ta. Đem thân đội lốt người phàm. Ngài đã hạ mình thấp hèn, trở thành vâng phục cho đến chết và chết trên thập giá.”
( Phi.2: 6- 8 )
- “Ai muốn theo Ta hãy bỏ mình đi, vác thập giá mình mà theo Ta. Quả thật ai muốn cứu mạng sống mình thì sẽ mất, còn ai mất mạng sống mình vì danh nghĩa Tin Mừng thì sẽ được cứu rỗi.”
(Mc.8: 34 và Lc.9: 23- 27)
-“Ai không vác thập giá của mình mà theo Ta, thì không xứng đáng với Ta”
(Mt.10: 38)
-“ Và Ta, một khi Ta được giương cao khỏi mặt đất, Ta sẽ kéo mọi người lên với Ta”
(Ga.12: 32)
-“Tôi đã được đóng đinh vào thập giá cùng với Đức Ki-tô, không còn phải là tôi sống nữa, song là chính Đức Ki-tô sống trong tôi”
(Gal.3: 20)
-“Tôi không biết đến chuyện gì khác, ngoài một Chúa Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá.”
(Lời Thánh Phao-lô : 2Cr.4: 10)
-“Trong khi người Do Thái đòi hỏi những điều thiêng liêng dấu lạ, còn người Hy Lạp tìm kiếm lẽ khôn ngoan, thì chúng tôi rao giảng một Đấng Ki-tô bị đóng đinh, điều mà người Do Thái coi là ô nhục không thể chấp nhận và dân ngoại cho là điên rồ.”
(1Cr.1: 22)
-“Vì chưng Thiên Chúa đã quyết ý cho toàn sự viên mãn đậu lại trong Ngài, và đã giao hòa cả vạn vật nhờ Ngài và cho Ngài, đã ban lại bình an nhờ bửu huyết đã đổ ra nơi thập giá của Ngài.” (Col.19: 20)
Và chính Chúa Giêsu đã 3 lần tiên báo về cuộc khổ nạn của Ngài qua Phúc Âm các Thánh sử: Mathêu, Luca và Marcô:
-“Khi họ đã cùng nhau họp mặt tại tại Galilê, thì Đức Giêsu nói với họ: Con Người sắp bị nộp trong tay người đời và họ sẽ giết Ngài, ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại và họ buồn quá đỗi.”
(Mt.17: 22- 23 và Mc.9: 30- 32 & Lc.9: 43- 45)
-“Ngài bắt đầu giảng dạy họ rằng: Con Người phải chịu nhiều đau khổ và bị hàng niên trưởng và các thượng tế cùng ký lục khai trừ, bị giết đi và sau 3 ngày sẽ sống lại.”
(Mc.8: 31- 33 và Mt.16 : 21- 23 & Lc.9: 22)
-“Ngài đem theo mình nhóm Mười Hai và nói cùng họ: Này chúng ta lên Jerusalem và mọi điều các tiên tri đã viết: Con Người sẽ thực hiện. Vì chưng Ngài sẽ bị nộp cho dân ngoại, sẽ bị nhạo bang hành hạ, khạc nhổ và sau khi đánh đòn Ngài, người ta sẽ giết Ngài và ngày thứ 3 Ngài sẽ sống lại.”
(Lc.18: 31- 33 và Mt.20: 17- 19 & Mc.10: 32- 34)
*Suy niệm về Thánh Giá.
Trong việc suy tôn Thánh giá, chúng ta thấy rõ sự khác biệt lớn lao giữa thập giá và Thánh Giá:
-Cây thập giá là một cực hình do lòng hận thù của con người nghĩ ra.
-Cây Thánh Giá là sáng kiến tuyệt vời do tình yêu vô biên của Thiên Chúa dùng cứu chuộc loài người.
Ba thập giá trên đồi Golgota dạy chúng ta 1 bài học tuyệt vời : người trộm lành nhìn cây thập tự ở giữa chính là Thánh Giá- biểu tượng của tình yêu- Trong khi đó kẻ trộm dữ lại nhìn cây Thánh Giá chỉ là một
thập tự bằng gỗ- biểu tượng nhục hình của tội ác. Vì thế người Ky-tô hữu phải đón nhận Thánh Giá chính là biểu tượng Tình yêu cao cả mà Thiên Chúa đã trao ban cho nhân loại.
Cây Thánh Giá tóm lược những tín điều cao trọng của Ki-tô-giáo:
-Tín điều Một Thiên Chúa Ba Ngôi.
-Tín điều Ngôi Hai Thiên Chúa Nhập Thế Làm Người.
-Tín điều Thiên Chúa Cứu Chuộc nhân loại :
“Người chịu đóng đinh vào khổ giá,
Mũi giáo đâm thấu cả cạnh sườn,
Máu đào cùng nước chảy tuôn,
Rửa ta sạch hết ngàn muôn tội tình’
( Thánh Thi suy tôn Thánh Giá )
Thánh Giá khởi đầu minh chứng một Tình Yêu cao cả tuyệt vời Chúa dùng cứu chuộc tội lỗi loài người và
cũng là dấu chỉ của Vị Thẩm Phán công minh trong ngày Chung Thẩm như Chúa đã phán cùng Thánh Nữ Faustina- Sứ Giả Lòng Chúa Thương xót :
‘Tất cả ánh sáng trên các tầng trời sẽ phụt tắt và một đêm đen dầy đặc sẽ bao phủ khắp mặt địa cầu.
Lúc đó sẽ thấy một Dấu Thánh Giá xuất hiện trên bầu trời, và từ chỗ tay và chân Đấng Cứu Thế chịu đóng đinh, sẽ tỏa chiếu những luồng sáng vĩ đại trên toàn cõi địa cầu trong một khoảnh khắc. Điều này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn trước ngày cùng tận’
Với lòng sùng kính suy tôn Thánh Giá đã có nhiều Dòng Tu hay các Tổ chức Bác ái mang Tên hay dùng Biểu tượng Thánh Giá- Đặc biệt ta phải nói đến Dòng mến Thánh Giá Việt Nam với hình ảnh quen thuộc thân thương tận tụy của nhiều ngàn Nữ tu áo đen của 23 Hội dòng hoạt động trải dài suốt từ Bắc đến Nam VN và hiện nay cũng đang phục vụ trong các Cộng đoàn CGVN tại Hoa kỳ.
Ngoài ra, còn có nhiều công trình vĩ đại Suy tôn Thánh Giá. Xin trưng dẫn điển hình vài địa điểm nổi tiếng:
-Tháng 7/2007, tại Thánh địa Nazareth – nơi sinh trưởng của Chúa- một Thánh Giá khổng lồ lớn nhất thế giới được xây dựng cao 60 mét với 7 triệu 200 ngàn viên gạch. Đây không phải chỉ là biểu tượng hấp dẫn du khách, nhưng còn mang 1 ý nghĩa thật sâu sắc linh thiêng, đó là :
‘ Tình Yêu cao cả tuyệt với của Chúa Cứu Thế ‘
-Nghĩa trang Thánh Giá đồi Vilnius nước Lithuania, với 1 rừng hàng trăm ngàn Thánh Giá, chính là biểu tượng lòng trung kiên dâng hiến của Tín đồ Ky-Tô giáo. Đây cũng là điểm du lịch tự hào của quốc gia và cố Giáo Hoàng Gioan Phaolô II năm 1993 đã đến thăm viếng và trao tặng tượng Chúa Giêsu.
-Ngay lối vào nhà thờ Anh giáo tại Zanxibar là nơi buôn bán nô lệ, có một cột trụ trước giáo đường là cây Thánh Giá có mang tên Livingstone nhà giải phóng chế độ nô lệ. Cây Thánh Giá được chạm trổ từ một gốc cây nơi ông đứng để hô hào bãi bỏ việc buôn bán nộ lệ vô nhân đạo.
-Nhưng còn có một Thánh Giá rất nổi tiếng trong Giáo Hội Công Giáo tiên khởi. Đó là cây ‘Thánh Giá Ngược’ của Thánh Phêrô, vị Tông Đồ Cả trong 12 Tông Đồ hay vị Giáo Hoàng đầu tiên. Khi tử vì đạo năm 64 dưới thời hoàng đế Nê-ron, Thánh Phêrô đã yêu cầu được đóng đinh trên cây Thánh Giá Ngược, vì Ngài cho là mình không xứng đáng nhận cái chết giống Chúa Giêsu. Tại Roma, một ngôi Thánh đường được xây cất chính nơi Thánh Phê-rô trốn khỏi thành vì các tín đồ Công Giáo đang bị ruồng bắt gắt gao, Ngài đã gặp Chúa vác Thánh Giá vào thành, Thánh Phê-rô hỏi Chúa : “Quo vadis, Domine ?’ (Lạy Thày, Thày đi đâu ? ) - Câu hỏi trên được ghi khắc trên tường nhà thờ đã gợi hứng cho văn hào Ba lan Henryk
Sienkiewicz viết cuốn tiểu thuyết cùng tên ‘ Quo Vadis ‘ và vào năm 1951 kinh đô Điện ảnh Hoa Kỳ đã xuất bản cuốn phim rất được hâm mộ ‘Quo Vadis’
Chính vì Thánh Giá có sức mạnh phá tan tà thuyết, tiêu diệt vô thần, bọn Cộng Sản VN rất khiếp sợ, nên chúng cố tình đập phá đài Thánh Giá Đồng Chiêm trên đỉnh núi Chế thuộc Tổng Giáo Phận Hà Nội, đập nát 47 Thánh Giá trên các mộ Nghĩa địa giáo xứ Nghĩa Thành, Nghệ An và tháo gỡ Thánh Giá nơi nguyện đường của người Thiểu Số phong cùi Dak Pnam, Mang Yang, Kontum và ngày 20/ 6/16 tàn quyền Thừa Thiên Huế đem 200 côn đồ và xe ủi đến san lấp nội vi Đan Viện Thiên Ân, giật sập và thô bạo giẫm đạp lên Thánh Giá như muốn thách thức Công Giáo, cùng đe dọa các Tôn giáo khác.
‘Ôi dù Cộng Sản vô thần,
Đập phá Thánh Giá ngàn lần cuồng say,
Nhưng rồi sẽ có một ngày,
Triệu Hoa Thánh Giá nở đầy Quê Hương’
Trong thời đại văn minh hiện nay, hưởng thụ chiếm ưu thế trong đời sống con người mà quên mất sự hiện diện của Thiên Chúa là Đấng có quyền ban cho ta cuộc sống vĩnh hằng. Trong Mùa Chay Thánh để xứng đáng đón nhân Hồng Ân Cứu Chuộc của Thiên Chúa, ta hãy thật lòng ăn năn thống hối, không do dự và can đảm vác thập giá mình đi theo Chúa như ông Simon xưa.
Đặc biệt, nhờ Hồng Ân trong Mùa Chay 2019- Thánh Giá sẽ là trọng tâm đem an bình và hòa giải những tham vọng thấp hèn của con người đang bùng phát khắp nơi. Xin Chúa ban ơn cho Đức Thánh Cha Phanxicô nhân đức khôn ngoan và can đảm để dẫn dắt Giáo Hội
Xin Chúa nâng đỡ Giáo Hội Việt Nam trong giai đoạn đầy khó khăn thử thách này. Và nhân loại biết tôn kính Thánh Giá là biểu tượng tình yêu cao cả Thiên Chúa ban cho loài người.
Hãy suy niệm Lời Cầu trong Thánh vịnh về Thánh Giá :
‘Chúa đã lên Giêrusalem chịu khổ hình để bước vào vinh quang. Xin giúp Hội Thánh Chúa sau cuộc vượt qua trần thế, được đạt tới vinh quang bất diệt.
Xưa Chúa được dâng cao trên thập giá và bị lưỡi đòng đâm thấu cạnh nương long. Xin chữa lành mọi vết thương tâm hồn chúng con.
Chúa đã làm cho cây thập giá trở thành cây mang hoa trái trường sinh. Xin ban sự sống đời đời cho những ai sắp được tái sinh nhờ bí tích Thánh Tẩy.
Khi bị treo trên thập giá, Chúa đã tha thứ cho người trộm lành biểt ăn năn. Xin cũng tha thứ cho chúng con là những kẻ tôi lỗi.’
Xin cung kính dâng lời nguyện sau đây:
*Kinh Kính Thánh Giá:
“Lạy dấu Thánh Giá.
Con kính Thánh Giá cho được bằng yên.
Cây Thánh Giá ở giữa rừng vàng,
Cây Thánh Giá là gươm là giáo.
Cây Thánh Giá ở khắp gần xa, tróc quỉ trừ ma, khiêm nhường mỹ tục.
Cây Thánh Giá là tàu vượt sang khỏi biển.
Cây Thánh giá là chìa khóa mở cửa thiên đàng cho chúng con được vào.
Lạy Cây Thánh Giá!
Lạy Cành Cây Thánh Giá!
Lạy Lá Cây Thánh Giá!
Lạy Hoa Cây Thánh Giá!
Lạy Quả Cây Thánh Giá!
Từ xưa đến nay chưa có cây nào bằng Cây Thánh Giá.
Lạy Chúa Con nằm trên Cây Thánh giá chịu chết vì chúng con- Amen. “
ĐINH VĂN TIẾN HÙNG
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-03-12
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét