Lm. Oscar Lukefahr C.M. - Dịch giả: Pt. Giuse Trần Văn Nhật
6 THKT CÁC SÁCH SỬ: SAU THỜI LƯU ĐẦY
Sau khi thành Giêrusalem bị tiêu diệt
không lâu, đế quốc Babylon bắt đầu tan rã. Vua Nêbuchétnigia từ trần năm 562
B.C. đưa đến sự suy sụp mau chóng. Năm 539 B.C., Xyrô, vua Ba Tư (ngày nay là
Iran) đã đánh bại đội quân Babylon ở sông Ti-grít và tiến vào Babylon hầu như
không bị kháng cự.
Với người Do Thái, Ky-rô dường như là sứ
giả mà Thiên Chúa gửi đến. Cách đối xử của ông với các quốc gia bị chinh phục
thì trái ngược với các chính sách tàn bạo của Átxiria và Babylon: ông đối xử tử
tế với người dân để chiếm được lòng trung thành của họ. Năm 538 B.C. ông ra chỉ
dụ cho phép người Do Thái được trở về Giêrusalem. Ông ủy thác cho họ việc xây
lại Đền Thờ, ông cung cấp ngân khoản, và hoàn lại các bình thánh bị
Nêbuchétnigia ăn cướp.
Không lâu một nhóm người Do Thái được
dẫn đầu bởi một hoàng tử Giuđa là Sétbagia khởi đầu hành trình về Giêrusalem.
Người Do Thái lưu đầy đã hơn năm mươi năm, nên hầu hết những người trở về
Giêrusalem lúc ấy đều sinh trưởng ở Babylon. Dĩ nhiên họ phấn khởi trước viễn
ảnh đi về Israen nhưng không biết rằng việc phải làm trước mắt thật lớn lao
biết chừng nào. Họ tìm thấy Giêrusalem vụn vỡ, hoang tàn và cỏ dại sau năm thập
niên bị quên lãng. Họ phải đương đầu với một dân thiếu thân thiện sống trong
vùng, kể cả người Samaritan. Bị bao vây bởi khó khăn đủ mọi phía, nên họ chỉ có
thể đặt nền móng cho một Đền Thờ mới.
Khoảng mười tám năm sau, một nhóm người
Do Thái khác, dưới sự lãnh đạo của Giêrubaben, một thành viên của dòng dõi
Đavít, trở lại Giuđa. Được hối thúc bởi các ngôn sứ Hácgai và Giêcaria,
Giêrubaben ra lệnh người Do Thái xây lại Đền Thờ, và được hoàn tất và thánh
hiến vào năm 515 B.C.
Sau khi thánh hiến, cộng đồng Do Thái ở
Giuđa chắc đã phải trải qua thời kỳ rất khó khăn. Năm 445 B.C. một số cư dân
báo cáo với các viên chức chính quyền Ba Tư ở Susa rằng: “Ở đó, những người
sống sót sau thời gian tù đày thì thật khốn khổ và nhục nhằn; tường thành
Giêrusalem bị phá đổ, cửa thành bị đốt cháy” (Nơkhemia 1:3). Ông Nơkhemia
(Nehemiah), người nhận được báo cáo này, là một viên chức cao cấp trong chính
phủ của Áctaxécxê, sau này là vua Ba Tư. Ông xin phép vua để xây lại các tường
thành Giêrusalem và ông được gửi đến đó làm tổng trấn với binh lính hộ tống và
một nhóm người Do Thái sinh ở Babylon.
Ông Nơkhemia nhận thấy rằng cộng đồng Do
Thái chỉ có thể tồn tại nếu có an ninh. Vì thế ông mau chóng tổ chức dân thành
từng nhóm, giao cho mỗi nhóm một phần tường để xây lại. Khi người Samaritan và
các kẻ thù của người Do Thái hăm dọa tấn công, ông Nơkhemia giúp vũ trang các
nhóm thợ, tổ chức thay phiên giữa việc xây cất và canh gác. Trong năm mươi hai
ngày, các tường đã xây xong, và cư dân của Giêrusalem được an toàn khỏi tay kẻ
thù.
Sau đó ông Nơkhemia quan tâm đến việc
quy tụ dân chúng thành một cộng đồng thực sự. Ông đưa một phần mười số dân
trong nước đến Giêrusalem và cương quyết không để người giầu ức hiếp người
nghèo. Sau khi mãn nhiệm mười hai năm làm tổng trấn, ông đến Susa và tìm cách
được tái bổ nhiệm. Khi trở về Giêrusalem, ông xếp đặt việc hỗ trợ Đền Thờ và
các tư tế, phục hồi việc tuân giữ ngày Sabát, và cấm kết hôn với người ngoại
giáo.
Năm 389 B.C., Ét-ra, một tư tế và luật
sĩ thông thạo Luật Môsê, được vua Áctaxécxê II sai đến Giêrusalem từ Babylon.
Ét-ra được ủy nhiệm việc áp dụng công lý ở Giuđa, trông coi việc chăm sóc Đền
Thờ, và dậy dân chúng về lề luật. Khi đến nơi, Ét-ra quy tụ cộng đồng người Do
Thái lại. Trong hai ngày, ông đọc và giải thích lề luật, dường như là Ngũ Kinh,
và sau đó người Do Thái cử hành Lễ Lều. Kế đến, Ét-ra giải quyết vấn đề kết hôn
với dân ngoại và thuyết phục người Do Thái hãy từ bỏ những hôn nhân như thế.
Nơkhemia và Ét-ra là hai nhân vật chính
trong việc khôi phục, khi giai đoạn tái thiết và canh tân sau cuộc lưu đầy ở
Babylon. Nơkhemia giúp người Do Thái có thể tái thiết lập một quốc gia, và ông
Ét-ra hình thành cộng đồng Do Thái thành một dân có luật lệ. Không có hai ông
này, rất có thể không có cộng đồng Do Thái trong thế kỷ thứ nhất B.C. để chờ
đợi sự giáng trần của đấng cứu thế.
Sử Biên Niên (Chronicles)
Phần lớn lịch sử thời hậu lưu đầy của Do
Thái Giáo được biết đến nhờ công trình của một nhà văn được linh ứng được gọi
là “Chronicler” (người ghi chép -- Sử Biên Niên). (“Chronicler” có thể là một
nhóm văn sĩ nhưng ở đây được đề cập đến theo số ít). Người ta tin rằng ông sống
trong thế kỷ thứ tư B.C. và có ý định viết cho cộng đồng Do Thái trong thời
gian phục hồi. Sách của ông được dùng làm nguồn của các phần trong Ngũ Kinh, và
lịch sử Thứ Luật cũng như nhiều sách khác mà ông trích dẫn. Công trình của ông
gồm Sử Biên Niên cuốn 1 và 2, sách Ét-ra, và sách Nơkhemia và được xếp vào loại
lịch sử cứu độ được lý tưởng hóa.
Sử Biên Niên cuốn một và hai bao trùm
cùng quãng thời gian như Ngũ Kinh và lịch sử Thứ Luật, nhưng Sử Biên Niên có
một mục đích đặc biệt: để khích lệ người Do Thái trong thế kỷ thứ tư là hãy yêu
mến lề luật của Thiên Chúa và dậy họ rằng sự vâng phục Thiên Chúa là hy vọng
duy nhất để được sống còn.
Sử Biên Niên nhấn mạnh đến sự vĩ đại của
Thiên Chúa và chú trọng đến sự can thiệp của Thiên Chúa trong lịch sử. Ông đề
cao các hành động anh hùng của các người lãnh đạo Ít-ra-en trong quá khứ, ông
không đề cập đến những khuyết điểm của họ. Dùng những từ mạnh mẽ hơn Thứ Luật,
ông dậy rằng nhân đức thì được thưởng và tội lỗi thì bị phạt. Ông nhấn mạnh đến
việc ưu tiên dành cho Đền Thờ Giêrusalem.
Sử Biên Niên muốn nói với những người
còn sót lại, là cộng đồng Do Thái khi khôi phục: “Hãy nhớ những gì Thiên Chúa
đã thực hiện cho các ngươi. Hãy nhìn đến các người hùng vĩ đại của quá khứ. Hãy
thấy rằng người xấu xa luôn bị trừng phạt và người tốt thì được thưởng. Hãy
biết rằng Đền Thờ là tâm điểm của đời sống chúng ta.” Ông vẽ ra một hình ảnh lý
tưởng của quá khứ để đem cho người Do Thái một quan niệm về tương lai. Đó là lý
do công trình của ông được gọi là lịch sử cứu độ được lý tưởng hóa.
Sử Biên Niên 1 và 2
Sử Biên Niên cuốn một tóm lược lịch sử
nhân loại từ lúc tạo dựng cho đến thời kưu đầy qua việc sử dụng các bảng phả hệ
(1 Sbn 1:1 -- 9:34). Phần còn lại của sách gồm các tài liệu chọn lọc từ cuộc
đời của Đavít; nó nhấn mạnh đặc biệt đến sự tương quan của Đavít với việc thờ
phượng trong đền thờ và kể ra những danh sách dài các chức năng trong đền thờ
và vật dụng để đề cao Đền Thờ Giêrusalem (1 Sbn 9:35 -- 29:30).
Sử Biên Niên cuốn hai mở đầu với một
quan điểm lý tưởng về triều vua Sôlômon và việc xây cất Đền Thờ của ông (2 Sbn
1 -- 9). Nó nhắc đến cuộc nổi dậy của các chi tộc phương bắc, sau đó chú trọng
đến nam vương quốc Giuđa từ thời Giêrôbôm cho đến sự suy sụp của Giêrusalem (2
Sbn 10 -- 36). Phần lớn các tài liệu này lấy từ Các Vua cuốn 1 và 2, được thay
đổi để phù hợp với các mục tiêu đặc biệt của Sử Biên Niên.
Hãy đọc 1 Sử Biên Niên 12 để
thấy một thí dụ về kiểu cách của Sử Biên Niên. Hãy để ý đến danh sách các tên
và con số, việc lý tưởng hóa đạo quân, và mô tả toàn thể người
Israen hỗ trợ Đavít làm vua. Hãy đọc 2 Sử Biên Niên 14 về
huyền thoại một cuộc xâm lăng của “một triệu người và ba trăm chiến xa” từ
Êtiôpia; câu chuyện này có ý trình bày quyền năng của Thiên Chúa và không có
tính lịch sử.
Ét-ra (Ezra) và Nơkhemia (Nehemiah)
Các biến cố lịch sử đằng sau các sách
Ét-ra và Nơkhemia đã được vạch ra ở trên theo một niên đại bởi các học giả Kinh
Thánh. Khi viết các sách này, Sử Biên Niên dùng hồi ký của Ét-ra và Nơkhemia
nhưng không xếp đặt một số tài liệu theo thứ tự, có lẽ vì lý do thần học. Cả
hai sách bắt đầu với việc xây dựng lại các cơ ngơi vật chất, sau đó chuyển qua
việc khôi phục cộng đồng.
Các câu chuyện được kể trong Ét-ra và
Nơkhemia, nhất là hồi ký của nhân vật thứ nhất, thì sống động và thích thú.
Ét-ra và Nơkhemia đem lại nhiều thông tin lịch sử chính xác, có thể được kiểm
chứng từ các nguồn văn bản khác và từ các nghiên cứu khảo cổ học. Nhưng mục
đích chính của hai sách là thần học, và, giống như Sử Biên Niên 1 và 2, chúng
diễn tả lịch sử cứu độ được lý tưởng hóa.
Ét-ra và Nơkhemia trình bày Thiên Chúa
như người tích cực trong lịch sử nhân loại, đã quan phòng gửi Ky-rô đến để giải
thoát dân Do Thái khỏi cảnh lưu đầy. Các sách này vạch ra trọng tâm thờ phượng
là Đền Thờ và ám chỉ đến tổ tiên Đavít của Sétbagia và Giêrubaben, như thế khơi
dậy trong cộng đồng Do Thái niềm hy vọng rằng một đấng mêsia sẽ đến từ dòng họ
Đavít. Ét-ra và Nơkhemia đòi hỏi người Do Thái phải thánh thiện, không bị ảnh
hưởng bởi ngoại giáo (nhất là kết hôn với dân ngoại), và trung thành với lề
luật.
Sách Ét-ra mở đầu với lời công bố của
Ky-rô cho phép người lưu đầy trở về Giêrusalem, sau đó diễn tả các nỗ lực tái
thiết dưới tay hai ông Sétbagia và Giêrubaben (Ét-ra 1 -- 6). Phần thứ hai của
sách diễn tả sứ vụ của Ét-ra trong năm 398 B.C., nhất là việc ông phản đối hôn
nhân hỗn hợp (Ét-ra 7 -- 10).
Sách Nơkhemia tường thuật nghi lễ xây
dựng lại các tường thành Giêrusalem của Nơkhemia và việc kiểm tra dân số của
ông (Nkm 1 -- 7). Sách diễn tả ông Ét-ra ban hành luật (Nkm 8 -- 10), sau đó
trình bày hồ sơ Đền Thờ, danh sách các tên, và một tường thuật về việc thánh
hiến các tường thành. Sách kết thúc với các nỗ lực giảm bớt sự lạm dụng trong
việc thờ phượng, giữ ngày Sabát, và hôn nhân đồng chủng (Nkm 11 -- 13).
Hãy đọc Ét-ra 1, có trích
dẫn chiếu chỉ của Ky-rô và diễn tả cảnh người lưu đầy chuẩn bị trở về
Giêrusalem. Hãy đọc Ét-ra 6:14-22 về việc xây lại và tái thánh
hiến Đền Thờ cũng như việc cử hành lễ Vượt Qua.
Hãy đọc Nơkhemia 4, một
hình ảnh sống động của những thách đố mà người Do Thái phải trải qua khi xây
lại các tường thành Giêrusalem. Hãy đọc Nơkhemia 8:1-12 để
thấy Ét-ra dậy lề luật của Chúa cho dân thành Giêrusalem như thế nào. (Tên của
Nơkhemia được đưa vào trong đoạn này vì lý do chỉnh sửa, nhưng nhiệm vụ của ông
đã hoàn tất trước thời của Ét-ra).
Các độc giả ngày nay có thể được lợi ích
nhiều từ Sử Biên Niên cuốn 1 và 2, Ét-ra, và Nơkhemia khi chú ý đến các mục
đích tinh thần của Sử Biên Niên. Chúng ta có thể bắt chước Sử Biên Niên trong
việc tôn kính Thiên Chúa. Sự lưu ý của ông đến hoạt động của Thiên Chúa trong
lịch sử có thể giúp chúng ta để ý hơn đến sự quan phòng của Thiên Chúa. Chúng
ta có thể thán phục tình yêu của ông dành cho tổ tiên qua Biên Niên Sử, ngay cả
khi chúng ta nhận ra những yếu đuối của họ. Trong khi chúng ta phải sửa đổi
những nhận thức sơ khai của ông về phần thưởng và hình phạt, chúng ta có thể
bắt chước sự hăng hái của ông trong nhiệm vụ và vâng phục. Sự tận tụy của ông
đối với Đền Thờ có thể gợi ý chúng ta thờ phượng Thiên Chúa với cả tâm hồn.
NHỮNG CÂU TRẮC NGHIỆM
Trả Lời &
Câu Hỏi
Xyrô, vua của Ba Tư,
đã đánh bại người Babylon năm 539 B.C. và năm 538 B.C. ông cho phép người Do
Thái lưu đầy trở về quê.
Hoàng tử dẫn đầu nhóm
người lưu đầy đầu tiên trở về Giêrusalem là (a) Nơkhemia; (b) Giêrubaben; (c)
Étra; (d) Sétbagia.
Dường như hầu hết những
người Do Thái rời Babylon trở về Giêrusalem thì thực sự đã bị trục xuất khỏi
Giêrusalem bởi Nêbuchétnigia.
Người dẫn đầu người
Do Thái tái thiết lại Đền Thờ vào năm 515 B.C. là (a) Nơkhemia; (b) Giêrubaben;
(c) Étra; (d) Sétbagia.
Viên chức trông coi
việc xây lại các tường thành của Giêrusalem năm 445 B.C. là (a) Nơkhemia; (b)
Giêrubaben; (c) Étra; (d) Sétbagia.
Tư tế dậy bảo dân chúng
về Lề Luật là (a) Nơkhemia; (b) Giêrubaben; (c) Étra; (d) Sétbagia.
Sách Sử Biên Niên có
các mục đích sau, ngoại trừ: (a) đề cao Đền Thờ Giêrusalem; (b) sửa đổi nhận
xét của Thứ Luật là sống tốt thì được thưởng và phạm tội thì bị phạt; (c) lý tưởng
hóa các anh hùng trong quá khứ; (d) nhấn mạnh đến sự vĩ đại của Thiên Chúa.
Như một quy tắc
chung, Sử Biên Niên có khuynh hướng nhấn mạnh đến tội của Đavít và Solomon,
trong khi Thứ Luật có khuynh hướng che đậy những sa ngã của họ.
Trong 1 Sử Biên Niên
12 và 2 Sử Biên Niên 14 chúng ta thấy chứng cớ của việc sử dụng tất cả các khí
cụ văn hóa sau đây của Sử Biên Niên ngoại trừ: (a) danh sách các tên; (b) con số
được phóng đại; (c) ngày tháng chính xác; (d) lý tưởng hóa lịch sử cứu độ.
Sách Étra và
Nơkhemia, cũng như cuốn 1 và 2 Sử Biên Niên được xếp là loại lịch sử cứu độ được
lý tưởng hóa.
Cả hai cuốn Étra và
Nơkhemia khích lệ người Do Thái kết hôn với người ngoại như một cách để chiếm
được nhiều người trở lại Do Thái Giáo.
Trong lần đầu trở về
Giêrusalem, người Do Thái đem theo với họ tất cả những điều sau, ngoại trừ: (a)
vàng bạc; (b) gia súc; (c) Hòm Bia; (d) các vật dụng trong Đền Thờ (Étra 1).
Các ngôn sứ khích lệ
việc tái thiết Đề Thờ là (a) Haggai và Giêcaria; (b) Êligia và Êlisa; (c) Isaia
và Giêrêmia; (d) Amót và Hôsê (Étra 6).
Trong Nơkhemia 4, hiển
nhiên có sự chống đối việc xây lại các tường thành Giêrusalem về chính trị,
nhưng thực sự không có nguy cơ bị tấn công về quân sự.
Sau khi Étra đọc Lề
Luật cho dân ở Giêrusalem nghe, ông nói họ phải (a) sám hối; (b) ăn uống; (c)
xưng thú tội lỗi; (d) tấn công kẻ thù (Neh 8).
Còn tiếp ...
https://www.nguoitinhuu.org/sachtruyen/CatholicGuideBible/ch06.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét