Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Tìm học toát yếu Một số Từ Vựng Thánh Kinh – Vần D

Tìm học toát yếu Một số Từ Vựng Thánh Kinh – Vần D




In
1. Danh – Tên (nom)
Trong Cựu Ước
Trong Ítx-ra-en xưa, danh xưng hay tên của một người, nói lên cá tính riêng của người đó, phân biệt họ với tất cả những người khác. Tên được xem là một thành phần gắn liền không thể tách rời của con người (x. 1 Sm 25,25).
Theo nghĩa rộng, Danh của một người có thể chỉ chính con người ấy (x. Ds 1-2). Cá tính này được áp dụng cách đặc biệt cho Danh của Đức Chúa (xem chú giải Xh 3,15). Danh này chỉ chính Đức Chúa và gợi lên sự hiện diện của Người (x. Gr 14,9; Tv 20,2.8). Như thế, “nơi mà Đức Chúa đã chọn để đặt Danh Người ở đó” (x. Đnl 12,5; 2 V 23,2) hoặc “trên đó, Danh Người được kêu cầu” (x. 1 V 8,42) chỉ Đền thờ đã được cung hiến cho Đức Chúa.
Thỉnh thoảng, cách diễn tả này cũng được áp dụng, với cùng một ý nghĩa, cho Ítx-ra-en (x. Đnl 20,10; Is 63,19; Gr 14,9), hoặc cho một số cá nhân (x. Gr 16,16), hay còn cho Giê-ru-sa-lem (x. Gr 25,29).
Trong Tân Ước
Đối với Tân Ước cũng như với Cựu Ước, tên của một người gắn liền với chính con người ấy, tới mức độ tên này thỉnh thoảng chỉ chính bản thân, nhân vị, chẳng hạn như: Thiên Chúa hay Đức Ki-tô (x. G 12,28; 17,6-11; Cv 3,16 v.v.).
Thành ngữ “nhân danh” rất thường thấy, diễn tả nhiều ý nghĩa tế nhị khác nhau:
1) Làm phép lạ (x. Mt 7,22…), đuổi quỷ (x. Mc 9,38), cầu nguyện (x. Ga 14, 13-14) “nhân danh Chúa Giêsu”, tức là làm các việc ấy trong lúc đọc tên Chúa Giê-su, tức thông công với Người.
2) “Làm phép rửa nhân danh” (x. Mt 28,19; Cv 8,16; 1 Cr 1,13) tức là dùng phép rửa để gắn kết, kết hợp một người nào đó với người mà mình đọc tên.
3) Nói tiên tri (x. Mt 7,22...) được sai đi (x. Ga 14,26) hay tiếp nhận một ai (x. Mt 18,5) “nhân danh Đức Giêsu”, tức là làm các việc này với tư cách là “người đại diện của Chúa Giêsu”.
Kêu cầu Danh” (của Chúa) là một thành ngữ mượn của Cựu Ước, có ý nghĩa là kêu cứu Thiên Chúa hoặc đến với Người bằng sự cầu nguyện. Tân Ước cũng dùng thành ngữ này theo nghĩa xa (sens dérivé): “những ai kêu cầu Danh Chúa” là những ai tuyên xưng mình là của Chúa, tức các môn đệ của Người.
2. Dân ngoại (Païen - Paganisme)
Trong Tân Ước, từ “dân ngoại” cốt yếu chỉ những cá nhân hay dân tộc không phải là Do-thái.
Nhưng, trong các đoạn như Ga 2,12; Ep 3,1 (cũng xem Rm 16,4), danh xưng này nói rộng đến các Ki-tô hữu gốc ngoại giáo (khác với các Ki-tô hữu gốc Do-thái).
Cuối cùng, trong 1Pr 2,12; 4,3, “dân ngoại” dường như chỉ những người không Ki-tô hữu.
4. Dấu - Dấu lạ (Signe)
Dấu là một chỉ định cho phép chúng ta biết hay nhận ra một điều hay một người nào đó. Cựu Ước luôn luôn chỉ các phép lạ như những “dấu hiệu”, vì nó ra dấu cho biết có một sự can thiệp của Thiên Chúa (x. Xh 4,8; 7,3; Đnl 13,2; Is 66,19; Tv 65,9).
Tân Ước mượn lại cách dùng này trong thành ngữ “điềm thiêng dấu lạ” (x. Ga 4,48; Cv 2,19; 4,30 v.v…).
Nhưng, đặc biệt, Tin Mừng thánh Gioan gọi một cách có hệ thống các việc mà Đức Giê-su đã làm là dấu lạ (x. Ga 2,11; 4,54; 6,2), vì mục đích các dấu lạ đó là để cho thấy Đức Giêsu đích thực là ai (x. Ga 12,37).
5. Dinh (Prétoire)
1) Tân Ước dùng từ này để chỉ nơi cư trú của quan tổng trấn người La-mã (x. Mt 27,27; Mc 15,16; Cv 23,35).
2) Trong thư Pl 1,13, có lẽ  từ này có nghĩa như trên, nếu cho rằng Thánh Phaolô đã viết thư này ở Ê-phê-sô hoặc Xê-da-rê. Nhưng nếu cho rằng thư Pl được viết và gởi từ Rô-ma, thì Dinh lúc đó có nghĩa là đội quân canh gác hoàng đế hay đội gác dinh.
6. Do-thái – Do-thái-giáo (Juifs - Judaisme)
Từ khi lưu đày trở về, danh xưng “người Do-thái” chỉ các thành viên của dân Ítx-ra-en. Người Do-thái phân biệt với các dân tộc khác cách riêng bằng việc họ giữ ngày Sa-bát và thi hành sự cắt bì (xem “thanh sạch”).
Tôn giáo của họ là Do-thái giáo (x. Gl 1,13).
Những người dân ngoại trở lại đạo Do-thái lúc bấy giờ, được gọi là “người theo đạo”, những người có cảm tình với đạo, được gọi là những “người kính thờ Thiên Chúa” hay những “người kính sợ Thiên Chúa”.
Trong Gl 2,13, cách gọi “những người, Do-thái” áp dụng cho các Ki-tô hữu gốc Do-thái. Trong Tin Mừng thánh Gioan, cũng cách gọi đó, nhưng thường chỉ các nhà chức trách dân sự hay tôn giáo dân Do-thái.
7. Dụ ngôn (Parabole)
Từ này mượn trong tiếng Hy-lạp.
Tân Ước dùng từ này như một từ chuyên môn dùng để chỉ “một cách nói bằng hình ảnh”.
Phương pháp giảng dạy gián tiếp này rất quen thuộc nơi Đức Giê-su. Bằng những so sánh ngắn gọn (x. Mt 5,13-14), hoặc những trình thuật với hình ảnh phong phú mượn từ đời thường hoặc thời cuộc (x. Mt 13,24-30; Lc 15,11-32). Đức Giêsu trình bày cho những kẻ nghe Người một thực tại mà, cho đến lúc bấy giờ, họ không biết hoặc biết sai (x. Mc 4,33; Mt 15,35).
Tuy nhiên, các đoạn như Mc 4,11; 7,17 dùng từ “dụ ngôn” với một ý tinh tế khác. Ở đây, dụ ngôn được hiểu như một sự giảng dạy hóc búa khó hiểu. Vì chưng, hình ảnh trình bày qua dụ ngôn, không mang một ý nghĩa gì tích cực đối với những ai không biết tiếp nhận sứ điệp của Đức Giêsu.

http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1596:tim-hc-toat-yu-mt-s-t-vng-thanh-kinh-vn-d-&catid=42:tim-hieu&Itemid=66

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét