Học hỏi Thánh Kinh 100 tuần
Tuần 1: SÁCH SÁNG THẾ
(chương 1-2)
(chương 1-2)
Cuốn sách đầu tiên trong Ngũ thư và trong toàn bộ Thánh Kinh. Trong tiếng Hipri, sách này mang tên là Khởi Nguyên. Sách có hai phần chính:
Chương 1-11 bàn về những vấn đề vượt trên thời gian và lịch sư : tạo dựng thế giới và con người, tội lỗi đột nhập trần gian, sự ác tràn ngập… Cần vượt lên trên những hình ảnh cụ thể để nắm bắt nội dung tác giả muốn chuyển tải. Vì không nắm vững điều này nên nhiều Kitô hữu đã cảm thấy hoang mang khi đọc Thánh Kinh và đối chiếu với những khám phá khoa học hiện đại.
Chương 12-50 trình bày lịch sử các tổ phụ dân Irsarel.
II. THIÊN CHÚA TẠO DỰNG VŨ TRỤ VÀ CON NGƯỜI
1. Hai trình thuật về tạo dựng
Các học giả Thánh Kinh bắt đầu quan tâm đến việc hình thành bộ Ngũ Thư khi nhận ra rằng trong sách Sáng Thế, có hai danh xưng khi nói về Thiên Chúa: Yahweh và Elohim. Việc nghiên cứu kỹ lưỡng dẫn đến kết luận là có bốn nguồn văn trong sách: (J) dùng từ Yahweh để nói về Thiên Chúa – (E) dùng Elohim để nói về Thiên Chúa cho đến Xh 3,14 là lúc Chúa mạc khải Danh Người cho Môsê – (P) cũng dùng danh xưng Elohim, với giọng văn trang trọng – (D) đệ nhị luật.
Về việc Thiên Chúa tạo dựng vũ trụ và con người, trong sách Sáng Thế có hai trình thuật. Trình thuật I (1,1 – 2,4a) là trình thuật của truyền thống P, do các tư tế biên soạn trong thời lưu đày ở Babylon. Trình thuật II (2,4b – 5,32) ) là trình thuật của truyền thống J, cổ xưa hơn và cụ thể, sống động hơn khi trình bày Thiên Chúa gần gũi con người, trò chuyện với con người.
2. Những chủ đề lớn trong chương 1 & 2
a) Công trình tạo dựng vũ trụ
Câu đầu tiên (1,1) mô tả trước khi có hành động tạo dựng của Thiên Chúa, thế giới là một khối hỗn mang. Rồi “ngọn gió của Thiên Chúa” bắt đầu hoạt động trên khối hỗn mang đó. Thiên Chúa tạo dựng mọi sự bằng Lời quyền năng của Người (1, 3). Hành động tạo dựng của Thiên Chúa được trình bày trong khuôn khổ sáu ngày:
Ngày 1: Ánh sáng
Ngày 2: Bầu trời, tách biệt nước ở trên vòm và nước dưới vòm
Ngày 3: Đất và thảo mộc
Ngày 4: Các chòm sáng trên bầu trời
Ngày 5: Chim muông và cá
Ngày 6: Các loài động vật và con người
Ngày 2: Bầu trời, tách biệt nước ở trên vòm và nước dưới vòm
Ngày 3: Đất và thảo mộc
Ngày 4: Các chòm sáng trên bầu trời
Ngày 5: Chim muông và cá
Ngày 6: Các loài động vật và con người
Vũ trụ này chính là công trình của Thiên Chúa nên khi chiêm ngắm vũ trụ này, con người có thể nhận biết Thiên Chúa và chúc tụng Người (Rm 1).
b) Con người
Con người được tạo dựng theo hình ảnh của Thiên Chúa. Đây là định nghĩa tuyệt vời và súc tích nhất về con người. Giải thích thần học thường nhấn mạnh rằng con người là hình ảnh Thiên Chúa nên có linh hồn. Tuy nhiên, cách nhìn của Thánh Kinh không mang tính phân biệt xác-hồn. Đúng hơn, hình ảnh ở đây nói lên chức năng của con người là đại diện của Thiên Chúa trên trái đất. Cũng như Thiên Chúa là Đấng cai quản bầu trời, thì con người là đại diện của Người được trao trách nhiệm cai quản trái đất (1,26).
Vì con người là hình ảnh Thiên Chúa nên những gì nói về Thiên Chúa đều có liên hệ đến ta, vd. mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi. Đồng thời con người có thể nói về Thiên Chúa khởi đi từ kinh nghiệm nhân loại của mình, dĩ nhiên là rất giới hạn. Từ ngữ chuyên môn gọi là loại suy. Chúa Giêsu chính là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình đến nỗi ai thấy Ngài là thấy Chúa Cha; do đó Ngài chính là khuôn mẫu cho ta để sống trọn nhân tính của mình.
Con người có nam có nữ (1,28; 2,18-24), bình đẳng với nhau và bổ túc cho nhau. Đây là một tầm nhìn rất mới trong bối cảnh thời đại xa xưa. Vì con người được Thiên Chúa tạo dựng có nam, có nữ, nên những tình trạng như sự bất bình đẳng nam nữ hoặc chủ trương xoá tan sự độc đáo của mỗi giới đều không phù hợp ý muốn của Đấng Tạo hoá.
Chiều kích xã hội của con người cũng được thể hiện ngay từ đầu, với căn bản là gia đình (2,18). Nền tảng gia đình được thiết lập. Chính Thiên Chúa liên kết hai người nam nữ nên một để họ bổ túc cho nhau và sinh sản con cái.
Con người làm chủ trái đất (1,28; 2,19): con người được giao quyền làm chủ với tư cách là quản lý và là người cộng tác vào chương trình tạo dựng của Thiên Chúa.
c) Ngày sabát (2,2-3), dấu ấn của truyền thống P
Ngày sabát được liên kết với việc Thiên Chúa nghỉ ngơi vào ngày thứ bẩy. Trong tuần tạo dựng, Thiên Chúa đã có tám hành động tạo dựng, nhưng tám hành động này lại được xếp vào khuôn khổ sáu ngày (ngày thứ ba và thứ sáu, mỗi ngày có hai hành động). Mục đích là để làm nổi bật ý nghĩa của ngày sabát. Luật giữ ngày sabát được công bố trong sách Xuất Hành (20,8) nhưng ở đây đã được liên kết với thuở đầu tạo dựng, nghĩa là với trật tự tạo dựng của Thiên Chúa ngay từ đầu.
III. MỘT SỐ THẮC MẮC
1. ”Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta” (1,26)
Có nhiều cách giải thích về đại từ “Chúng Ta”
– Dùng số nhiều đễ diễn tả uy quyền. Vì Thiên Chúa là Đấng vĩ đại và toàn năng nên người ta dùng số nhiều để diễn tả.
– Một vài học giả cho rằng việc sử dụng này bắt nguồn từ những huyền thoại vùng Cận Đông, trong đó hội đồng thiên quốc gồm nhiều vị thần nhỏ làm cố vấn cho vị thần tối cao.
– Một số khác cho rằng đây chỉ là cách dùng có tính hùng biện chứ không hàm nghĩa gì trong đó.
– Dùng số nhiều đễ diễn tả uy quyền. Vì Thiên Chúa là Đấng vĩ đại và toàn năng nên người ta dùng số nhiều để diễn tả.
– Một vài học giả cho rằng việc sử dụng này bắt nguồn từ những huyền thoại vùng Cận Đông, trong đó hội đồng thiên quốc gồm nhiều vị thần nhỏ làm cố vấn cho vị thần tối cao.
– Một số khác cho rằng đây chỉ là cách dùng có tính hùng biện chứ không hàm nghĩa gì trong đó.
2. ”Con người ở một mình thì không tốt…” (2,18). Vậy tại sao lại đòi hỏi các linh mục và tu sĩ sống độc thân?
Trong Mt 19, 10-12, Chúa Giêsu nói, “Có những người không kết hôn vì từ khi lọt lòng mẹ, họ đã không có khả năng; có những người không thể kết hôn vì bị người ta hoạn; lại có những người tự ý không kết hôn vì Nước Trời.”
Độc thân vì Nước Trời là lối sống không phát xuất từ những tính toán ích kỷ hoặc không lành mạnh, nhưng nhằm phục vụ Nước Trời, phụng sự Thiên Chúa và phục vụ tha nhân. Đây không chỉ là chọn lựa của con người mà trước hết là ơn ban của Thiên Chúa như Chúa Giêsu đã nói sau lời tuyên bố trên, “Ai hiểu được thì hiểu” (Mt 19,12).
3. Sự Ác ở đâu mà ra trong khi Thánh Kinh khẳng định Chúa dựng nên mọi sự đều tốt lành?
Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo trình bày một tầm nhìn tiến hoá về công trình Tạo dựng, theo đó Thiên Chúa sáng tạo một thế giới trong tiến trình hướng về sự trọn hảo tối hậu. Trong tiến trình đó, có cái hoàn hảo hơn và có cái kém hơn, có xây đắp và cũng có tàn phá trong thiên nhiên. Chính vì thế, bao lâu công cuộc tạo dựng chưa đạt đến mức hoàn hảo, thì bên cạnh những điều tốt về mặt thể lý, cũng có sự dữ thể lý (GL số 310).
Ngoài sự dữ thể lý, còn có sự dữ luân lý. Được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, con người có chọn lựa tự do. Nhưng nhân danh tự do, con người đã chọn lựa điều xấu (tội lỗi), và sự dữ đã xâm nhập thế giới do tội lỗi của con người. Thiên Chúa không bao giờ là nguyên nhân của sự dữ luân lý, dù trực tiếp hay gián tiếp.
Nguồn: tgpsaigon.net
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét