Mùa Chay Linh Thiêng
Mùa Chay là thời gian linh thiêng đong đầy tình yêu để cầu nguyện, để ăn năn sám hối và để hy sinh hãm mình, nhờ đó mà canh tân bản thân mình ngày mỗi hoàn thiện hơn. "Mùa Chay mời gọi các Kitô hữu thể hiện mầu nhiệm Vượt Qua cách sâu sắc và cụ thể hơn trong đời sống cá nhân, gia đình và xã hội của họ, trên hết qua việc ăn chay, cầu nguyện và bố thí." (Sứ điệp Mùa Chay năm 2019, số 3).
1. Mùa Chay linh thiêng
Mùa Chay linh thiêng lại về với đời sống tín hữu Công Giáo. Mùa Chay là thời gian 40 ngày dọn lòng mừng lễ Phục Sinh, trải dài từ Lễ Tro cho đến Tuần Thánh, lặp lại thời gian 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu năm xưa khi chuẩn bị bước vào đời công khai rao giảng Tin Mừng (Mt 4,2). Con số 40 còn lặp lại nhiều biến cố khác trong lịch sử cứu độ như 40 ngày của Êlia trên núi Horeb dọn mình thực thi sứ vụ Chúa trao (1 V 19,8), như 40 ngày của Môsê trên núi Sinai chuẩn bị đón nhận thập điều Chúa dạy (Xh 34,28), và như 40 năm dân Chúa lưu lạc trong hoang địa dọn lòng đặt chân vào đất hứa. Mùa Chay như vậy là thời điểm thuận lợi để sống mầu nhiệm Tử Nạn của Chúa Kitô thông qua việc chay tịnh để sẵn sàng mừng lễ Phục Sinh. Nhưng Mùa Chay không chỉ là việc chay tịnh, cho dẫu khởi đầu và kết thúc Mùa Chay được diễn ra bằng việc buộc ăn chay và kiêng thịt thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Mùa Chay còn là mùa xuân tâm hồn với những sinh hoạt đổi mới đời sống đức tin.
Cầu nguyện, canh tân, chia sẻ: đó là ba sinh hoạt mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện trong Mùa Chay năm nay, cũng là ba chiều kích với Chúa, với mình, với tha nhân dệt nên nhịp sống Giáo Hội.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2). Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.
2. Mùa Chay là mùa tình thương
Hành trình thiêng liêng của Mùa Chay bắt đầu từ tình thương: cầu nguyện, chay tịnh để sống đức ái chia sẻ.
Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2). Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Mùa Chay là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Giáo Hội qua mầu nhiệm Thánh Giá. Mùa Chay thúc đẩy mỗi tín hữu sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng.
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của Lời Chúa quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy ta lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., ta nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi cái chết đến, ta mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho ta? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời ta?
Xin đừng sống dửng dưng, thờ ơ, khép kín trước người nghèo. Hãy luôn chạnh lòng xót thương như Chúa Giêsu đã thương những người cùng khốn. Hãy sống quảng đại cho đi, vui vẻ chia sớt, không chỉ của cải vật chất mà có khi chỉ là một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay khích lệ, một lời nói an ủi đở nâng, một lần viếng thăm, một cuộc gặp gỡ kiến tạo sự hiệp nhất bình an. Khi chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui. Khi chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp. Khi chia quan tâm, ta sẽ nhận về bao la yêu thương. Khi chia yêu thương, ta sẽ nhận về rất nhiều hạnh phúc.
3. Mùa Chay và các việc đạo đức
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong Mùa Chay là: bác ái, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của Mùa Chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, giảm nói xấu, siêng năng việc đạo đức.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị những việc làm cụ thể để những thực hành Mùa Chay truyền thống này mang một ý nghĩa mới: “Ăn chay có nghĩa là học để thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn sự thèm muốn của mình, đến chỗ có khả năng hy sinh vì tình yêu, và khả năng lấp đầy sự trống rỗng của con tim chúng ta. Cầu nguyện để học biết cách khước từ sự sùng bái thần tượng cũng như tự mãn về cái tôi của mình, đồng thời thú nhận rằng, chúng ta cần tới Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài. Chia sẻ bác ái để tự giải thoát khỏi tính ngông cuồng, khiến chúng ta chỉ sống cho mình, với ảo tưởng rằng mình sẽ có được một tương lai bảo đảm, trong khi tương lai đó không thuộc về chúng ta” (số 3).
Theo lời dạy của Đức Thánh Cha, chúng ta sống Mùa Chay năm nay trong niềm vui bằng việc ăn chay và cầu nguyện được liên kết với việc làm phúc bố thí. Qua đó chúng ta đem niềm vui có Chúa đồng hành đến với người nghèo, làm cho họ nhận ra sự hiện diện của một vị Thiên Chúa tình yêu luôn quan tâm săn sóc họ và còn tự đồng hóa với họ qua Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh… và luôn mang tính thời sự. Thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế, có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu.
Yêu thương thể hiện bằng hành vi cụ thể, thực tế. Đã yêu là yêu đến cùng. Hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13).
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể để làm người. “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7).Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý.
Mùa Chay giúp ta sống hy sinh từ bỏ, thực hành yêu thương.
Tình yêu đích thực là tình yêu dâng hiến, tình yêu hy sinh quên mình, tình yêu sẵn sàng chết cho kẻ mình yêu. Tình yêu chân chính đòi hỏi phải chết đi mỗi ngày cho tính ích kỷ và sự hẹp hòi nơi bản thân. Hôm qua cầm trái cây, thấy đẹp cắt ra, bị sâu bên trong. Hư cả trái phải vất bỏ. Ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, chỉ lo cho mình: đó là con sâu nằm trong quả ngọt tình yêu, đục khoét tình yêu. Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã tìm cách mô tả những dấu hiệu rõ nhất về những dấu hiện thiếu vắng tình yêu này: ích kỷ và tinh thần lười biếng, bi quan vô ích, cám dỗ chỉ quan tâm đến mình, chiến tranh liên lỉ giữa chúng ta và tinh thần thế gian khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm đi lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 76-109).
“Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ” (Sứ điệp Mùa Chay 2019).
Thánh Phaolô nói đến những đặc tính của tình yêu là: nhẫn nhục, hiền hậu, khiêm nhường, không ghen tương, không nóng giận, không tìm tư lợi, luôn tin tưởng nhau, chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau (x.l Cr 12,31-13,8).
Mùa Chay thêm đức tin cho những ai sống yêu thương. Đặc biệt các đôi bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.Tình yêu phải có niềm tin. Tin nhau để trao tay cho nhau, thề hứa chung thủy trọn đời trước mặt Thiên Chúa. Gởi ai một đồ quý giá là đã tin tưởng người ấy. Tin yêu là đôi mắt cho đôi bạn nhìn thấu lòng nhau. Tin yêu là đôi chân giúp đôi bạn vượt qua mọi khó khăn. Tin và yêu là đôi cánh giúp đôi bạn nắm tay nhau bay vào bầu trời hạnh phúc. Yêu thì phải tin. Tin sẽ càng yêu. Không tin sẽ khó mà yêu. Không yêu thì không thể tin được.
Tin Chúa đôi bạn sẽ biết tin nhau vì Chúa là Sự Thật, là sự Trung Tín. Tin Chúa đôi bạn sẽ tránh xa những giả tạo và ích kỷ. Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết yêu nhau, vì Chúa là Tình Yêu, một tình yêu lớn lao đến nỗi đã hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết hy sinh quên mình quảng đại trong một tình yêu chân thực.
Mùa Chay thiêng liêng là mùa xuân tâm hồn cho những ai sống vững vàng trong đức tin và dạt dào lòng yêu mến.
1. Mùa Chay linh thiêng
Mùa Chay linh thiêng lại về với đời sống tín hữu Công Giáo. Mùa Chay là thời gian 40 ngày dọn lòng mừng lễ Phục Sinh, trải dài từ Lễ Tro cho đến Tuần Thánh, lặp lại thời gian 40 ngày chay tịnh của Chúa Giêsu năm xưa khi chuẩn bị bước vào đời công khai rao giảng Tin Mừng (Mt 4,2). Con số 40 còn lặp lại nhiều biến cố khác trong lịch sử cứu độ như 40 ngày của Êlia trên núi Horeb dọn mình thực thi sứ vụ Chúa trao (1 V 19,8), như 40 ngày của Môsê trên núi Sinai chuẩn bị đón nhận thập điều Chúa dạy (Xh 34,28), và như 40 năm dân Chúa lưu lạc trong hoang địa dọn lòng đặt chân vào đất hứa. Mùa Chay như vậy là thời điểm thuận lợi để sống mầu nhiệm Tử Nạn của Chúa Kitô thông qua việc chay tịnh để sẵn sàng mừng lễ Phục Sinh. Nhưng Mùa Chay không chỉ là việc chay tịnh, cho dẫu khởi đầu và kết thúc Mùa Chay được diễn ra bằng việc buộc ăn chay và kiêng thịt thứ tư Lễ Tro và thứ sáu Tuần Thánh. Mùa Chay còn là mùa xuân tâm hồn với những sinh hoạt đổi mới đời sống đức tin.
Cầu nguyện, canh tân, chia sẻ: đó là ba sinh hoạt mỗi người chúng ta cố gắng thực hiện trong Mùa Chay năm nay, cũng là ba chiều kích với Chúa, với mình, với tha nhân dệt nên nhịp sống Giáo Hội.
Mùa Chay là thời gian đặc biệt như lời Thánh Phaolô nói: “Đây là lúc thuận tiện, đây là ngày cứu độ” (2 Cr 6,2). Đây là thời gian thuận tiện để mỗi người quyết tâm hoán cải, tăng cường việc lắng nghe Lời Chúa, cầu nguyện, thống hối, mở rộng tâm hồn đón nhận thánh ý Chúa, quảng đại giúp đỡ tha nhân.
2. Mùa Chay là mùa tình thương
Hành trình thiêng liêng của Mùa Chay bắt đầu từ tình thương: cầu nguyện, chay tịnh để sống đức ái chia sẻ.
Mùa Chay với hành trình bốn mươi ngày là “thì mạnh” của Năm Phụng Vụ, là “thời Thiên Chúa thi ân và là ngày Thiên Chúa cứu độ” (2Cr 6,2). Bước vào Mùa Chay, Giáo Hội nhấn mạnh đến những cách thế hy sinh hãm mình để qui hướng về Thiên Chúa, tôn vinh Người, đồng thời cũng qui hướng về tha nhân, để lưu tâm giúp đỡ, sống tình bác ái huynh đệ.
Mùa Chay là thời điểm mà Chúa Giêsu Kitô tuôn đổ muôn vàn ân sủng cho Giáo Hội qua mầu nhiệm Thánh Giá. Mùa Chay thúc đẩy mỗi tín hữu sống tinh thần hy sinh, sám hối và hòa giải cách chân thành và triệt để hơn, theo đúng tinh thần Tin Mừng.
Ngay đầu Mùa Chay, Phụng vụ đã nhắc nhở ta cần phải trầm tư để chiêm niệm về thân phận: "Hỡi người, hãy nhớ mình là bụi tro và sẽ trở về tro bụi". Ý nghĩa của Lời Chúa quá rõ ràng: mọi người sẽ phải chết. Vậy ta lao tâm khổ trí, vất vả ngược xuôi, ganh đua tranh dành để tìm kiếm của cải, danh vọng, thú vui..., ta nỗ lực học hỏi, tìm tòi, phát minh, xây dựng... nhưng khi cái chết đến, ta mang theo được thứ gì, tất cả có nghĩa gì cho ta? Cuối cùng thì cái gì là đáng quan tâm nhất trong đời? Ðâu là bậc thang giá trị đời ta?
Xin đừng sống dửng dưng, thờ ơ, khép kín trước người nghèo. Hãy luôn chạnh lòng xót thương như Chúa Giêsu đã thương những người cùng khốn. Hãy sống quảng đại cho đi, vui vẻ chia sớt, không chỉ của cải vật chất mà có khi chỉ là một nụ cười thân thiện, một cái bắt tay khích lệ, một lời nói an ủi đở nâng, một lần viếng thăm, một cuộc gặp gỡ kiến tạo sự hiệp nhất bình an. Khi chia nụ cười, ta sẽ nhận về vô số niềm vui. Khi chia vòng tay, ta sẽ nhận về mênh mông ấm áp. Khi chia quan tâm, ta sẽ nhận về bao la yêu thương. Khi chia yêu thương, ta sẽ nhận về rất nhiều hạnh phúc.
3. Mùa Chay và các việc đạo đức
Ba việc đạo đức được nhắc nhở rất nhiều trong Mùa Chay là: bác ái, ăn chay và cầu nguyện. Đây là ba vũ khí tuyệt hảo để chống lại sự tấn công của ma quỷ và đền bù tội lỗi mình. Những việc lành phúc đức này, khi được thi hành thì hãy làm với tất cả tấm lòng của mình; không làm để khoe khoang. Chỉ cần Thiên Chúa thấu hiểu và biết cho chúng ta là đã đủ rồi. Đừng làm để được người đời khen và vì thế mà chúng ta mất đi lời khen tặng của Thiên Chúa. (x.Mt 6,1-6).
Ăn chay và kiêng thịt, chịu tro chỉ là hình thức bên ngoài mà thôi. Canh tân nội tâm vẫn là trọng tâm của Mùa Chay. Kiêng bớt các tội là điều mà Thiên Chúa mong muốn. Sửa đổi tính nết để trở thành người tốt hơn, đạo đức hơn, thánh thiện hơn. Bớt nói hành, giảm nói xấu, siêng năng việc đạo đức.
Trong sứ điệp Mùa Chay 2019, Đức Thánh Cha Phanxicô đề nghị những việc làm cụ thể để những thực hành Mùa Chay truyền thống này mang một ý nghĩa mới: “Ăn chay có nghĩa là học để thay đổi thái độ của chúng ta đối với người khác cũng như đối với mọi loài thụ tạo: từ cơn cám dỗ muốn “ngấu nghiến” mọi thứ để thỏa mãn sự thèm muốn của mình, đến chỗ có khả năng hy sinh vì tình yêu, và khả năng lấp đầy sự trống rỗng của con tim chúng ta. Cầu nguyện để học biết cách khước từ sự sùng bái thần tượng cũng như tự mãn về cái tôi của mình, đồng thời thú nhận rằng, chúng ta cần tới Thiên Chúa và Lòng thương xót của Ngài. Chia sẻ bác ái để tự giải thoát khỏi tính ngông cuồng, khiến chúng ta chỉ sống cho mình, với ảo tưởng rằng mình sẽ có được một tương lai bảo đảm, trong khi tương lai đó không thuộc về chúng ta” (số 3).
Theo lời dạy của Đức Thánh Cha, chúng ta sống Mùa Chay năm nay trong niềm vui bằng việc ăn chay và cầu nguyện được liên kết với việc làm phúc bố thí. Qua đó chúng ta đem niềm vui có Chúa đồng hành đến với người nghèo, làm cho họ nhận ra sự hiện diện của một vị Thiên Chúa tình yêu luôn quan tâm săn sóc họ và còn tự đồng hóa với họ qua Con yêu dấu của Ngài là Đức Giêsu Kitô.
Tình yêu là một đề tài vừa phong phú, vừa hấp dẫn của văn chương, nghệ thuật, phim ảnh… và luôn mang tính thời sự. Thử hỏi thế nào là yêu thương thì quả thật không dễ trả lời cách rõ ràng và có tính thuyết phục. Ngay cả những việc to lớn như “đem hết gia tài cơ nghiệp mà bố thí hay nộp cả thân xác để chịu thiêu đốt” thì cũng chưa hẳn là đã yêu thương (x.1Cor 13,3).
Tình yêu là huyền nhiệm vì “Thiên Chúa là Tình Yêu” (1Ga 4,8). “Tình yêu cốt ở điều này: Không phải chúng ta đã yêu mến Thiên Chúa, nhưng chính Người đã yêu thương chúng ta, và sai Con của Người đến làm của lễ đền tội cho chúng ta” (1Ga 4,10). Như thế, có thể nói yêu thương là thực hiện điều tốt đẹp nhất cho người mình yêu.
Yêu thương thể hiện bằng hành vi cụ thể, thực tế. Đã yêu là yêu đến cùng. Hoa trái của tình yêu là kết quả của nhiều nỗ lực hy sinh, quên mình. Yêu thương cách đích thực thì sẵn sàng hiến dâng cả mạng sống (x.Ga 15,13).
Ngôi Lời nhập thể là cách Thiên Chúa diễn tả tình yêu của Người đối với nhân loại. Tình yêu Thiên Chúa đã bước xuống, chấp nhận nhập thể để làm người. “Người đã hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống phàm nhân, sống như người trần thế” (Pl 2,7).Tình yêu được diễn tả như vậy nói lên sự từ bỏ mình vì yêu thương. Sự từ bỏ mình như thế là chọn lựa rất tự do của Thiên Chúa toàn năng, vô cùng khôn ngoan, vô cùng sáng suốt, vô cùng thông hiểu. Chính vì thế, mà chọn lựa ấy là vô cùng cao quý.
Mùa Chay giúp ta sống hy sinh từ bỏ, thực hành yêu thương.
Tình yêu đích thực là tình yêu dâng hiến, tình yêu hy sinh quên mình, tình yêu sẵn sàng chết cho kẻ mình yêu. Tình yêu chân chính đòi hỏi phải chết đi mỗi ngày cho tính ích kỷ và sự hẹp hòi nơi bản thân. Hôm qua cầm trái cây, thấy đẹp cắt ra, bị sâu bên trong. Hư cả trái phải vất bỏ. Ích kỷ, chỉ nghĩ tới mình, chỉ lo cho mình: đó là con sâu nằm trong quả ngọt tình yêu, đục khoét tình yêu. Đức Thánh Cha Phanxicô viết: “Trong Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, tôi đã tìm cách mô tả những dấu hiệu rõ nhất về những dấu hiện thiếu vắng tình yêu này: ích kỷ và tinh thần lười biếng, bi quan vô ích, cám dỗ chỉ quan tâm đến mình, chiến tranh liên lỉ giữa chúng ta và tinh thần thế gian khiến chúng ta chỉ quan tâm đến vẻ bề ngoài, và do đó giảm đi lòng nhiệt thành truyền giáo của chúng ta” (Tông Huấn Niềm Vui Tin Mừng, 76-109).
“Chúng ta đừng để mùa hồng ân này trôi qua vô ích! Chúng ta hãy xin Chúa giúp chúng ta cất bước trên con đường hoán cải thực sự. Chúng ta hãy bỏ lại sau lưng tính ích kỷ và sự tự hấp thụ vào chính mình, nhưng hướng đến sự Phục sinh của Chúa Giêsu. Chúng ta hãy đứng bên cạnh những anh chị em đang túng thiếu của chúng ta, chia sẻ những của cải tinh thần và vật chất của chúng ta với họ” (Sứ điệp Mùa Chay 2019).
Thánh Phaolô nói đến những đặc tính của tình yêu là: nhẫn nhục, hiền hậu, khiêm nhường, không ghen tương, không nóng giận, không tìm tư lợi, luôn tin tưởng nhau, chịu đựng nhau và tha thứ cho nhau (x.l Cr 12,31-13,8).
Mùa Chay thêm đức tin cho những ai sống yêu thương. Đặc biệt các đôi bạn trẻ bước vào đời sống hôn nhân.Tình yêu phải có niềm tin. Tin nhau để trao tay cho nhau, thề hứa chung thủy trọn đời trước mặt Thiên Chúa. Gởi ai một đồ quý giá là đã tin tưởng người ấy. Tin yêu là đôi mắt cho đôi bạn nhìn thấu lòng nhau. Tin yêu là đôi chân giúp đôi bạn vượt qua mọi khó khăn. Tin và yêu là đôi cánh giúp đôi bạn nắm tay nhau bay vào bầu trời hạnh phúc. Yêu thì phải tin. Tin sẽ càng yêu. Không tin sẽ khó mà yêu. Không yêu thì không thể tin được.
Tin Chúa đôi bạn sẽ biết tin nhau vì Chúa là Sự Thật, là sự Trung Tín. Tin Chúa đôi bạn sẽ tránh xa những giả tạo và ích kỷ. Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết yêu nhau, vì Chúa là Tình Yêu, một tình yêu lớn lao đến nỗi đã hy sinh mạng sống cho người mình yêu. Yêu Chúa đôi bạn sẽ biết hy sinh quên mình quảng đại trong một tình yêu chân thực.
Mùa Chay thiêng liêng là mùa xuân tâm hồn cho những ai sống vững vàng trong đức tin và dạt dào lòng yêu mến.
http://vietcatholic.org/News/Home/Archive?date=2019-03-04
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét