Trước Cuộc Truyền Tin, Đức Mẹ Và Thánh Giuse Đã Đính Hôn Hay Thành Hôn?
Lm. Phaolô Nguyễn Văn Tùng
Trước Cuộc Truyền Tin, Đức Mẹ Và Thánh Giuse Đã “Đính Hôn” Hay “Thành Hôn”?
Cùng một câu Kinh Thánh, Matthêu 1:18, Cha Nguyễn Thế Thuấn đã dịch là: “Maria, mẹ Ngài đã ‘ĐÍNH HÔN’ với Yuse.”; cuốn “Lời Chúa cho mọi người” của “Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ” dịch là: “Bà Maria, mẹ Người đã ‘THÀNH HÔN’ với ông Giuse.”; còn bản dịch mới nhất, của “Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam” (phần Tân Ước) cũng dịch là: “Maria mẹ Ngài đã ‘ĐÍNH HÔN’ với Giuse.”
Tại sao lại có sự “lấn cấn” này? Bản dịch nào đã chính xác? Và đâu là sự thật?
Xin thưa, cả hai cách đều không hoàn toàn chính xác, dễ đưa đến sự hiểu lầm! Lý do là vì nghi thức ban đầu đi đến hôn nhân giữa hai người trẻ ở nước Do Thái thuở ấy rất khác với nghi thức đính hôn (engagement) của nhân loại ngày nay, nó nối kết đôi trẻ nhiều hơn là đính hôn nhưng vẫn chưa là thành hôn (marriage).
Để hiểu rõ hơn, thiết tưởng người ta cần tìm về cội nguồn của “nghi thức” khiến Đức Mẹ đã là ‘vợ’ của thánh Giuse (Mát-thêu 1:20) nhưng vẫn chưa thực sự là vợ theo nghĩa thời nay. Nghi thức đó tiếng Do-thái gọi là "ERUSIN" (אירוסין), đi trước giai đoạn thứ hai được gọi là "NISSUIN" (נישואי - thành hôn).
Chữ Erusin đã được dịch qua tiếng Anh bằng nhiều chữ: “to betroth”, “to espouse”, “to engage” hay “to be pledged”. Nhiều bản Hi-lạp đã dùng chữ “μνηστευθείσης” (mnēsteutheisēs) có nghĩa “to be betrothed” hay “to be espoused.”
Trên thực tế, nghi thức Erusin khiến đôi trẻ đã được xã hội công nhận là vợ chồng và nếu sau đó duyên không thành, họ vẫn phải đi qua tiến trình ly dị như các đôi đã cưới nhau (Nissuin). Tuy nhiên, Erusin chưa cho phép đôi trẻ về chung sống với nhau như vợ chồng và dĩ nhiên là chưa được “động phòng.” Sau thời gian chuẩn bị, khoảng một năm, để đôi trẻ cùng nhau hình thành gia đình mới cho họ, nghi thức thứ hai (Nissuin) sẽ được cử hành và chàng sẽ chính thức đưa nàng “về dinh” (liḳḳuḥin – home taking) như trong tiệc cưới ở Cana (Gioan 2:1).
Về phương diện pháp luật, vì đã được coi là vợ chồng nên hình phạt cho kẻ ngoại tình (cả nam và nữ) sẽ là tử hình (Nhị Luật 22:20-22) đặc biệt là bằng cách bị mọi người ném đá cho đến chết, như trong Phúc Âm theo thánh Gioan (8:1-11).
Trở lại trường hợp của Đức Mẹ và thánh Giuse, các ngài đã nhận nghi thức Erusin trước khi có cuộc Truyền Tin vì vậy các ngài đã được kể là vợ chồng nhưng chưa “về chung sống với nhau” (Mát-thêu 1:18), nghĩa là chưa có Nissuin, chưa thành hôn.
Đang khi đó, một sự khó khăn rất lớn đã xảy ra: Đức Mẹ “đã có thai do quyền phép của Chúa Thánh Thần”. Kinh Thánh không nói Đức Mẹ có kể chuyện mang thai này với thánh Giuse hay không, nhưng sớm hay muộn, việc này sẽ được “nhìn thấy” sau khi Đức Mẹ từ nhà thánh Elizabeth (Isave) trở về. Lúc đó, Đức Mẹ đã có mang được khoảng 3 tháng.
Về phần thánh Giuse, “vì là người công chính và không muốn tố giác bà, nên định tâm bỏ bà cách kín đáo.” (Mát-thêu. 1:19). Như vậy, bằng cách nào đó hay sau đó không lâu, thánh nhân đã biết rồi. Cũng cần nhớ rằng, ở khoảng thời gian này, thánh nhân chưa được thiên thần báo mộng (Mát-thêu. 1:20-25). Vì vậy, đây là cách giải quyết “vấn đề” của thánh Giuse:
Trước tiên, ngài là “người công chính” (just man) được diễn tả trong Thánh Vịnh 1:1-2 và có nghĩa: “Người công chính ví thể chà là (cây dừa) trổ hoa, mọc cao dường thể bách tùng (hay hương bá) Liban” (Thánh Vịnh 92 [91]:13). Một người như vậy, dĩ nhiên là không ưa tội lỗi, tuy nhiên, ngài vẫn không đang tâm tố cáo Đức Mẹ. Nếu ngài tố cáo, Đức Mẹ sẽ bị tử hình bằng cách ném đá cho đến chết như trong sách Nhị Luật (22:20-22).
Thứ hai, lúc đó, ngài vẫn chưa là “thánh” để bất chấp tất cả và cứ “cưới” (nissuin) Đức Mẹ mà không cần biết nguyên nhân của việc thụ thai.
Cuối cùng, ngài đã chọn giải pháp thứ ba: “Âm thầm ly dị” Đức Mẹ. Như vậy, khi bào thai lớn hơn và mọi người đều biết, họ sẽ cho rằng đó là con của Giuse và đó là hậu quả của việc “ăn cơm trước kẻng.” Hai người, thường thì, sẽ bị các tư tế khiển trách và chịu nộp một khoản tiền vạ nào đó (Xuất Hành 22:16). Việc này đối với “người công chính” Giuse đã thật là nặng nề và ô nhục, nhưng thánh nhân vẫn chấp nhận vì không thể nào để cho Đức Mẹ phải chịu tử hình bằng cách bị ném đá cho đến chết. Phản ứng dữ dội đó, người đàn ông nào cũng có thể làm, để thỏa cơn tức giận và vì muốn trả thù người yêu cũ của mình.
Dĩ nhiên, Chúa đã không để cho tôi tớ của Ngài phải chịu đau khổ lâu, Ngài đã sai thiên thần báo mộng và mặc khải cho thánh Giuse biết chương trình của Chúa (Mát-thêu 1:21-24). Như thoát được gánh nặng ngàn cân, dĩ nhiên, thánh nhân đã rất hoan hỉ vâng lời Chúa và “đưa Đức Mẹ về nhà mình.”
Nhưng đến khi phải xuống Bê-lem (Bethlehem) để khai kiểm tra dân số (khoảng 6 tháng sau), dường như các ngài vẫn không (hay chưa) cử hành nghi lễ hôn phối (nissuin). Bằng chứng là Phúc Âm theo thánh Luca (2:5) vẫn dùng chữ “betroth” (erusin) để ám chỉ Đức Mẹ: “To be enrolled with Mary, his BETROTHED, who was with child.” Các bản dịch qua tiếng Việt kể trên vẫn dùng những chữ “đính hôn” và “thành hôn.” (Riêng bản của BBT CGVN lúc này lại dịch là thành hôn. Trg 219).
Như vậy, để tránh gây hiểu lầm, có lẽ các bản dịch Kinh Thánh qua tiếng Việt cần chọn một từ khác cho chữ Erusin, thay vì dịch là “đính hôn” hay “thành hôn”. Người đời sẽ thắc mắc: “Đính hôn” thì chưa thể gọi là vợ, mà “thành hôn” thì tại sao chưa được sống chung và ăn ở với nhau? Trong khi chờ đợi một từ tương xứng, cần giữ nguyên chữ “E-ru-sin” để diễn tả bước đầu đặc biệt của hôn nhân Do Thái, giữa thánh Giuse và Đức Mẹ, vào thuở Chúa Giêsu sắp giáng trần.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Cùng một câu Kinh Thánh, Matthêu 1:18, Cha Nguyễn Thế Thuấn đã dịch là: “Maria, mẹ Ngài đã ‘ĐÍNH HÔN’ với Yuse.”; cuốn “Lời Chúa cho mọi người” của “Nhóm phiên dịch các giờ kinh phụng vụ” dịch là: “Bà Maria, mẹ Người đã ‘THÀNH HÔN’ với ông Giuse.”; còn bản dịch mới nhất, của “Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam” (phần Tân Ước) cũng dịch là: “Maria mẹ Ngài đã ‘ĐÍNH HÔN’ với Giuse.”
Tại sao lại có sự “lấn cấn” này? Bản dịch nào đã chính xác? Và đâu là sự thật?
Xin thưa, cả hai cách đều không hoàn toàn chính xác, dễ đưa đến sự hiểu lầm! Lý do là vì nghi thức ban đầu đi đến hôn nhân giữa hai người trẻ ở nước Do Thái thuở ấy rất khác với nghi thức đính hôn (engagement) của nhân loại ngày nay, nó nối kết đôi trẻ nhiều hơn là đính hôn nhưng vẫn chưa là thành hôn (marriage).
Để hiểu rõ hơn, thiết tưởng người ta cần tìm về cội nguồn của “nghi thức” khiến Đức Mẹ đã là ‘vợ’ của thánh Giuse (Mát-thêu 1:20) nhưng vẫn chưa thực sự là vợ theo nghĩa thời nay. Nghi thức đó tiếng Do-thái gọi là "ERUSIN" (אירוסין), đi trước giai đoạn thứ hai được gọi là "NISSUIN" (נישואי - thành hôn).
Chữ Erusin đã được dịch qua tiếng Anh bằng nhiều chữ: “to betroth”, “to espouse”, “to engage” hay “to be pledged”. Nhiều bản Hi-lạp đã dùng chữ “μνηστευθείσης” (mnēsteutheisēs) có nghĩa “to be betrothed” hay “to be espoused.”
Trên thực tế, nghi thức Erusin khiến đôi trẻ đã được xã hội công nhận là vợ chồng và nếu sau đó duyên không thành, họ vẫn phải đi qua tiến trình ly dị như các đôi đã cưới nhau (Nissuin). Tuy nhiên, Erusin chưa cho phép đôi trẻ về chung sống với nhau như vợ chồng và dĩ nhiên là chưa được “động phòng.” Sau thời gian chuẩn bị, khoảng một năm, để đôi trẻ cùng nhau hình thành gia đình mới cho họ, nghi thức thứ hai (Nissuin) sẽ được cử hành và chàng sẽ chính thức đưa nàng “về dinh” (liḳḳuḥin – home taking) như trong tiệc cưới ở Cana (Gioan 2:1).
Về phương diện pháp luật, vì đã được coi là vợ chồng nên hình phạt cho kẻ ngoại tình (cả nam và nữ) sẽ là tử hình (Nhị Luật 22:20-22) đặc biệt là bằng cách bị mọi người ném đá cho đến chết, như trong Phúc Âm theo thánh Gioan (8:1-11).
Trở lại trường hợp của Đức Mẹ và thánh Giuse, các ngài đã nhận nghi thức Erusin trước khi có cuộc Truyền Tin vì vậy các ngài đã được kể là vợ chồng nhưng chưa “về chung sống với nhau” (Mát-thêu 1:18), nghĩa là chưa có Nissuin, chưa thành hôn.
Đang khi đó, một sự khó khăn rất lớn đã xảy ra: Đức Mẹ “đã có thai do quyền phép của Chúa Thánh Thần”. Kinh Thánh không nói Đức Mẹ có kể chuyện mang thai này với thánh Giuse hay không, nhưng sớm hay muộn, việc này sẽ được “nhìn thấy” sau khi Đức Mẹ từ nhà thánh Elizabeth (Isave) trở về. Lúc đó, Đức Mẹ đã có mang được khoảng 3 tháng.
Về phần thánh Giuse, “vì là người công chính và không muốn tố giác bà, nên định tâm bỏ bà cách kín đáo.” (Mát-thêu. 1:19). Như vậy, bằng cách nào đó hay sau đó không lâu, thánh nhân đã biết rồi. Cũng cần nhớ rằng, ở khoảng thời gian này, thánh nhân chưa được thiên thần báo mộng (Mát-thêu. 1:20-25). Vì vậy, đây là cách giải quyết “vấn đề” của thánh Giuse:
Trước tiên, ngài là “người công chính” (just man) được diễn tả trong Thánh Vịnh 1:1-2 và có nghĩa: “Người công chính ví thể chà là (cây dừa) trổ hoa, mọc cao dường thể bách tùng (hay hương bá) Liban” (Thánh Vịnh 92 [91]:13). Một người như vậy, dĩ nhiên là không ưa tội lỗi, tuy nhiên, ngài vẫn không đang tâm tố cáo Đức Mẹ. Nếu ngài tố cáo, Đức Mẹ sẽ bị tử hình bằng cách ném đá cho đến chết như trong sách Nhị Luật (22:20-22).
Thứ hai, lúc đó, ngài vẫn chưa là “thánh” để bất chấp tất cả và cứ “cưới” (nissuin) Đức Mẹ mà không cần biết nguyên nhân của việc thụ thai.
Cuối cùng, ngài đã chọn giải pháp thứ ba: “Âm thầm ly dị” Đức Mẹ. Như vậy, khi bào thai lớn hơn và mọi người đều biết, họ sẽ cho rằng đó là con của Giuse và đó là hậu quả của việc “ăn cơm trước kẻng.” Hai người, thường thì, sẽ bị các tư tế khiển trách và chịu nộp một khoản tiền vạ nào đó (Xuất Hành 22:16). Việc này đối với “người công chính” Giuse đã thật là nặng nề và ô nhục, nhưng thánh nhân vẫn chấp nhận vì không thể nào để cho Đức Mẹ phải chịu tử hình bằng cách bị ném đá cho đến chết. Phản ứng dữ dội đó, người đàn ông nào cũng có thể làm, để thỏa cơn tức giận và vì muốn trả thù người yêu cũ của mình.
Dĩ nhiên, Chúa đã không để cho tôi tớ của Ngài phải chịu đau khổ lâu, Ngài đã sai thiên thần báo mộng và mặc khải cho thánh Giuse biết chương trình của Chúa (Mát-thêu 1:21-24). Như thoát được gánh nặng ngàn cân, dĩ nhiên, thánh nhân đã rất hoan hỉ vâng lời Chúa và “đưa Đức Mẹ về nhà mình.”
Nhưng đến khi phải xuống Bê-lem (Bethlehem) để khai kiểm tra dân số (khoảng 6 tháng sau), dường như các ngài vẫn không (hay chưa) cử hành nghi lễ hôn phối (nissuin). Bằng chứng là Phúc Âm theo thánh Luca (2:5) vẫn dùng chữ “betroth” (erusin) để ám chỉ Đức Mẹ: “To be enrolled with Mary, his BETROTHED, who was with child.” Các bản dịch qua tiếng Việt kể trên vẫn dùng những chữ “đính hôn” và “thành hôn.” (Riêng bản của BBT CGVN lúc này lại dịch là thành hôn. Trg 219).
Như vậy, để tránh gây hiểu lầm, có lẽ các bản dịch Kinh Thánh qua tiếng Việt cần chọn một từ khác cho chữ Erusin, thay vì dịch là “đính hôn” hay “thành hôn”. Người đời sẽ thắc mắc: “Đính hôn” thì chưa thể gọi là vợ, mà “thành hôn” thì tại sao chưa được sống chung và ăn ở với nhau? Trong khi chờ đợi một từ tương xứng, cần giữ nguyên chữ “E-ru-sin” để diễn tả bước đầu đặc biệt của hôn nhân Do Thái, giữa thánh Giuse và Đức Mẹ, vào thuở Chúa Giêsu sắp giáng trần.
LM. Phaolô Nguyễn Văn Tùng (tổng hợp)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét