Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

CA HÁT TRONG GIÁO LÝ

CA HÁT TRONG GIÁO LÝ

1. Giá trị bài hát

  • Bài hát có thể dùng trong việc giảng dạy như một phương tiện sư phạm sinh động và có hiệu quả cao.
  • Bài hát có khả năng chuyển tải ý nghĩa một chủ đề giáo dục nhân bản, hoặc nội dung buổi gặp gỡ Giáo lý.
  • Bài hát còn nhanh chóng gầy dựng được bầu khí vui tươi cho một tập thể, tránh sự nhàm chán không phân biệt lứa tuổi.

2. Cách chọn bài hát

Bài hát được chọn cần phải:
  • Phù hợp với chủ đề cần giới thiệu.
  • Phù hợp với lứa tuổi của đối tượng tham dự.
  • Phù hợp với loại hình (Sinh hoạt, Thánh ca)
“Hãy hát được bài hát ấy một cách thành thạo trước khi tập lại cho người khác. Nếu được, nên thuộc lòng bài hát”.

3. Phương pháp tập hát

Có nhiều cách, uyển chuyển thay đổi cho phù hợp với từng loại bài, có thể chọn một trong những cách dưới đây hoặc phối hợp chung:

1). Hát trước bài hát ấy 2, 3 lần cho mọi người nghe quen tai. Sau đó tập lại từng câu.

2). Tập lại từng câu một, đồng thời minh hoạ rõ các cử điệu đi kèm với câu ấy.

3). Chép trọn vẹn cả bài hát lên bảng. Sau đó tập hát và xoá dần đi từng câu cho đến khi hết bài

4). Vừa hát vừa giải thích từng câu của bài hát một cách lý thú và sinh động.

5). Chia phe hát đuổi nếu là các bài hát được sáng tác theo dạng bài canon (Các câu có thể chồng lên nhau mà vẫn khớp về hoà âm và hài thanh).

4. Cách đánh nhịp

  • Chỉ cần giữ nhịp cho rập ràng nhịp nhàng là đủ.
  • Nếu là nhịp 2/4 hoặc nhịp 4/4 thì chỉ cần nhịp mạnh đánh xuống và nhịp yếu đánh lên là đủ để giữ nhịp.
  • Nhịp 2/4 và 4/4 cũng còn có thể đánh theo dạng đường vòng như số 8 nằm ngang.
  • Nếu là nhịp 3/4 thì cứ đánh theo hình Tam giác cân.

Ban Giáo lý Giáo tỉnh SG

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét