Ông Môshê, người nói chuyện mặt giáp mặt với Thiên Chúa
Trong các nhân vật cựu ước có cuộc sống đối thoại thân tình nhất với Thiên Chúa của Israel, phải kể đến ông Môshê là vị ngôn sứ lớn nhất thời cựu ước. Thiên Chúa đã dùng ông để giải phóng dân Người khỏi kiếp sống nô lệ bên Ai Cập. Chúng ta đang ở vào đầu thế kỷ thứ XIV trước công nguyên. Vào thời ông Giuse làm Tể Tướng nước Ai Cập cả gia đình ông Giacóp sang Ai Cập sinh sống và rất được trọng vọng. Nhưng sau khi ông Giuse và các anh em ông và cả thế hệ đó qua đời, con cái Israel sinh sôi nảy nở, nên đông đúc và ngày càng hùng mạnh: họ lan tràn khắp xứ sở. Thời ấy có một vua mới lên trị vì nước Ai Cập, vua này không biết ông Giuse (Xh 1,6-8). Để kìm hãm sức phát triển mạnh mẽ của dân Israel nhà vua đề ra chính sách đàn áp và biến dân Israel thành nê lệ, bắt họ xây các kho lương thực tại Pitom Ramses và làm đủ mọi việc nặng nhọc. Nhà vua còn ra lệnh giết hết các trẻ nam của người Do thái. Chính trong bối cảnh của kiếp sống nô lệ ấy ông Môshê chào đời trong một gia đình cha mẹ thuộc chi tộc Lêvi. Thấy đứa bé xinh đẹp bà mẹ tìm cách dấu con, cho tới khi không dấu được nữa, bèn làm một cái thúng trét hắc ín và nhựa chai, bó đứa bé vào, đem thả trên sông Nil và cho con chị đi theo xem điều gì sẽ xảy ra cho em nó. Cái thúng trôi giạt vào bãi sậy nơi công chúa Ai Cập xuống tắm. Trông thấy chiếc chúng công chúa sai các thị nữ vớt thúng vào, mở ra thì thấy một bé trai con của người Do thái đang khóc. Chị nó mới thưa với công chúa: “Bà có muốn con đi gọi cho bà một vú nuôi người Híp ri để nuôi đứa bé cho bà không?” Công chúa bằng lòng và nó đi gọi mẹ đứa bé. Công chúa của Pharaô bảo bà ấy: ”Chị đem đứa bé này về nuôi cho tôi. Chính tôi sẽ trả công cho chị”. Người đàn bà mang đứa bé về nuôi. Khi đứa bé lớn lên, bà đưa nó đến cho công chúa của Pharaô. Nàng coi nó như con và đặt tên là Môshê; nàng nói: ”Đó là vì ta đã vớt nó lên khỏi nước” (Xh 3,1-10).
Tuy được nuôi nấng giáo dục như hoàng tử Ai Cập, nhưng Môshê biết nguồn gốc của mình, và cũng nhận ra thân phận nô lệ của các người đồng hương. Vì thế một hôm khi thăm và quan sát các công việc khổ nhọc họ phải làm, thấy một tên cai Ai Cập đánh đập một người Híp ri, ông liền giết tên cai ấy rồi vùi dưới cát. Hôm sau ông lại ra quan sát các người đồng hương làm việc. Thấy hai người Híp ri đang xô xát nhau, Môshê nói với người có lỗi: ”Tại sao anh lại đánh người đồng chủng?” Người đó trả lời: ”Ai đã đặt ông lên làm người lãnh đạo và xét xử chúng tôi? Hay là ông tính giết tôi như đã giết tên Ai Cập?”. Ông Môshê phát sợ và tự bảo: ”Vậy ra người ta đã biết chuyện rồi.” Nghe biết chuyện này, Pharaô tìm cách giết ông Môshê. Ông liền đi trốn Pharaô và ở lại miền Madian.
Trong khi ngồi nghỉ bên một bờ giếng, ông thấy bẩy cô con gái con của thầy tư tế Madian là Raguele, đến múc nước cho chiên uống, nhưng bị các mục đồng đuổi đi. Ông Môshê liền đứng lên bênh vực các cô và múc nước cho chiên uống. Khi thấy các con về sớm, thầy tư tế Madian hỏi lý đo và các cô kể lại chuyện người khách lạ bênh vực các cô. Ông sai các cô mời ông Môshê tới dùng bữa. Thế là Môshê bằng lòng ở lại với gia đình tư tế Raguele. Ông lấy Sipora là con gái thầy tư tế, sinh con và chăn chiên cho bố vợ.
Chính trong bối cảnh trốn tránh này Thiên Chúa đã gọi ôog Môshê để giao cho ông sứ mệnh giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ. Cuộc gặp gỡ và đối thoại của Thiên Chúa với ông xảy ra trong biến cố bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi tại núi Khôrép trong sa mạc. Trông thấy bụi gai cháy lửa bầng bầng mà không bị thiêu rụi, Môshê tò mò tới gần xem cho biết lý do tại sao.
Thiên Chúa thấy ông lại xem thì từ giữa bụi gai gọi ông: ”Môshê! Môshê!”. Ông thưa ”Dạ, tôi đây!” Người phán: ”Chớ lại gần!, cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh”. Người lại phán: ”Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Igiaác, Thiên Chúa của Giacóp”. Ông Môshê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.
Đức Chúa phán: ”Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Canaan, Khết, Emori, Pơridi, Khivi và Giơvút. Giờ đây tiếng rên siết của con cái Israel đã thấu tới Ta. Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai Cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pharaô để đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi Ai Cập.”
Ông Môshê thưa với Thiên Chúa: ”Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập?” Người phán: ”Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết Ta đã sai ngươi, khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai Cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này”.
Ông Môshê thưa với Thiên Chúa: ”Bây giờ, con đến gặp con cái Israel và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: ”Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?” Thiên Chúa phán với ông Môshê: ”Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: ”Ngươi sẽ nói với con cái Israel như thế này: ”Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.” Thiên Chúa lại phán với ông Môshê: ”Ngươi sẽ nói với con cái Israel như thế này: ”Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Igiaác, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thủơ, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ tới đời kia.”
Ngươi hãy đi triệu tập các kỳ mục Israel và nói với họ: Đức Chúa Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, của Igiaác của Giacóp, đã hiện ra với tôi và phán: Ta đã thật sự quan tâm đến các ngươi và cách người ta đối xử với các ngươi bên Ai Cập. Ta đã phán Ta sẽ cho các ngươi thoát cảnh khổ cực bên Ai Cập mà lên miền đất người Canaan, Khết, Emôri, Pơrítdi, Khivi và Giơvút, lên miền đầt tràn trề sữa và mật. Họ sẽ nghe tiếng ngươi, ngươi sẽ đi với các kỳ mục Israel đến cùng vua Ai Cập, các ngươi sẽ nói với vua ấy rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa của người Híp ri, đã cho chúng tôi được gặp Người. Giờ đây xin cho chúng tôi đi ba ngày đường vào sa mạc để tế lễ Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi. Ta thừa biết rằng vua Ai Cập sẽ không cho các ngươi đi, trừ phi là có một bàn tay mạnh mẽ can thiệp. Ta sẽ ra tay, sẽ làm mọi thứ phép lạ giữa dân Ai Cập để đánh nó, và sau đó vua ấy sẽ cho các ngươi đi” (Xh 3,7-20).
Thiên Chúa cũng ra lệnh cho phụ nữ Israel mượn các đồ vật vàng bạc và áo của người Ai Cập để mang cho con cái họ. Nhưng ông Môshê tìm cớ thoái thác không nhận sứ mệnh Thiên Chúa giao phó cho ông. Ông thưa với Chúa là dân Israel sẽ không nghe lời ông nói với họ. Để thuyết phục ông Thiên Chúa cho ông quyền làm các phép lạ, biến cây gậy thành rắn, luồn tay vào ngực rút tay ra thì tay bị phong cùi trắng như tuyết, rồi lại trở thành bình thường, biến nước sông Nil thành máu. Nhưng Môshê vẫn không muốn nhận sứ mệnh, và lấy cớ ông nói cà lăm. Thiên Chúa bảo đảm với ông rằng Người sẽ ngự nơi miêng ông và sẽ chỉ cho ông phải nói những gì. Ông Môshê vẫn từ chối và xin Chúa sai người khác. Thiên Chúa nói ông Aharon anh của ông là người ăn nói lưu loát sẽ thay ông nói với dân cũng như với vua Ai Cập, những gì Thiên Chúa truyền. Biết là không thể thoái thác được nữa, ông đành chấp nhận.
Ông Môshê xin phép bố vợ trở về Ai cập. Thiên Chúa truyền cho Aharon đến gặp ông Môshê trong sa mạc. ông Môshê kể cho anh mình biết các lệnh truyền của Thiên Chúa và những dấu lạ Người cho phép ông làm được. Sau đó hai ông triệu tập các kỳ mục của dân Israel. Ông Aharon nói lại với họ tất cả những lời Đức Chúa đã phán với ông Môshê và làm những dấu lạ trước mặt dân. Dân chúng tin. Họ đã hiểu là Giavê đến viếng thăm con cái Israel và nhìn thấy cảnh khổ cực của họ. Và họ đã phủ phục và thờ lậy. Tiếp đến ông Môshê và ông Aharon đến găp Pharaô Ai Cập và yêu cầu nhà vua để cho dân Israel ra đi thờ phượng Thiên Chúa. Nhưng thay vì để cho họ ra đi Pharaô ra lệnh cho giới cai và ký lục bắt họ làm việc nhiều hơn, không cung cấp rơm cho họ nữa, nhưng số gạch phải đủ không được thiếu. Trước lời dân kêu trách hai ông đã làm cho họ trở nên đáng ghét trước mặt Pharaô và bề tôi của vua và đã trao gươm vào tay họ để giết dân Israel, ông Môshê thưa lên với Chúa: ”Lậy Chúa, tại sao Ngài đã làm khổ dân này? Tại sao Ngài đã sai con đi? Từ khi con đến với Pharaô để nhân danh Ngài mà nói, thì vua ấy làm khổ dân này, và Ngài chẳng giải thoát dân Ngaì gì cả!” Giavê phán với ông Môshê: “Giờ đây ngươi sắp thấy điều Ta làm cho Pharaô: Bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ phải thả cho họ đi; bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ đuổi họ ra khỏi nước” (Xh 5,22-6,1).
Các chương từ 6 tới 12 kẻ lại các phép lạ ông Môshê làm trước mặt Pharaô và triều thần cũng như mười tai ương Thiên Chúa giáng xuống trên Pharaô và dân Ai Cập: nước các sông ngòi kinh lạch, hồ ao trên toàn đất Ai Cập biến thành máu; ếch nhái tràn vào khắp nơi đầy cung điện và nhà của dân chúng; bụi đất biến thành muỗi bu vào đầy người và thú vật; ruồi nhặng bay đầy cung điện và nhà cửa của dân chúng bị tàn phá trên toàn nước Ai Cập; ôn dịch giáng xuống rất nặng trên tất cả súc vật của người Ai Cập khiến chúng phải chết: mồ hóng biến thành bụi gây ung nhọt mưng mủ trên thân thể người và súc vật; mưa đá rất nặng chưa từng thấy rơi xuống trên khắp đất Ai Cập có lửa tóe ra tàn phá tất cả những gì đang ở ngoài đồng, từ người cho đến thú vật và tàn phá mọi cỏ cây và bẻ gẫy mọi cây cối ngoài đồng; châu chấu che kín cả mặt đất và ăn sạch những gì còn sót lại sau trận mưa đá, và tràn vào đầy cung điện nhà vua và nhà của dân chúng; cảnh tối tăm dầy đặc bao trùm toàn đất Ai Cập trong ba ngày. Từ tai ương thứ tư trở đi Pharaô xin ông Môshê kêu cầu với Giavê cho mình, nhưng rồi lần nào ông cũng cứng lòng không để cho dân Israel ra đi. Chỉ với tai ương cuối cùng là cái chết của các con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập từ hoàng tử cho tới dân hèn mới khiến cho Pharaô đang đêm triệu vời ông Môshê và ông Aharon đến và bảo: ”Cả các ngươi lẫn con cái Israel, đứng lên, đi ra, không được ở giữa dân ta nữa! Đi mà thờ phượng Đức Chúa như như các ngươi đã nói. Cả chiên cừu bò bê của các ngươi cũng hãy đem đi như các ngươi đã nói. Đi đi, và cầu phúc cho cả ta nữa”. Trước đó Giavê đã ra lệnh cho dân Israel cử hành lễ Vượt Qua, bắt một chiên con một tuổi, lấy máu bôi trên cửa nhà làm dấu nơi ở của họ, rồi nướng thịt và ăn với rau đắng và bánh không men, lưng thắt đai, tay cầm gậy. Khi thấy vết máu trên cửa, các thiên thần Chúa sẽ vượt qua, không vào sát hại các con đầu lòng của họ.
Trong suốt thời gian xảy ra các tai ương ấy ông Môshê đã luôn luôn sống trong thái độ đối thoại với Thiên Chúa, lắng nghe và thực thi các mệnh lệnh Chúa truyền.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1194)
Linh Tiến Khải
Tuy được nuôi nấng giáo dục như hoàng tử Ai Cập, nhưng Môshê biết nguồn gốc của mình, và cũng nhận ra thân phận nô lệ của các người đồng hương. Vì thế một hôm khi thăm và quan sát các công việc khổ nhọc họ phải làm, thấy một tên cai Ai Cập đánh đập một người Híp ri, ông liền giết tên cai ấy rồi vùi dưới cát. Hôm sau ông lại ra quan sát các người đồng hương làm việc. Thấy hai người Híp ri đang xô xát nhau, Môshê nói với người có lỗi: ”Tại sao anh lại đánh người đồng chủng?” Người đó trả lời: ”Ai đã đặt ông lên làm người lãnh đạo và xét xử chúng tôi? Hay là ông tính giết tôi như đã giết tên Ai Cập?”. Ông Môshê phát sợ và tự bảo: ”Vậy ra người ta đã biết chuyện rồi.” Nghe biết chuyện này, Pharaô tìm cách giết ông Môshê. Ông liền đi trốn Pharaô và ở lại miền Madian.
Trong khi ngồi nghỉ bên một bờ giếng, ông thấy bẩy cô con gái con của thầy tư tế Madian là Raguele, đến múc nước cho chiên uống, nhưng bị các mục đồng đuổi đi. Ông Môshê liền đứng lên bênh vực các cô và múc nước cho chiên uống. Khi thấy các con về sớm, thầy tư tế Madian hỏi lý đo và các cô kể lại chuyện người khách lạ bênh vực các cô. Ông sai các cô mời ông Môshê tới dùng bữa. Thế là Môshê bằng lòng ở lại với gia đình tư tế Raguele. Ông lấy Sipora là con gái thầy tư tế, sinh con và chăn chiên cho bố vợ.
Chính trong bối cảnh trốn tránh này Thiên Chúa đã gọi ôog Môshê để giao cho ông sứ mệnh giải phóng dân Israel khỏi kiếp sống nô lệ. Cuộc gặp gỡ và đối thoại của Thiên Chúa với ông xảy ra trong biến cố bụi gai cháy mà không bị thiêu rụi tại núi Khôrép trong sa mạc. Trông thấy bụi gai cháy lửa bầng bầng mà không bị thiêu rụi, Môshê tò mò tới gần xem cho biết lý do tại sao.
Thiên Chúa thấy ông lại xem thì từ giữa bụi gai gọi ông: ”Môshê! Môshê!”. Ông thưa ”Dạ, tôi đây!” Người phán: ”Chớ lại gần!, cởi dép ở chân ra, vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh”. Người lại phán: ”Ta là Thiên Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Igiaác, Thiên Chúa của Giacóp”. Ông Môshê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thiên Chúa.
Đức Chúa phán: ”Ta đã thấy rõ cảnh khổ cực của dân Ta bên Ai Cập, Ta đã nghe tiếng chúng kêu than vì bọn cai hành hạ. Phải, Ta biết các nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai Cập, và đưa chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và mật, xứ sở của người Canaan, Khết, Emori, Pơridi, Khivi và Giơvút. Giờ đây tiếng rên siết của con cái Israel đã thấu tới Ta. Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai Cập. Bây giờ, ngươi hãy đi! Ta sai ngươi đến với Pharaô để đưa dân Ta là con cái Israel ra khỏi Ai Cập.”
Ông Môshê thưa với Thiên Chúa: ”Con là ai mà dám đến với Pharaô và đưa con cái Israel ra khỏi Ai Cập?” Người phán: ”Ta sẽ ở với ngươi. Và đây là dấu cho ngươi biết Ta đã sai ngươi, khi ngươi đưa dân ra khỏi Ai Cập, các ngươi sẽ thờ phượng Thiên Chúa trên núi này”.
Ông Môshê thưa với Thiên Chúa: ”Bây giờ, con đến gặp con cái Israel và nói với họ: Thiên Chúa của cha ông anh em sai tôi đến với anh em. Vậy nếu họ hỏi con: ”Tên Đấng ấy là gì? Thì con sẽ nói với họ làm sao?” Thiên Chúa phán với ông Môshê: ”Ta là Đấng Hiện Hữu.” Người phán: ”Ngươi sẽ nói với con cái Israel như thế này: ”Đấng Hiện Hữu sai tôi đến với anh em.” Thiên Chúa lại phán với ông Môshê: ”Ngươi sẽ nói với con cái Israel như thế này: ”Đức Chúa, Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, Thiên Chúa của Igiaác, Thiên Chúa của Giacóp, sai tôi đến với anh em. Đó là danh Ta cho đến muôn thủơ, đó là danh hiệu các ngươi sẽ dùng mà kêu cầu Ta từ đời nọ tới đời kia.”
Ngươi hãy đi triệu tập các kỳ mục Israel và nói với họ: Đức Chúa Thiên Chúa của cha ông anh em, Thiên Chúa của Abraham, của Igiaác của Giacóp, đã hiện ra với tôi và phán: Ta đã thật sự quan tâm đến các ngươi và cách người ta đối xử với các ngươi bên Ai Cập. Ta đã phán Ta sẽ cho các ngươi thoát cảnh khổ cực bên Ai Cập mà lên miền đất người Canaan, Khết, Emôri, Pơrítdi, Khivi và Giơvút, lên miền đầt tràn trề sữa và mật. Họ sẽ nghe tiếng ngươi, ngươi sẽ đi với các kỳ mục Israel đến cùng vua Ai Cập, các ngươi sẽ nói với vua ấy rằng: Đức Chúa, Thiên Chúa của người Híp ri, đã cho chúng tôi được gặp Người. Giờ đây xin cho chúng tôi đi ba ngày đường vào sa mạc để tế lễ Đức Chúa, Thiên Chúa của chúng tôi. Ta thừa biết rằng vua Ai Cập sẽ không cho các ngươi đi, trừ phi là có một bàn tay mạnh mẽ can thiệp. Ta sẽ ra tay, sẽ làm mọi thứ phép lạ giữa dân Ai Cập để đánh nó, và sau đó vua ấy sẽ cho các ngươi đi” (Xh 3,7-20).
Thiên Chúa cũng ra lệnh cho phụ nữ Israel mượn các đồ vật vàng bạc và áo của người Ai Cập để mang cho con cái họ. Nhưng ông Môshê tìm cớ thoái thác không nhận sứ mệnh Thiên Chúa giao phó cho ông. Ông thưa với Chúa là dân Israel sẽ không nghe lời ông nói với họ. Để thuyết phục ông Thiên Chúa cho ông quyền làm các phép lạ, biến cây gậy thành rắn, luồn tay vào ngực rút tay ra thì tay bị phong cùi trắng như tuyết, rồi lại trở thành bình thường, biến nước sông Nil thành máu. Nhưng Môshê vẫn không muốn nhận sứ mệnh, và lấy cớ ông nói cà lăm. Thiên Chúa bảo đảm với ông rằng Người sẽ ngự nơi miêng ông và sẽ chỉ cho ông phải nói những gì. Ông Môshê vẫn từ chối và xin Chúa sai người khác. Thiên Chúa nói ông Aharon anh của ông là người ăn nói lưu loát sẽ thay ông nói với dân cũng như với vua Ai Cập, những gì Thiên Chúa truyền. Biết là không thể thoái thác được nữa, ông đành chấp nhận.
Ông Môshê xin phép bố vợ trở về Ai cập. Thiên Chúa truyền cho Aharon đến gặp ông Môshê trong sa mạc. ông Môshê kể cho anh mình biết các lệnh truyền của Thiên Chúa và những dấu lạ Người cho phép ông làm được. Sau đó hai ông triệu tập các kỳ mục của dân Israel. Ông Aharon nói lại với họ tất cả những lời Đức Chúa đã phán với ông Môshê và làm những dấu lạ trước mặt dân. Dân chúng tin. Họ đã hiểu là Giavê đến viếng thăm con cái Israel và nhìn thấy cảnh khổ cực của họ. Và họ đã phủ phục và thờ lậy. Tiếp đến ông Môshê và ông Aharon đến găp Pharaô Ai Cập và yêu cầu nhà vua để cho dân Israel ra đi thờ phượng Thiên Chúa. Nhưng thay vì để cho họ ra đi Pharaô ra lệnh cho giới cai và ký lục bắt họ làm việc nhiều hơn, không cung cấp rơm cho họ nữa, nhưng số gạch phải đủ không được thiếu. Trước lời dân kêu trách hai ông đã làm cho họ trở nên đáng ghét trước mặt Pharaô và bề tôi của vua và đã trao gươm vào tay họ để giết dân Israel, ông Môshê thưa lên với Chúa: ”Lậy Chúa, tại sao Ngài đã làm khổ dân này? Tại sao Ngài đã sai con đi? Từ khi con đến với Pharaô để nhân danh Ngài mà nói, thì vua ấy làm khổ dân này, và Ngài chẳng giải thoát dân Ngaì gì cả!” Giavê phán với ông Môshê: “Giờ đây ngươi sắp thấy điều Ta làm cho Pharaô: Bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ phải thả cho họ đi; bị áp lực của một bàn tay mạnh mẽ, vua ấy sẽ đuổi họ ra khỏi nước” (Xh 5,22-6,1).
Các chương từ 6 tới 12 kẻ lại các phép lạ ông Môshê làm trước mặt Pharaô và triều thần cũng như mười tai ương Thiên Chúa giáng xuống trên Pharaô và dân Ai Cập: nước các sông ngòi kinh lạch, hồ ao trên toàn đất Ai Cập biến thành máu; ếch nhái tràn vào khắp nơi đầy cung điện và nhà của dân chúng; bụi đất biến thành muỗi bu vào đầy người và thú vật; ruồi nhặng bay đầy cung điện và nhà cửa của dân chúng bị tàn phá trên toàn nước Ai Cập; ôn dịch giáng xuống rất nặng trên tất cả súc vật của người Ai Cập khiến chúng phải chết: mồ hóng biến thành bụi gây ung nhọt mưng mủ trên thân thể người và súc vật; mưa đá rất nặng chưa từng thấy rơi xuống trên khắp đất Ai Cập có lửa tóe ra tàn phá tất cả những gì đang ở ngoài đồng, từ người cho đến thú vật và tàn phá mọi cỏ cây và bẻ gẫy mọi cây cối ngoài đồng; châu chấu che kín cả mặt đất và ăn sạch những gì còn sót lại sau trận mưa đá, và tràn vào đầy cung điện nhà vua và nhà của dân chúng; cảnh tối tăm dầy đặc bao trùm toàn đất Ai Cập trong ba ngày. Từ tai ương thứ tư trở đi Pharaô xin ông Môshê kêu cầu với Giavê cho mình, nhưng rồi lần nào ông cũng cứng lòng không để cho dân Israel ra đi. Chỉ với tai ương cuối cùng là cái chết của các con đầu lòng trong mọi gia đình Ai Cập từ hoàng tử cho tới dân hèn mới khiến cho Pharaô đang đêm triệu vời ông Môshê và ông Aharon đến và bảo: ”Cả các ngươi lẫn con cái Israel, đứng lên, đi ra, không được ở giữa dân ta nữa! Đi mà thờ phượng Đức Chúa như như các ngươi đã nói. Cả chiên cừu bò bê của các ngươi cũng hãy đem đi như các ngươi đã nói. Đi đi, và cầu phúc cho cả ta nữa”. Trước đó Giavê đã ra lệnh cho dân Israel cử hành lễ Vượt Qua, bắt một chiên con một tuổi, lấy máu bôi trên cửa nhà làm dấu nơi ở của họ, rồi nướng thịt và ăn với rau đắng và bánh không men, lưng thắt đai, tay cầm gậy. Khi thấy vết máu trên cửa, các thiên thần Chúa sẽ vượt qua, không vào sát hại các con đầu lòng của họ.
Trong suốt thời gian xảy ra các tai ương ấy ông Môshê đã luôn luôn sống trong thái độ đối thoại với Thiên Chúa, lắng nghe và thực thi các mệnh lệnh Chúa truyền.
(Thần Học Kinh Thánh bài số 1194)
Linh Tiến Khải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét