Phong chức cho phụ nữ: “Lập luận của Đức Phanxicô có giá trị… và những giới hạn của nó”
la-croix.com, thần học gia Jean-François Chiron, 2022-12-03
Đức Phanxicô trong buổi tiếp kiến chung tại Quảng trường Thánh Phêrô ngày thứ tư, 16 tháng 11 năm 2022. Alessandra Tarantino/AP
Theo thần học gia Jean-François Chiron, bằng cách dùng các định nghĩa về giới tính, Đức Phanxicô chỉ quy thừa tác vụ cho nam giới vì nam giới tuân theo học thuyết Phêrô, ngài đã thiết yếu hóa các vai trò và rủi ro khi sử dụng đến một nền nhân học có dấu ấn văn hóa.
Trong một phỏng vấn mới không có trọng lượng của một giáo huấn, Đức Phanxicô tuyên bố về việc phong chức cho phụ nữ. Ngài không ủng hộ việc này: phải ngây ngô để không ngạc nhiên. Điểm đáng chú ý ở đây là trong lập luận. Điều này được mượn từ thần học gia vĩ đại người Thụy Sĩ Hans Urs von Balthasar.
Có hai nguyên tắc trong Giáo hội. Nguyên tắc đầu tiên được gọi là nguyên tắc ”Phêrô”, thuộc tất cả những gì thuộc thứ bậc thừa tác vụ. Nguyên tắc thứ nhì là nguyên tắc thuộc về Đức Maria, sẽ cai quản Giáo hội theo nữ tính. Hai nguyên tắc có đủ điều kiện về giới tính (ngày nay chúng ta có thể nói chúng có “giới tính”): nguyên tắc thứ nhất về cơ bản là nam tính, nguyên tắc thứ hai là nữ tính. Chúng ta nhận thấy, theo các thể loại như vậy, việc phụ nữ tham gia vào một chức vụ dựa trên nguyên tắc Phêrô/nam tính là không thể.
Ngày nay chúng ta biết, ít nhất là ở phương Tây, việc đánh giá đàn ông và phụ nữ để “thiết yếu hóa” họ, không phải là điều hiển nhiên. Thần học gia Balthasar, một cách tượng trưng đã nhìn thấy người phụ nữ trong Giáo hội, theo ngài “về cơ bản là câu trả lời”, người phụ nữ dễ tiếp thu, chào đón, sẵn sàng, Phêrô là hiện thân của nguyên tắc nam tính, tích cực, sáng kiến. Nhưng ở đây, nhân học, một nhân học mang dấu ấn văn hóa không lây sang lãnh vực thần học sao?
Đàn ông có vị trí của họ trong Giáo hội không?
Mặt khác, nếu, nhân danh nguyên tắc Phêrô về cơ bản là nam tính, chúng ta phải loại trừ phụ nữ khỏi thừa tác vụ chức thánh, thì chúng ta không thể không tự hỏi nam giới phải làm gì trong một Giáo hội được điều hành bởi nguyên tắc Đức Mẹ, về cơ bản là nữ tính: liệu họ có vị trí của họ ở đó không? Chẳng phải họ ở đó như những “công dân” hạng hai, ít có khả năng, và về bản chất, để tương ứng với những gì Giáo hội là – “người vợ và người mẹ”, sẵn có và dễ tiếp thu hay sao? Đây chắc chắn không phải là ý định của giáo hoàng; nhưng chúng tôi nhận thấy những hệ thống hóa như thế này có thể có vấn đề, nếu chúng ta hiểu theo nghĩa đen. Cần thận trọng khi chúng ta chuyển từ Sổ bộ tượng trưng – Giáo hội đứng về phía Đức Maria và do đó đứng về phía người phụ nữ, thừa tác vụ đứng về phía Phêrô và do đó, về phía đàn ông – sang Sổ bộ cụ thể, về những hậu quả mà người ta rút ra từ đó xuất phát từ những ẩn dụ đến từ những triển khai thần học-nhân học.
Nhưng chúng ta sẽ biết ơn giáo hoàng vì ngài đưa ra những nhận xét này: chúng ta có thể không theo ngài, nhưng ít nhất ngài cũng có lý lẽ, có giá trị và các giới hạn của ngài. Nó góp phần cho một tranh luận. Điều quan trọng thực sự là không dừng lại với một lập luận về thẩm quyền tự cho là đủ, trong khi dựa vào lý luận nhiều hơn là Mạc khải – chúng ta nói: dựa trên lý luận chắc chắn được thiết lập trong Mạc khải, nhưng đọc lại và giải thích theo những khuôn mẫu mà chính Mạc khải không tiết lộ điều gì.
Giáo hội công giáo chưa chín muồi
Chúng ta cũng có thể xem xét, về việc phong chức cho phụ nữ, đòi hỏi không phải là thái độ tốt nhất. Đầu tiên, vì Giáo hội công giáo nói chung rõ ràng là chưa sẵn sàng để vượt qua ngưỡng cửa như vậy. Và vì những người bảo vệ nguyên trạng, họ đánh giá thấp yêu cầu: trong Giáo hội, chúng tôi không yêu cầu… Thay vì các nguyện vọng cá nhân hoặc phân thể loại, chúng ta phải xem xét đến nhu cầu của dân Chúa. Đâu là những cân nhắc thần học, vừa có cơ sở vững chắc vừa cần tranh cãi – với thực tế thiếu thừa tác viên, những thiếu sót có thể làm tổn thương Giáo hội trong những gì thiết yếu – của “Đức Mẹ” nếu chúng ta muốn đề cập đến vấn đề này?
Đức Phanxicô công nhận, “ở Vatican, những nơi có phụ nữ làm việc thì hoạt động tốt hơn”. Ngài nói ở một cấp độ thứ ba, không ở cấp thừa tác hay giáo hội, nhưng là “hành chính” – nhưng dù sao thì đều giống nhau một chút, chúng ta hy vọng đó cũng là giáo hội vì chính quyền Vatican cũng là một dịch vụ cho Giáo hội… Và những ví dụ về phân định “nữ tính” của giáo hoàng đưa ra, trong vấn đề ơn gọi, cho thấy trong số những nơi “làm việc” tốt hơn của phụ nữ, (ngày nay thường là một thực tế) là lời khuyên của họ ở các chủng viện. Chúng ta liên hệ điều này với các phân khoa thần học, nơi phụ nữ giảng dạy ngang hàng với các ông, linh mục hay giáo dân: họ chỉ hoạt động tốt hơn, dù họ không phải là thành phần của ban quản trị.
Tất cả điều này có thể cho chúng ta thấy, từ các thể loại của nó, mở rộng công thức của Đức Phanxicô: “Trong Giáo hội (và không chỉ ở Vatican), nơi nào có phụ nữ làm việc thì đều tốt hơn”, tương ứng tốt hơn với những gì Giáo hội phải là, với những gì Giáo hội phải thực hiện để thực hiện sứ mệnh của mình. Nếu chúng ta biến nguyên tắc này thành của mình, theo thời gian và không có những sóng gió vô ích, thì ai biết được chúng ta có thể đi xa đến đâu? “Trong Giáo hội”, nhưng cũng “trong thừa tác vụ”? Nếu nhu cầu của dân Chúa đòi hỏi điều đó… Nhưng điều này sẽ đòi hỏi, ngoài thời gian, còn cần phải suy tư và tranh luận. Theo cách riêng của mình, và với tư cách cá nhân, giáo hoàng góp phần vào việc này.
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét