Sách Thánh Kinh và Kinh Koran
Một cái nhìn tổng quát về Kinh Koran so
sánh với Sách Thánh Kinh
Anthony Lê
WASHINGTON, D.C., -- Người Hồi Giáo
nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả
Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê,
giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu. Đó chính là lời nhận xét của Cha
Sidney Griffith, giáo sư về ngôn ngữ Xêmít (Xêmít là tên gọi của nhóm các chủng
tộc gồm người Do Thái và Ả Rập) lẫn Ai Cập, và văn chương tại trường Đại Học
Công Giáo Hoa Kỳ.
Ngày 26-7-2004, Cha Griffith đã chia sẽ
với Zenit làm cách nào để người Kitô giáo hiểu rõ hơn về Kinh Côran và những
khác biệt trong việc giảng dạy của Kinh này về Chúa Kitô và Sự Khải Hoàn so với
những giảng dạy của người Kitô giáo. Linh mục Sidney Griffith so sánh và đối
chiếu các bản văn. Phần 2 của bài phỏng vấn sẽ được trích đăng vào ngày mai.
Hỏi (H): Thưa Cha, Kinh Côran, nói đúng
ra, thì đó là loại kinh gì và được viết ra như thế nào?
Cha Griffith (T): Kinh Côran, theo cách
chuyển biên thông thường, và trong ngữ nghĩa mà chúng ta thường hay dùng, thì
đó chính là kinh thánh của cộng đồng Hồi Giáo. Nó hàm chứa những mạc khải bằng
tiếng Ả Rập mà chính Thiên Chúa, hay Allah thỉnh thoảng gởi qua thiên thần
Gabriel xuống cho sứ giả của Ngài là Mohammed từ năm 610 cho
đến khi ông chết đi vào năm 632 , thì thời kỳ đó cũng chính là
những năm mà cộng đoàn Hồi Giáo đầu tiên được thành hình.
Nếu xét về mặt ngữ nghĩa, khi từ “Côran”
được sử dụng trong các bản văn, thì nó có nghĩa là “đọc” hay là “suy gẫm lại”
những điều mà Thiên Chúa đã khắc trong trong tim của Mohammed, truyền lệnh cho
Ông hãy đọc và rao truyền nó, cho muôn dân. Chính vì thế, theo nguyên bản, thì
Kinh Côran chính là một bản “kinh thánh” đọc bằng miệng và cho đến ngày nay
chúng ta vẫn thường nghe kinh ấy được trình bày dưới dạng ca ngâm có nhịp điệu.
Một khoảng thời gian ngắn sau cái chết
của Mohammed, những người Hồi Giáo tiên khởi đã thu thập các bản văn về những
lời mạc khải được trích ra từ trí nhớ của những người bạn đồng hành với vị sứ
giả Mohammed và từ một số bản viết tay của họ, để rồi, họ gom góp và hệ thống
hóa nó lại thành kinh thánh, như là những ấn bản chuẩn mà chúng ta có được ngày
nay. Kinh Côran gồm có các đoạn thơ, được mô tả như là “những dấu chỉ” phi
thường từ Thiên Chúa, và được sắp xếp thành 114 thiên Xura hay chương, mỗi
chương có một tên riêng, được lấy từ từ ngữ chính trong bản văn.
Xét về mặt nhận thức, người Hồi Giáo
nghĩ về Kinh Côran cũng giống như một thông điệp được trình bày bằng tiếng Ả
Rập mà Thiên Chúa trước kia đã truyền phán tại Torah, qua trung gian của Mosê,
giống hệt như Phúc Âm là qua chính Chúa Giêsu.
(H): Thưa Cha, đâu là điểm khúc mắc
nhất để một người Kitô giáo có thể hiểu được Kinh Côran?
(T): Thưa, trước hết, một người Kitô
giáo hay bất kỳ một độc giả nào khác không biết tí gì về tiểu sử của Mohammed
và lịch sử thời sơ khai của cộng đồng Hồi Giáo, thì điều đầu tiên mà vị độc giả
đó cảm nhận được đó là ý tưởng rời rạc của các văn bản. Nó trông có vẽ như là
vào bài đọc một, vốn là một bài đọc vẫn thường hay được cấu trúc rõ ràng cẩn
thận, thì nó lại mất đi tính chủ đạo của chủ đề được trình thuật lại.
Quả đúng như vậy, độc giả Hồi Giáo
thường mang theo với họ, một bản văn suy diễn từ cách hiểu về Hồi Giáo của
riêng họ thông qua những mô hình, để giúp họ kịp thời bắt giọng vào đúng với
những vầng thơ của bức thông điệp.
Hơn nữa, ngay cả độc giả Kitô giáo có
kiến thức hiểu biết về Kinh Thánh và những hiểu biết về đạo Kitô giáo thời xưa
cổ, cũng khó mà có thể hiểu được cách trình bày trong Kinh Côran với những nhân
vật thuộc về kinh thánh, những câu chuyện và những bài tường thuật rất giống
với truyền thống của Kinh Thánh và của người Kitô giáo.
Nói đúng ra, chủ ý của Kinh Côran là
tránh lặp lại các sự kiện đó. Thay vào đó, nó ngầm giả định rằng tất cả mọi tín
đồ đều đã hiểu biết về những vấn đề đó rồi, để từ đó nó có thể nói bóng gió hay
kích thích cho tín đồ tự hiểu theo ý của riêng họ, và chính vì thế nó thường hay
có nhiều quan điểm và cách diễn dịch khác nhau.
(H): Nói một cách vắn tắt, Cha có thể
vui lòng giải thích những điểm khác biệt chính giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo?
(T): Thưa, có rất nhiều sự khác biệt
giữa Đạo Hồi và Đạo Kitô giáo, hai điểm khác biệt nổi bật nhất chính là mối
quan tâm về mặt Cơ Đốc Học và thần học của việc Mạc Khải.
Trước hết, kinh Côran chối bỏ sự thừa
nhận của người Kitô giáo về Thiên Chúa Ba Ngôi. Kế đến, theo Kinh Côran, Phúc
Âm nguyên thủy và xác thực nhất, cùng với Torah trước đó, và Kinh Côra sau này,
chính là những mạc khải mà Thiên Chúa đã gởi xuống cho con người thông qua các
sứ giả như: Môsê, Chúa Giêsu và Mohammed. Trong Chương 33 Đoạn 40, nói rằng
Mohammed chính là người cuối cùng hay là ấn dấu cuối cùng của các tiên tri.
Thế nhưng Torah và Kinh Thánh, dưới
dạng mà người Do Thái và Kitô giáo thật sự có được, lại được người Hồi Giáo xem
là những bản văn bị mất mát và bị diễn dịch lại một cách sai lạc.
Đối với hầu hết những người Hồi Giáo,
Kinh Côran được xem như là ngôn từ vô thủy vô chung của Thiên Chúa, trong khi
đó Kinh Thánh của người Kitô giáo, dưới sự soi sáng của thần thánh, lại được họ
xem như là ngôn từ của Thiên Chúa, nhưng theo cách diễn dịch của loài người.
Phần lớn những khác biệt còn lại giữa
Đạo Hồi và Kitô giáo xuất phát từ những khác biệt về mặt cơ bản của hai học
thuyết. Trong Đạo Hồi, không có giáo sĩ, để có thể so sánh với giới tu sĩ của
đạo Kitô giáo; và cũng chẳng có uy quyền, cũg như các học viên giảng dạy như
trong Đạo Công Giáo.
(H): Thưa Cha, Kinh Côran có vai trò gì
trong Đạo Hồi? Có phải nó tương ứng với truyền thống, như là trong Đạo Công
Giáo hay không?
(T): Kinh Côran chính là quyền lực tối
hậu được mạc khải trong Đạo Hồi. Đạo Hồi không có một học thuyết mạc khải nào
về cả mặt Kinh Thánh lẫn Truyền Thống, như là trong Đạo Công Giáo. Tuy nhiên,
nó có một truyền thống quyết đoán, hay còn được gọi là “hadith” trong Hồi Giáo,
và ai được xem là truyền thống thánh “hadith qudsi” và truyền thống tiên tri,
hay còn gọi là: “hadith nabawi."
Truyền thống “hadith qudsi” chính là
một bản báo cáo của thần thánh, vốn được Mohammed lập đi lập lại rằng những gì
không được Kinh Côran đề cập tới, thì hiển nhiên nó chẳng có quyền lực gì cả
trong Kinh Côran. Còn truyền thống “hadith nabawi" chính là một bản báo
cáo nói về hành động của Mohammed hay những chi tiết về bản thân Ông ta.
Những truyền thống đó đã được góp nhặt
và xem xét kỹ lưỡng từ những ngày sơ khai của Hồi Giáo; một hệ thống chi tiết
nhằm đảm bảo tính xác thật hay sự hợp lý về những truyền thống xác thật cũng đã
được trau truốt thêm.
Kể từ thế kỷ thứ chín của người Kitô
giáo, cũng đã có những thu thập, góp nhặt chính thức về những truyền thống
trông có vẽ như xác thực để giúp các học giả Hồi Giáo chuyển dịch Kinh Côran,
đặc biệt là nổ lực nhằm phân biệt thế nào để đem ra áp dụng những giảng dạy của
Kinh Côran đối với những thăng trầm của cuộc sống nhân loại. Kinh Côran và
những gì trông có vẽ là truyền thống chính là nói về nguồn quyền lực của luật
lệ Đạo Hồi, về tiểu sử của Mohammed và về một số điểm khác nữa trong đời sống
của những người Hồi Giáo.
Hỏi (H): Kinh Côran có đề cập tới Chúa
Giêsu và Mẹ Maria. Vậy Cha có thể giải thích về điều đó được không?
Cha Griffith (T): Thưa, đúng là Kinh
Côran có đề cập đến cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria rất nhiều lần, với những ngôn từ
hết sức kính trọng.
Chủ yếu là ở Chương 4, Câu 171, Kinh
Côran nói về Chúa Giêsu, con của Mẹ Maria, như là Đấng Cứu Tinh, và như là sứ
giả của chính Thiên Chúa; Chúa Giêsu được ví như là ngôn sứ của Thiên Chúa được
sinh hạ bởi Mẹ Maria, và với bản tính thiêng liêng, Ngài trở thành sứ giả của
Thiên Chúa, cũng giống như Adam là một thụ tạo, theo Chương 3, Câu 59. Và có
lúc, Kinh Côran có cho biết rằng: Thiên Chúa hỏi Chúa Giêsu rằng, “Con có nói
cho mọi người hãy xem con và mẹ con như là hai vị thần thánh không?-thì đó
chính là câu hỏi mà Chúa Giêsu đã trả lời trong Chương 5, Câu 116, rằng “Con
không được phép nói về những gì sai sự thật.” Thì rõ ràng là, theo cái nhìn của
người Hồi Giáo, cả Chúa Giêsu và Mẹ Maria chỉ là những con người mà thôi. Kinh
Côran vẫn thường hay đề cập về Chúa Giêsu, là Đấng Cứu Tinh, cùng với tên gọi
là “con của Mẹ Maria,” và điều đó là hoàn toàn trái ngược hẳn với niềm tin của
người Kitô giáo, xem Chúa Giêsu là người “Con Một của Thiên Chúa.” Và ở đoạn
khác, thì Kinh Côran lại chối bỏ các kẻ thù đã giết và đóng đinh Chúa Giêsu trên
thập tự giá, ở Chương 5, Câu 157, chính là câu mà hầu hết người Hồi Giáo muốn
ám chỉ rằng, Chúa Giêsu thật sự không có chết trên thập tự giá.
Trên cơ bản, thì những đoạn còn lại
trong Kinh Côran, được hầu hết người Hồi Giáo tin rằng Chúa Giêsu sẽ đóng vai
trò phán xét vào ngày sau. Những người Hồi Giáo thần bí sùng kính Chúa Giêsu
như là một mẩu người thánh thiện.
(H): Đối với người không phải là Hồi
Giáo, dường như Kinh Côran có rất nhiều mâu thuẩn trái ngược. Thế thưa Cha, làm
cách nào mà người Hồi Giáo có thể nhận biết về điều đó?
(T): Thưa, những mâu thuẩn trái ngược
mà những người không phải là Hồi Giáo nêu ra trong Kinh Côran được thể hiện
dưới rất nhiều góc cạnh khác nhau, cả bên trong lẫn bên ngoài của bản văn.
Về mặt bên trong, chẳng hạn, những người
không phải là Hồi Giáo thường chỉ ra những mâu thuẩn trái ngược hay sự đảo lộn
về cách suy nghĩ và thực hành của tiên tri Mohammed giữa các giai đoạn của
Mécca và của Medinan. Còn xét về mặt bên ngoài, thì họ có trích ra những điểm
khác biệt giữa cách tường thuật lại những nhân vật có trong Kinh Thánh khi họ
xuất hiện trong Kinh Côran và trong Torah hay là trong Sách Thánh.
Những người Hồi Giáo không coi những
điểm khác biệt đó là trái ngược nhau. Và chính vì thế, họ cho rằng cách nhìn
nhận về những điểm trái ngược mâu thuẩn của những người không phải là Hồi Giáo
chính là vì sự thất bại trong khoa chú giải văn bản cổ, từ đó khó mà có thể dẫn
đến sự hiểu biết tường tận các câu trong Kinh Côran theo cách hiểu của riêng
họ, hay trong bối cảnh của một cộng đồng Hồi Giáo.
(H): Thưa Cha, những yếu tố nào trong
Kinh Côran có thể mở ra một đường hướng đối thoại về đa tôn giáo, và đâu là
những yếu tố làm giới hạn việc đối thoại đó?
(T): Thưa, rất nhiều lần và dưới nhiều
hình thức, Kinh Côran khuyến khích cuộc đối thoại với những người Do Thái và
Kitô giáo, là những “Người của Kinh Thánh,” được đề cập 54 lần trong Kinh
Côran. Ví dụ như ở Chương 10, Câu 94 nói rằng, “Nếu các con nghi ngờ về điều mà
Chúng Ta đã gởi xuống cho các con, thì hãy đi và hỏi những ai đang đọc kinh
thánh trước các con.” Chương 29, Câu 46, thì công bố rằng: “Đừng nên tranh cãi
với những Người của Kinh Thánh, hãy nên làm điều đó theo đường lối công bằng
nhất, trừ phi, họ là những tên tội phạm tày trời, và nói rằng “Chúng tôi tin về
những điều đã truyền dạy xuống cho chúng tôi và cho chính anh. Thiên Chúa của
chúng tôi, và Thiên Chúa của anh chỉ là một và đối với Ngài, chúng ta chỉ là kẻ
yếu hèn mà thôi.”
Thế nhưng, cũng có một số mâu thuẩn. Đó
là trường hợp Kinh Côran đưa ra lời chỉ trích rất nặng đối với những tín ngưỡng
và việc thực hành tín ngưỡng của người Kitô lẫn Do Thái giáo. Kinh Côran nhìn
nhận tín ngưỡng của mình là cao siêu, vượt qua những rằng biên giới tôn giáo,
như ở Chương 4, Câu 171; và Chương 5, Câu 77 chẳng hạn, và nhìn nhận thái độ
phổ quát của nó rất trái ngược về mặt luân lý. Ở Chương 5, Câu 82, Kinh Côran
nói rằng: những người Kitô giáo là “những người yêu thương gần gũi nhất đối với
những người tin.” Trong khi đó, cũng ở Chương 5, Câu 51, Kinh Côran lại nói
rằng: “Đừng đối đãi với họ như là những người bạn.” Còn ở câu khác, tức ở
Chương 2, Câu 120, Kinh Côran lại nói rằng: “Không có một người Do Thái lẫn
Kitô giáo nào bằng lòng với anh cho đến khi anh phải theo tôn giáo của họ.”
Và trong nội bộ xã hội Hồi Giáo, như đã
được mường tượng và hình dung trong Chương 9, Câu 29, thì những Người của Kinh
Thánh lại bị buộc phải trả một loại thuế đặc biệt khi đi bầu cử và phải chấp
nhận coi mình là tầng lớp thấp nhất trong xã hội, để đổi lấy sự bảo vệ của pháp
luật, hay còn lại là sự bảo vệ của "dhimmah," của những người Hồi
Giáo, và chính vì thế, tính từ "dhimmi," hay "được bảo vệ theo
pháp luật" được đem ra áp dụng cho cả những người Kitô lẫn Hồi Giáo.
Tuy vậy, Kinh Côran cũng còn đưa ra một
số điểm tương đồng cho cuộc đối thoại liên tôn giáo. Một trong những điểm quan
trọng nhất đó chính là tầm quan trọng về đức tin của giáo trưởng Abraham. Trong
khi đó ở Chương 3, Câu 67, thì Abraham không được coi như là một người Do Thái
giáo lẫn một người Kitô giáo, nhưng chỉ là một người theo thuyết độc thần biết
phủ phục mà thôi. Và Kinh Côran cũng còn nói về “tôn giáo của Abraham” bằng
những ngôn từ rất giống với những ngôn từ được cả người Do Thái và Kitô giáo
dùng. Kinh Côran nói về Abraham như là người bạn của Thiên Chúa; cũng như trong
Sách Isaiah đoạn 41, câu 8 và trong sách Gioan, đoạn 2 câu 23.
(H): Thưa Cha, theo Cha, thì điều gì đã
lôi cuốn người Tây Phương cải sang Đạo Hồi?
(T): Thưa, có rất nhiều nguyên do liên
quan đến việc thu hút nhiều người vô Đạo Hồi từ Phương Tây.
Xét về mặt tích cực thì, Đạo Hồi có
tính thuyết phục, biết điều, không nhân nhượng giống hệt như trong kinh thánh.
Về mặt luân lý, nó có vẽ thuyết phục, vì lẽ rất nhiều quốc gia hiện đại và sau
thời kỳ hiện đại xem nó như là vừa hiện thực lại vừa chính trực. Tính tiên tri
hóa của Kinh Côran đưa ra những phỏng đoán rất ăn khấp với việc tự cảm nhận lấy
qua những yếu tố tích cực trong những thời kỳ mạc khải xa xưa, cùng với những
lý do giải thích tại sao những dân tộc xưa cổ đã không biết cách nhìn nhận nó
một cách trung thực.
Lịch sử và truyền thống của Hồi Giáo
qua nhiều thời đại và nơi chốn khác nhau, đã làm sản sinh ra trong xã hội những
thành tựu rất đáng nể về mặt tri thức lẫn khoa học. Rất nhiều người Phương Tây
tìm thấy sự thu hút về những bí ẩn của Hồi Giáo; trong khi đó những người khác
thì xem Đạo Hồi như là một câu trả lời hữu hiệu về mặt tôn giáo đối với những
gì họ thấy đang sa đọa, bệnh hoạn ở thế giới Phương Tây hiện đại.
Còn xét về mặt tiêu cực thì, những
người Kitô giáo nào bị cuốn hút bởi Đạo Hồi là những người thiếu hiểu biết về
lịch sử và những giảng dạy của Giáo, và như thế họ rất dễ bị lừa bởi những cuộc
tấn công quá khích về những học thuyết, về những thực hành và về lịch sử của
Giáo Hội. Họ thờ ơ về những đối đáp của Giáo Hội đối với những chỉ trích của
Hồi Giáo về Đạo Kitô giáo. Những khiếm khuyết và những thất bại về mặt luân lý
mà họ biết được tại các cộng đoàn Kitô giáo, đôi khi làm họ mất tinh thần, và
họ quên rằng, những lỗi lầm đó, đều xảy ra ở tất cả những cộng đồng đức tin
khác, kể cả Hồi Giáo.
Chủ nghĩa thế tục và vật chất hóa hiện
đang thịnh hành tại xã hội Phương Tây đã dẫn đến việc họ cải sang Đạo Hồi vì
chỉ có ở Đạo Hồi, họ có thể tìm ra được một thứ thuốc giải độc hữu hiệu cho vấn
đề đó. Đôi khi, những người cải sang Đạo Hồi là vì họ không muốn nổ lực để có
một cuộc sống thủy chung của người Kitô giáo, hoặc là họ không muốn tuân theo,
chỉ vì họ nhận được sự ủng hộ và hướng dẩn về mặt tinh thần từ những người Hồi
Giáo chân chính và ngay thẳng.
Nguồn: VietCatholic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét