Trang

Thứ Tư, 7 tháng 9, 2011

Kinh Thánh: Huyền Thoại Hay Là Có Thật?


Kinh Thánh: Huyền Thoại Hay Là Có Thật?


§ Giuse Nguyễn Thế Bài


(Suy tư bên lề “Năm Darwin”)

Khẳng định rằng Chúa Giêsu là con đường duy nhất dẫn đến Thiên Chúa, theo như những gì Thánh Gioan Tông Đồ dạy trong Phúc Âm của Ngài (Ga 14, 6), là một diễn từ không thể chấp nhận được đối với các nhà tư tưởng hậu hiện đại ! Những người nầy muốn nhấn mạnh rằng mỗi nhóm tôn giáo có những niềm tin riêng của mình, những phương pháp tiến hành tinh thần riêng, những mục tiêu riêng, nhưng không nhóm nào tiếp cận được chân lý. Không có chân lý, mà chỉ có những sự thật, những cách thức khác nhau để nhìn và sống linh đạo của mình. Tuyên bố rằng Chúa Giêsu là chân lý, là con đường duy nhất , tức là phạm một tội phạm thượng chống các thần hiện đại của lòng bao dung và của thuyết đa nguyên…

Tiếp đến, ca tụng những giá trị Kinh Thánh định nghĩa một cách tuyệt đối cái gì là thiện, cái gì là ác, cũng bị cấm chỉ. Mỗi nhóm tôn giáo hoặc xã hội vun đắp những giá trị riêng biệt của nó và không có cái nào trong số các giá trị đó là tuyệt đối hết. Nếu trong một xã hội ăn thịt người, việc đối xử tỉ mỉ tận tình với người hàng xóm mình và ăn thịt người ấy là việc tốt lành, thì ai bảo điều đó là xấu chứ ? Theo các nhà tư tưởng hậu hiện đại, không có chân lý tuyệt đối, nhưng chỉ là một đa dạng ý tưởng và quan điểm vó giá trị ngang nhau.

Cũng theo lời mời gọi cởi mở tinh thần ấy, cũng phải thôi ngay việc tin rằng Kinh Thánh là một cuốn sách bất khả ngộ, vì được Thiên Chúa linh ứng. Mỗi tổ chức tôn giáo đều có sách thánh của mình và tất cả những sách thánh nầy đều có một tính hữu dụng bằng nhau. Không một sách nào trong số những sách đó giới thiệu chân lý tuyệt đối, nhưng chỉ là những ý tưởng tạo thuận lợi một cách đặc biệt, theo các thời kỳ, những ý đồ mang tính tôn giáo và chính trị của những tổ chức khác nhau.

Làm sao người ta lại đi đến sự chối bỏ tín lý về khả năng tiếp cận một chân lý độc nhất, một cuộc tuyên chiến với tất cả ‘những người bảo thủ » vốn không chỉ nhất nhất cho rằng Chân Lý hiện hữu, mà còn cho biết có thể nhận ra chân lý ?

1. TIẾN HÓA TƯ TƯỞNG Ở TÂY PHƯƠNG.

Ta hãy tóm tắt sự phát triển các tư tưởng ờ Tây Phương.Trong thời kỳ Trung Cổ, đại khái từ giữa thế kỷ VI đến thế kỷ XVI, nói chung người ta chấp nhận những gì Giáo Hội tuyên bố như là chân lý. Thật không may, những ý tưởng được “Mẹ Hội Thánh” cho lưu hành, không phải lúc nào cũng hài hoà với những giáo huấn Kinh Thánh và với những thành quả ban đầu của khoa học thực nghiệm (Copernic, Galilée). Vào thời Phục Hưng, người ta bắt đầu phủi bụi những tác phẩm thởi cổ Hy Lạp và Roma, một ít trước khi các nhà Cải Cách Tin Lành dịch Kinh Thánh từ các ngôn ngữ gốc. Phương pháp giải phóng đối với tính chính thống Công giáo đã dẫn một số người, trong bốn thế kỷ tiếp theo, tới một lý tưởng mới (không có tính cách Kinh Thánh) : sự xác tín rằng con người có thể tự mình khám phá chân lý, với khả năng hiểu biết riêng của mình – một bước đi mà người ta đặt cho biệt danh là chủ nghĩa duy lý.

Chủ nghĩa duy lý, cắm trên những định đề của nó, đã theo đuổi cuộc tìm tòi nghiên cứu nhân bản về chân lý trong thề kỷ Ánh Sáng (thế kỷ XVIII). Gần đây hơn, ở thế kỷ XIX và XX, chủ nghĩa duy lý đã thực hiện được những bước tiến lớn lao về những chương trình khoa học và công nghệ. Nhưng nó cũng đã bắt đầu nghiêm túc đặt vấn đề nghi ngờ uy quyền của Kinh Thánh.Dưới sức đẩy của các trào lưu theo chủ nghĩa tự nhiên, duy thực chứng và duy vật, thông điệp Kinh Thánh thấy mình bị tấn công trực diện. Góp phần vào đó miột cách hết sức đặc biệt là những luận đề của Darwin (đặt lại vấn đề bài trình thuật về tạo dựng của Kinh Thánh)., cũng như những công trình của các nhà thần học người Đức (Schleiermcher, Strauss, Baur, Bultmann).

Đây là những gì người ta có thể đọc được trong Encyclopedia Britannica (xuất bản 1979) về vấn đề nầy ; Chính trong các đại học Đức mà lần đầu tiên vấn đề phê bình Kinh Thánh được đặt ra : Một người nào đó có thể vừa là Kitô hữu, kể cả là Kitô hữu tốt lành, vừa nghi ngời tính chất xác thực của một số phần trong Kinh Thánh chăng? Đó chính là vấn đề chính được đặt ar cho Tin Lành, nếu không muốn nói là cho toàn Kitô giáo”.

Bằng việc coi một số phần tring Kinh Thánh là thần thần thoại, rất nhiều thành viên hàng giáo sĩ Tin Lành đã phíng nghi ngờ lên toiàn bộ Kinh Thánh. Một bài bình luận Kinh Thánh Tin Lành (Kinh Thánh của người giải thích, 12 tập) tuyên bố điều nầy trong phần dẫn nhập, dưới tựa đề :”Kinh Thánh : ý nghĩa và thầm quyền” : “Từ cuộc điều tra ngắn gọn súc tích nầy, hậu qủa là không hề nghịch với Kinh Thánh hoặc đi ngược bất cứ gì chình yếu với đức tin Kitô giáo, nhưng đúng hơn là phù hợp với Kinh Thánh, khi chấm dứt hoàn toàn nói về các Sách Thánh như là về Lời Thiên Chúa”. Những tuyên bố như thế hủy diệt ảnh hưởng mà Kinh Thánh tác động trong cuộc sống của những xon người, với hiệu suất còn đáng sợ hơn là một sắc lệnh của Đức giáo hoàng cấm đọc sách nầy.

Vào thế kỷ XXI, chúng ta bước vào kỷ nguyên hậu hiện đại, khi con người, ý thức việc đã không thể tìm ra chân lý về những vấn nạn to lớn của đời sống bằng khả năng hiểu biết của mình, ngờ vực lý trí (điều mà Francis Schaeffer gọi là “sự từ chức của lý trí”). Con người tuyên bố một cách giáo điều rằng không có chân lý độc nhất và rằng, nếu qaủ có một chân lý như thế, người ta cũng không thể nào tiếp cận được do áci nhìn chủ quan của chúng ta đối với cuộc sống, những thực tại trên thế giới hiện tại và những thực tại của thế giới đang đến. Alister McGraph, nhà thần hoịc ở Oxford, viết về vấn đề nầy:”Sự tan ảo tưởng đối với chủ nghĩa tân thời của thế kỷ ánh sáng đã khai thông trên một triết học ở đó chân lý là không hề có chân lý”.

2. TÌM KIẾM NHỮNG ĐIỀU XÁC THỰC.

Nhưng con người ở thế kỷ XXI không thực sự chấp nhận những lời nói và tư duy của các nhà tư tưởng hậu hiện đại.Họ không thể chấp nhận ý tưởng rằng không có chân lý tuyệt đối, có nền móng vững chắc để con người đặt nền tảng đời mình trên đó.Con người thế kỷ XXI cũng không chấp nhận không có câu trả lời về nguồn gốc, ý nghĩa cuộc đời và định mệnh của mình. Vì thế, không còn cách nào khác, nó quay về hướng ‘những nhà khoa học” hiện đại hoặc về hướng những sức mạnj tinh thần u ám, để tìm những điều xác thực.Một trong những tác dụng tai ác của bước đi nầy là nhưng con người của khoa học đã trở thành những bậc thầy tinh thần hiện đại mà người ta muốn yêu cầu trả lời những câu hỏi hiện sinh.Các nhà bác học rất giỏi về quan sát một đồ vật và giải th1ich cách vận hành nó, nhưng những vấn đề siêu hình lớn lại không phải là phạm vi của họ.Tuy vậy, chính họ mà Qúy Ngài và Qúy Bà Hết Thảy đặt câu hỏi. Ngững người thuộc thế hệ chúng ta say mê nghe họ nói, kiềm tìm an ủi và ánh sáng. Và các nhà báo “[chuyên về ] khoa học” lợi dụng việc ấy để tăng cử toạ bằng việc lấy lại những “giả định gây sốc” của những bậc không ngoan nầy và bằng việc làm cho người ta tin các giả thuyết của những người nầy là những tín điều…thường là không xem xét chúng một cach nghiêm túc.

3. CÁC PHÂN BIỆT CHỦ YẾU

Để không bị lừa dối bởi những kah1m pah1 giả nhỏ nhất, trước tiên phải thiết lập một sự phân biệt giữa :

1). Một ý kiến (suy đoán hoặc giả định)
2). Một giả thuyết
3). Một lý thuyết
4). Một điều hiển nhiên
5). một chứng cứ.

Một ý kiến chỉ tương đương với một quan điểm chủ quan của một cá thể về một vấn đề. Giả thuyết là sự giải thích có thể của một hiện tượng. Một sự hiển nhiên là những gì áp đặt cho tinh thần với một sức mạnh đến nỗi không còn cần đến chứng cớ nào nữa để công nhận chân lý hoặc thực tại của nó. Cuối cùng, một chứng cứ là một nền tảng vững vàng dùng để khẳng định một điều có thật hoặc một hiện tượng được xác nhận. Chứng cứ có thể thuộc loại lịch sử hoặc thực nghiệm.

Để cho một chứng cứ thực nghiệm đưộc xác lập, người ta phải có thể quan sát khoảng ba chục lần hiện tượng ấy trong những điều kiện tương tự và có được củng một kết quả. Chỉ với những điều kiện nầy thì người ta mới có thể nói là chứng cứ khoa học. Trong tất cả các trường hợp khác, thì chỉ là những giả định hoặc giả thuyết.

Nhưng nghịch lý thay : bằng thái độ coi thường những quy tắc nầy, các nhà tư tưởng và các nhà khoa học hậu hiện đại không ngần ngại phong quy chế tín điều cho những ý kiến riêng tư của họ! Thế nhưng, việc họ phủ nhận triệt để mọi chân lý tuyệt đối, theo lô-gic, biến họ trở thành hết sức thận trọng…

4. THUYẾT DARWIN HAY LÀ THUYẾT TẠO DỰNG?

Những luận đề của Darwin và những gì các người kế nhiệm ông giảng dạy lẽ ra đã có thể chứng minh không còn chút ngờ vực, rằng con người là hoa trái của một tiến trình tiến hoá nào đó. Do đó, người ta không thể phó thác vào sách Sáng Thế và phần còn lại của Kinh Thánh để biết được sự thật liên quan đến các cội nguồn.

Bertrand Couture, nhà vi sinh học, đã chứng minh một cach xuất sắc trong tập sách Tiến Hoá : khoa học hay là tìn ngưỡng?và trong các hội thảo của ông, rằng giả thuyết tiến hoá không qua nỗi trắc nghiệm của phương pháp khoa học. Đa số người nghĩ rằng nó giá trị như một điều hiển nhiên khoa học, trong khi thực tế đó chỉ là một giả định. Nhưng khi vung vẫy từ ngữ “khoa học’ một cách sai trái, họ tự gây cho mình ảo tưởng đang vững vàng như trên bàn thạch. Từ ngữ “khoa học” dường như hoạt động như một câu bùa chú để xua tan tất cả những bóng ma ngờ vực và làm thất bại những đe dọa từ các dư luận , ý kiến đối nghịch. Nhưng khi người ta quan sát các sự việc gần hơn, với một cái nhìn khách quan của một nhà nghiên cứu, người ta sẽ chóng thấy ngay rằng giả thuyết tiến hoá giống một sự phỏng đoán hơn là một sự kiện mang tính khoa học.

SỰ PHỨC TẠP CỦA VŨ TRỤ

Trước hết, một thế giới được cơ cấu lạ thường như thế khó có thể được giải thích bằng ngẫu nhiên. Hãy nghĩ tới sự tổ chức phức tạp một cách tuyệt vời của những tổ kiến hoặc tổ ong. Hãy nghĩ một giây lát tới sự vận hành của con mắt, vượt teên mọi máy ảnh hoàn thiện nhất. Haỹ nghĩ nữa về những bộ phận khác nhau của cơ thể con người : tim, phổi, thận…Hãy nghĩ tới bộ não mà con người mới chỉ thăm dò sơ bộ và sự phức tạp của bộ não còn tuột khỏi con người. Hãy nghĩ tới bản đồ gien của con người. Hãy nghĩ về cánh chim tung bay, xưa kia đã làm Léonard de Vinci ước mơ và ngày nay vẫn cón làm cho các kỹ sư kỹ nghệ hàng không mơ ước.

Hãy cũng nghĩ tới những điều kiện hết sức chính xác cho phép sự sống trên trái đất. Đây là những gì chúng ta đọc được trong tạp chí Actualité số tháng 8.2005, trong bài viết có tiêu đề “những điều kiện được lợi” do Francois Brousseau viết :

”Công thức sự sống gồm khoảng hai chục thành phần, mà chỉ có Trái Đất giữ bí quyết. Danh sách thật ấn tượng. Một Mặt Trăng vừa đủ kích cở phù hợp, đủ khoảng cách, để ổn định việc quay quang và độ nghiêng của trái đất. Một hành tinh lớn (sao Mộc), do lực hấp dẫn khổng lồ của nó, thích thu hút các sao chổi và thiên thạch vốn nếu thế khác (không bị sao Mộc hút vào) thì đã gây ra những ảnh hưởng thảm hoạ thường xuyên. Một Trái Đất không quá gần cũng không quá xa với Mặt Trời – nếu không thí nước sẽ đông đá hoặc bốc hơi hết. Chính một Mặt Trời được đặt ở đúng vị trí trong dãy Ngân Hà. Những yếu tố hoá học quan trọng bậc nhất – cácbon, dưỡng khí – không có qúa nhiều cũng không quá hiếm. Một chi tiết chủ chốt : chỉ một trong các yếu tố thiếu, thì tất cả dinh cơ sẽ sụp đổ. Lấy ra từng cái một, những điều kiện nầy hẳn đã được xem như là những tai nạn rất hiếm. Để chung với nhau, chúng sẽ làm đưa hành tinh xanh nầy vào hàng hiện tượng vó lẽ là độc nhất, phép lạ cân bằng giữa hàng ngàn biến số vốn đã không bao giờ phải gặp nhau. Không chỉ là nằm ở ngoại vi dãy Ngân Hà một cách tầm thường, – như người ta đã muốn miêu tả, - Trái Đất là một “dấp bài cùng hoa”[thùng.ND] trong một canh bài xì phé có tầm vũ trụ của sự sống. Còn hơn thế nữa : đó như là thắng cuộc trong lôtô [6/49] ..10 lần liên tiếp! Dù sao đ1o cũng là luận đề mà các tác giả cuốn Rare Earth (Đất Hiếm) bênh vực một cách quyết liệt”.

Người ta hẳn có thể tưởng tượng rằng tất cả những nhân tố của một sự chính xác phi thường nầy là kết quả một sự ngẫu nhiên, nhưng theo thiển ý của chúng tôi, sẽ nghiêm túc và đáng tin hơn nếu nghĩ rằng một trí khôn cao hơn là nguồn gốc của sự phối hợp hài hoà vĩ đại nầy. Và đó chính là điều Kinh Thánh khẳng định:

- “Từ khởi nguyên, Thiên Chúa đã tạo dựng trời và đất” St 1, 1)

- “Lạy Đấng Vĩnh Cửu, công trình Người thật là vố số. Người đã làm nên tất cả chúng với sự khôn ngoan. Địa cầu đầy ân sủng Chúa’ (Tv 104, 24)

- Hính bằng khôn ngoan mà Đấng Hằng Hữu đã đặt nền móng trái đất. Chính nhờ khon ngoan mà Người đã làm cho bầu trời vững chắc” (Cn 3, 19)

- Hãy ngước mắt lên cao và hãy nhìn xem! Ai đã tạo dựng những vật nầy? Ai đã làm cho mọi sự bước đi trong trật tự? – Người gọi chúng bằng tên của chúng;nhờ quyền năng lớn lao và sức mạnh hùng vĩ của Người. Không có vật nào bị khiếm khuyết” (Es 40, 26).

- Người đã tạo dựng trái đất bằng sức mạnh của Người và đã đặ nền móng thế giới bằng sự khôn ngoan của Người. Người đã giang rộng bầu trời bằng sự thông minh của Người” (Gr 10, 12)

- “Quả thật những gì người ta không thể nhìn thấy được nơi Thiên Chúa, tức là quyền năng vĩnh cửu và thiên tính của Người, thì từ khi Thiên Chúa tạo thành vũ trụ, terí khôn con người có thể nhín thấy được qua những công trình của Người. Do đó họ không thể bào chữa được”(Rm 1, 20).

Chúng ta không thể chứng minh một cách khoa học rằng Thiên Chúa đã tạo dựng trời đất, nhưng đó là giả thiết, nếu không muốn nói đó là lý thuyết được những điều hiển nhiên ủng hộ nhiều nhất. Sự phức tạp của vũ trụ đòi buộc phải có một kế hoạch thông minh. Hơn nữa, nếu họ bác bỏ thuyết tạo dựng theo Kinh Thánh như kiểu mẫu các nguồn gốc, thì nhiều người của khoa học và nhà tư tưởng thừa nhận rằng sự ngẫu nhiên còn lâu mới là một giải thích thoả đáng..

Nhà sinh vật học quá cố người Pháp nỗi tiếng, Jácques Monod, đã viết điều nầy về vấn đề những con ong trong tác phẩm của ông, Ngẫu Nhiên và Sự Cần Thiết, :”Vả lại và nhất là, chương trình nầy sẽ lưu ý rằng sự phức tạp tột cùng cấu trúc của chúng (số lượng và v trí của lông ở vùng bụng chẳng hạn hoặc những đường gân các cánh) được thể hiện lại từ cá thể nầy sang cá thể khác với một độ chính xác tuyệt đối. Chứng cứ chắc chắn nhất rằng những con vật nầy là những sản phẩm của một hoạt động có chủ tâm, sáng tạo và có một trật tự tinh tế nhất” (trg. 20 – 21). Không xác định Thiên Chúa như là tác giả của sự phức tạp sinh vật học nầy, Monod khẳng định trong tác phẩm của Ông rằng ngẫu nhiên không thể là giải thích duy nhất của điều đó.

Sau đây là những gì đến lượt ông, nhà sinh vật học Jean Rostand, đã viết :” Thật không may, tôi không thể nào có thể tưởng tượng sự gì khác ngoài ngẫu nhiên. Nhưng xét về mặt sinh vật học mà nói, tôi dường như khó mà giải thích ngay cả một đoá hoa bằng sự ngẫu nhiên” (Tân Tự Điển Kinh Thánh, NXB Emmaus, 1992, trg 297).

Phát biểu ý kiến trên cùng vấn đề gai góc nầy, một nhà khoa học lỗi lạc khác, Albert Jacquard, viết :”Sự phi lý là quá lớn lao, không thể chấp nhận được. Chúng ta tìm cách tự thuyết phục mình rằng sự mô tả nầy là không đầy đủ, rằng nó đi qua một bên điều chính yếu; phải bằng bất cứ giá nào tìm cho ra một viễn cảnh khác” (Albert Jacquard, Inventer l’Homme, NXB Complexe, Collecton Genre Humain, Bruxelles, 1984, trg 173)

SỰ ỔN ĐỊNH CỦA CÁC LOÀI

Ngoài sự phức tạp của vũ trụ, có một hiện tượng của sự ổn định các loài. Chưa có ai quan sát được sự biến đổi của một loài thành một loài khác…Việc điều nầy đã có thể xảy ra chỉ là một giả định. Và làm thế nào một sinh vật sống động lại có thể tồn tại giữa hai giai đoạn tiến hoá? Làm thế nào, chẳng hạn, con cá đang biến đổi thành loài bò sát lại có thể tồn tại mà không có mang và phổi?

Thánh Kinh nói gì về vấn đề các loài?

- “Trái đất sản sinh cây cỏ xanh tươi, cỏ mang hạt giống tùy theo loài và cây mang những hoa quả và trong chúng có hạt mầm túy theo chủng loại. Thiên Chúa thấy điều đó là tốt lành” (St 1, 12)

- “Thiên Chúa tạo dựng những con cá lớn và tất cả những thú vật sống bơi lội và nước sàn sinh rất nhiều tùy theo giống loài. Người cũng tạo dựng mọi loài chim có cánh tùy theo loài. Thiên Chúa thấy điều đò là tốt lành” (St 1, 21)

- “Thiên Chúa làm nên những con vật trên trái đất tùy theo chủng loại, gia súc tùy theo loài và tất cả loài bò sát trên trái đất tùy theo loài của chúng. Thiên Chúa thấy điều đó là tốt lành” (St 1, 25)

- “Những chim muông tùy thwo loài của chúng, gia súc tùy theo chủng loại của chúng, và tất cả những loài bò sát tùy theo loài của chúng, mỗi loài hai con sẽ đến với ngươi, hầu ngươi bảo tồn sự sống cho chúng” (St 6, 20).

- [..] chúng và tất cả các thú vật tùy theo loài của chúng, tất cả gia súc tùy theo loài của chúng, tất cả những loài bò sát bò trên mặt đất tùy theo chủng loải của chúng, tất cả chim muông tùy theo loài của chúng, tất cả những con chim nhỏ, tất cả những gì có cánh” (St 7, 14)

Những gì Kinh Thánh đưa ra, phản ảnh một cách chính xác những gì chúng ta quan sát được trong thiên nhiên. Kinh Thánh nói với chúng ta về những loài đã được đỊnh rõ, sinh sôi nẩy nở giữa chúng với nhau hơn là những loài tiến hoá thành những loài khác và đó chính là những gì các nhận xét khoa học xác nhận.

Rào cản chủng loại được định nghĩa về mặt khoa học bởi sự bất lực để sinh sản. Chúng ta có thể cho ngựa giao phối với lừa, nhưng con la sẽ vô sinh. Chúng ta có thể cho con chó giao phối với chó sói và với sư tử hoặc hổ, nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, sự vô sinh sẽ nhằm vào các hậu duệ của chúng và chẳng thể nào tiến xa được. Nếu chúng ta có thể lập lại các thí nghiệm nầy hơn 30 lần, chúng ta vẫn đi đến một kết quả tương tự. Điều đó đẩy chúng ta xa khỏi khái niệm “ngụ ngôn” hoặc “huyền thoại” một cách rõ rệt và đem chúng ta lại gần với “chứng cứ khoa học”.

NHỮNG PHÉP LOẠI SUY LỐ LĂNG VÔ LÝ

Hơn nữa, làm sao biết được những gì đã xảy ra cách nay hàng tỷ năm, nhất là với việc phỏng đoán những điều kiện chung quanh đã không ngừng tiến hoá? Tât cả những thứ ấy có nghiêm túc chăng? Ngay cả đoán trước tầm mức các thay đổi khí hậu và tác động của chúng cách đây 5 năm thôi, thì con người cũng không thể làm…

CON NGƯỜI, SINH VẬT BIỆT LẬP

Và ai thật sự nghĩ giữa những con người rằng chẳng qua chỉ là một con vật đơn thuần? Làm sao để giải thích cảm thức luân lý của con người? Và Toà hình sự quốc tế? Và hiện tượng tôn giáo hiện diện nơi mọi dân tộc, ngay cả những dân tộc xa xôi cách biệt nhất? và làm sao giải thích khát vọng của con người mong có một xã hội công bằng và hoà bình, trong khi ‘sự tồn tại của kẻ thích nghi hơn” lẽ ra phải là mối bận tâm duy nhất có tính thú vật của nó? Phải chăng Kinh Thánh đã nói thật khi nhấn mạnh rằng con người là một hữu thể được làm theo hình ảnh Thiên Chúa (St 1, 26 – 27) hơn chỉ là một con vật tiến hoá hơn một chút so với những con vật khác?

Trước khi lớn tiếng công bố rằng thuyết tạo dựng là ‘một chuyện ngụ ngôn” và thuyết tiến hoá là ‘một thành quả khoa học”, hãy nên cân nhắc một cách khách quan những điều hiển nhiên của hai cái nhìn về nguồn gốc nầy và chống lại cám dỗ chấp nhận những kết luận chồng đè trên những định kiến bài Kitô giáo”.

KẾT LUẬN.

Nếu Kinh Thánh là lời nói của một cộng đồng nào đó, thì điều hết sức bình thường là nó có thể sai lầm vá ít nhiều có khả năng vận hành tốt về phương diện lịch sử. Nhưng nếu Kinh Thánh là “Lời được Thiên Chúa linh ứng”, như lời tuyên bố của Thánh Phaolô tông đồ (II Tm 3, 16), thì tại sao nó lại không đáng tin về phương diện lịch sử cùng ac1ch thức nóth1ich hợp về phương diện thiêng liêng?

Chúng ta đã giới thiệu một vài điều hiển nhiên thuận cho tính lịch sử và khã năng vận hành tốt của Kinh Thánh. Nhưng chúng ta vẫn ý thức tầm quan trọng của đức tin trong tất cả mọi bước đi thiêng liêng. Ai đó luôn có thể chọn tin hoặc không tin. Tuy vậy, không ai được cho phép mình quyền làm mất uy tín Kinh Thánh trên nền tảng những thành kiến hoặc ý kiến vô căn cứ. Như thế là tỏ ra thiếu sự cởi mở tinh thần và bất lương trí thức.

Nguồn: PROMESSES 170, Tháng 10 – 11 – 12.2009

Bernard Guy
Giuse Nguyễn Thế Bài chuyển ngữ

Nguồn : danchua

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét