Việc chữa lành Bartimê – Chú giải
Tin Mừng Chúa Nhật XXX Thường niên B – Học viện giáo hoàng Piô X Đà Lạt
VIỆC CHỮA LÀNH BARTIMÊ
CHÚA NHẬT XXX THƯỜNG NIÊN – NĂM
B
(Mc 10, 46- 52)
CÂU HỎI GỢI Ý
1. Thử tìm văn mạch tổng quát và
văn mạch trực tiếp của trình thuật.
2. Chủ đề chính của bản văn này
là gì?
3. Đâu là phép lạ chính của bản
văn? (Nghiên cứu cuộc đối thoại và cử chỉ của kẻ mù).
4. Bản văn này định nghĩa thế
nào về đức tin?
Trong bản văn này, chỗ đứng của
việc chữa lành rất nhỏ bé: không một lời hay một cử chỉ thần thông này cả. Phải
chăng Mc muốn quên để nhấn mạnh đến một phép lạ thuộc loại khác, phép lạ mà ông
sẽ cho thấy đặc tính trong ngôn ngữ riêng ông? Đó là vấn đề mà công việc nghiên
cứu này thử giải đáp.
1. MC 10,46-52 TRONG TOÀN BỘ DIỄN
TỪ CỦA MAC-CÔ
Để hiểu rõ hơn đoạn văn hôm nay,
cần đặt nó lại vào trong văn mạch chung và văn mạch trực tiếp của nó: mỗi một
văn mạch tương ứng với một mức độ riêng biệt trong hoạt động biên soạn của Mc.
a. Trong sự phối trí chung của
tác phẩm
Được đặt lại trong toàn bộ Tin Mừng
thứ hai, cuộc chữa lành người mù ở Giêricô có dáng như là thành phần của một bộ
ba song song với cuộc chữa lành người mù ở Betsaiđa (8,22-26). Bản văn cuối này
đi ngay trước việc tuyên xưng của Phêrô tại Caisaria (8,27-30) và việc tuyên
xưng này lại được kéo dài bởi lời loan báo đầu tiên về cuộc Khổ nạn (8,31-33).
Cũng thế, Mc .10,46-52 được tiếp nối bởi việc tung hô Chúa Giêsu là Đấng Messia
khi Người vào Giêrusalem, đoạn bởi trình thuật về cuộc Khổ nạn.
Một cách nào đó, Mc 8, 22-26 và
10,46-52 làm nên những trình thuật chuyển tiếp. Hình như chúng dẫn độc giả đến
chỗ tuyên xưng đức tin cách công khai vào thiên sai tính của Chúa Giêsu: đức
tin và thiên sai tính giả thiết biến cố Tử nạn. Trong viễn ảnh thần học này, việc
mở mắt người mù mặc một giá trị dấu chỉ.
b. Trong văn mạch trực tiếp
Tiết tường thuật trong đó chen
vào việc chữa lành Bartimê, khởi đầu từ Mc 10,32:
“Bấy giờ họ đang đi trên đường
(en tôi hodôi) lên Giêrusalem, và Chúa Giêsu bước đi trước họ, và họ kinh
hoàng; còn những kẻ theo sau thì sợ hãi…”
Nhiều sợi dây mà chúng ta sẽ
tách ra khỏi “khung dệt” của Mc 10,46-52, một cách nào đó, còn nằm lộn xộn
trong câu này. Con đường được xác định: đường lên Giêrusalem, trên đó Bartimê sẽ
đi theo Chúa Giêsu sau khi được chữa khỏi (c.52).
“Và hắn đã theo người trên con
đường” (c.52): câu này là một sự khai mở. Bi kịch cá nhân và sứ mệnh của
Bartimê (“Hãy đi, lòng tin của ngươi đã cứu chữa ngươi“) mở màn bi kịch tập thể
và nhiệm mầu sắp trình diễn. Mátcô trình bày bi kịch này trong trình thuật tiến
vào Giêrusalem tiếp theo. Số “nhiều kẻ” đã chống đối thái độ của Bartimê
(10,8), nghĩa là những kẻ, cho đến lúc đó “còn kinh hoàng và sợ hãi” (10,32)
thì nay nhận ra Đấng Messia (11,8-10). Họ cao rao tư cách thiên sai dòng Đa-vít
của Chúa Giêsu mà trước đó họ đã từ chối. Tất cả, chẳng trừ ai, không còn công
bố tước hiệu thiên sai nữa (“Con Đa-vít”) nhưng công bố chính nội dung chính
xác của tước hiệu này: “Họ kêu lên: Hosana! Chúc muôn lành cho Đấng …” (11,9).
Người ta gặp lại động từ “kêu lên” ở thì bán khứ, y như trong trường hợp của
người mù (c.48: “nhưng hắn càng kêu to hơn nữa…”) sau việc can thiệp thù nghịch
cũng của đám đông trên. Việc đi từ số ít sang số nhiều của cùng một hình thức động
từ này mang nhiều ý nghĩa.
Thành thử Mc 10,32-11,10 xem ra
giới hạn phạm vi biên soạn của đoạn văn chúng ta. Từ điểm bản lề này của Tin Mừng
Mc nổi bật lên vật tranh dành tối hậu của sứ mệnh Chúa Giêsu: việc tạo lập dân
tín hữu. Thật vậy, việc chữa lành Bartimê biểu lộ một quyền lực mới mẻ và kỳ lạ
trên thực tại nhân loại đến nỗi kéo theo một sự gắn bó hoàn toàn và dứt khoát
vào Chúa Giêsu, Đấng Messia. Sự gắn bó này lấp đầy mọi khoảng cách bởi vì nó đã
đem tất cả các khoảng cách về con đường duy nhất tnà từ đây có tính cách giải
phóng (“con đường”, con đường lên Giêrusalem); nó cũng xếp đặt mọi giây phút
vào trong một “thời gian” duy nhất (được biểu thị theo văn phạm bởi thì bán khứ:
“hắn kêu lên”, “họ kêu lên”) thời gian bao gồm toàn thể các biến chuyển; cuối cùng,
sau khi đã cấu tạo và tổ chức con người (được tiêu biểu qua Bartimê), sự gắn bó
nói trên cũng cấu tạo và tổ chức đoàn người vốn tượng trưng và tiên báo một
nhân loại sẽ chiếm hữu mãi mãi những tiềm thể năng động của sự thành tựu của
nó.
c. Mc 10,46-52 và dấu vết của
Mátcô
Bảng sau đây cho thấy ở đây
Mátcô để lộ đến mức này các phản ứng mà ông đã khá gọt dũa khi biên soạn Tin Mừng
của ông:
Mc 10, 46 – 52
Hắn đang ngồi
bên đường
Hắn bắt đầu kêu to
Chúa Giêsu ngừng lại
Với một cái nhảy, hắn đến
cùng Chúa Giêsu Con Đavít.
…..
Rabbuni, xin cho tôi thấy được
…..
Hãy đi đức tin ngươi đã cứu
ngươi
Và tức khắc hắn thấy được…
Mc 5, 1 – 20
Hắn Có Chỗ
Trong Mồ Mả
Thấy Giêsu Đằng Xa
Người Đang Đi Ra
(Từ Xa) Hắn Chạy Lại
Bái Lạy Trước Người
….
hắn van xin Người cho hắn ở với
Người
…..
Hãy đi về nhà
Và hắn ra đi….
Giữa việc chữa lành tại Giêricô
và việc trừ quỷ ở Gêrasa, có một sự giống nhau rõ rệt, đáng được nghiên cứu xa
hơn: các phân tích sau đây sẽ đóng góp một phần.
2. THỬ NHÌN MỘT CÁCH TỔNG QUÁT
Chủ đề “con đường” (hê hodos) với
tất cả những gì liên hệ đến nó (đi, dừng lại…) rất quan trọng trong Mc
10,46-52. Đọc lần đầu tiên, tất cả các yếu
tố của bản văn hình như quy chiếu về đấy cả cử chỉ lẫn ngôn từ.
Người ta ghi nhận sự đó, ngay từ
những chữ đầu tiên: “họ đến” (c. 46a, erchontai). Động từ ở thì hiện tại này
không chủ từ minh bạch. Vẫn biết trong một thì thứ hai, người ta gặp lại, lúc
ra khỏi Giêricô, các môn đồ, một đám dân đông đảo cùng Chúa Giêsu (c.46b). Và
qua câu dẫn nhập rườm rà này người ta thấy được, nơi Mátcô, cái ưu tư đích thực
muốn trình bày tất cả những ai ông đã cho “đến” Giêricô mà không chỉ định họ
cách rõ rệt. Nhưng, được đặt một mình ở ngay đầu trình thuật, hình thức động từ
“họ đến” nhất thiết mang một ý nghĩa khác với ý nghĩa tường thuật hoàn toàn: cú
pháp sâu xa của trình thuật sẽ xác định hình thức động từ đó. Lúc này, người ta
có thể bảo nó đang tìm kiếm một chủ từ và một thì thích hợp, hơn nữa còn đòi hỏi
một hạn từ thích đáng để chỉ còn là một dấu chỉ đường phải theo (“Khi Người ra
khơi Giêricô”); nhưng theo mục tiêu nào?
Trong câu cuối cùng của trình
thuật: “Và hắn theo Người trên con đường” (on tôi Ịhodôi), động từ ở thì bán khứ
ám chỉ sự liên tục. Liên lục trong sự di động bởi vì là đi trên con đường”,
nhưng cũng liên tục trong sự cận kề, bởi vì Người ta đi sau và đi theo một kẻ ý
tưởng chủ chốt của công thức đó là sự hiện diện dứt khoát “trên con đường” hay
hơn nữa “trống con đường”. Mà vị thế này lại đối nghịch với vị thế (bên khỏi của
Bartimê (c.46): “Hắn đang – ngồi bên đường” (para tôn hođon). Đây là một dáng
điệu cố định, tự bản chất coi như dứt khoát. Thì bán khứ của động từ cho thấy
điều đó. Hơn nữa, việc đề cập đến nghiệp ăn xin (Bartimê được gọi là prosaitôs)
và tật mù lòa càng làm nổi bật thêm dữ kiện vừa nói. Ở đây nghiệp ăn xin hàm
súc sự cố định và tật mù lòa hàm súc sự xa cách. Phải chăng một người mù không
càng xa cách các thực tại mà về phương diện thể lý càng gần gũi chúng?. Do đó
“mù lòa” và “ăn xin” thuộc về cùng một sổ như “con đường”, “đến”, “ngồi” hay
“đi theo”. Thành thử “bên đường” có nghĩa là “ngoài con đường” và trong trường
hợp của người mù là “xa con đường”. Bị loại khỏi con đường, đó là điều đánh dấu
tình trạng của Batimê ngay đầu trình thuật. Vì mù lòa, hắn vĩnh viễn xa cách
con đường bình thường của mọi kẻ sáng mắt. Vì ăn xin, hắn nằm trong tình thế bị
khai trừ, trong sự cố định để có thể tồn tại trong sự xa cách ấy.
“Dừng lại” (c.49). một việc gây
kinh ngạc: Chúa Ki-tô dừng bước. Làm thế, Người tự tách mình khỏi những kẻ đang
ở với Người trên cùng một con đường, Người cắt ngang một chuyển động mà Người
là động lực chính. Sự cắt ngang này phát sinh một hậu quả bất ngờ. Người ta rất
ngạc nhiên thấy kẻ mù quăng áo khoác, nhảy chồm dậy và đến gần Chúa Giêsu (“Hắn
đến cùng Chúa Giê-su, ôlthen pros ton lôsoun). Mọi sự xảy ra như thể Bartimê
không còn mù lòa nữa! Động từ “nhảy chồm
dậy” khá nói lên điều đó: nó đánh dấu một phản đề lớn đối với các dữ kiện tiên
khởi của trình thuật.
Điều lạ là Bartimê được gọi là:
người mù” (ho typhlos, cc 49.51) sau sự can thiệp của Chúa Ki tô. Vì chính từ
giây phút đó hắn xem ra được Chúa Giêsu và đám đông quan tâm (Gọi người ấy… Hãy
vững lòng! Đứng dậy…) và hắn xử sự (“với
một cái nhảy…”) như một người sáng mắt. Nếu Mátcô chỉ gọi hắn là “người mù”, phải
chăng ông muốn nói rằng hắn không còn là “kẻ ăn xin” nữa ? Việc ném chiếc áo áo
choàng (mà những người ăn xin Đông phương thường dùng để nhận tang vật) biểu thị
việc chấrn dứt sự cố định, y như, dưới một khía cạnh nào đó, tiếng gọi của Chúa
Giêsu mà đám đông lặp lại theo. Điều quan trọng, đó là cách người mù đột nhiên
đạt được sự di động, trong khi hắn, để sống còn, đã bị kết án nằm trong sự bất
động vĩnh viễn (“Hắn đang ngồi.. Sự di động hay, hắn biểu lộ một cách rất rực rỡ
nhất. Động từ “đến”, vốn mở đầu trình thuật. Họ đến đã tìm được chủ từ của nó:
trước tiên bị từ khước đối với Bartimê giờ đây động từ được dành cho hắn, nhưng
ở thì aoriste (“Hắn đến”, ôlthon). Đây là một động tác duy nhất, quyết định in
vào thái độ này một đặc tính tuyệt đối. Nó dẫn đến Chúa Giêsu và, do đó, đưa
vào “trong con đường”. “Chúa Giê-su và “con đường” đồng hóa với nhau, hay nói
cách khác, “sự kế cận” và “sự di động” kết hợp nhau: con đường mở ra cho người
mù.
Tất cả các yếu tố mà chúng ta đã
liệt kê, được xếp đặt cách chặt chẽ trong một màng lưới gồm những đối lập và
tương quan đầy ý nghĩa; các đối lập và tương quan này hoạt động bên trong một hệ
thống sát sao. Thế mà, một phần lần của trình thuật được cấu tạo bởi cuộc đối
thoại giữa Bartimê và Chúa Giêsu. Thành thử điều quan trọng là tìm xem chính cuộc
đối thoại này có thể được tích hợp vào trong một cơ cấu như thế, để tăng cường
cách diễn tả của cơ cấu đó không?
3. “TIẾNG KÊU” VÀ “CÁI NHẢY” CỦA
ĐỨC TIN
Khi đi tìm các thành phần chủ yếu
của cuộc đối thoại, người ta sẽ biết rõ hơn cái động lực bên trong.
Đám đông dân chúng can thiệp nhiều
lần. lần đầu tiên, họ báo hiệu sự hiện
diện của “Giêsu người Nadarél” (.c.). Bartimê nhận được từ này do thính giác
(“sau khi nghe”), điều nhắc đến tật mù lòa của hắn và mọi cái mà tật mù lòa bao
hàm, đặc biệt là sự xa cách. Tiếng “Giêsu người Nadarét” chỉ Chúa Giêsu, không
liên hệ gì với bất cứ mặc khải độc đáo nào về bản thân và sứ mệnh của Người. Sự
kế cận của Người, hoàn toàn nhân loại, xem như đã đạt được. Nhưng phải chăng đấy
là một sự kế cận đích thực? Một điều chắc chắn là: việc trần thuật diễn tả sự
xa cách.
Vả lại người mù từ khước loại kế
cận này. Người ta biết hắn không thể đến với “Giêsu Nadarét” vì tật mù lòa cái
nhân tố chia cách và triệt để cắt đứt hắn khỏi tất cả những gì kế cận và rất kế
cận hắn. Nhưng, với một tiếng kêu (“Hắn bắt lầu kêu kêu”), điều hàm súc sự xa
cách, Bartimê gọi Chúa Giêsu như “Con Đa-vít”. Làm thế, hắn gán cho Người tước
hiệu Messia của Israel. Nếu hắn hiểu và công bố như vậy cái khoảng cách chia
cách hắn thực sự với Người, thì bù lại, sự hiểu biết bất chợt và không thể giải
thích vừa nói về Chúa Giêsu trong tận thâm sâu hữu thể Người cho thấy cái bước
nhảy trọn vẹn ra khỏi sự xa cách ấy. Lời tuyên bố này xác nhận, trong một “tiếng
kêu” duy nhất, cái ý thức đau khổ về một khoảng cách không thể rút ngắn (c.46:
“đang ngồi”) và xác nhận sự hiểu biết trực tiếp và chính xác về đối trọng con
Đavít; đây là một thái độ tổng hợp cách lạ kỳ hay kinh nghiệm tương phản nhau,
kinh nghiệm về sự xa cách (thể lý) và kinh nghiệm về sự cận kề (đích thực).
Trong lời tuyên bố hay thỉnh
nguyện thứ hai của kẻ mù, sự can thiệp của “nhiều người” (c.48) kéo theo ý tưởng
cường độ. Ý tưởng này được nhấn mạnh qua trạng từ “càng mạnh hơn” và qua-lối
dùng thì bán khứ kêu lên c.48), thì ám chỉ tính cách liên tục trong cường độ ấy.
Hơn nữa, tiếng “Giêsu” đã biến mất khỏi lời van xin. Chỉ tước hiệu “cứu Đavít”
còn lại. Vậy là sự xa cách đã trọn vẹn và sự hiểu biết về đối tượng đã hoàn
toàn; chướng ngại là đám đông biểu thị mạnh mẽ điều đó.
Chính nơi đây, xảy ra sự cắt đứt
được đánh dấu bởi việc Chúa Giêsu dừng lại (c.49): một sự cắt đứt dứt khoát là
ta biết là sắp ban cho người mù ăn xin sự di động và cho anh ta đạt được sự cận
kề. Việc dừng chân này hình như tạo thành cái trục nối kết cách có hệ thống
hành động và cuộc đối thoại của trình thuật.
Tiếng “Rabbuni” (xuất hiện hai lần
trong Tân ước, ở đây và Ga 20,16), tiếng diễn tả sự tôn kính và thân tình, xác
nhận sự kề cận nói trên. Nhưng nó cũng ngụ ý một sự cố định mới (nghỉ chân để gặp
gỡ đương nhiên làm phương hại sự cận kề mới được phát sinh và củng cố bởi sự di
động. Chữ Rabbum nằm giữa hai lời của
Chúa Giêsu: một lời mời gọi (“Hãy gọi người ấy và một lời sai đi (“Hãy đi”, thường
được Mc và một dùng trong khung cảnh một sứ mệnh do Chúa Giêsu ủy thác : Mc
1,44; 5,19; 10,21; 14,13). Mỗi một lời ăn khớp đi sự dừng lại của Chúa Giêsu và
sự cắt đứt có tính cách “sáng tạo” mà việc dừng lại này tượng trưng.
Việc dừng lại, vốn cho phép Chúa
Giêsu và anh mù cả hai dấu bị bắt buộc nằm trong tình trạng cố định – gặp nhau,
gây nên hai mệnh lệnh song song và bổ túc nhau: một mệnh lệnh kéo theo sự di động
(x. c.49): “Hãy gọi người ấy”) và sự kế cận bất ngờ (“Với một cái nhảy, hắn đến
cùng Chúa Giêsu”), và một mệnh lệnh (“Hãy đi, đức tin ngươi đã cứu ngươi”) làm cho sự kế cận này được dứt khoát
thủ đắc và được củng cố trong một sự di động bắt buộc (“Hãy đi”) mà nếu không
có thì sự kế cận không thể trường tồn: vì thế mệnh lệnh đưa tới việc thình lình
cho thấy (“lập tức hắn thấy được”, ở thì aoriste, giống như: “với một cái nhảy,
hắn đến”). Cái nhìn cho phép ta được gần dù còn đứng xa, nó bảo đảm an toàn
trong việc di động.
Sự kiện khôi phục lại thị giác
làm nên dấu chỉ của việc ban đức tin (“Đức tin của ngươi đã cứu ngươi”), vì đức
tin là cái nhìn cách khoảng, là khả năng đi đường và là sự đòi hỏi phải lên đường.
Tật mù lòa bắt phải xa cách trong sự gần gũi; vì thế tự nhiên nó là dấu chỉ sự
thiếu vắng đức tin (đám đông biết “Giêsu Nadarét” ở đó, nhưng họ không biết đấy
là “Con Đavít”; sự mù lòa đích thực thật ra nằm nơi đám đông đang đi, chớ không
phải nơi Bartimê, người mù bất động). Từ đó ta dễ hiểu rằng, trong một trình
thuật mà Mc cho thấy ngay từ những chữ đầu tiên đức tin của một người mù, thì kẻ
mù này được coi như không mù và cư xử như không mù hay không còn mù nữa, mặc dầu việc chữa lành anh ta chưa được thực
hiện. Các điểm bất mạch lạc trong việc tường thuật này lồng trong một sự hợp lý
đích thực, sự hợp lý của tác phẩm.
Thành thử người ta hiểu được rằng
phép lạ của đức tin – sự gần gũi trong xa cách – được biểu thị qua việc mở mắt.
Một việc mở mắt cho phép ta trở nên kế cận dù cách khoảng. Câu nói “hãy đi” bao
hàm một sự cắt đứt (mà “Rabbuni” có vẻ muốn khước từ), một sự cắt đứt gây nên sự
di động cần thiết cho kẻ “thấy” trong đức tin, nghĩa là kẻ đi theo Chúa Giê-su
trên con đường của Người: điều giả thiết phải có “cái nhìn” của đức tin và có
khoảng cách (khoảng cách chứ không còn xa cách) cần thiết cho việc thi thố đức
tin đó; vì đức tin lấp đầy khoảng cách này, một khoảng cách mà đức tin, một
cách nghịch lý, đòi hỏi phải có.
KẾT LUẬN
Việc phân tích các điểm đối lập
và tương quan khác nhau trong Mc 10,46-52 đã dẫn chúng ta đến chỗ phân biệt
trong đó việc đi từ một vị thế bị khai trừ, cố định và xa cách sang một vị thế
hội nhập, di động và gần gũi. Việc Chúa Giêsu dừng chân “lên đường” đóng một
vai trò trung tâm trong quá trình đó. Việc nghiên cứu cuộc đối thoại giữa Chúa
Giê-su và Bartimê lại đến tăng cường lẫn xác định công việc trên. Các ý niệm xa
cách và cận kề được nổi bật đặc biệt: thật vậy chúng xem ra chế ngự mọi ý niệm
khác. Trong thực tế, “sự mù lòa” và “việc nhìn thấy” – cái thứ nhất biểu trưng
sự xa cách trong kế cận, cái thứ hai sự kế cận trong xa cách – là những ý tưởng
nổi bật của toàn thể bản văn. Tất cả đều xem ra xoay quanh chúng.
Một tia sáng bắn ra ngay từ
c.47. Người ta khám phá ra trong câu đó điểm nghịch thường hiển nhiên này: “người
mù” (nghĩa là kẻ thực sự xa cách mặc dầu kề cận về phương diện thể lý) “thấy”
Chúa Giêsu là ai, trong một sự hiểu biết trọn vẹn (“Con Đa-vít”) khiến cho hắn
ta thực sự cận kề (qua “tiếng kêu” hay “cái nhảy” của đức tin) trong khi hắn
hãy còn xa cách về phương diện thể lý (do sự ngăn cách bởi mù lòa). “Phép lạ” của
đức tin vì vậy được thủ đắc, như trình thuật về việc chữa lành biểu thị một
cách rõ rệt (việc chữa lành này chỉ được ám thị, chứ không được mô tả trong thực
tế).
Thế mà sự kế cận (của đức tin)
phải kéo dài. Sự di động là nhân tố duy nhất của sự kéo dài ấy (“Hắn theo Người
trên đường”, ở thì bán khứ); vì thế sự di động đòi hỏi sự hội nhập cần thiết
vào “trong con đường”. Sự kế cận đã được thủ đắc cuối một chuyển động được phát
khởi do một sự cắt đứt Chúa Giêsu dừng lại”) và được thúc đẩy do một lời mời
“Hãy gọi hắn”). Việc chiếm hữu dứt khoát sự kế cận này tùy thuộc vào một sự cắt
đứt khác (“Hãy đi”), một sự cắt đứt đưa nó vào một động lực từ đây có tính cách
trường kỳ, “trên con đường” (hay “trong
con đường”) con đường cần thiết và duy nhất, dành cho kẻ “thấy”, cho kẻ có thể
kề cận dù cách khoảng, cho kẻ “tin hay nói một cách khác, cho kẻ có khả năng
quán triệt trực tiếp toàn thể đối tượng vượt trên mọi xa cách.
Không thể có việc gián đoạn “cái
nhìn” này: hai sự cắt đứt (“Chúa Giêsu dừng lại” và “Hãy đi”) tạo nên cái nút
thường xuyên của kinh nghiệm người tín htĩu. Thành thử “tin” (1) là “thấy” (2)
nhưng nhất là “đi theo Chúa Giê-su (3) (“với một cái nhảy, hắn đến cùng Chúa
Giê-su (1), “và tức khắc hắn thấy” (2), “và hắn đi theo Người” (3). Điều này
đòi hỏi động lực của một thái độ tự ý vốn không ngừng lấp đầy một khoảng cách cần
thiết cho việc tự do chiếm hữu sự kế cận duy nhất, sự kế cận của đức tin vào
Giêsu, Đấng Ki-tô.
André Paul, Assemblées du
Seigneur 61 , tr. 44-52.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1. Phép lạ chữa người mù được
sáng là phép lạ cuối cùng mà Mc kể lại trước bài tường thuật tấn bi kịch được kết
thúc bằng khổ hình thập giá. Một cách nào đó, thánh sử muốn đúc kết những gì xảy
ra ở trước đây: Biến cố Chúa Giêsu đi qua, có những người không muốn nhìn thấy,
nhưng cũng có nhiều người khác, như người mù thành Giêricô, đã muốn Chúa Ki-tô
mở con mắt tâm hồn họ và đã ra đi bước theo con đường của Người. Họ là những
người biết nhạy cảm với ánh sáng nội tâm, một thứ ánh sáng soi chiếu tất cả mọi
người ở trong thế gian; họ đã không dập tắt ánh sáng đó vì tư lợi, vì mưu toan
ganh trị, vì quan niệm sống, vì thành kiến; họ đã ra đi theo Chúa Ki-tô.
2. Mặt khác, phép lạ chữa người
mù được sáng và đi theo Chúa còn báo cho chúng ta biết một điều luật quan trọng
của Tin Mừng: nhận ra chân lý mà thôi chưa đủ, còn phải sống chân lý đó nữa. Nhận
thức đức tin không phải chỉ là một hoạt
động thuần lý trí mà còn đòi hỏi một sự dấn thân toàn vẹn con người. Khi
trí khôn đã hiểu rõ khía cạnh nào của đức tin, thì con tim và ý chí phải theo để
đem ra thực hành trong đời sống điều mà lý trí đã thấy. Chúng ta chỉ đọc và hiểu
thật đúng Tin Mừng sau khi đã xếp sách lại, chúng ta cố gắng đem ra thực hành.
Chúng ta hãy cầu nguyện cho mình theo ý lời kinh của Giáo Hội: “Lạy Chúa, xin
biến cải chúng con thành những môn-đồ của ánh sáng và thành những người kiến tạo
chân lý”.
3. Người mù tin tưởng, gương mẫu
của môn đồ Chúa Giêsu. Con người này, sống trong một tình thế nguy kịch, là
hình ảnh kẻ nghèo khó mà chúng ta phải trở nên; anh nhận ra Chúa Ki-tô như vị cứu
tinh của anh và đến cùng Người với tâm hồn đơn sơ trong sáng. Đau khổ luôn luôn
có nguy cơ làm cho chúng ta mù lòa, nổi loạn; nên ta hiểu ngày nay Giáo Hội đề
ra phép Xức dầu không như bí tích để dọn mình chết cho bằng như sự giúp đỡ cho
thời gian tật bệnh. Chẳng cần phải gần gũi nhiều bệnh nhân mới biết là vào một
vài lúc, cuộc sống họ thật là khó khăn: làm sao giữ niềm tin vào vị Thiên Chúa tình
yêu khi người ta đau khổ? Thân phận bệnh nhân hay tật nguyền có những “cám dỗ”
riêng của nó. Vẫn biết đối với một vài người, thử thách gây nên một phản ứng đạo
đức và tin tưởng. Nhưng khi đau khổ quá mức, lòng tin cũng dễ bị lung lay. Tuy
nhiên, cuộc sống tín hữu không nên là một chuỗi hành vi tin tưởng chớp nhoáng.
Phép Thánh Thể phải rèn đúc chúng ta từ Chúa nhật này sang Chúa nhật khác một
tâm hồn tin tưởng, chứ không chỉ là một con người đạo đức. Chúng ta phải khám
phá từng tí rằng Chúa Ki-tô mỗi ngày ở trên con đường chúng ta và trên con đường
anh em ta.
Học viện giáo hoàng Piô X Đà Lạt
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét