Lm Phêrô Nguyễn Văn Hương
CHÚA NHẬT I MÙA CHAY
St 9,8-15; 1 Pr 3,18-22; Mc 1,12-15
NHỮNG HÌNH THỨC CHAY TỊNH MỚI
Mùa Chay thánh là thời gian tập luyện nhân đức. Tin Mừng hôm nay bắt đầu với những lời này:
“Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ” (Mc 1,12).
Hôm nay, chúng ta không tìm hiểu về Xatan và những cám dỗ, nhưng sẽ tập trung vào câu đầu tiên: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.” Câu này chứa đựng một lời mời gọi quan trọng để bắt đầu Mùa Chay. Chúa Giêsu vừa nhận sứ vụ qua phép rửa tại sông Giođan để rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Nhưng điều này không phải là điều phải làm ngay. Trái lại, theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Người đi vào hoang địa ở đó bốn mươi ngày, ăn chay, cầu nguyện, suy niệm và chiến đấu. Tất cả những điều này diễn ra trong sự cô tịch và thinh lặng sâu xa.
Trong lịch sử đã có nhiều đoàn người nam-nữ bắt chước Chúa Giêsu quyết đi vào sống trong sa mạc. Ở Đông Phương, bắt đầu với thánh Antôn ẩn tu, nhiều người bắt chước ngài đã lui vào trong sa mạc ở Ai Cập và ở Palestina để sống đời cô tịch và chay tịnh; ở Tây Phương, vì không có những sa mạc cát trắng, người ta lui vào trong những nơi cô tịch, trên núi và thung lũng xa. Bắt đầu với thánh Bênêđictô thành Norcia, là người đã lập đan tu đầu tiên ở Subiaco. Ngài cũng là người đã đóng góp quyết định cho sự phát triển văn hóa Châu Âu và nông nghiệp với châm ngôn sống: ora et labora, cầu nguyện và làm việc. Vì thế, ngài được chọn là quan thầy của Châu Âu.
Nhưng lời mời gọi theo Chúa Giêsu vào sa mạc không chỉ được gửi đến với các đan tu và những độc tu. Trong hoàn cảnh khác nhau, đó là lời ngỏ tới mọi người. Các người đan tu và độc tu đã chọn lựa một nơi trong sa mạc, chúng ta cũng phải chọn cho mình một thời gian sa mạc để rút mình trong thinh lặng nội tâm, làm rỗng chính mình, nhờ đó chúng ta tìm lại sức mạnh nội tâm, thoát khỏi sự ồn ào và náo nhiệt bên ngoài để đi vào gặp gỡ với những nguồn mạch sâu xa nhất trong chúng ta.
Kinh Thánh luôn đề cập đến ý nghĩa tích cực này của sa mạc, khác với ý nghĩa tiêu cực về nơi chốn hoang vu, không sự sống, không có sự liên lạc. Chẳng hạn, khi Thiên Chúa nói về dân mình như là một người vợ:
“Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình” (Hs 2,16).
Mùa Chay là cơ hội mà Giáo Hội ban cho mỗi người để sống một thời gian sa mạc nội tâm mà không cần phải đi vào nơi hoang địa, để thanh lọc tâm hồn khỏi những ô nhiễm từ môi trường sống hôm nay.
Ngày nay, con người đã bắn vào vũ trụ những máy dò để dò ngoại vi của hệ mặt trời, nhưng lại không nhận biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Con người không biết mình. Con người né tránh và sao nhãng với mình, đùa giỡn với mình: đó là những lời hướng dẫn chúng ta thực hiện một cuộc ra khỏi mình, thoát khỏi sự giả tạo của cuộc sống. Bởi vì, chúng ta thích sống trong sự ảo tưởng hơn là trong thực tại. Hôm nay, người ta nói nhiều về sự “vong thân” hay vong ngã khi đánh mất chính mình.
Cuộc sống hôm nay có quá nhiều âm thanh ồn ào ru ngủ con người. Những người trẻ là những người thích ồn ào. Ngày xưa vua Pharaô nói với người trẻ Do Thái rằng:
“Chúng là quân lười biếng, vì thế mà chúng hô lên: Nào chúng ta đi tế lễ Thiên Chúa chúng ta! Phải giao cho bọn người ấy những công việc thật nặng nhọc để chúng lo làm, mà khỏi chú ý vào những lời dối trá” (Xh 5,8b-9).
Những Pharaô ngày nay cũng nói tương tự như thế: “Hãy đưa những người trẻ vào trong sự ồn ào náo nhiệt, để họ không suy nghĩ, không cân nhắc, nhưng theo thời trang, mua những gì chúng ta muốn, tiêu thụ những sản phẩm chúng ta quảng cáo.”
Chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Truyền thống Kitô giáo cho chúng ta câu trả lời với lời này: ăn chay. Có rất nhiều kiểu ăn chay. Đôi khi nói đến ăn chay, chúng ta nghĩ đơn thuần là ăn ít thức ăn và kiêng thịt. Nhiều người ăn chay để giảm cân, giữ eo và làm đẹp. Tin Mừng không khuyến khích chúng ta ăn chay theo kiểu đó, nhưng muốn chúng ta ăn chay kiêng thịt với một tinh thần hy sinh, diệt trừ tính mê ăn uống, sống tiết độ và nhất là dành phần của cải để chia sẻ với người đói khổ.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, có một sự chay tịnh khác mà chúng ta cần làm hơn là kiêng ăn uống. Vì không có thức ăn nào tự thân là ô uế. Sự chay tịnh cần thiết nhất là sự chay tịnh khỏi tiếng ồn ào, náo nhiệt, và nhất là khỏi những hình ảnh xấu. Chúng ta đang sống trong một nền “văn minh hình ảnh.” Chúng ta trở thành những “con nghiện” hình ảnh. Qua tivi, báo chí, internet và cuộc sống, những hình ảnh đi vào trong tâm trí chúng ta. Nhiều hình ảnh xấu, bạo lực, lừa đối và dâm ô đã làm ô nhiễm ký ức tâm hồn. Đó là những hình ảnh đầy cám dỗ. Chúng tạo nên trong chúng ta những ý tưởng sai lầm hay thế giới ảo về cuộc sống. Những hậu quả của chúng tác động trên chính cuộc sống, tư tưởng và hành động chúng ta.
Nếu chúng ta không tạo ra một thứ máy lọc hay ngăn ngừa, thì không lâu tâm hồn chúng ta cũng bị “trần tục hóa.” Những hình ảnh xấu lưu lại trong chúng ta, trong ổ nhớ ký ức, chúng tác động vào trong tiềm thức, ước muốn, nhu cầu bên trong và thúc đẩy chúng ta bắt chước, hành động, chúng làm giới hạn tự do chọn lựa của chúng ta và biến chúng ta thành những kẻ nô lệ của những đam mê xấu. Những hình ảnh xấu gây nên những tác hại lớn lao đối với mọi người, nhất là đối với người trẻ và trẻ em. Chúng thúc đẩy làm theo những gì đã nhìn thấy.
Bởi thế, chúng ta cần phải biết làm chủ bản thân, giữ ngũ quan và kiểm soát cả những gì lọt qua mắt và đi vào tâm trí. Thiên Chúa sáng tạo chúng ta có đôi mắt để nhìn, nhưng Người cũng sáng tạo chúng ta có lý trí để phân biệt tốt xấu, làm hay không làm.
Ngoài những điều trên, chúng ta còn phải biết “chay tịnh” việc nói xấu nói hành. Thánh Phaolô yêu cầu:
“Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Ep 4,29).
Những lời nói hành, nói xấu, chỉ trích trong cộng đoàn và gia đình làm cho mỗi người khép kín trong chính mính, tạo ra bầu khí đố kỵ, thù địch và giận ghét nhau. Thánh Giacôbê cũng lưu ý với chúng ta về sự nguy hiểm của ba tấc lưỡi.
Như thế, bước vào Mùa Chay thánh, chúng ta không thể đi vào sa mạc, nhưng chúng ta có thể tạo nên một sa mạc xung quanh mình để sống tĩnh lặng, thoát khỏi sự ồn ào, náo nhiệt cuộc sống, loại bỏ những gì bên ngoài lôi kéo, để tìm kiếm chính Thiên Chúa và những điều tốt lành đến từ Người.
Ước gì Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn Đức Giêsu vào hoang địa, xin Người cũng hướng dẫn và trợ giúp chúng ta trong cuộc chiến chống lại sự dữ và các chước cám dỗ, để chúng ta chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh với một tâm hồn được hoàn toàn đổi mới. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
St 9,8-15; 1 Pr 3,18-22; Mc 1,12-15
NHỮNG HÌNH THỨC CHAY TỊNH MỚI
Mùa Chay thánh là thời gian tập luyện nhân đức. Tin Mừng hôm nay bắt đầu với những lời này:
“Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa. Người ở trong hoang địa bốn mươi ngày, chịu Xatan cám dỗ” (Mc 1,12).
Hôm nay, chúng ta không tìm hiểu về Xatan và những cám dỗ, nhưng sẽ tập trung vào câu đầu tiên: “Thần Khí liền đẩy Người vào hoang địa.” Câu này chứa đựng một lời mời gọi quan trọng để bắt đầu Mùa Chay. Chúa Giêsu vừa nhận sứ vụ qua phép rửa tại sông Giođan để rao giảng Tin Mừng Nước Trời. Nhưng điều này không phải là điều phải làm ngay. Trái lại, theo sự thúc đẩy của Chúa Thánh Thần, Người đi vào hoang địa ở đó bốn mươi ngày, ăn chay, cầu nguyện, suy niệm và chiến đấu. Tất cả những điều này diễn ra trong sự cô tịch và thinh lặng sâu xa.
Trong lịch sử đã có nhiều đoàn người nam-nữ bắt chước Chúa Giêsu quyết đi vào sống trong sa mạc. Ở Đông Phương, bắt đầu với thánh Antôn ẩn tu, nhiều người bắt chước ngài đã lui vào trong sa mạc ở Ai Cập và ở Palestina để sống đời cô tịch và chay tịnh; ở Tây Phương, vì không có những sa mạc cát trắng, người ta lui vào trong những nơi cô tịch, trên núi và thung lũng xa. Bắt đầu với thánh Bênêđictô thành Norcia, là người đã lập đan tu đầu tiên ở Subiaco. Ngài cũng là người đã đóng góp quyết định cho sự phát triển văn hóa Châu Âu và nông nghiệp với châm ngôn sống: ora et labora, cầu nguyện và làm việc. Vì thế, ngài được chọn là quan thầy của Châu Âu.
Nhưng lời mời gọi theo Chúa Giêsu vào sa mạc không chỉ được gửi đến với các đan tu và những độc tu. Trong hoàn cảnh khác nhau, đó là lời ngỏ tới mọi người. Các người đan tu và độc tu đã chọn lựa một nơi trong sa mạc, chúng ta cũng phải chọn cho mình một thời gian sa mạc để rút mình trong thinh lặng nội tâm, làm rỗng chính mình, nhờ đó chúng ta tìm lại sức mạnh nội tâm, thoát khỏi sự ồn ào và náo nhiệt bên ngoài để đi vào gặp gỡ với những nguồn mạch sâu xa nhất trong chúng ta.
Kinh Thánh luôn đề cập đến ý nghĩa tích cực này của sa mạc, khác với ý nghĩa tiêu cực về nơi chốn hoang vu, không sự sống, không có sự liên lạc. Chẳng hạn, khi Thiên Chúa nói về dân mình như là một người vợ:
“Bởi thế, này Ta sẽ quyến rũ nó, đưa nó vào sa mạc, để cùng nó thổ lộ tâm tình” (Hs 2,16).
Mùa Chay là cơ hội mà Giáo Hội ban cho mỗi người để sống một thời gian sa mạc nội tâm mà không cần phải đi vào nơi hoang địa, để thanh lọc tâm hồn khỏi những ô nhiễm từ môi trường sống hôm nay.
Ngày nay, con người đã bắn vào vũ trụ những máy dò để dò ngoại vi của hệ mặt trời, nhưng lại không nhận biết những gì diễn ra trong trái tim mình. Con người không biết mình. Con người né tránh và sao nhãng với mình, đùa giỡn với mình: đó là những lời hướng dẫn chúng ta thực hiện một cuộc ra khỏi mình, thoát khỏi sự giả tạo của cuộc sống. Bởi vì, chúng ta thích sống trong sự ảo tưởng hơn là trong thực tại. Hôm nay, người ta nói nhiều về sự “vong thân” hay vong ngã khi đánh mất chính mình.
Cuộc sống hôm nay có quá nhiều âm thanh ồn ào ru ngủ con người. Những người trẻ là những người thích ồn ào. Ngày xưa vua Pharaô nói với người trẻ Do Thái rằng:
“Chúng là quân lười biếng, vì thế mà chúng hô lên: Nào chúng ta đi tế lễ Thiên Chúa chúng ta! Phải giao cho bọn người ấy những công việc thật nặng nhọc để chúng lo làm, mà khỏi chú ý vào những lời dối trá” (Xh 5,8b-9).
Những Pharaô ngày nay cũng nói tương tự như thế: “Hãy đưa những người trẻ vào trong sự ồn ào náo nhiệt, để họ không suy nghĩ, không cân nhắc, nhưng theo thời trang, mua những gì chúng ta muốn, tiêu thụ những sản phẩm chúng ta quảng cáo.”
Chúng ta phải làm gì và làm thế nào? Truyền thống Kitô giáo cho chúng ta câu trả lời với lời này: ăn chay. Có rất nhiều kiểu ăn chay. Đôi khi nói đến ăn chay, chúng ta nghĩ đơn thuần là ăn ít thức ăn và kiêng thịt. Nhiều người ăn chay để giảm cân, giữ eo và làm đẹp. Tin Mừng không khuyến khích chúng ta ăn chay theo kiểu đó, nhưng muốn chúng ta ăn chay kiêng thịt với một tinh thần hy sinh, diệt trừ tính mê ăn uống, sống tiết độ và nhất là dành phần của cải để chia sẻ với người đói khổ.
Tuy nhiên, ngày hôm nay, có một sự chay tịnh khác mà chúng ta cần làm hơn là kiêng ăn uống. Vì không có thức ăn nào tự thân là ô uế. Sự chay tịnh cần thiết nhất là sự chay tịnh khỏi tiếng ồn ào, náo nhiệt, và nhất là khỏi những hình ảnh xấu. Chúng ta đang sống trong một nền “văn minh hình ảnh.” Chúng ta trở thành những “con nghiện” hình ảnh. Qua tivi, báo chí, internet và cuộc sống, những hình ảnh đi vào trong tâm trí chúng ta. Nhiều hình ảnh xấu, bạo lực, lừa đối và dâm ô đã làm ô nhiễm ký ức tâm hồn. Đó là những hình ảnh đầy cám dỗ. Chúng tạo nên trong chúng ta những ý tưởng sai lầm hay thế giới ảo về cuộc sống. Những hậu quả của chúng tác động trên chính cuộc sống, tư tưởng và hành động chúng ta.
Nếu chúng ta không tạo ra một thứ máy lọc hay ngăn ngừa, thì không lâu tâm hồn chúng ta cũng bị “trần tục hóa.” Những hình ảnh xấu lưu lại trong chúng ta, trong ổ nhớ ký ức, chúng tác động vào trong tiềm thức, ước muốn, nhu cầu bên trong và thúc đẩy chúng ta bắt chước, hành động, chúng làm giới hạn tự do chọn lựa của chúng ta và biến chúng ta thành những kẻ nô lệ của những đam mê xấu. Những hình ảnh xấu gây nên những tác hại lớn lao đối với mọi người, nhất là đối với người trẻ và trẻ em. Chúng thúc đẩy làm theo những gì đã nhìn thấy.
Bởi thế, chúng ta cần phải biết làm chủ bản thân, giữ ngũ quan và kiểm soát cả những gì lọt qua mắt và đi vào tâm trí. Thiên Chúa sáng tạo chúng ta có đôi mắt để nhìn, nhưng Người cũng sáng tạo chúng ta có lý trí để phân biệt tốt xấu, làm hay không làm.
Ngoài những điều trên, chúng ta còn phải biết “chay tịnh” việc nói xấu nói hành. Thánh Phaolô yêu cầu:
“Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Ep 4,29).
Những lời nói hành, nói xấu, chỉ trích trong cộng đoàn và gia đình làm cho mỗi người khép kín trong chính mính, tạo ra bầu khí đố kỵ, thù địch và giận ghét nhau. Thánh Giacôbê cũng lưu ý với chúng ta về sự nguy hiểm của ba tấc lưỡi.
Như thế, bước vào Mùa Chay thánh, chúng ta không thể đi vào sa mạc, nhưng chúng ta có thể tạo nên một sa mạc xung quanh mình để sống tĩnh lặng, thoát khỏi sự ồn ào, náo nhiệt cuộc sống, loại bỏ những gì bên ngoài lôi kéo, để tìm kiếm chính Thiên Chúa và những điều tốt lành đến từ Người.
Ước gì Chúa Thánh Thần, Đấng đã dẫn Đức Giêsu vào hoang địa, xin Người cũng hướng dẫn và trợ giúp chúng ta trong cuộc chiến chống lại sự dữ và các chước cám dỗ, để chúng ta chuẩn bị cử hành lễ Phục Sinh với một tâm hồn được hoàn toàn đổi mới. Amen!
ĐCV Thánh Phanxicô Xaviê
Nghệ An - Việt Nam
http://nguoinguphu.blogspot.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét