Trang

Thứ Ba, 1 tháng 10, 2024

VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA - CN 27 TN B

  VẤN ĐỀ HÔN NHÂN VÀ VẤN ĐỀ GIA NHẬP VƯƠNG QUỐC THIÊN CHÚA

Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm B

(Mc 10,1-16)

CÂU HỎI GỢI Ý

1. Luật Môisen đã nói rõ ràng là được phép rẫy vợ (x. c.4; Đnl 24, 1tt), tại sao Biệt phái còn hỏi Chúa Giêsu (c.2). Phải chăng để thử trí nhớ hoặc khả năng hiểu biết Cựu ước của Người?

2. Khi trích dẫn hai câu trong sách Sáng thế (1,27 và 2,24): Chúa Giêsu muốn đưa ra quan niệm nào về hôn nhân?

3. Luật Do thái có bao giờ đề cập đến trường hợp vợ bỏ chồng như Mc nói ở c.12 không?

4. Vấn đề chính của cc.13-16 là gì? Thái độ của Chúa Giêsu đối với trẻ em (BJ, Osty, Ng-thế-Thuấn) hay là điều kiện để vào Vương quốc Thiên Chúa?

5. “Giống chúng” là “như một trẻ nhỏ” nghĩa là gì ? Phải chăng là cần đơn sơ, trong trắng ?

I. HÔN NHÂN: TƯƠNG QUAN GIỮA CÁC NHÂN VỊ BÌNH ĐẲNG (10,1-12)

Lời chú thích xen vào về cuộc hành trình Giêrusalem (10,1) không được đúng lắm, vì con đường từ Galilê lên Giêrusalem trước tiên đi ngang qua Phêrê đã rồi sau đó mới qua Giuđê. Để thiết lập một thứ tự lịch sử cho những gì kế tiếp, thì các chỉ dẫn về lộ trình được theo là về đám đông tuôn đến cùng Chúa Giêsu, quả không đầy đủ. Vì các chỉ dẫn này chẳng có mục đích đặc trưng một giai đoạn rõ rệt trong hoạt động Chúa Giêsu, nhưng đúng hơn dùng làm câu chuyển tiếp. Chúa Giêsu đã rời Galilê, Người tiến dần tới đích cuộc hành trình và dọc đường người không ngừng giảng dạy “theo thói quen”.

Các biệt phái khai mở cuộc tranh luận về vấn đề ly dị; họ muốn thử coi các ý kiến của Chúa Giêsu và giăng bẫy cho Người (10,2). Câu hỏi: “Một người chồng có được phép rẫy vợ không?” được phát biểu cách trực tiếp và nhắm một quyền lợi căn bản. Bởi vì trong luật Môisen, nó được trả lời rành rẽ trong một vài điều kiện. Người chồng được phép rẫy vợ mình nên câu hỏi của các Biệt phái chỉ có thể là nhằm tranh luận các nguyên nhân và điều kiện của một cuộc ly dị thôi. Chúa Giêsu đáp (10,3) theo kiểu tranh luận thông thường bằng một câu hỏi móc lại: Môisen đã truyền sao? Nhưng các kẻ đối thoại không để mình bị lôi theo câu hỏi về cái được truyền một cách bình thường ấy. Họ trả lời bằng cách tham chiếu Đệ nhị luật 24,1tt: được phép rẫy vợ. Theo luật này, chỉ cần người chồng khám phá ra nơi bà vợ một điều gì đó “thô bỉ” hay “tởm gớm’? là ông ta đủ quyền trao cho vợ một ly thư. Người ta đã từng tranh luận để giải thích cái gì là vừa đủ “thô bỉ” hay “tởm gớm”. Chúa Giêsu không đi vào cuộc tranh luận này. Cái khiến Người lưu tâm, chẳng phải là tình trạng pháp luật, nhưng là con người và ý định trên con người của Thiên Chúa. Vì thế lập trường Người rất triệt để, triệt để đến nỗi Người coi việc cho phép của lề luật như tùy thuộc nhiều hoàn cảnh lịch sử và tuyên bố nó chỉ có hiệu lực hạn chế thôi. Người thấy trong việc luật Môisen ban phép ly dị một sự nhượng bộ cho lòng dạ lợm lì của người Do thái, thành thử là một sự thỏa hiệp của: một quan niệm hôn nhân không đề cao sự thông giao với kẻ khác, một quan niệm hôn nhân mà cách nào đó có trước tương quan đối thoại. Khi nói: “Nhưng từ khởi nguyên tạo thành…” (10, 6tt), Chúa Giêsu đặt các dự tính của Thiên Chúa trên con người bên kia các nhượng bộ của Lề luật, là những cái phát sinh từ nhiều hoàn cảnh lịch sử. Thiên Chúa đã sáng tạo con người “nữ và nam”, nghĩa là như những người đồng hội bằng nhau giữa lòng một cuộc đối thoại, Bãi bỏ thân phận lứa đôi này- cho dù trong khuôn khổ một cơ cấu xã hội hợp pháp – tức là vẫn ở bên này sự xác định của Thiên Chúa, vì đấy là lại rơi vào trong một tình trạng tiền đối thoại, trong một sự chai đá. Tâm hồn và một sự dửng dưng với một số phận của người đồng hội với ta.

Đối với tâm thức xã hội lẫn tâm thức văn hóa đương thời và chung quanh Chúa Giêsu việc nhắc lại “Khởi nguyên tạo thành” và nhắc lại việc con người được dựng nên như   là “nam và nữ” theo nghĩa sách Sáng thế, không gì khác hơn là triệt để thừa nhận sự bình đẳng giữa nữ với nam. Ở đây,  Chúa Giêsu phát biểu rõ rệt rằng: trước Thiên Chúa, người nữ chiếm một vị thế khác với trước luật Môisen, thành thử người ta tuyệt đối không thể tranh luận các lý do khiến người vợ phải bị từ rẫy hay được giữ lại bởi chồng. Chẳng phải ý muốn độc đoán của con người, nhưng là lòng tốt của Thiên Chúa ( như được diễn tả trong Sáng thế mà Chúa Giêsu trích dẫn ở 10,6-8) định đoạt số phận của một cuộc sống lứa đôi. Và không còn phải là chuyên ý thay đổi của người chồng, nhưng là thánh ý vững bền của Thiên Chúa bảo vệ nhân phẩm của người vợ. Tiến bộ này trong lịch sử văn minh và tôn giáo dựa trên một câu trích dẫn thứ hai từ Sáng thế thư (10,7tt) và mặc một hình thức giản lược trong 10,9. Vì bảo rằng con người không được phân những gì Thiên Chúa đã phối hợp, nên câu nói một khỏi phép ly dị của Môisen lối giải thích đã từng biến nó thành một xác định của Thiên Chúa, có hiệu lực phi thời gian, là cho thân rằng các khẳng định của Sáng thế là một bằng chứng về tính cách bất khả xâm phạm của hôn nhân (điều này ngược với quan niệm chính thức của các nhà thần học thời đó) cùng ngăn cấm người ta lấy pháp lý định đoạt số phận người phụ nữ.

Bài học ban cho các môn đồ, mà nơi Mc kết thúc cuộc tranh luận (10,10-12), một lần nữa xoay quanh, bằng lối phủ định, lập trường Chúa Giêsu đã theo: rẫy vợ, chính là phá hủy sự bình đẳng được bảo vệ bởi Thiên Chúa (10,11) và như thế là ngoại tình.

10,12 có lẽ là một áp dụng của thánh sử vào lãnh vực pháp lý ngoại Do thái (bản văn Hy lạp viết: “Nếu một người vợ rẫy chồng mình…”; nhưng theo luật Do thái, một người đàn bà không thể nào lấy chồng được; thành thử có lẽ chính Chúa Giêsu đã không tuyên bố như thế); hoặc 10,12 muốn nói (theo bản Aram có thể): người vợ nào cho chồng mình những lý do khiến ông trao cho một ly thư, thì phá vỡ hôn nhân để có thể lấy một chồng khác.

II. ƠN HUỆ NHƯNG KHÔNG (10,13-16).

Đây là một “điều kiện để được thu nhận” vào Vương quốc Thiên Chúa do Chúa Giêsu loan báo, một điều kiện được trình bày ở đây theo thể giai thoại tiền sử. Đề tài của đoạn văn không phải là thái độ của Chúa Giêsu đối với trẻ em, mặc dầu thái độ này xem ra khác thường trong khung cảnh xã hội thời cổ. Đề tài đích thực đúng hơn là câu hỏi sau đây: làm sao con người có thể dự phần vào Vương Quốc Thiên Chúa? Vì thế câu 15 mới nằm vào trong đoạn này, mặc dầu từ nguyên thủy nó đứng độc lập, để câu 16 nối liền trực tiếp với câu 14.

Khung cảnh giai thoại của hai lời Chúa Giêsu rất đơn sơ được mượn từ đời sống thường nhật: người ta đem các trẻ đến cùng một Rabbi đạo đức, để ông chúc lành cho chúng (10,13). Sở dĩ các môn đồ muốn đuổi hạng quấy rầy này đi  (10,13) chẳng phải là vì thình lình nổi chứng dữ tợn, nhưng đó là cách bày tỏ thái độ vô tình cảm của người thời xưa đối với thế hệ mới lớn. Chúa Giêsu trái lại phật ý vì thái độ “bình thường” của các ông (c. 14); Người để các trẻ đến với Người, bồng ẵm chúng và đặt tay chúc lành cho chúng (c. 16). Đặc biệt việc bồng ẵm – chỉ được Mc nói tới – là khác hẳn thái độ thông thường. Qua cử chỉ này, Chúa Giêsu đặt các trẻ em trong thế giới người lớn để làm sao cho việc biện minh hành động của Người được lưu ý nhất. Và Người biện minh cho hành động này với hai lý lẽ: vương Quốc Thiên Chúa được ban cho những người “giống chúng”, và ai không đón nhận vương Quốc này như một trẻ nhỏ, sẽ chẳng được vào trong. Nhưng “như một trẻ nhỏ” và giống chúng” nghĩa là gì ? Hoàn cảnh lịch sử của Chúa Giêsu cũng như của cộng đoàn Mc loại trừ mọi lối giải thích tâm lý.

Không phải cái mà trẻ em tưởng nghĩ và cách chúng cảm nhận sự vật phải được coi như kiểu mẫu và lề lối đâu. Không! tư tưởng đúng hơn đi theo một chiều hướng xã hội: Chúa Giêsu so sánh với thân phận trẻ em giữa người lớn. Vương Quốc Thiên Chúa thuộc về những ai ít được lưu tâm như trẻ nhỏ. Bởi vì trong toàn thể thế giới cổ xưa, kể cả Do thái, trẻ em đặc biệt bị coi như một cái gì chưa hoàn thành. Có tính cách chuẩn bị và do đấy, đối với tư tưởng Do thái, là thiếu cách để thực thi lề luật, nên câu nói 10,14 có nghĩa là: Vương Quốc Thiên Chúa được ban cho những người không đủ năng cách, khờ dại, chả được học hỏi những vấn đề của Luật pháp. Nói cách khác: Vương Quốc Thiên Chúa không thể chiếm đoạt bằng những tính toán, bằng việc giữ đúng Lề luật. Nó là hồng ân nhưng không, chỉ ban cho ai sẵn sàng chờ đợi và đón nhận nó “như một trẻ nhỏ” (10,15). Thành thử lời này không đề ra cho chúng ta một tấm gương là lối cư xử trẻ con, ngay cả trong tương quan giữa con người với Thiên Chúa. Nó cũng chẳng khuyến khích một thái độ ngây thơ sai lạc, một thái độ khiến con người trút cho kẻ khác bổn phận định đoạt số phận bản thân của mình. Đúng hơn đây là một lời phản đối ý tưởng cho rằng chợt nhất rằng ai có khả năng tài giỏi trong những vấn đề luật pháp mới đi vào được Vương Quốc Thiên Chúa. Theo phe các trẻ nhỏ như Chúa Giêsu làm ở đây (Người chứng minh bằng lời nói và hành động), thành ra là theo phe tất cả những ai chờ đợi sứ điệp của Người một cách đơn sơ, không thành kiến và không bị trói buộc trong những sợi dây của bao truyền thống cổ lỗ, những truyền thống vốn được duy trì với những cấm kỵ và kiêu căng của chúng. Vậy là qua hình ảnh “vị thế” xã hội của trẻ em, Chúa Giêsu vứt bỏ mọi tôn giáo muốn tìm cách quản lý ơn Thiên Chúa nhờ vào các quy luật chính thức và sự tuân phục quan niệm chính thức về lề luật và như thế muốn mua lấy sự cưu rỗi con người.

Ingo Hermann, L’evangile de Saint Marc, II, tr.35-40.

Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG

1. Đoạn Tin Mừng hôm nay giúp ta nhận ra một điều luật căn bản: đó là ta phải vạch ra một lối sống dựa trên luật tình thương của Thiên Chúa chứ không được hướng theo ý riêng của chúng ta. Ở đây, chúng ta thấy được một bên là kế hoạch tình yêu theo ý Thiên Chúa, một bên là con tim chai đá của loài người. Và Chúa Giêsu dạy: không được vạch ra một lối sống rập theo con tim suy đồi, nhưng phải chiều theo kế hoạch tình yêu; Người loan báo rằng kế hoạch tình yêu này có giá trị như một luật buộc và rằng con tim loài người đã sai lệch thì nay cần phải sửa đổi. Đây là điểm nhắc nhở quan trọng cho lương tâm Kitô hữu chúng ta trong thời đại này. Căn cứ trên cái gì để chúng ta điều chỉnh cách thế suy tư và hành động của chúng ta? Có phải bất cứ cái gì đang xảy ra quanh chúng ta hay không? Có phải trên bầu khí do hạng trí thức mệnh danh là Kitô hữu, nhưng đã “làm bạn với vua trụy lạc” (R.Auclair), của bọn lạc giáo ở thời đại ta tạo lứa hay không? Có phải trên loại tiến sĩ giả mạo ở Israel sẵn có trái tim chai đá đến nỗi khéo léo chấp nhận ly dị, phá thai, thất trung trong việc vợ chồng không? Tin Mừng hôm nay mang lại cho ta một lối vệ sinh tinh thần và tư tưởng hết sức xác thực. Điều làm luật sống không phải là sự suy đồi của nhân loại, nhưng chính là ý muốn của Thiên Chúa, chính là luật tình yêu.

2. Bài Tin Mừng hôm nay cũng là một dịp để cùng suy nghĩ cách bình tĩnh và sáng suốt về Thông điệp “Sự sống con người” (25-7-1968). Ân huệ của Thiên Chúa ban trong bí tích hôn nhân không phải là điều dứt khoát, một lần là xong. Cái “xương thịt duy nhất” đó, mà mọi đời sống gia đình phải hướng đến sẽ được thực hiện dần đần: “Chính trong suốt cả đời sống hôn nhân mà đôi vợ chồng được mời gọi làm cho tình yêu giữa họ lớn lên: hiểu nhau hơn, chịu đựng nhau hơn… Khi có những lý do để cách quãng các lần sinh con, họ đừng để bị ám ảnh bởi vấn đề các tương giao phối hợp mà trong đó họ đang gặp khó khăn, nhưng tốt hơn hãy tập trung tất cả nỗ lực tinh thần về lòng quảng đại của gia đình họ” (số 11). “Con người chợt tiến lên trên đường thánh thiện cách kiên trì, qua thất bại và dò dẫm; đây là một cuộc chiến đấu mỗi ngày, trong hy vọng…” (12). Nhưng giữa những khó khăn kinh khủng nhất, ân huệ của Thiên Chúa luôn luôn có đó: các gia đình “sẽ nhận thấy trong đời sống chung của họ rằng Đấng mà quyền lực đang hành động trong ta có khả năng thực hiện vượt quá, ” vô cùng vượt quá điều ta có thể nghĩ tới hay cầu xin” (13). Và lúc đứng trước một tranh chấp về bổn phận, điều quan trọng là tìm kiếm trước Thiên Chúa bổn phận nào, trong trường hợp ấy là lớn lao hơn. Hai vợ chồng sẽ quyết định sau khi đã cùng nhau suy nghĩ với tất cả sự cẩn thận mà tính cách cao cả của ơn gọi lứa đôi của họ đòi hỏi”. (Xin lưu ý: Các câu trích dẫn ở trên đây hy từ bảng “giải thích mục vụ của hàng Giám mục Pháp về Tđ Sự sống con người tháng 12-1968).

3. Chúa Giêsu đã mặc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa, với tư cách là một người cha, là tình yêu tuyệt đối trao ban cho con người, và con người phải có thái độ hết sức nghèo khó và lệ thuộc đối với tình yêu này. Con người không được phép xem mình như có quyền lợi đòi hỏi được làm công dân Vương Quốc Thiên Chúa, hay kiêu ngạo tự mình kiến tạo Vương Quốc Thiên Chúa. Sự thật là, theo như Chúa Giêsu nói, con người phải biết đón nhận ân sủng Thiên Chúa ban như một trẻ em đón nhận ân huệ trao ban do tình thương.

Học viện Giáo Hoàng Piô X Đà Lạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét