Trang

Thứ Bảy, 29 tháng 3, 2014

Toát yếu Một số Từ Vựng Thánh Kinh – Vần Đ

Toát yếu Một số Từ Vựng Thánh Kinh – Vần Đ


In
Vần Đ
1. Đặt tay (imposer les mains)
Đặt tay là một cử chỉ, chủ yếu đặt tay lên đầu ai.
A. Trong Cựu Ước, cử chỉ này có nhiều ý nghĩa tuỳ theo từng trường hợp:
1) Người tín hữu dâng hy lễ, đặt một tay trên đầu của con vật được hy tế, để nói lên rằng hy lễ này là của chính người ấy dâng lên Thiên Chúa (x. Lv 1,14; 4,4 v.v…). Cử chỉ này không được lẫn lộn với việc đặt “hai tay” mô tả trong Lê-vi 16,21.
2) Sự đặt tay trên một người, có ý nghĩa:
a. Một cử chỉ tận hiến để phục vụ Thiên Chúa và dân Người (x. Ds 8,10; 27,18-23; Đnl 34,9).
b. Một cử chỉ chúc lành (x. St 48,14).
B. Tân Ước cũng nói đến sự đặt tay trong nhiều trường hợp khác nhau:
1) Để đi kèm với sự chúc phúc lành (x. Mt 19,13).
2) Khi chữa bệnh (x. Mt 19,18; Mc 16,18; Lc 4,40; Cv 28,8).
3) Liên quan đến sự ban Thánh Thần (x. Cv 8,17) và phép rửa (x. Cv 19,6).
4) Khi một người được giao phó một trọng trách trong Hội Thánh hay trong sứ mệnh Ki-tô hữu (x. Cv 6,6; 13,3; 1 Tm 4,14; v.v…).
2. Đền thờ (Temple)
Trong Tân Ước, từ này áp dụng chính cho Đền thờ Giê-ru-sa-lem, được tái thiết kể từ triều đại Hê-rô-đê đại đế.
Theo nghĩa rộng, thì Đền thờ là tổng thể kiến trúc bao gồm các toà nhà và các sân (hay hành lang) dẫn vào nhà. Các sân có hành lang bao quanh (x. Ga 10,23; Cv 5,12).
Theo nghĩa hẹp của từ, thì Đền thờ là toà nhà trung tâm hay “thánh điện”, gồm có “nơi thánh” (chỉ có thầy tư tế mới được vào) và “nơi cực thánh” (chỉ có thượng tế được vào mỗi năm một lần vào ngày lễ Đền tội x. Lv 16).
Đền thờ nói chung và Thánh điện nói riêng được xem là nơi Thiên Chúa hiện diện. Vì thế, sách Tin Mừng theo Gioan (x. 2,21) nói về thân thể của Đức Ki-tô như là Đền thờ tối ưu. Các Thánh Thư cũng so sánh cộng đoàn Ki-tô hữu như Đền thờ của Thiên Chúa (x. 1 Cr 3,16; 6,19; 1 Pr 2,5).
3. Địa ngục (Géhenne)
Từ này phiên dịch từ Híp-ri Gué-Hinnom (thung lũng Hinnom). Đây là thung lũng phía nam Giê-ru-sa-lem, nổi tiếng một cách buồn thảm, vì những hiến tế các trẻ con và những việc thờ cúng thần tượng đã từng được thi hành ở đó (x. 2 V 23,10; Gr 7,31-32).
Trong Tân Ước, tên này đồng nghĩa với thành ngữ “nơi nguyền rủa”, nơi những kẻ bị Thiên Chúa đoán phạt phải bị quăng vào.
4. Đo lường (Poids et Mesures)
A.    Cựu Ước
1.     Đơn vị đo chiều dài:
Ngón tay (doigt): ngắn hơn 2cm một chút (x. Gr 52,21).
     Tấc (palme): bằng chiều ngang bàn tay hoặc bốn ngón tay bằng 7,5cm (x. Xh 25,25).
     Gang (empan): khoảng cách từ đầu ngón tay cái đến đầu ngón tay út của bàn tay sẽ: 3 tấc: bằng 22 hoặc 23 cm (x. Xh 28,16).
     Thước (coudée): khoảng cách từ cùi chỏ đến đầu ngón tay: 2 gang (x. Xh 25,10). Chiều dài của thước dường như thay đổi tuỳ thời (x. 2 Sb 3,3; Ed 40,5) chênh lệch từ khoảng 52 đến 45 cm.
     Gô-mét (gomed), trong các sách Thủ lãnh 3,16. Đơn vị này không thấy đâu khác trong Cựu Ước. Cũng không rõ nó dài bao nhiêu.
     Sách 2 Mcb 11,5 tính một khoảng cách dài bằng cây số (skènes), đơn vị đo lường của Ai-cập xưa tương đương 5 hoặc 6 km.
2. Đơn vị đo thể tích:
     Các đơn vị đo thể tích mang nhiều tên khác nhau tuỳ theo được dùng đo các vật thể rắn (R) hoặc thể lỏng (L). Thể tích chính xác không ai biết rõ.
Homer (R) : kor (L)= khoảng 450 l.
Êpha (R) = bath (L)= khoảng 45 l.
(Cũng một từ này được dịch là thùng trong Đnl 25,14; Dcr 5,6-10).
Sea (R) hay mesure= khoảng 15 l.
Omer (R) : 1/10 épha= khoảng 4,5 l.
Qab (L) = khoảng 2,5 l.
    Ngoài ra, có thể thêm vài đơn vị khác rất ít được nhắc đến:
Thùng (boisseau) hay tiers (không biết thuộc loại nào) trong Is 40, 12.
Hin (L) = thùng = khoảng 7,5 l.
Log (L) = hơn 0,5 l.
3. Đơn vị trọng lượng
   Sicle, là đơn vị trọng lượng cơ bản = hơn 11g. Các yếu tố phức tạp của sicle là:
Mine (nén) (x. 1 V 10,17), tương đương 50 sicles = khoảng 570 g. Trong Ed 45,2, nén tương đương 60 sicle = khoảng 680 g.
Talent (yến) (x. Xh 25,39) tương đương 3.000 sicles hoặc 60 nén= khoảng 34 kg.
Sicle được chia thành nhiều đơn vị nhỏ hơn:
Béqua (x. Xh 38,26) bằng 0,5 sicle hoặc 5 đến 6 g.
          Guéra (x. Xh 30,13; Ed 45,12) = 1/20 sicle hoặc 0,5 g.
B.    Tân Ước
1.     Đơn vị đo chiều dài:
Stade (x. Ga 6,19 v.v) bằng khoảng 185 m.
Brasse (x. Cv 27,28) bằng khoảng 1,85 m.
Coudée (X. Ga 21,8; Kh 21,17) = bằng khoảng 45 cm.
     2. Đơn vị đo thể tích:
Ba từ khác nhau:
Trong Ga 2,6 (chum) khoảng 40 l.
Trong Mt 13,33; Lc 13,21 (thúng) khoảng 15 l.
Trong Kh 6,6 (cân) = 1,1 l.
     3. Đơn vị đo trọng lượng:
Talent (x. Kh 16,21) (tạ) = khoảng 34 kg.
Livre (x. Ga 12,3; 19,39) (cân) có lẽ là đồng đơn vị của Rô-ma = 336 g.
5. Đời - Thuở (siècle)
Trong tiếng Việt, chúng ta dịch từ này là “đời”, “thuở”. Trong tiếng Pháp, là “siècle”; nhưng từ không bao giờ chỉ giai đoạn 100 năm (thế kỷ), nhưng chỉ những thời kì khác nhau, qua đó người ta phân chia lịch sử của vũ trụ.
Trước muôn đời” trong 1 Cr 2,7 đồng nghĩa với “trước khi bắt đầu có vũ trụ”, nghĩa là “từ thuở đời đời”.
Trong 1 Tm 1,17, “vua muôn thuở” có nghĩa là “vua từ muôn đời và cho đến muôn đời”.
Thành ngữ “đến muôn thuở muôn đời” có ý nghĩa là mãi mãi (thành ngữ này được xây dựng theo cùng nguyên mẫu với từ Hip-ri) và được dịch là “vua muôn vua” hoặc, “bài ca của các bài ca” (chỉ bậc cấp cao nhất, cấp tuyệt đối).

http://tonggiaophanhue.net/home/index.php?option=com_content&view=article&id=1604:toat-yu-mt-s-t-vng-thanh-kinh-vn-&catid=42:tim-hieu&Itemid=66

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét