Trang

Thứ Năm, 20 tháng 3, 2014

HH THÁNH KINH : Kỹ năng khám phá II (tiếp theo) - Bài tập B: Tìm hiểu ý nghĩa

HH THÁNH KINH : Kỹ năng khám phá II (tiếp theo) - Bài tập B: Tìm hiểu ý nghĩa

Hãy nhớ rằng việc đặt câu hỏi là nhằm kích thích sự suy nghĩ và hướng dẫn bạn nhận diện những từ ngữ, cụm từ và khẳng định cần giải thích. Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi hơn là những câu hỏi mà bạn có thể hoặc cần trả lời. Bạn cần chọn lựa những câu hỏi có vẻ thích hợp nhất để trả lời.






Phần khác:
Bài tập A
Bài tập C
Tự đặt câu hỏi.

Cho dẫu bạn rất quen thuộc bản văn và thuộc lòng nữa là khác, bạn vẫn cần suy nghĩ nghiêm chỉnh về điều Thánh Phaolô muốn nói qua những từ ngữ ngài dùng. Cho tới bây giờ, bạn mới chỉ quan sát các chi tiết. Có lẽ bạn cũng đã đặt ra cho mình một số câu hỏi '' tôi tự hỏi'' về ý nghĩa của vài từ ngữ và vài khẳng định. Điều chúng ta quan tâm là thánh Phaolô muốn nói gì qua các lời ấy. Chúng ta hãy ôn lại một vài loại câu hỏi mà ta có thể tự đặt ra cho mình:
  • Tại sao Thánh Phaolô nói…?
  • …. có nghĩa là gì ?
  • Đâu là ý nghĩa của …?
  • Đâu là ẩn ý của….?
  • Đâu là tương quan giữa…?

Đoạn Kinh ThánhCâu hỏi tìm hiểu
1. Giả như tôi nói được các thứ tiếng của loài
người và của các thiên thần 
đi nữa 
mà không có đức mến?
Thì tôi cũng chẳng khác gì
thanh la phèng phèng, 
chũm chọe xoang xoảng.


Tại sao nhấn mạnh thiên thần cũng như loài người?
Tại sao mở đầu các mệnh đề điều kiện Giả như tôi…?
Nghĩa của đức mến?
Nghĩa của thanh la phèng phèng? chũm choẹ xoang xoảng?
Ý nghĩa của những minh họa này? 
Ý nghĩa của thì hiện tại tôi cũng chẳngkhác gì? 
Tương quan giữa không có đức mến và là thanh la phèng phèng? 


Tôi vừa nêu lên cho bạn một ví dụ về những lọai câu hỏi mà bạn có thể tự đặt ra dựa trên các khẳng định và từ ngữ trong câu 1.
Nếu có nhiều người trong nhóm, xin bạn chia chương này thành những đoạn nhỏ để mỗi người làm việc trên một vài câu thôi. Bạn hãy tự đặt ra" câu hỏi tìm hiểu" và ghi chúng vào lề phải của bản văn. Sau đó chia sẻ các câu hỏi ấy với những người trong nhóm.

Trả lời câu hỏi

Hãy nhớ rằng việc đặt câu hỏi là nhằm kích thích sự suy nghĩ và hướng dẫn bạn nhận diện những từ ngữ, cụm từ và khẳng định cần giải thích. Bạn có thể đặt nhiều câu hỏi hơn là những câu hỏi mà bạn có thể hoặc cần trả lời. Bạn cần chọn lựa những câu hỏi có vẻ thích hợp nhất để trả lời. Tất nhiên trong đoạn văn trên, từ ngữ chủ chốt đức mến cần được giải thích. Thánh Phao-lô muốn nói gì qua từ đức mến ? Nhưng có những khẳng định khác cũng cần được giải thích.

Bạn hãy chọn một vài câu hỏi mà bạn đã đặt ra liên quan đến một phân đoạn của chương sách, và tìm cách trả lời bằng các cách sau đây:
  • Định nghĩa từ ngữ
  • so sánh các bản dịch
  • nghiên cứu các tham chiếu
  • cân nhắc các ý nghĩa
Trong khi tìm cách giải thích sứ điệp của chương sách, điều rất quan trọng là bạn phải cân nhắc các ý nghĩa: Thánh Phaolô cố gắng nói lên điều gì về tầm quan trọng của đức mến? Tại sao ngài sắp xếp tư tưởng theo trật tự như thế? Tại sao ngài diễn tả cả hai mặt tích cực lẫn tiêu cực của đức mến như thế?
(Nguồn: Lm Giuse Nguyễn Văn Thịnh)
http://www.giaophanphucuong.org/muc-vu/giao-ly/ky-nang-kham-pha-ii-tiep-theo-bai-tap-b-tim-hieu-y-nghia.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét