Trang

Thứ Sáu, 16 tháng 9, 2011

VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 14 : Ô CHỮ TÂN ƯỚC 16







Các bạn thân mến,
để hiểu biết và thêm lòng
yêu mến Thánh Kinh,
chúng ta cùng vui học
qua những ô chữ sau.
Bạn hãy tìm trong những ô chữ này
có bao nhiêu nhân vật và địa danh
được nói tới trong Tân Ước ,
sao cho chữ này tiếp cận chữ kia, ngang-dọc-xéo-ngược-xuôi,
mà không cách quãng.
Vd ô chữ 09 : BOAT, ELIA ...
Mọi trích dẫn và tên riêng
đều dựa trên bản dịch Thánh Kinh
Lời Chúa Cho Mọi Người 2005
của Nhóm Phiên Dịch
Các Giờ Kinh Phụng Vụ.
Chúc các bạn có những giây phút
vui và bổ ích.


VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 14 : Ô CHỮ TÂN ƯỚC 16
(TRONG Ô CHỮ TÂN ƯỚC 16 CÓ ÍT NHẤT 13 TỪ)








LỊCH SỬ THÁNG ĐỨC MẸ

Dâng hiến trọn một tháng để thực thi một việc sùng kính đặc biệt, là một điều mà Dân Chúa mới thực thi tương đối gần đây. Trước thế kỷ thứ XVIII không có thông lệ này. Trong số các tháng này thì Tháng Đức Mẹ, dù chỉ được công nhận từ năm 1764, là tháng được cử hành xưa nhất. (1) Có lẽ dòng Tên tại Rôma đã khởi xướng và loan truyền trên các lãnh địa tòa thánh, kế đến là trên khắp nước Ý và sau cùng trên mọi nước Công Giáo. Trong công trình thăng tiến ‘Tháng Đức Mẹ’, phải ghi nhận sự góp công của dòng Tên nói chung, và nói riêng của cha Jacobet, xuất bản cuốn ‘Mensis Marianus’ (Tháng Đức Maria) tại Dillingen năm 1724; cha Dionisi, xuất bản cuốn ‘mese di Maria’ tại Roma năm 1725; và cha Lalomia, xuất bản cuốn ‘mese di Maria assia il mese di maggio’ (Tháng Đức Mẹ và Tháng Năm), tại Palerme năm 1758. Sau các ngài, là cuốn ‘mese di Maria’ của cha Alphonse Muzzarelli xuất bản tại Ferrare năm 1785. Trong vòng một thế kỷ cuốn này được tái bản hơn 150 lần, và được dịch ra các tiếng Pháp, tiếng Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và A-rập. Đối với cha Muzzarelli, vần đề không còn là suy niệm đơn thuần về cuộc đời, nhân đức và đặc ân của Đức Mẹ, nhưng còn noi gương Mẹ để thánh hóa đời mình bằng các tập luyện mỗi ngày một nhân đức. Như vậy, mỗi ngày trong tháng Năm, các tín hữu suy niệm về một chân lý trong đời sống Kitô hữu từ đó đề ra một công việc thực hành, rồi cầu khẩn và hát một bài thánh ca dâng lên Đức Mẹ.
Dù các linh mục dòng Tên là những người khởi xướng ‘Tháng Đức Mẹ’, thì dòng Camille lại cho rằng mình mới là dòng khởi sự cho hình thức sùng kính như hiện nay, khi thực hiện nghi lễ này trong nhà thờ Thăm Viếng (la chiesa della Visitazione) tại Ferrare, năm 1784. Theo một số người, các linh mục dòng Tên chỉ tập hợp những việc sùng kính đã có từ trước và nhấn mạnh đến việc tôn kính tại gia đình. Các ngài yêu cầu rằng, vào ngày cuối tháng tư, mỗi nhà đều lập một bàn thờ cho Đức Mẹ, cắm hoa và thắp đèn, và mỗi ngày mọi người trong gia đình họp nhau lại để đọc một số kinh tôn kính Đức Mẹ, trước khi rút thăm tờ giấy ghi một nhân đức mà mình thực thi ngày hôm sau.
Nói rằng dòng Tên chỉ tập họp những việc sùng kính quá khứ thì cũng chính xác. Thật vậy, vào thế kỷ XIII, vua Alphonse X, quốc vuơng xứ Castille (1239-1284), đã từng làm một bài thánh ca để khen ngợi nét đẹp của Đức Mẹ và của tháng Năm. Vào thế kỷ sau đó, chân phước Henri Suso, dòng Đa Minh, trong thời gian hoa nở rộ, có thói quen kết vương miện bằng hoa để dâng lên Đức Mẹ vào ngày 1 tháng 5. Năm 1849, cha Seidl, dòng Biển Đức, đã xuất bản cuốn sách nhan đề là ‘Tháng Năm thiêng liêng’, trong khi đó thánh Philippe de Néri kêu gọi giới trẻ làm những việc sùng kính đặc biệt đối với Đức Mẹ trong tháng Năm, và ngài qui tụ các trẻ em quanh bàn thờ Đức Mẹ, để dâng lên Mẹ, cùng với những đóa hoa xuân, những nhân đức mà cha giúp cho nở rộ trong tâm hồn các em. Năm 1664, tại Cologne, các học sinh dòng Tên đã làm những việc sùng kính Đức Mẹ vào tháng 5, trong khi đó tại Alsace, các thiếu nữ, gọi là Trimazettes, đi từ nhà này đến nhà khác để xin giúp hoa trang hoàng bàn thờ Đức Mẹ. Linh mục dòng Tên Nadisi, trong cuốn ‘Mensis Marialis’ (1654) nói về việc sùng kính Đức Mẹ thì chỉ nhắc đến tháng 5 khi trích dẫn Henri Suso. Năm 1699, cuốn ‘Tháng Đức Mẹ’, được xuất bản tại Malsheim có lẽ do linh mục dòng Tên Vincke, không đề cập gì đến tháng 5 cả. Cha Laurent de Schniffis, dòng Capucin, dâng tháng 5 cho Đức Mẹ trong tuyển tập ‘Moyen-Pjeiff’ (1692) với ba mươi bài thơ.
Đầu thế kỷ thứ XVIII, nhà thờ Thánh Clara của dòng Phanxicô tại Naples tổ chức mỗi ngày trong tháng 5 một giờ sùng kính Đức Mẹ tiếp theo là chầu phép lành. Năm 1701, dòng Đa Minh quyết định sùng kính Đức Mẹ mọi ngày trong suốt tháng 5, rồi dần dần lan đến các giáo xứ: Grezzana (1734), Gênes (1747) và Vérone (1774).
Về phần Việt Nam, chúng tôi không có tư liệu nào chính xác để biết được Giáo hội đã dâng tháng 5 cho Đức Mẹ từ lúc nào, và truyền thống dâng hoa khởi sự từ giáo xứ nào vào năm nào. Tuy nhiên, những ai đã sống tuổi thiếu niên ở một giáo xứ có truyền thống dâng hoa lên Đức Mẹ trong tháng 5, hẳn sẽ không thể nào quên được bầu không khí linh thiêng đầy hân hoan của những ngày ấy. Và một em gái nào đã một lần được dâng hoa trong tháng 5, thì suốt đời mình, dù là một bà cụ thất học hay một nhân vật lẫy lừng khắp năm châu, người ấy cũng mãi trung thành với Đức Mẹ và xem Mẹ là vị trung gian không thể nào thiếu được trên con đường đi đến với Chúa Kitô●
(1) Tháng thánh Giuse (tháng 3) được khởi xướng tại Viterbe, được Đức Piô IX phê chuẩn ngày 12 – 06-1855. Tháng Mân Côi (tháng 10), được khởi xướng tại Tây Ban Nha, được Đức Piô IX phê chuẩn ngày 28-7-1868, và được đức Lêô XIII yêu cầu thực hiện (1883). Tháng Thánh Tâm (tháng 6), xuất phát từ tu viện dòng Đức Bà (couvent des Oiseaux) tại Paris năm 1833 và được Đức Cha Quelen khuyến khích, được Đức Piô IX phê chuẩn ngày 8-5-1873. Ta còn nghe nói đến tháng Thánh Danh Chúa Giêsu (tháng 1) được Đức Lêô XIII phê chuẩn năm 1902; tháng Bửu Huyết (tháng 7) được Đức Piô IX phê chuẩn năm 1850; tháng Trái Tim Vô Nhiễm Đức Mẹ (tháng 8) - chưa phê chuẩn; tháng Đức Bà bảy sự Thương Khó (tháng 9) được Đức Piô IX phê chuẩn năm 1857; tháng các linh hồn (tháng 11) được Đức Lêô phê chuẩn năm 1888, và tháng Đức Mẹ Vô Nhiễm (tháng 12) - chưa phê chuẩn.

  NGUỒN : tinmung.net
LỜI GIẢI ĐÁP
VUI HỌC THÁNH KINH TẬP 14 : Ô CHỮ TÂN ƯỚC 15
(TRONG Ô CHỮ TÂN ƯỚC 15 CÓ ÍT NHẤT 16 TỪ)

E (Lc 3,28 )
CÔ (Cv 21,1)
ÊLI (Lc 3,23)
EVÀ (2Cr 11,3)
ACNI (Lc 3,33)
ANNA (Lc 2,36)
CAIN (1Ga 3,12)
CANA (Ga 2,1)
ÊLAM (Cv 2,9)
LÊVI (Lc 3,29)
MINA (Lc 3,31)
NAIN (Lc 7,11)
ÊLIA (Mc 6,15)
ÊLYMA (Cv1 3,8)
MANTA (Cv 28,1)
NICÔLA (Cv 6,5)
NGUYỄN THÁI HÙNG


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét