Giáo hội: cần cải cách hay cần thánh thiện?
Chương 2 sách Công giáo trong tự do
Trích sách Công giáo trong tự do (Catholique en liberté, nxb. Salvator, 2019)
Đã bao nhiêu lần trong các chuyến viếng thăm Vatican, tôi nghe ý tưởng thân thiết này của thi sĩ Lamartine, rằng Giáo hội ít cần các nhà cải cách hơn là cần các thánh? Chúng ta đã có Thánh Gioan Phaolô đứng đầu Giáo hội trong hơn hai mươi sáu năm sau Thánh Phaolô VI và Thánh Gioan XXIII…, và Giáo hoàng Phanxicô được bầu trong một chương trình cải cách mà người tiền nhiệm của ngài đã không thể!
Dưới các triều giáo hoàng của Đức Gioan-Phaolô II và Đức Bênêđíctô XVI, khi về Vatican, hoặc trong nhiệm vụ là giám đốc biên tập báo Người Hành hương, Le Pèlerin, hoặc trong các phái đoàn lớn hơn của các nhà báo từ nhóm Bayard hoặc Liên đoàn Báo chí Công giáo Pháp (FFPC), nay là Liên đoàn Truyền thông Công giáo (FMC), tôi đã nghe nhiều lần câu này. Trong những ban bộ mà tôi giữ kỷ niệm của những lần đón tiếp niềm nở và lịch sự, tôi đã thường xin họ ủng hộ cho các cuộc “cải cách” này mà tôi biết các độc giả của chúng tôi rất thiết tha, cũng như đa số các đại biểu của các thượng hội đồng các giáo phận từ ba mươi năm nay. Mặc dù tôi biết lệnh cấm chỉ thị cho các giám mục không nêu các vấn đề này ra ở Rôma, thậm chí không tranh luận, với lý do đây là những vấn đề thuộc huấn quyền giáo hoàng. Chúng tôi đã biết những chủ đề lặp đi lặp lại này của tất cả các cuộc họp thượng hội đồng mở ra cho giáo dân đều là: tránh thai, phong chức cho những ông đã lập gia đình, cho những người ly dị tái hôn rước lễ, chỗ đứng của phụ nữ trong Giáo hội… Trong bầu không khí êm nhẹ của phòng chờ Vatican, câu trả lời cho kiến nghị của tôi đã không bị xáo trộn, vì “Giáo hội ít cần cải cách hơn là cần thánh thiện”.
Đó là sự thật chắc chắn. Tham chiếu bắt buộc luôn là lời nhắc của Thánh Phanxicô Assisi theo tiếng gọi của Chúa: “Hãy đi và sửa lại ngôi nhà của Ta đang đổ nát”, không lên đường tham chiến để chống lại giáo hoàng, nhưng để xây dựng một Dòng khất thực. Cũng chẳng tốt hơn để kết thúc cuộc tranh luận trước khi dấn thân! Tiến lên, không có gì phải cải cách. Nếu không, là những hành vi cá nhân của chúng ta, tất nhiên…
Đức Gioan-Phaolô II: một cuộc hấp hối kéo dài để con thuyền Giáo hội tự lái
Không phải tôi có ý định xem thường hoặc đơn giản không biết đến tiếng gọi của mỗi người phải nên thánh như Công đồng Vatican II đưa ra trong Hiến chế Tín lý về Giáo hội (Lumen gentium). Nhưng rõ ràng là “sự thánh thiện” được công bố bây giờ của hầu như tất cả các giáo hoàng gần đây (Gioan XXIII, Phaolô VI, Gioan-Phaolô II) đã không giải quyết tất cả những vấn đề của Giáo hội. Sự đau đớn kéo dài của giáo hoàng Ba Lan đã gây ấn tượng vượt cả bên ngoài thế giới kitô giáo. Ngài không muốn “xuống thập giá” như một vài tác giả đã nói, đôi khi không phải là không quá độ. Nhưng làm như vậy, ngài đã cho phép có một tình huống nghiêm trọng diễn ra trong guồng máy Giáo hội, không thể làm chủ để Đức Bênêđíctô XVI không còn lựa chọn nào khác ngoài việc từ nhiệm, chỉ sau tám năm làm giáo hoàng. Vì vậy, các hồng y của mật nghị đã buộc phải tìm người kế vị ngài với nghĩa vụ cao cả là bầu chọn một giáo hoàng cải cách.
Bằng chứng là nếu Giáo hội cần sự thánh thiện ở cấp độ con người, thì Giáo hội cũng có thể cần cải cách ở cấp độ thể chế.
Bằng cách quá tôn vinh Đức Thánh Cha và Giáo hội thánh, chúng ta có nguy cơ làm suy yếu họ khi họ tỏ ra suy yếu.
Nhưng điều làm tôi bối rối nhất, trong hơn ba mươi năm, là sự gần như không thể, trên khía cạnh vật lý, trong đó giáo dân tự mình phải có một cái nhìn sáng suốt về những trục trặc của guồng máy trung ương Giáo hội, tương tự như điều này đối với bất kỳ thể chế nào của con người. Nó gấp đôi với một miễn cưỡng còn lớn hơn, như vẫn phải nghe bất kỳ một dè dặt nào dù nhỏ nhất về khía cạnh này của con người hoặc hành động của giáo hoàng, dù ngài như thế nào. Như thử một giả định về sự không thể sai lầm che chắn ngài khỏi mọi sai lầm và còn tệ hơn, nếu nó chỉ đơn giản là không phải phép, thậm chí còn là nguồn gốc của tội lỗi, dám để mình bị thâm nhập bởi một ý nghĩ như vậy. Tôi thường hay nghĩ lại về người mẹ của một cô bạn, người mà tôi lập luận rằng đã có một cuộc cách mạng gần như Copernic giữa văn kiện cáo trạng Syllabus năm 1864 và Công đồng Vatican II. Sự phát triển này – không phải là lần đầu tiên trong lịch sử của Giáo hội – có thể báo trước cho những người khác. Điều đó, trong mắt tôi, tương đối hóa nhiều thẩm quyền của huấn quyền đối với những giáo lý không còn sự nhất trí. Về điều này, bà thanh thản phản đối tôi, rằng sự vâng lời của bà với giáo hoàng là tuyệt đối và vô điều kiện, đến mức nếu bà phải khẳng định ngày mai ngược lại những gì giáo hoàng nói ngày hôm nay thì lòng tin của bà sẽ không một chút gì lung lay. Vì ngài là giáo hoàng.
Có một “Thánh Cha rất thánh thiện”, người mà người ta dùng “sự thánh thiện của ngài” trong suốt thời gian ngài đứng đầu một Giáo hội tự xưng là “thánh thiện”, công giáo và tông truyền đã nuôi dưỡng tất cả mọi mơ hồ. Khi nhìn lại, chẳng hạn làm thế nào có thể hình dung ở đó có một bóng mờ nhỏ nhất trên triều giáo hoàng này hay giáo hoàng kia có thể để Giáo hội nhận ra tình trạng thánh thiện của ngài? Ngoại trừ việc tôn vinh Đức Thánh Cha và Giáo hội Thánh quá mức, chúng ta có nguy cơ làm họ suy yếu mãi mãi khi mọi người thấy họ đã lỗi lầm. Đúng, Giáo hội có thể là một tội nhân, cũng như một giáo hoàng có thể bị lung lay. Vì vậy, các sự kiện theo sau việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm và sau đó là việc bầu chọn Đức Phanxicô không còn nghi ngờ gì nữa đã góp phần sửa đổi sâu sắc tầm nhìn mà chúng ta có về chức vụ giáo hoàng. Với rủi ro của một hình thức giải thánh thiêng mà một số người lo sợ.
Đồng thời cải cách các tiêu chuẩn để phong thánh.
Tuy nhiên, việc tốt nhất chúng ta có thể làm cho giáo hoàng và cho toàn Giáo hội là không xem người kế vị Thánh Phêrô như một vị thánh. Chắc chắn hồng y Bergoglio, người đã trở thành Giáo hoàng Phanxicô có tâm trạng này ngày 13 tháng 3 năm 2013 khi ngài xuất hiện ở ban-công Đền thờ Thánh Phêrô với tư cách là giám mục giáo phận Rôma – không với tư cách Giáo hoàng Chủ quyền – ngài xin mọi người hiện diện ở quảng trường “cầu nguyện xin Chúa chúc phúc cho ngài”. Ngoại trừ việc người dân Rôma – và đằng sau họ là tín hữu – đã theo phong tục kể từ thời cổ đại, xem Giáo hoàng của mình là chủ nhân thế giới. Chúng ta không dễ dàng lật qua trang. Và tôi tôn trọng vô cùng niềm tự hào của giáo dân Nam Mỹ nhỏ bé hoặc người châu Phi, dù họ không có một tài sản nào, nhưng biết mình thuộc về một cộng đồng mà người đứng đầu sống ở Rôma, trong cung vàng điện ngọc Vatican!
Tôi không thuộc thế hệ của Đức Gioan-Phaolô II. Nhưng cũng như các bạn trẻ công giáo khác, tôi tôn trọng ngài, tôi thấy lòng can đảm và niềm vui đức tin của ngài qua triều giáo hoàng và qua giáo hoàng đặc biệt này. Tôi 20 tuổi năm 1968, dưới thời Đức Phaolô VI, người, đối với tôi, là một vị giáo hoàng vĩ đại, ngay cả khi thông điệp Phát triển các Dân tộc, Populorum progressiveio và Thư gởi hồng y Roy thiết thân với tôi nhiều hơn là thông điệp Sự sống Con người Humananae Vitae của ngài. Ngài kế vị “giáo hoàng Gioan nhân hậu” mà tuổi vị thành niên của tôi năm 1962 cảm thấy một sự dịu dàng và lòng biết ơn vô hạn đã dám mở Giáo hội công giáo ra với thế giới bên ngoài. Cả ba bây giờ là thánh!
Và khoa chú giải văn bản cổ về sự liên tục tiên đoán đúng cho những người kế vị họ… Nhưng nếu tôi sẵn sàng thừa nhận Giáo hội cần thánh thiện cũng như cần cải cách, thì tôi chất vấn về sự lựa chọn những người được được đưa lên bàn thờ. Và tôi nghĩ, chắc chắn sẽ rất hữu ích nếu cải cách các tiêu cuẩn để được phong thánh.
Tiếng nói của mọi người, vox populi, của những thế kỷ đầu tiên không kêu gọi bất kỳ sự chính thức hóa nào, về phần của bất kỳ cơ quan nào, để tự cho phép mình kêu gọi sự bảo vệ của các vị thánh được biếu quyết bằng cách tán tụng. Mãi cho đến thế kỷ thứ mười, tất cả những điều này mới bắt đầu mã hóa. Ngày nay, 80% việc phong chân phước và phong thánh liên quan đến các giáo sĩ hoặc các nam nữ tu sĩ. Dĩ nhiên, Giáo Hội nhắc cho chúng ta, tất cả những ai đã được rửa tội đều được kêu gọi để nên thánh. Nhưng, để nhắc lại lời của nhà hài hước Coluche: “Với những người không phải là giáo hoàng, hồng y, cũng không phải giám mục, không tử đạo, không linh mục, không nam nữ tu sĩ thì… sẽ rất khó!”
Phong thánh: công cụ truyền thông phục vụ cho thể chế
Và với những người, dù thuộc thể loại này hay thể loại kia, sẽ không hoàn toàn phù hợp với các ưu tiên của Vatican vào một thời điểm nào đó thì sẽ không đơn giản chút nào. Giám mục Romero, bị ám sát ở tại nhà thờ chính tòa của mình (giống như Thomas Becket), và do đó tử vì đạo vì đức tin đã phải chờ 35 năm mới được phong chân phước, trong khi người sáng lập Opus dei, ông Josemaria Escriva de Balaguer chỉ có 17 năm. Và chắc chắn không phải ngẫu nhiên mà giám mục Romero, giáo phận San Salvador, người bảo vệ người nghèo và người nông dân nhỏ bé phải mang ơn giáo hoàng châu Mỹ la-tinh đầu tiên trong lịch sử, trong khi giáo hoàng Ba Lan chỉ muốn tôn vinh người sáng lập Opus dei quyền lực và bảo thủ.
Minh họa hoàn hảo cho việc phong chân phước hay phong thánh cũng là những công cụ truyền thông trong các bàn tay của Giáo hội. Đôi khi có nguy cơ thúc đẩy sự nghi ngờ, rằng đây là phục vụ cho giáo hoàng, cho các chiến lược địa chính trị Vatican hoặc cho thể chế Giáo hội, để có tác động quyết định và hiệu quả hơn khi đưa lên bàn thờ, hơn là sự trung thành khiêm tốn với Phúc âm.
Thêm nữa, lý do để Giáo hội đề xuất cho dân Chúa các khuôn mặt của sự thánh thiện, là để giúp các tôi tớ Phúc âm tham gia vào các trận chiến khác bên cạnh người nghèo, người nhập cư, người hồi giáo… để tìm một chân phước “gần với họ”, để dâng lời cầu xin của họ lên trời! Vấn đề công minh chính trực của con cái Chúa! Tôi phải nói ở đây lòng biết ơn, lòng mến mộ của tôi với 19 vị tử đạo Algeria được phong chân phước tại Oran ngày 8 tháng 12 năm 2018, làm chứng tuyệt đối cho Tin Mừng: “Không có tình thương nào cao cả hơn tình thương của người đã hy sinh tính mạng vì bạn hữu của mình”. Nhưng phải là người tử đạo mới được phong chân phước sao, không có gì khác sao?
Vì chỉ có Chúa là Đấng Thánh
Mỗi chúa nhật, trong thánh lễ, tôi đọc Kinh Vinh danh: “Vì chỉ có Chúa là Đấng Thánh, chỉ có Chúa là Chúa”. Vậy, chỉ có Chúa là Thánh. Đó là đức tin của Giáo hội. Một bằng chứng hiển nhiên để tôi nhớ đến câu cuối cùng trong quyển sách mà với cha Jean-Marie Viennet, chúng tôi dành cho nhà sáng lập cộng đoàn Ê-mau, “người thánh” trong trái tim người Pháp, người mà đời sống có những khuất tất có thể giữ họ lâu dài trong luyện ngục: “Chúng tôi không biết một ngày nào đó Giáo hội sẽ nhận thấy một vài phép lạ nói về sự thánh thiện của Cha Pierre. Nhưng chúng ta biết cuộc sống của cha chính là phép lạ, được hàng triệu người xem như bằng chứng của sự thánh thiện của Chúa. “Đó không phải là điểm chính sao?”
Marta An Nguyễn dịch
http://phanxico.vn/2022/12/09/giao-hoi-can-cai-cach-hay-can-thanh-thien/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét