Trang

Thứ Sáu, 2 tháng 2, 2024

TỪ NGỮ KINH THÁNH : TRỪ QUỶ

 


 

“Đức Giêsu ... trừ nhiều quỷ, nhưng không cho quỷ nói,
vì chúng biết Người là ai” (Mc 1,34)

Trừ quỷ là xua đuổi một hay nhiều tà thần khỏi một người. Chúa Giêsu Kitô là Đấng duy nhất có quyền lực trừ quỷ. Ngài đã trao quyền cho các môn đệ.

Người Do thái và lương dân thực hiện trừ quỷ với các mức độ thành công khác nhau, và họ nhận định : “Lạy Chúa, Lạy Chúa, nào chúng tôi đã chẳng nhân danh Chúa ... mà trừ quỷ ... đó sao ?” (Mt 7,22 // Lc 11,19 Cv 19,13-16).

Chúa Giêsu Kitô có uy quyền độc nhất để trừ quỷ : “Mọi người đều kinh ngạc, đến nỗi họ bàn tán với nhau. Thế nghĩa là gì ? ... Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh! “ (Mc 1,27 // Lc 4,36 Mt 12,25-28 // Lc 11,17-18). Quyền lực trừ quỷ Chúa Giêsu Kitô thể hiện trên các tà thần chứng tỏ vương quyền Thiên Chúa hiện diện nơi Người. (x. Mt 12,29 // Mc 3,27 // Lc 11,21-22 : Chúa Giêsu là “con người mạnh mẽ”. Quyền lực của Người trên các tà thần cho thấy Satan đã bị đánh bại.

Tác vụ tổng quát của Chúa Giêsu là trừ quỷ : “chiều đến, người ta đem nhiều kẻ bị quỷ ám tới gặp Đức Giêsu. Người nói một lời là trừ được các thần dữ và Người chữa lành mọi kẻ ốm đau” (Mt 8,16 // Mc 1,34 // Lc 4,41 Mc 1,39 Lc 6,17-18 7,21).

Chúa Giêsu Kitô đã trao cho các tông đồ quyền lực để xua đuổi ác thần : “Đức Giêsu gọi mười hai môn đệ lại, để ban cho các ông quyền trên các thần ô uế, để các ông trừ chúng và chữa hết các bệnh hoạn tật nguyền” (Mt 10,1 // Mc 6,7 // Lc 9,1 Mc 3,14-15 16,17 Lc 10,17).

Sau khi Chúa thăng thiên, các tông đồ xua đuổi ác thần :

“Nhiều người từ các thành chung quanh Giêrusalem cũng lũ lượt kéo đến, đem theo những kẻ ốm đau cùng những người bị thần ô uế ám, và tất cả đều được chữa lành” (Cv 5,16 19,12).

Các biểu hiện khác nhau cần được trừ quỷ :

- Thái độ bạo lực và tự hủy hoại, như người bị quỷ ám ở Ghêrasa (Mc 5,1-5 // Lc 8,27-29).

- Điếc câm (Mt 9,22 Mc 9,17 Lc 11,14).

- Bị kinh phong (Mt 7,14-15 // Mc 9,17-18 // Lc 9,38-39).

Các thành tố của việc trừ quỷ :

- Một lệnh truyền : “Đức Giêsu quát mắng nó : Câm đi, hãy xuất khỏi người này” (Mc 1,25 // Lc 4,35 x. Mt 8,32 Mc 9,25 Cv 16,18).

- Quỷ ma biết rõ nguồn gốc của quyền lực ra lệnh cho chúng : “Ông Giêsu Nagiareth chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa” (Mc 1,24 // Lc 4,34 x. Mt 8,24 // Mc 5,7 // Lc 8,28 Cv 16,17).

- Việc trừ quỷ thường kèm theo một yếu tố bạo lực hoặc tổn thương : “Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta” (Mc 1,26 x. Mc 9,26 Mt 8,32 // Mc 5,13 // Lc 8,32-33 Cv 19,16).

- Việc trừ quỷ biến đổi thái độ và điều kiện của người được giải thoát : “Họ đến và thấy kẻ bị quỷ ám ngồi đó, ăn mặc hẳn hoi và trí khôn tỉnh táo ...” (Mc 5,15 // Lc 8,35 x. Mt 9,33 // Lc 11,14).

- Người đã được trừ quỷ có thể bị ám lại (x. Mt 12,43-45 // Lc 11,24-25).

Những cách trừ quỷ khác :

- Việc trừ quỷ có thể hoàn thành từ xa, như việc chữa con gái người đàn bà Canaan (Mt 15,21-28 // Mc 7,24-30). “Có mấy người Do thái đi đây đi đó làm nghề trừ quỷ cũng thử lấy danh Chúa Giêsu mà chữa những người bị tà thần ám” (Cv 29,13).

- Ít có trường hợp dùng đến vật dụng để trừ quỷ : “Thiên Chúa dùng tay ông Phaolô mà làm những phép lạ phi thường, đến nỗi người ta lấy cả khăn cả áo đã chạm đến da thịt ông mà đặt trên người bệnh, và bệnh tật biến đi, tà thần cũng phải xuất” (Cv 19,11-12). Đây là sự tỏ bất thường về quyền lực, được ghi nhận ở một thành phố đầy ma thuật. Nhạc của ông Đavít làm cho vua Saulê được sảng khoái (1Sm 16,14-16.25)

Lời cầu xin khẩn thiết đôi khi cần thiết. Chính Chúa Giêsu Kitô nói về người bị quỷ ám mắc bệnh động kinh : “Giống quỷ ấy, chỉ có cầu nguyện mới trừ được thôi” (Mc 9,29).

https://giaophanphucuong.org/tu-ngu-kinh-thanh/tru-quy-- 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét