VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 11 TN NĂM B
Mc
4,26-34
TIN
MỪNG
Dụ ngôn
hạt giống tự mọc lên
26
Người nói: "Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi
hạt giống xuống đất.27 Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống
vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết.28 Đất tự động
sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng
thành bông lúa nặng trĩu hạt.29 Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì
đã đến mùa."
Dụ ngôn
hạt cải (Mt 13: 31 -32; Lc 13: 18 -19 )
30 Rồi
Người lại nói: "Chúng ta ví Nước Thiên Chúa với cái gì đây? Lấy dụ ngôn
nào mà hình dung được?31 Nước Thiên Chúa giống như hạt cải, lúc gieo xuống đất,
nó là loại hạt nhỏ nhất trên mặt đất.32 Nhưng khi gieo rồi, thì nó mọc lên lớn
hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê, đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới
bóng."
Kết
luận về các dụ ngôn (Mt 13: 34 )
33
Người dùng nhiều dụ ngôn tương tự mà rao giảng lời cho họ, tuỳ theo mức họ có
thể nghe.34 Người không bao giờ rao giảng cho họ mà không dùng dụ ngôn. Nhưng
khi chỉ có thầy trò với nhau, thì Người giải nghĩa hết.
26 He
said,"This is how it is with the kingdom of God; 6 it is as if a man were
to scatter seed on the land27 and would sleep and rise night and day and the
seed would sprout and grow, he knows not how.
28 Of
its own accord the land yields fruit, first the blade, then the ear, then the
full grain in the ear.
29 And
when the grain is ripe, he wields the sickle at once, for the harvest has
come."
30 He
said, "To what shall we compare the kingdom of God, or what parable can we
use for it?31 It is like a mustard seed that, when it is sown in the ground, is
the smallest of all the seeds on the earth.
32 But once it is sown, it springs up and
becomes the largest of plants and puts forth large branches, so that the birds
of the sky can dwell in its shade."
33 With
many such parables he spoke the word to them as they were able to understand
it.
34
Without parables he did not speak to them, but to his own disciples he
explained everything in private.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết câu Tin Mừng Mc 4,29
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Đức Giêsu ví điều gì tựa như
chuyện 1 người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức,
thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên? (Mc 4,26)
a. Triều
đại Thiên Chúa.
b. Ngày
Quang lâm.
c. Nước
Thiên Chúa.
d. Ngày
phán xét.
02. Nước Thiên Chúa được ví như
hạt gì nhỏ nhất trên mặt đất? (Mc 4,31)
a. Hạt
lúa.
b. Hạt
bắp.
c. Hạt
cải.
d. Hạt
đậu.
03. Hạt cải được gieo xuống đất,
khi lớn lên, cành lá xum xuê, thì con gì có thể làm tổ dưới bóng nó? (Mc 4,32)
a. Con
bướm.
b. Con
dơi.
c. Chim
trời.
d. Con
chồn.
04. Đức Giêsu khi rao giảng cho
dân chúng, người hay dùng kiểu nói gì? (Mc 4,33)
a. Câu
chuyện có thật trong đời sống.
b. Dụ
ngôn.
c. Câu
chuyện huyền thoại.
d. Câu
chuyện lịch sử.
05. Trong dụ ngôn hạt giống tự mọc,
lúc nào người chủ đem liềm hái ra gặt? (Mc 4,29)
a. Ngày
quang lâm.
b. Chúa
Giêsu trở lại.
c. Lúa
vừa chín.
d. Thiên
Chúa xét xử mọi dân tộc.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Hạt cải là hạt thế nào trên
mặt đất? (Mc 4,31)
02. Lúc lúa thế nào thì ông chủ
đưa liềm hái ra gặt? (Mc 4,29)
03. Đức Giêsu khi rao giảng cho
dân chúng, người hay dùng kiểu nói gì? (Mc 4,33)
04. Nước Thiên Chúa được ví như
hạt gì nhỏ nhất trên mặt đất? (Mc 4,31)
05. Đức Giêsu ví điều gì tựa như
chuyện 1 người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy ngủ hay thức,
thì hạt giống vẫn nảy mầm và mọc lên? (Mc 3,26)
06. Hạt cải được gieo xuống đất,
khi lớn lên, cành lá xum xuê, thì con gì có thể làm tổ dưới bóng nó? (Mc 4,32)
07. Khi chỉ có ai với nhau thì
Người giải nghĩa hết? (Mc 4,34)
08. Đây là dụng cụ để người thợ
thu hoạch mùa gặt? (Mc 4,29)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
Nước Thiên
Chúa giống như hạt cải,
lúc gieo
xuống đất,
nó là loại
hạt nhỏ nhất trên mặt đất. Nhưng khi gieo rồi,
thì nó mọc
lên lớn hơn mọi thứ rau cỏ, cành lá xum xuê,
đến nỗi chim trời có thể làm tổ dưới
bóng."
Tin Mừng thánh Máccô 4,31-32
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 11 TN NĂM B
Tin
Mừng thánh Máccô 4,26-34
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề :
Gặt lúa
* Câu
Tin Mừng thánh Máccô 4,29
Lúa vừa
chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa."
II. TRẮC NGHIỆM
01. c. Nước Thiên Chúa (Mc 3,26)
02. c. Hạt cải (Mc 4,31)
03. c. Chim trời (Mc 4,32)
04. b. Dụ ngôn (Mc 4,33)
05. c. Lúa vừa chín (Mc 4,29)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Nhỏ nhất (Mc 4,31)
02. Vừa chín (Mc 4,29)
03. Dụ ngôn (Mc 4,33)
04. Hạt cải (Mc 4,31)
05. Nước Thiên Chúa (Mc 3,26)
06. Chim trời (Mc 4,32)
07. Thầy trò (Mc 4,34)
08. Liềm hái (Mc 4,29)
Hàng dọc: Nước Trời
GB.NGUYỄN
THÁI HÙNG
Mc 4:26-34: 26 Ngài
nói: "Về Nước Thiên Chúa, thì thế này: như khi người kia gieo giống xuống
đất, 27 thì dù người ấy ngủ hay thức ban đêm hay ban ngày,
hạt giống cứ nảy mầm, lên đõn, mà người ấy không biết. 28 Tự
dưng, đất cho đậu: trước tiên thành mạ, rồi thành đòng đòng, rồi thành lúa chắc
nơi gié. 29 Và khi mùa màng cho phép tức thì liềm hái tra
tay, vì mùa gặt đã đến".
30 Và Ngài nói:
"Làm sao mà so sánh Nước Thiên Chúa, hay lấy gì mà ví nó được? 31 Thì
cũng như hạt cải, khi gieo xuống đất nó nhỏ tí, thua mọi thứ hạt giống trên
đất; 32 nhưng đã gieo xuống rồi, thì nó mọc thành to lớn
hơn mọi thứ rau cỏ, trổ những cành lớn, đến đỗi chim trời có thể nương náu dưới
bóng nó".
33 Ngài dùng nhiều
ví dụ giống như thế, mà giảng Lời cho họ, tùy theo họ có thể nghe được; 34 Ngài
không nói với họ điều gì mà không dùng ví dụ; còn khi ở riêng, Ngài giải nghĩa
tất cả cho môn đồ của Ngài.
Đoạn tin mừng 4:26-34 là phần kết
của diễn từ về các dụ ngôn (4:1-34), trong đó Marcô trình bày hai dụ ngôn: hạt
giống mọc lên một mình (4:26-29) và dụ ngôn hạt cải (4:30-32), sau đó là phần
kết luận của toàn bộ diễn từ (4: 33-34). Sau phần nầy là sưu tập các câu chuyện
về phép lạ (4:35-5:43). Hai dụ ngôn nầy tiếp tục chủ đề về hạt giống, được giải
thích là “lời” (4:14); logos đóng khung diễn từ các dụ ngôn nầy (cc. 14 và 33). Hai
dụ ngôn nầy ngỏ với đám đông dân chúng (4:33-34). Khác với dụ ngôn người gieo
giống, nhấn mạnh các thái độ khác nhau đón nhận lời Chúa; do đó sinh hoa trái
khác nhau (x. 4:1-9), hai dụ ngôn nầy trình bày hạt giống mọc lên tự mình và
phát triển đến mức viên mãn. Dụ ngôn nầy ám chỉ Nước Trời, tiến đến sự sung mãn
mà không lệ thuộc vào sự can thiệp của con người. Trong các chương tiếp theo
Ngài sẽ cho thấy sức mạnh và hiệu quả của Lời đang hoạt động, khi Ngài dùng lời
của Ngài mà khiến cho sóng biển phải thinh lặng (4:35-41), xua trừ quỉ ám
(5:1-20), và chữa lành bệnh tật (5:21-24, 35-43 và 5:24b-34).
Dụ ngôn hạt giống mọc
lên (4:26-29)
Dụ ngôn nầy chỉ tìm thấy trong
tin mừng Marcô. Dụ ngôn lấy lại ba yếu tố của dụ ngôn người gieo giống là hạt
giống,sporos (4:3; 4:26), đất, gē (4:8.20, đất tốt; 4:26.28) và
sinh hoa trái, karpophoreō (4:20; 4:28). Ba hạn từ “người gieo giống”, “hạt giống” và “đất”, thay
phiên nhau làm chủ ngữ các động từ.
Hạt giống được gieo
xuống (c. 26b)
“Và Ngài nói Nước Trời
giống như người kia gieo hạt giống xuống đất…” (c. 26). Cụm từ “Ngài nói” xuất
hiện 4 lần trong Marcô, và ba lần trong chương nầy (4:9.26.30; 14:36). Dân
chúng là đối tượng dụ ngôn nầy ngỏ đến (4:2b. 21a. 24a) và các môn đệ (4:2b. 21a.
24a). Trong tương quan với dụ ngôn người gieo giống (4:1-9) và lời giải thích
(4:13-20), dụ ngôn nầy và dụ ngôn tiếp theo là những minh họa cho “mầu nhiệm
Nước Trời” (4:11-12).
So sánh Nước Trời, “giống như”, hos, thay vì hos ean, chỉ một tình cảnh tổng quát
hiện tại. Trong dụ ngôn người gieo giống, Marcô đã nói đến “người gieo giống”, ho speirōn, phân từ hiện tại của động từ speirō, “gieo”. Và trong lời giải thích
(cc. 13-20), động từ nầy được dùng lập lại nhiều lần ở thể thụ động (cc.
14-20), mà Thiên Chúa là tác nhân. Cũng thế động từ nầy được dùng ở thể thụ
động trong dụ ngôn tiếp theo về hạt cải (cc. 31.32). Nội dung của dụ ngôn và
phần giải thích đều tập trung vào hạt giống.
Có nhiều lý do để nghĩ là dụ ngôn
nầy chú trọng đến vai trò của hạt giống. Hạt giống xuất hiện từ đầu cho đến
cuối, và bản văn mô tả các giai đoạn phát triển liên tục của nó, từ khi được
gieo xuống cho đến mùa gặt. Trong khi đó vai trò của người gieo hạt rất là thứ
yếu. Người nầy xuất hiện hai lần: ban đầu lúc gieo hạt giống xuống (c. 26) và
lần cuối lúc tra lưỡi liềm gặt hái mùa màng (c. 29). Sau khi gieo hạt, người
nầy trở về với cuộc sống thường ngày; “ngủ và thức” cả hai động từ ở thì hiện
tại, và cụm từ “đêm và ngày” chỉ ngày tháng liên tục trong một thời gian (x. Lc
2:37; Cv 20:31; 26:7). Trật tự từ “đêm và ngày” chỉ cách tính của người do thái
là một ngày khởi đầu lúc mặt trời lặn. Và “ông không biết”; động từ oida, ở thời hoàn thành, cho biết là
hiện tại ông hoàn toàn không hay biết gì về việc hạt giống mọc lên và phát triển
như thế nào từ khi nó được gieo xuống. Câu 4:28a sẽ giải thích sự phát triển
của hạt giống.
Hạt giống mọc lên và
phát triển (cc. 27b-28)
Sau khi hạt giống được gieo
xuống, người gieo trở thành thụ động và hạt giống trở nên chủ động. Dụ ngôn tập
trung mô tả các giai đoạn phát triển của hạt giống: trước tiên thành mạ, rồi
thành đòng đòng, rồi thành lúa chắc nơi gié” (c. 28), và “mùa gặt” (c. 29).
Tiến trình nầy hoàn toàn bởi tự sức nó; từ automatē, “tự nó”, đặt ngay đầu câu 28
nhằm trả lời cho câu nằm ngay trước đó “người ấy không biết thế nào” (c. 27c).
Sang câu 28, “đất” làm chủ ngữ, “đất sinh trái”; vẫn không có sự tham dự nào
của người gieo giống vào đây. Hạt giống cứ phát triển và tiếp tục sinh trái cho
đến mùa gặt; động từkarpophoreō, “sinh trái” (c. 20) ở thời hiện tại chỉ hành động đang còn diễn ra. Như
thế, Thiên Chúa làm cho Nước của Ngài tiến đến mức viên mãn, “mùa gặt”, chứ
không bởi sức riêng của con người (x. Kn 8:22)
Mùa gặt (c. 29)
Câu 29 mở đầu bằng liên từ de, “nhưng” chỉ sự tương phản. Đó
là sự tương phản giữa hạt giống trước đây được gieo xuống, nay đã chín và mùa
màn đã đến. Mệnh đề chỉ thời gian “Nhưng khi hoa trái đã chín” chỉ sự phát
triển cao điểm của hạt giống, cũng là sự viên mãn của Nước Trời; điều nầy còn
được diễn tả bởi từ euthus, “tức thì”. Lúc nầy bản văn vẫn còn tập trung trên hạt giống. Hai hạn từ karpos “trái” và therismos, “mùa màng” đóng khung lại câu
nầy. Mệnh đề nằm ở giữa nói đến người gieo hạt. Người nầy xuất hiện lại, và tra
liềm gặt. Tuy nhiên, bởi vì hạt giống đã chín, nên mùa gặt mới đến, và người
nầy mới tra lưỡi liềm gặt hái mùa màng. Nước Trời đang đến và chắc chắn sẽ đến
ngày viên mãn. Từ ngữ và hình ảnh drepanon, “cái liềm”, therismos “mùa gặt” dùng trong câu 29 diễn
tả ngày cánh chung (Gioel 4:13; Kh 14:15).
Hạt giống là Tin mừng, và cũng là
Nước Trời (4:14). Chúa Giêsu mang Tin mừng Nước Trời đến trần gian (1:1.14.15),
và Tin mừng đang mọc lên và sinh hoa trái. Nhiều người đã tin vào tin mừng và
đi theo làm môn đệ Chúa Kitô (1:16-20; 2:13-17; 3:13-19. 31-35). Chỉ mình Thiên
Chúa đưa Nước Trời đến mức viên mãn khi làm cho Tin mừng được rao giảng khắp
nơi (x. 14:9; 16:15-16).
Dụ ngôn hạt cải (cc.
30-32)
Dụ ngôn nầy cũng nói đến sự triển
nở của Nước Trời. Dụ ngôn mở đầu bằng hai câu hỏi (4:30), và đáp lại bằng hai
câu trình bày về sự tương phản giữa cỡ nhỏ tí của hạt (c. 31) và cỡ của thân
cây khi đã lớn (c. 32); “đức tin nhỏ bằng hạt cải” (Mt 17:20; Lc 17:6). Sự
tương phản nầy còn được diễn tả trong sự bất đối xứng của hai câu trả lời. Về
nội dung, hạt cải khi được gieo xuống là “nhỏ hơn các hạt trên mặt đất” (c.
31b), nhưng khi đã lớn lên thì “thành to lớn hơn mọi thứ rau cỏ, trổ những cành
lớn” (c. 32b).
Sự khác biệt giữa hạt cải nhỏ tí
và thân cây to lớn khi đã mọc lên minh họa cho sự khác biệt giữa sự biểu hiện
khởi đầu và sau cùng của Nước Trời. Marcô dùng động từ speirō ở thời aorit, để nói đến hành
động gieo hạt cải xuống đất ban đầu; trong khi để trình bày sự lớn lên của nó,
Marcô dùng tới ba động từ ở thời hiện tại: anabainō ”mọc lên”, ginomai ”trở nên”, poieō, “làm”, diễn tả các giai đoạn
phát triển như sự phát triển của hạt giống trong dụ ngôn trước.
“Hạt cải là một loại cây được
trồng cả trong vườn lẫn ngoài ruộng đồng để lấy hạt, nghiền ra làm gia vị, và
làm dầu ăn (Mt 13:31-32; 17:20). Ở Palestina, có loại cải đen (Brassica nigra, hay Sinapis
nigra L.), có thể lớn cao
tới 3 mét, nhưng đó là loại hạt nhỏ nhất trong các hạt khi trồng xuống” (Myers, Allen C., The
Eerdmans Bible Dictionary, Grand Rapids, 1987, p. 738). Hình ảnh chim trời đến làm tổ trong bóng của
nó (4:32) được xem như một hình ảnh cánh chung, tháp nhập lương dân vào trong
dân của Thiên Chúa (Quan án 9:15; Ezek 17:23; 31:6; Dan 4:9.12.21; LXX Tv
103:12)
Hai dụ ngôn nầy nói đến việc Nước
Trời đang đến. Trong 1:15, Chúa Giêsu loan báo Nước Trời gần bên. Ngài cho thấy
Nước Trời đã đến trong lời giảng dạy và việc Ngài chữa lành bệnh tật. Nhưng
Nước Trời sẽ đến trong sự sung mãn và vượt ngoài sự đo lường và mong đợi của
con người. Chính dân ngoại cũng được tụ họp thành dân của Thiên Chúa. Chúa
Giêsu đem Nước Trời đến trần gian. Nước Trời mở ra cho mọi người.
Kết luận (cc. 33-34)
Hai câu nầy tóm kết diễn từ dụ
ngôn (4:1-34). Marcô cho thấy cách ông hiểu mục đích Chúa Giêsu dùng dụ ngôn để
rao giảng tin mừng. Hạn từ được dùng trong cả hai câu là “dụ ngôn”, và cụm từ “Ngài nói với họ”. Trong hai câu nầy Marcô phân
biệt hai đối tượng khác nhau “dân chúng” (c. 33) và “các môn đệ” (c. 34).
Ngay đầu chương 4, Marcô đã ghi
nhận là “Ngài dạy họ nhiều điều trong các dụ ngôn” (4:2). “Nhiều dụ ngôn
như thế” (c. 33) ám chỉ các dụ ngôn đã nói trong 4:3-8; 26-29 và 30-32. Thính
giả là dân chúng (4:1), và cả “nhóm Mười Hai” (4:10). Cụm từ elalei
autois ton logon, “Ngài nói lời cho
họ”, tìm thấy nguyên văn (verbatim) trong 2:2; trong ngữ cảnh nầy “lời” được
hiểu là “tin mừng” mà Chúa Giêsu rao giảng (x. 1:45). Trong 4:14-20, hạt giống
được giải thích là “lời”. Như thế, “lời” được rao giảng trong các dụ ngôn,
chính là tin mừng của Nước Trời.
Các dụ ngôn đến với họ bằng việc
“nghe”. (4:3. 9 [2x]. 12. 23. 24. 33). Liên từ kathōs, trong phần cuối của câu 33 có
thể hiểu hai cách, hoặc là “như” hoặc là “theo mức độ mà”, “đến chừng mực mà” hàm ý một giới hạn. Ở đây chúng
ta hiểu theo nghĩa thứ hai. Dụ ngôn người gieo giống (4:2-8) và lời giải thích
(4:14-20) cho thấy việc gieo giống chỉ là một, nghĩa là Chúa Giêsu “nói lời”
cho mọi người như nhau, đám đông đều nghe như nhau (4:2), nhưng việc đón nhận
“lời” “theo mức độ” khác nhau, thậm chí có người nghe mà không muốn hiểu
(4:12).
Nửa phần đầu của câu 34 lập lại
dưới dạng phủ định trình bày khẳng định của câu 33. Nửa phần sau, Marcô nhắc
lại điều đã nói ở 4:10-11: Các môn đệ hỏi điều liên quan đến các dụ ngôn
(4:10), và Chúa Giêsu giải thích các dụ ngôn cho họ (4:34). Cụm từ kat’ idian, có nghĩa là “một cách
riêng” giữa Chúa Giêsu và môn đệ (4:10; 9:28; 13:4). Tính từ idios dùng với từ “môn đệ” có nghĩa là
“môn đệ riêng” của Ngài. Chính phạm vi riêng tư giữa Chúa Giêsu và các môn đệ
riêng nầy phân biệt các môn đệ với những tois ezō, “người ngoài”, nghĩa là những
người nghe mà không hiểu (4:12). Động từ epilyō, nghĩa đen là “tháo ra điều đã
bị buộc lại, đã niêm phong”; nghĩa bóng là “giải quyết” (Cv 19:32), “giải thích
điều tối tăm và khó hiểu” (Thayer). Với các môn đệ, Ngài giải thích tất cả, panta, “mầu nhiệm Nước Thiên Chúa”;
tất cả những điều nầy Ngài nói với “người ngoài” trong các dụ ngôn (4:11).
Lời kết của diễn từ dụ ngôn đóng
khung lại phần trình bày việc rao giảng tin mừng của Chúa Giêsu. Như người gieo
giống “ra đi” gieo hạt giống (4:3), Chúa Giêsu ra đi rao giảng tin mừng cho mọi
người (1:45). Nhiều người đã đến lắng nghe lời Ngài, nhưng hiệu quả tùy thuộc
vào sự đáp trả và đi sâu vào trong Lời của Ngài.
Linh mục Luigi Gonzaga Đặng Quang Tiến
Hạt Giống mọc
lên - Chúa Nhật 11 thường niên - Năm B
Vào
một đêm nọ, người phụ nữ nằm mơ. Chị thấy mình bước vào một siêu thị. Khách
hàng tấp nập. Có một quày hàng đặc biệt, người ta chen chân không lọt. Chị ngạc
nhiên thấy Chúa Giêsu đứng bán ở quày hàng này.
Chờ
đợi đến phiên mình, chị hỏi: Chúa mà cũng bán hàng sao? Chúa bán cái gì ở đây
vậy?
Chúa
trả lời: Ta bán mọi sự con đang ước muốn trong trái tim con.
Chị
nói liền một hồi: Thưa Chúa, con muốn có bình an, có tình yêu, có hạnh phúc, có
khôn ngoan và tự do không sợ hãi. Suy nghĩ một lúc, chị lại thêm: không chỉ cho
con mà thôi nhưng còn cho chồng, cho con và cho những người thân yêu của con
nữa.
Chúa
mỉm cười và nói: hỡi con yêu dấu, ở đây,Ta không bán hoa trái mà chỉ bán hạt
giống thôi. (Anthony de Mello).
Trong
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dùng dụ ngôn hạt giống để rao giảng về Nước Thiên
Chúa. Hình ảnh cụ thể và dễ hiểu. Nước Thiên Chúa giống như người nông dân gieo
hạt xuống đất. Hạt giống âm thầm nẩy mầm, phát triển và sinh bông hạt. Cũng
vậy, hạt giống Lời Chúa được gieo vào lòng thế giới và gieo vào lòng người sẽ
nảy mầm và sinh nhiều hoa trái tốt lành. Nước Thiên Chúa là vương quốc của tình
yêu, của sự thật không ngừng tăng trưởng dọc dài thời gian của lịch sử nhân
loại. Không ai có thể ngăn cản sự phát triển của Nước Thiên Chúa.
Dụ
ngôn “Hạt lúa âm thầm mọc
lên” (x. Mc 4,26-29) chính là hình ảnh của Tin mừng chan hoà trong
một nền văn hoá.
Hạt
giống Tin Mừng Ðức Giêsu Kitô đã đến với quê hương Việt Nam gần năm thế
kỷ.Trước đó cả ngàn năm đã có ba tôn giáo lớn là Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão
Giáo và Tín Ngưỡng dân gian ăn sâu vào tâm hồn người Việt Nam. Phong tục tập
quán, văn hóa Việt Nam, con người Việt Nam, đã được nhào luyện bởi tất cả những
mầm sống cũng như giới hạn các tín ngưỡng đó.
Trên
nền tảng một đời sống tâm linh phong phú mà Phật Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo và
nhất là Ðạo Ông Bà đã xây dựng từ hơn một ngàn năm, hạt giống Tin Mừng đã nẩy
mầm và trổ sinh nhiều hoa trái. Tinh thần hiếu khách, lòng bao dung làm cho
người Việt Nam sẵn sàng tiếp xúc với những người tỏ ra có thiện cảm với mình,
cho dù họ từ xa đến. Với những đức tính như lòng hiếu thảo đối với ông bà cha
mẹ, kính trên nhường dưới trong gia đình, với một tâm hồn yêu thích tĩnh mịch
và chiêm niệm, người Việt Nam là một mãnh đất tốt để đón nhận những giá trị
thiêng liêng hàm chứa trong Tin Mừng.
Nhờ
các nhà truyền giáo, từ các thế hệ tiền nhân, người Việt đã nhận lãnh nhiều
điều tốt lành: những thường thức về vệ sinh, khoa học, những hiểu biết mới,
những đồ vật quý hiếm cũng như những trợ giúp vật chất dù rất khiêm tốn, những
nhân vật thánh thiêng đầy nhân ái... khiến họ, nhất là những người thuộc lớp
bình dân, sẵn sàng đón nhận giáo lý mà những người tốt lành như vậy mang đến
cho họ. Nhờ đó những tập tục phi lý và phi nhân (bùa mê, sát tế) như một gánh
nặng đè lên cuộc đời của họ nay được cởi bỏ. Khi đã tìm gặp một vị thần đầy yêu
thương, họ liền cảm thấy được giải thoát và tin theo.
Rao
giảng Tin Mừng cho họ cần gắn liền với phát triển cuộc sống, quan tâm săn sóc
sức khỏe, nâng cao văn hóa giáo dục. Người truyền giáo cần phải sống giữa những
anh chị em nầy và chia sẽ đời sống của họ. Ðó là điều cần phải làm trước tiên
và đó là chìa khóa thành công của một nhà truyền giáo thật sự. Cần huấn luyện
những cá nhân trưởng thành và những tổ chức tự lập ngõ hầu những thành phần của
địa phương có thể rao giảng phúc âm cho chính đồng bào của họ và cung cấp những
giáo dân có đức tin vừng mạnh, có trình độ trí thức tốt, có khả năng làm việc
cách hăng say giữa anh chị em mình.
Tôi
vừa mới đi du lịch hành hương đất nước Hàn Quốc(10-15/6/2012). Theo linh mục
Piero Gheddo, thuộc Hội Truyền Giáo Nước Ngoài Milano: “Trong suốt 50 năm qua
có lẽ đã không có quốc gia nào trên thế giới có được sự phát triển liên tục
trên mọi bình diện chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo như Hàn Quốc. Sự phát
triển mạnh mẽ này cũng xảy ra đối với Kitô giáo nữa. Thật thế, từ năm 1960 đến
năm 2010, dân số Hàn Quốc từ 23 triệu đã tăng lên 48 triệu người. Lợi tức bình
quân tính trên đầu người gia tăng từ 1.300 USD lên 19.500 USD hằng năm. Số Kitô
hữu từ 2% tăng lên 30%, trong đó có khoảng 11% là tín hữu Công giáo, tức khoảng
5,4 triệu. Số linh mục từ 250 lên đến 5.000”. (Nhật báoAvvenire (Tương lai), cơ
quan ngôn luận chính thức của Hội đồng Giám mục Italia số ra ngày 8-4-2012).
Với
5.000 linh mục hiện nay, tính bình quân, mỗi vị coi sóc 1.100 tín hữu. Hồi năm
2008, số tín hữu Công giáo đã vượt 10% tổng số dân Hàn Quốc và gia tăng 3% mỗi
năm.
Theo
thống kê của Giáo Hội năm 2009, số người lãnh nhận bí tích Rửa tội đã là
159.000, và đã có 149 phó tế được thụ phong linh mục, tức gia tăng 21 vị so với
năm 2008. Trong năm 2009 có 69% người Hàn Quốc thuộc lứa tuổi 23 tới 40. Điều
này cho thấy người dân Hàn Quốc rất trẻ trung và tràn đầy sức sống.
Đức
Hồng y Nicholas Cheong Jin Suk, Tổng Giám mục thủ đô Seoul, cho biết trong 10
năm qua, số tín hữu Công giáo Hàn Quốc đã gia tăng từ 3 lên đến hơn 5 triệu,
khiến cho Giáo Hội Hàn Quốc là Giáo Hội tiến triển mạnh nhất châu Á. Tại Hàn
Quốc, quyền tự do tôn giáo được hoàn toàn tôn trọng.
Hiện nay
Giáo Hội Hàn Quốc đang sống chương trình gọi là "Rao giảng Tin Mừng hai
mươi hai mươi", có nghĩa là mọi tín hữu trong Giáo Hội phải dấn thân
truyền giáo làm sao để vào năm 2020, số tín hữu Công giáo đạt tỷ lệ 20% tổng số
dân Hàn Quốc, nghĩa là gia tăng gấp đôi số tín hữu hiện nay lên 10 triệu.(Sẽ
chia sẽ thêm về Giáo hội Hàn Quốc trong những bài sau).
Loan
báo Tin Mừng là chia sẻ cuộc sống, một cuộc sống như chính Chúa Giêsu đã sống,
là yêu thương mọi người, và yêu thương đến cùng (x. Ga 13,11), yêu thương đến
nỗi dám chấp nhận hy sinh tính mạng cho những người mình yêu (x. Ga 15,13).
Một
Giáo Hội khiêm nhu nhỏ bé dễ hòa mình vào giữa đại đa số những người nghèo của
Châu Á. Và một Giáo Hội không quyền lực dễ gần gũi số đông những người chỉ mơ
ước được làm người, được cơm no áo ấm, được học hành và có việc làm. Vì phải
chăng đã đến lúc cần sáng tạo ra những "mô hình" mới của Giáo Hội như
là những cộng đồng nhỏ bé, dễ hòa mình vào những cộng đồng xã hội của người
nghèo: những cộng đồng nghèo hơn, ít bề thế, ít cồng kềnh, khiến người ta không
còn e dè sợ hãi khi tiếp cận, gặp gỡ, những cộng đồng mở rộng hơn là khép kín.
Sau cùng đó là những cộng đồng quan tâm nhiều hơn nữa đến đời sống toàn diện
của con người, không chỉ khép kín trong đời sống thuần túy tôn giáo, nghĩa là
trong việc cử hành bí tích hay phụng vụ, mà còn dấn thân trực tiếp vào việc cải
thiện đời sống vật chất, nâng cao văn hóa và giáo dục cho người dân, nhất là
những người nghèo. Tục ngữ Việt Nam có câu: "có thực mới vực được
đạo". Giáo Hội không được sai đến để giải quyết vấn đề kinh tế xã hội...
nhưng không phải vì thế mà Giáo Hội không quan tâm đến những vấn đề ấy. Chúa
Giêsu đã loan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, mà Tin Mừng của Người là "làm cho người mù được thấy, kẻ què
được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết chỗi dậy"
(Lc 7,22).
Trong
bối cảnh xã hội Việt Nam hôm nay, truyền giáo chính là “làm muối,” “làm men,”
“làm ánh sáng”... như những hình ảnh chính Chúa Giêsu đã dùng khi trao sứ mạng
cho các môn đệ. Muối, men, ánh sáng thì không ồn ào áp chế, công việc của nó là
âm thầm hiện diện, và chỉ cần hiện diện đúng như bản chất của mình, tự khắc môi
trường xung quanh nó sẽ thấm mặn, sẽ dậy men, và sẽ đầy ánh sáng.
Linh
mục Giuse Nguyễn Hữu An
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét