Nhiều nhà khoa học tin vào Thiên Chúa!
... Dưới đây là một số khuôn mặt trong hàng vạn các nhà Bác Học trên thế giới đã tin tưởng mãnh liệt vào sự hiện diện của Thiên Chúa trong đời sống nhân loại:
1-Bede, the Venerable (c.672–735), tác giả cuốn "Time and its Reckoning”. (Thời gian và sự Phán đoán), trong đó nói lên những nhận thức của ông về vũ trụ và Thiên Chúa một cách sắc bén.
2-Hunayn ibn Ishaq (c. 809-873), nhà vật lý người Assyrian, viết lại những công việc khoa học của người Hy Lạp và tác giả cuốn “Mười điều liên hệ đến Nhãn khoa.”
3-Pope Sylvester II (c.950–1003), Đức Giáo Hoàng, khoa học gia và người sưu tầm sách, dậy Toán và Thiên Văn học.
4-Hermann of Reichenau (1013–1054), viết về Hình học, Toán học, và khoa “đo vị trí của tinh tú”.
5-Robert Grosseteste (c.1175–1253), người sáng lập ra những kiến thức về khoa học cho trường Oxford, viết nhiều về khoa học thiên nhiên, toán, thiên văn học, quang học, và hình học; người áp dụng phương pháp thực nghiệm để chứng minh thay vì dùng lý luận.
6-Albertus Magnus (c.1193–1280), người đầu tiên cô lập được chất độc “arsenic”
7-Roger Bacon (c.1214–1294), người áp dụng phương pháp thực nghiệm và các phương pháp khoa học tân tiến. Viết về Luật Thiên Nhiên, cơ khí, địa lý và quang học.
8-Theodoric of Freiberg (c.1250–c.1310), người đầu tiên giải thích về hiện tượng Cầu Vồng.
9-Thomas Bradwardine (c.1290–1349), người dẫn đến các nguyên tắc quan trọng của Cơ Khí học.
10-Nicole Oresme (c.1323–1382), Giám Mục thành Lisieux, người tìm ra nguyên tắc của sự Chiết Quang (phân tích về ánh sáng).
11-Michael Servetus (1511-1553), người chứng minh sự tuần hoàn của phổi.
12-Michael Stifel (c. 1486-1567), người phát triển các “đường cong toán học Logarithms”.
13-William Turner (c.1508–1568), cha đẻ của “thực vật học” và “điểu loại học”
14-Bartholomaeus Pitiscus (1561–1613), cha đẻ của Lượng Giác học.
15-John Napier (1550–1617), toán học gia người Scottish, được coi là cha đẻ của Logarithms cũng như cách dùng thập phân.
16-Johannes Kepler (1571–1630), nhà vũ trụ học, tính toán sự di chuyển của các thiên hà.
7-Laurentius Gothus (1565–1646), giáo sư về Thiên văn học và Lý thuyết.
8-Galileo Galilei (1564–1642), người phát kiến ra việc trái đất quay quanh mặt trời.
9-René Descartes (1596–1650), nhà bác học về Hình học và Những con số bất biến. Người hướng dẫn cuộc Cách Mạng Khoa học của phương Tây.
10-Anton Maria Schyrleus of Rheita (1597-1660), nhà thiên văn học, đã dâng hiến công trình của mình cho Mẹ Maria Đồng Trinh.
21-Blaise Pascal (1623–1662), thần đồng toán học, vật lý, và Lý Thuyết. Người sáng tác câu nói bất hủ: “Khoa học nông cạn làm cho người ta xa Thiên Chúa. Khoa học tinh vi làm cho người ta gần Thiên Chúa”. Và, “Con người chỉ là cây sậy có tư tưởng.”
22-Isaac Barrow (1630-1677), nhà khoa học và toán học nổi tiếng của nước Anh.
23-Robert Boyle (1627–1691), khoa học gia và Lý thuyết gia, người cho rằng nghiên cứu khoa học có thể làm vinh danh Thiên Chúa..
24-Isaac Newton (1643–1727), nhà khoa học và toán học vĩ đại nhất của mọi thời đại.
25-Louis Pasteur (1822-1895), người sáng chế ra phương pháp khử trùng, nhà hóa học, và vi khuẩn học, đã giải trừ vấn nạn của bệnh chó dại, tiêu chẩy gà, bệnh của tằm, và người đầu tiên tạo ra việc chích ngừa.
26-George Jackson Mivart (1827-1900), viện sĩ Hàn Lâm về Thực Vật Học, người nổi tiếng về Thực Trùng Học, đồng thời cũng là người chỉ trích Charles Darwin mãnh liệt.
27-John Ambrose Fleming (1849-1945), người viết về Luật của Tay Phải và nghiên cứu về Bình Chân Không.
28-Max Planck (1858-1947), người đoạt giải Nobel về vật lý và là cha đẻ của thuyết Quantum mechanics.
29-Robert Millikan (1868–1953), người đoạt giải Nobel về Vật Lý, viết sách về sự dung hòa giữa tôn giáo và khoa học.
30-Arthur Compton (1892–1962), người đoạt giải Nobel về Vật Lý.
31-Georges Lemaître (1894-1966), linh mục Công Giáo, người khai phá ra thuyết Big Bang.
32-Arthur Peacocke (1924-2006), nhà thực vật học, khoa trưởng trường Clare College, Cambridge, đoạt giải Templeton năm 2001.
33-C. F. von Weizsäcker (1912-2007), nhà vật lý nguyên tử Đức. Viết về sự va chạm giữa Thiên Chúa giáo và khoa học.
34-Stanley Jaki (1924-2009), linh mục và giáo sư Danh Dự về Vật Lý tại Seton Hall University, New Jersey, đoạt giải Templeton Prize.
.....
Trên đây chỉ là một số Khoa học gia Công Giáo điển hình.
Ngoài ra, còn hàng trăm vị Bác Học khác nổi tiếng trên thế giới về nhiều đóng góp khoa học khác mà không thể kể hết được, chưa nói đến những nhà xã hội học và văn học.
Công Giáo, như thế, không phải chỉ gồm toàn những kẻ ngu muội, mất trí như người ... nói.
Công Giáo cũng không phải thuốc phiện, bởi những nhà khoa học vừa nêu trên, là những nhà suy tưởng vĩ đại của nhân loại.
...
Chu Tất Tiến
VietCatholic News (25 Jan 2010)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét