Chương 4 sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)
Năm 1996, Đứa Gioan-Phaolô II đã công nhận rằng thuyết tiến hóa còn “nhiều hơn là một giả thuyết” đã làm cho các tín hữu đặt câu hỏi lại về thần thoại của A-đam và Ê-va và về sự “sa ngã” như nền tảng của các tín điều về tội nguyên tổ và về sự “vô nhiễm nguyên tội”, dù Đức Mẹ đã xác nhận với Bernadette năm 1858.
Charles Darwin hay Bernadette Soubirous?
Trong một nghiên cứu về nhà thơ Baudelaire, nhà văn qua đời quá sớm Jean-René Huguenin đã nhấn mạnh theo Beaudelaire ý tưởng mặc cảm tội lỗi có trước lỗi. Mặc cảm tội lỗi không phát sinh từ nhận thức về việc đã phạm sai lầm. Xu hướng nghiêng về tội sẽ như món tiền chuộc để trả cho cảm nhận tội lỗi bẩm sinh của chúng ta. Với người công giáo là tôi, được rửa tội từ khi còn nhỏ, sự soi sáng này mang một ý nghĩa quyết định. Giáo hội nói với chúng ta rằng chúng ta sinh ra đã có tội. Tất nhiên, có tội thì được tha thứ, nhưng vẫn là có tội. Như thế khi được vài tuần tuổi, lễ rửa tội đã tẩy sạch cho tôi một tội lỗi mà tôi sẽ rất khó phạm phải. Sẽ hiểu!
Với tôi, ý tưởng tội di truyền là không thể hiểu được
Nguyên tội vẫn tiếp tục chất vấn tôi. Tôi biết rõ, không nên lấy mức độ đầu tiên là tường thuật trong Kinh thánh về Ađam và Êva và về sự sa ngã của họ, trong dấu ngoặc, người do thái cũng như hồi giáo không bao giờ hình thành ý tưởng về một khái niệm nguyên tội. Một khái niệm mà đối với tôi, tôi không thể chịu được, thêm nữa, là đứa trẻ của Khai sáng và của Nhân quyền, ý tưởng của một tội di truyền là điều tôi không thể chịu được. Một ý tưởng đơn giản ngược với những gì tôi hiểu từ Phúc Âm qua cuộc đối thoại của Chúa Giêsu với các môn đệ về người mù: “Thưa Thầy, ai đã phạm tội khiến người này sinh ra đã bị mù, anh ta hay cha mẹ anh ta?” Đã có một minh họa đẹp về một vũ trụ tư tưởng không còn là của chúng ta ngay cả khi nó vẫn tồn tại ở Châu Phi, chẳng hạn: làm thế nào tưởng tượng được sự tàn tật khi sinh ra đã là hậu quả tội lỗi của một người chưa được sống? Chúa Giêsu trả lời: “Không phải anh ta, cả cha mẹ anh ta cũng không.” Nhưng điều chính yếu không nằm ở tội lỗi mà ở việc nhìn thấy công trình của Thiên Chúa được thể hiện. Mặt khác, các nhà thần học chính thống, dựa vào thẩm quyền của các Giáo phụ đơn thuần bỏ qua luận điểm của một tội lỗi di truyền.
Từ những suy đoán của Thánh Âugutinô, Giáo hội đã đưa ra những tín điều. Một chân lý của đức tin cho vĩnh cửu. Ngoại trừ, khi công nhận “lý thuyết về sự tiến hóa của các loài còn hơn là một giả thuyết”, năm 1996 Đức Gioan-Phaolô II đã cho con sâu vào trái, trong trường hợp này là trái cấm. Nếu A-đam và Ê-va thực sự là một huyền thoại và không phải là một lịch sử tồn tại, thì thật là choáng váng. Không có A-đam và Ê-va, không có tội nguyên tổ, do đó không có Chúa Kitô, Đấng Cứu Chuộc là trọng tâm đức tin kitô giáo. Không có sự khác biệt giữa trước và sau sa ngã. Không có lối thoát lãng mạn cho những dịu ngọt của Vườn Địa Đàng, thiên đường trần thế. Và theo đó, nếu tôi dám diễn tả như thế, thì không có Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội, long trọng công bố và thánh hiến rằng Đức Maria, mẹ Chúa Giêsu sẽ là sinh vật duy nhất của nhân loại được sinh ra mà không có vết nhơ của nguyên tội, vì số phận đã được của mình. Gần với điều này là thông điệp của Đức Trinh Nữ ở Lộ Đức, năm 1858: “Ta là Đấng Vô Nhiễm Nguyên Tội”, chỉ bốn năm sau khi Đức Piô IX công bố tín điều và chúng ta đi đến đỉnh cao của sự bối rối.
Tin ai: Darwin hay Bernadette Soubirous?
Làm sao chúng ta không ngạc nhiên trước sự hoài nghi của người có lòng tin chân thành?
Trình bày quá biếm họa không? Đúng, có lẽ, với các nhà thần học dày dạn kinh nghiệm. Ở đây chúng ta đụng đến các giới hạn của lời Đức Phanxicô nói ngày 21 tháng 6 năm 2019 tại Naples, trong bài nói chuyện về nghiên cứu thần học. Tôi trích dẫn: Giữa các học thuật, chúng ta phải đi đến trước một cách tự do; sau đó, trong trường hợp cuối cùng, sẽ tùy thuộc vào huấn quyền để tuyên bố, nhưng chúng ta không thể làm thần học nếu không có tự do này. Nhưng, trong lời rao giảng với Dân Chúa, xin quý vị đừng làm tổn hại đến đức tin của Dân Chúa với các vấn đề đang tranh cãi. Hãy để những chuyện này trong phạm vi các nhà thần học. Đó là nhiệm vụ của bạn. Vậy, chúng ta phải cung cấp cho dân Chúa chất nuôi dưỡng đức tin nhưng không không tương đối hóa.”
Không có gì mà các vị tiền nhiệm của ngài đã không nói theo cách của họ. Nhưng chính xác trong giới hạn của một môn thần học “trong phòng”, dĩ nhiên là được dạy trong các phân khoa thần học, nhưng những người không bao giờ vượt qua ngưỡng cửa của người dân hiền, thì chúng ta gặp khoảng cách giữa kiến thức của các chuyên gia và kiến thức của tín hữu giản dị, về phần mình, luôn tìm thấy trong Giáo lý của Giáo hội công giáo một loại “tội lỗi của các cha mẹ đầu tiên của chúng ta” và sự “sa ngã” của họ như những sự thật lịch sử.
Từ đó làm sao có thể ngạc nhiên về tội nguyên tổ, trước sự hoài nghi của người có lòng tin chân thành, dù họ diễn tả một cách vụng về? Vì nếu họ gắn bó với Giáo hội thì họ cũng giống như giới luật cũ mà theo đó “lý trí có thể thừa nhận những gì vượt quá nó, không mâu thuẫn với nó.” Cứ lẫn lộn giữa đức tin và niềm tin quá nhiều, chúng ta chấp nhận rủi ro, khi một số trong số họ mất hết uy tín, để trong lẫn lộn đó bỏ luôn đức tin. Đó là một trong những thảm kịch của thời đại chúng ta và một trong những lý do sâu xa dẫn đến cuộc khủng hoảng của Giáo hội. Một trong những trở ngại của học thuyết công giáo, mà trong bản thảo quyển tiểu thuyết tuổi hai mươi của tôi, đã làm cho nhân vật của tôi đòi lợi ích của việc kiểm kê!
Đóng băng nội dung của học thuyết là chấp nhận rủi ro một ngày nào đó nó đặt lại câu hỏi của sự tiến bộ của khoa học.
Nếu tôi hầu như không tin vào tội nguyên tổ, thì sự tồn tại của cái ác là điều hiển nhiên đối với tôi. Và đến tận riêng tôi. Làm sao có thể khác được? Không có gì là đặc biệt ở đây. Thánh Phaolô xác định rõ trong Thư gởi tín hữu Rôma: “Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm.” Sự tồn tại của cái ác làm chúng ta chìm đắm trong bí ẩn sâu thẳm. Chúng ta có thể – chúng ta phải – sống với nó. Và trong mầu nhiệm này, Chúa Kitô, Đấng cứu chuộc mời tôi đi theo Ngài để chiến thắng cái ác và cái chết mà chính Ngài đã chiến thắng, đã tìm thấy chỗ đứng của nó. Cũng giống như Mẹ Maria, người mà những cộng đồng đầu tiên có trực giác cho rằng “Bà có phúc lạ hơn mọi người nữ”, Mẹ thoát khỏi số phận chung, ngoại trừ Mẹ không cần điều kỳ diệu nào để tỏa sáng trong lòng tín hữu. Bằng chứng cho việc chúng ta có thể bảo vệ bản chất đức tin công giáo mà vẫn cho phép mình đặt câu hỏi về một số tín điều.
Chắc chắn, Giáo hội công giáo, nếu tôi có thể nói như vậy, đã phạm tội bởi quá nhiều chủ nghĩa giáo điều, cũng như ở những nơi khác bởi chủ nghĩa đạo đức thái quá. Muốn đóng băng nội dung của học thuyết để tạo thành một cơ sở của niềm tin, trên đó thực hiện được sự thống nhất là điều có thể hiểu được. Nhưng cũng ghi chắc như đinh đóng cột những gì chúng ta nghĩ mình nắm được bằng Mạc khải, tại một thời điểm nào đó, ẩn chứa nguy cơ nhìn thấy một ngày nào đó, nó bị đặt vấn đề vì các tiến bộ khoa học, như ở đây là thuyết tiến hóa hoặc bằng sự hiểu biết sâu sắc và mới mẻ về Kinh thánh và Truyền thống. Tôi luôn ấn tượng bởi số lượng các thông điệp, tông huấn và tuyên bố các loại… của các giáo hoàng, cẩn thân trích dẫn rộng rãi các văn bản của các vị tiền nhiệm trong một quan tâm rõ ràng về tính liên tục. Và trở nên lúng túng khó gỡ như thế nào khi một liên kết trong chuỗi này một ngày nào đó bị vỡ!
Tất nhiên, Giáo hội không phải là một nền dân chủ, nhưng…
Trong quyển tiểu thuyết tuổi trẻ của tôi, nhân vật chính đã chia sẻ với Hermann Hesse trực giác này: “Cũng như cơ thể chúng ta mang trong mình tất cả các mức độ tiến hóa […] vì thế trong tâm hồn chúng ta, sống lại tất cả những gì đã được sống trong tất cả tâm hồn con người.” Và tôi tưởng tượng nhân vật của tôi, trong “di sản” này, kể cả di sản thiêng liêng mà anh muốn kiểm kê trước khi trao truyền, xác nhận với đầy đủ kiến thức về nguyên nhân, các lựa chọn của các thế hệ đi trước. Một hoạch định ảo tưởng và chắc chắn là hủy hoại. Vì có gì là chắc chắn, nếu mọi thứ có thể bị giám sát liên tục, dựa trên kiến thức nào được mọi người chấp nhận để tạo cơ sở cho sự thống nhất và bền vững của cộng đồng không? Nhưng tiểu thuyết gia có bổn phận phải giải quyết mâu thuẫn mà ông nuôi sống tác phẩm của ông không?
Đã có lúc tôi tự hỏi, tôi sẽ ở phía nào nếu tôi sống trong hoàn cảnh này hoặc hoàn cảnh kia phải đối đầu với những chạm trán lớn trong lịch sử kitô giáo, dẫn đến việc lên án một số người nào đó là dị giáo. Nếu tôi phải đưa tin cho báo Pèlerin về công đồng Nicea năm 325, được hoàng đế Constantine vừa mới trở lại kitô giáo dẫn đầu, lòng tôi có quyết định cho luận cứ Arius khẳng định Chúa Con (Giêsu) có cùng “bản chất giống như” Chúa Cha, hay tôi theo đa số chọn khái niệm “cùng bản chất” không? Chúa Giêsu có phải là Thiên Chúa từ muôn thuở hay Ngài trở thành do nhận bản chất thần thánh như người Nestorians và người Adoptians nghĩ không? Đó là một thăm dò không để mạo hiểm với người công giáo vào đầu thế kỷ 21 này! Và mặt khác, không phải chỉ để hiểu các thách thức? Chúng tôi nhớ câu Galilê thì thầm năm 1633, khi buộc phải từ bỏ lý thuyết của mình để thoát khỏi dàn thiêu của Tòa án dị giáo: “Nhưng nó vẫn quay”… Cũng vậy, tôi cũng có thể thì thầm khi buộc hủy bỏ luận án dị giáo của một Giêsu đã trở thành Thiên Chúa do nhận chức thánh, vậy mà Chúa Giêsu đã xác nhận trong Phúc Âm Thánh Gioan: “Chúa Cha cao trọng hơn Thầy.”
Trong suốt lịch sử, có bao nhiêu người dũng cảm đã quan tâm đến các cuộc cãi vã học thuyết không liên quan gì đến họ?
Điều gì, trong sách giáo lý của Giáo hội công giáo sẵn sàng trình bày cho chúng ta, như điều bất biến thường chỉ được giành cho một thiểu số nhỏ tiếng nói trong các công đồng, không có gì so sánh với các cuộc tranh luận quốc hội của chúng ta. Giáo hội không phải là một nền dân chủ! Chắc chắn! Điều này chưa bao giờ ngăn cản Giáo hội – tạ ơn Chúa – thực hiện những điều đó. Xem là chân lý các lựa chọn vĩnh cửu do đa số bỏ phiếu đòi hỏi phải hết sức tin tưởng vào sự khôn ngoan của Chúa Thánh Thần. Tất nhiên đó là trường hợp của tôi. Không muốn quyển sách này kết thúc bằng sự thanh tẩy tự hủy, và tôi cùng với quyển sách, tôi sẽ không đi xa hơn trên con đường này. Nhưng chúng ta sẽ hiểu những câu hỏi mà trong Cái chết của Người cha, những câu hỏi mà nhân vật của tôi làm việc!
Tất nhiên, có nguy cơ lặp lại chính mình hoặc dự đoán những diễn biến khác, một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự xa cách của nhiều tín hữu “có học” của một Giáo hội vẫn còn đưa ra những lời ấu trĩ với họ. Mặt khác, sự tồn tại của dị giáo có ở mức độ thảm kịch này không? Điều thiết yếu có phải là “đi theo con đường của Chúa Giêsu” không? Chỉ điều này mới được tính đến vào Ngày Phán xét. Vì thế có ai cho tôi biết, làm thế nào chúng ta có thể phân biệt cuộc sống của một người “có bản chất giống như“ và một người có “cùng bản chất” không? Biết bao nhiêu người dũng cảm trong suốt lịch sử đã phải lo lắng, đôi khi đến chết, vì những cuộc tranh cãi học thuyết, không liên quan đến họ theo bất kỳ cách nào, nếu họ không tự giới hạn mình như người ngoại phạm trong các trò chơi quyền lực đơn giản? Nhưng đến hôm nay cũng đủ quen với Internet và mạng xã hội để trải nghiệm, hàng ngày, rằng Tòa án dị giáo không phải là không có hậu duệ!
Marta An Nguyễn dịch
Bài đọc thêm: Từ bệnh dịch ấu dâm đến bệnh tả lệch lạc bè phái
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét