VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 14 TN NĂM B
Tin
Mừng thánh Máccô 6,1-6
TIN MỪNG
Đức
Giê-su về thăm Na-da-rét (Mt 13: 53 -58; Lc 4:16 -30 )
1 Đức
Giê-su ra khỏi đó và đến nơi quê quán của Người, có các môn đệ đi theo.2 Đến
ngày sa-bát, Người bắt đầu giảng dạy trong hội đường. Nhiều người nghe rất đỗi
ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta được khôn ngoan
như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như thế, nghĩa là gì?3
Ông ta không phải là bác thợ, con bà Ma-ri-a, và anh em của các ông Gia-cô-bê,
Giô-xết, Giu-đa và Si-môn sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với
chúng ta sao? " Và họ vấp ngã vì Người.4 Đức Giê-su bảo họ: "Ngôn sứ
có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân
thuộc, và trong gia đình mình mà thôi."5 Người đã không thể làm được phép
lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh nhân và chữa lành họ.6 Người
lấy làm lạ vì họ không tin.
1 He
departed from there and came to his native place, accompanied by his disciples.
2 When the sabbath came he began to teach in
the synagogue, and many who heard him were astonished. They said, "Where
did this man get all this? What kind of wisdom has been given him? What mighty
deeds are wrought by his hands! Is he not the carpenter, 3 the son of Mary, and
the brother of James and Joses and Judas and Simon? And are not his sisters
here with us?" And they took offense at him.
4 Jesus said to them, "A prophet is not
without honor except in his native place and among his own kin and in his own
house."
5 So he
was not able to perform any mighty deed there,
apart from curing a few sick people by laying his hands on them.
6 He
was amazed at their lack of faith. He went around to the villages in the
vicinity teaching.
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề của hình này là gì?
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
* Bạn
hãy viết câu Tin Mừng Mc 6,6
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
. . . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
II. TRẮC NGHIỆM
01. Quê quán của Đức Giêsu là đâu?
(Mc 6,1-6)
a.
Bêlem.
b.
Nadarét.
c.
Bêtania.
d.
Caphácnaum.
02. Vào ngày này Đức Giêsu bắt đầu giảng dạy ở trong Hội
đường? (Mc 6,2)
a.
Ngày lễ Vượt qua.
b.
Ngày Sabát.
c.
Ngày Thứ nhất trong tuần.
d.
Ngày Lễ lều.
03. Với Đức Giêsu, người ta ngạc nhiên về điều gì? (Mc 6,2)
a.
Về những phép lạ Người làm.
b.
Về sự khôn ngoan của Người.
c.
Về các xử thế của Người.
d. Chỉ
a và b đúng.
04. Khi nghe Đức Giêsu giảng dạy,
dân làng Nadarét có thái độ gì với Người? (Mc 6,2)
a. Yêu
mến.
b. Kính
trọng.
c. Ngạc
nhiên.
d. Bỡ
ngỡ.
05. Tại Nadarét, Đức Giêsu đặt tay
trên một vài bệnh nhân và chữa lành cho họ. Đúng hay sai? (Mc 6,5)
a. Đúng
b. Sai.
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Người ta không hiểu là gì về
những việc gì Đức Giêsu đã làm? (Mc 6,2)
02. Một trong những anh em họ hàng
của Đức Giêsu. (Mc 6,3)
03. Khi nghe Đức Giêsu giảng dạy,
dân làng Nadarét có thái độ gì với Người? (Mc 6,22)
04. Dân làng Nadarét vấp ngã vì
ai? (Mc 6,3)
05. Vào ngày này Đức Giêsu bắt đầu
giảng dạy ở trong Hội đường? (Mc 6,2)
06. Mẹ của Đức Giêsu tên là gì?
(Mc 6,3)
07. "… … … có bị rẻ rúng, thì
cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong
gia đình mình mà thôi." (Mc 6,4)
Hàng dọc: Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU
THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
“Người chỉ
đặt tay trên
một vài
bệnh nhân và chữa lành họ”.
Tin Mừng thánh Máccô 6,5
VUI HỌC THÁNH KINH
CHÚA NHẬT 14 TN NĂM B
Tin
Mừng thánh Máccô 6,1-6
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ
đề :
Từ chối
* Bạn
hãy viết câu Tin Mừng Mc 6,6
Người lấy
làm lạ vì họ không tin.
II. Lời giải đáp TRẮC NGHIỆM
01. b. Nadarét
(Mc 6,1-6)
02. b. Ngày Sabát
(Mc 6,2)
03. d. Chỉ a và b đúng (Mc 6,2)
04. c. Ngạc nhiên (Mc 6,22)
05. a. Đúng (Mc 6,5)
III. Lời giải đáp Ô CHỮ
01. Phép lạ (Mc 6,2)
02. Ông Giôxếp (Mc 6,3)
03. Ngạc nhiên (Mc 6,22)
04. Đức Giêsu (Mc 6,3)
05. Ngày Sabát
(Mc 6,2)
06. Bà Maria (Mc
6,3)
07. Ngôn sứ (Mc
6,4)
Hàng dọc: Lòng Tin
GB.
NGUYỄN THÁI HÙNG
Đức Giêsu trở về thăm
quê nhà. Ngày Sabat, ngày lễ nghỉ hàng tuần, dân làng đến hội đường nghe đọc
sách thánh và hát thánh ca từ 9 giờ đến 12 giờ trưa.
Đức Giêsu và các môn
đệ cùng tiến vào hội đường cầu nguyện. Đọc sách luật và thánh vịnh xong, Đức
Giêsu đăng đàn giảng thuyết như một giáo dân tham dự vào chức tư tế. Vẻ uy nghi
trang trọng của Ngài khác thường. Gương mặt Ngài luôn tỏa ra nét dịu hiền, mến
yêu, đầy thiện cảm. Giọng điệu tự nhiên của Ngài càng hấp dẫn dân chúng hơn. Ý
tứ Ngài trình bày đơn sơ trong sáng hợp với tâm trí mọi người. Họ cảm thấy thấm
thía sự kỳ diệu của nước Thiên Chúa. Họ cảm nhận lòng nhân ái Chúa Cha trên
trời. Họ cảm phục về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa. Đức Giêsu đòi hỏi mọi
người phải sống thương yêu nhau như anh em ruột thịt. Họ ngạc nhiên thì thầm
với nhau: “Bởi đâu ông ta được như thế ? Sao ông ta được khôn ngoan như vậy ? Ông ta
làm được nhiều phép lạ như thế nghĩa là gì?”.
Họ chẳng biết sự khôn
ngoan và quyền phép của Đức Giêsu bởi đâu? Họ tìm về nguồn gốc chỉ thấy: “Mẹ ông là bà Maria,
anh em họ hàng là Giacôbê, Giosê, Giuđa và Simon”. Tất cả bà con lối xóm đều coi
ông như bạn bè từ gần 30 năm nay ở Nagiarét này, một thôn ấp nhỏ bé chỉ có độ
150 gia đình nghèo nàn, tối tăm, mấy ai quan tâm đâu. Ông lại là anh thợ mộc,
con nhà lao động, làm thuê làm mướn, lang thang từ nhà này sang nhà khác, đóng
bàn sửa ghế, ráp giường ghép tủ, đục đẽo cầy bừa, thành phần địa vị thấp kém
trong xã hội. Có bao giờ thấy ông nói năng, làm được gì hay lạ đâu ? Ông bỏ quê
nhà đi lang thang mấy tháng, nay trở về, sao thay đổi nhanh như thế ! Một quá
khứ và hiện tại như thế đã khiến họ vấp phạm. Họ không tin Ngài là một Ngôn Sứ,
lại càng không thể tin Ngài là Mêsia, và chắc chắn họ chẳng bao giờ dám nghĩ
rằng mình là người đồng hương với Ngôi Hai Con Thiên Chúa.
Còn Đức Giêsu, ai đã
huấn luyện Ngài? Ai đã ban quyền phép làm những việc kỳ diệu như thế ? Thân
nhân bảo Ngài “mất trí”. Kinh sư chụp mũ
Ngài “nhờ tướng quỷ mà trừ quỷ”. Dân chúng chỉ biết ngạc nhiên: chưa từng thấy ai ăn
nói, hành động có uy quyền lạ lùng như vậy. Môn đệ đi theo sát Ngài cũng chỉ biết hỏi: “Ngài là ai mà bão
biển phải tuân lệnh”. Chẳng thấy ai huấn
luyện Ngài, chẳng thấy Ngài học tập kinh sư nào. Chỉ thấy Ngài vào nơi thanh
vắng, ngước mắt lên trời cầu nguyện. Trong âm thầm Ngài cầu nguyện cùng Chúa
Cha trên trời. Đó chính là bí quyết làm cho Ngài khôn ngoan và đầy quyền phép
để trừ hàng ngàn quỷ dữ, chữa hàng trăm bệnh nhân mà loài người phải bó tay,
cho kẻ chết sống lại, bắt cuồng phong lặng yên…
Dân làng biết Ngài
khôn ngoan. Kinh sư thấy Ngài trừ quỷ. Môn đệ được Ngài cứu khỏi chết giữa biển
cuồng phong. Nhưng họ chẳng biết Ngài là Con Một Thiên Chúa, chẳng biết Ngài là
Ngôi Hai Thiên Chúa; vì thương yêu loài người, đã xuống thế làm người sống với
họ như anh em, như bạn bè, để cứu họ khỏi chết đời đời.
Dân làng Nazarét quá
biết về gốc gác, gia cảnh, biết rõ ràng lý lịch của Đức Giêsu. Với đầu óc thủ
cựu, lại nặng thành kiến nên họ không thể nhận ra thiên tính nơi con người của
Ngài. Đức Giêsu trở thành nạn nhân của “chủ nghĩa lý lịch”. Mc. Kenzie nói :
Người có tình yêu nhìn bằng viễn vọng kính, còn người định kiến hẹp hòi nhìn
bằng kính hiển vi”.
Còn Đức Giêsu thì
luôn âm thầm, kiên nhẫn, nhỏ nhẹ nói với họ bằng câu ngạn ngữ: “Không ai là tiên tri
cho xứ sở mình”. Một câu chuyện
quen thuộc nhưng đáng buồn “Ngôn sứ không được quê hương mình chấp nhận”. Đức Giêsu thật ngạc nhiên vì
thấy họ không tin. Ngài rất muốn giúp đỡ họ nhưng cũng đành phải bó tay. Họ chỉ
biết nhìn Ngài theo lối nhìn bên ngoài đầy thành kiến, chẳng thấy được những
điều sâu lắng bên trong, những cái tinh thần cao thượng, những mầu nhiệm thiêng
liêng chân thật.
Chính những điều sâu
xa bí ẩn mới làm ích rất lớn cho con người. Chính những chất màu mỡ nằm ẩn
trong đất mới làm cho cây trái, hoa mầu trổ sinh tươi tốt, đâm chồi nẩy lộc,
nuôi sống muôn người, muôn vật. Chính những kho tàng nằm sâu trong lòng đất,
như mỏ dầu, mỏ vàng, mỏ bạc, đồng, sắt, kim cương, đá quý mới là nguồn tài
nguyên phong phú giúp phát triển nền văn minh nhân loại. Chính những tài năng
thượng đẳng, thiêng liêng trong con người như: tinh thần tự do, trí khôn sáng
suốt, ý chí mạnh mẽ, tình cảm nhân từ mới có sức thăng tiến con người hơn chân
tay, mắt mũi. Thế nhưng loài người vẫn thích thờ bò vàng óng ánh hơn thờ Thiên
Chúa siêu việt.
Chuyện ngày xưa cũng
như chuyện ngày nay. Rất nhiều khi chúng ta phán đoán giá trị lời nói của một
người dựa trên bằng cấp, sự giàu có, uy tín của họ, nhiều hơn là dựa vào sự hợp
lý, tính chính xác của câu nói ấy. Hễ ai có chức có quyền, có địa vị, có của
cải, có học vấn mà nói thì chúng ta tiên thiên cho rằng họ nói đúng. Còn ai
nghèo nàn, rách rưới, thấp cổ bé miệng, ít học mà nói thì ta tiên thiên cho
rằng họ nói sai hoặc chẳng có giá trị gì. Chính vì tâm lý sai lạc này mà các
ngôn sứ giả thường được người đời ưu đãi, còn ngôn sứ thật thì thường bị bạc
đãi (x. Lc 6,23.26). Lối hành xử như vậy là coi trọng của cải, tiền bạc, chức
quyền, địa vị chứ không phải là người coi trọng chân lý, công lý và tình
thương. Thực ra, một điều sai trái, dù kẻ nói ra có quyền thế, học vấn hay giàu
sang tới đâu thì cũng vẫn là sai trái. Còn một điều đúng, thì dù người nói ra
một đứa trẻ, một người nghèo thì cũng vẫn là đúng. Lời nói sai đâu thể biến
thành đúng, hay lời nói đúng đâu thể biến thành sai vì thế giá hay trình độ học
vấn của người nói ra câu nói đó.
Đức Giêsu buồn nhưng
không cay cú, không tức giận. Ngài quyết định đem ánh sáng và quà tặng thần
linh đi đến nơi khác.Những người ở làng quê Nagiarét đã để lỡ cơ hội đón tiếp
Đấng Cứu Thế. Con Thiên Chúa làm một thường dân đến sống giữa họ mà họ không
biết. Họ chỉ biết đó là con ông thợ mộc Giuse. Họ chỉ biết gia đình Ngài rất
nghèo, chẳng có danh giá gì trong làng. Họ coi thường Ngài. Họ không tin Ngài.
Họ hất hủi Ngài. Họ đã để lỡ cơ hội nghìn năm một thuở. Đức Giêsu không làm một
phép lạ nào ở đó. Ngài bỏ Nagiarét đi đến các làng chung quanh. Và Ngài sẽ
chẳng bao giờ trở lại Nagiarét nữa. Đó là cơ hội cuối cùng cho họ.
Hằng ngày chúng ta
cũng đã bỏ lỡ biết bao nhiêu cơ hội như thế. Ta đã bỏ lỡ không tiếp đón Chúa
đến thăm khi ta bịt mắt không nhìn thấy những cảnh khổ chung quanh; khi ta bưng
tai không nghe những tiếng kêu than khóc lóc; khi ta làm ngơ trước những cảnh
ngộ nghiệt ngã, khi ta ngoảnh mặt quay lưng trước những nạn nhân của thiên tai
hoạn nạn. Nhất là ta bỏ lỡ không nghe thấy tiếng Chúa cảnh báo để ăn năn sám
hối. Chúa đã nhắc nhở ta nhiều lần nhiều cách: qua các vị bề trên; qua các tai
nạn; qua lời khuyên của những người thân; qua lời phê phán của những người thù
ghét ta. Hôm nay, Chúa còn tiếp tục nhắc nhở. Nếu ta không nghe, biết đâu hôm
nay sẽ là lần cuối cùng. Chúa sẽ không bao giờ nhắc nhở nữa. Chúa sẽ bỏ ta mà
đi như đã bỏ làng Nagiarét và không bao giờ trở lại. Như thế thì thật nguy hiểm
cho linh hồn ta. Để nhận biết Chúa, ta phải rèn luyện cho mình một đức tin mạnh
mẽ. Ánh mắt đức tin giống như ngọn đèn soi chiếu vào đêm đen giúp ta nhận ra
Chúa trong anh em, trong những biến cố Chúa gửi đến.
Để đón tiếp Chúa, ta
phải rèn luyện cho mình một trái tim luôn luôn rộng mở yêu thương. Một trái tim
yêu thương sẽ rất bén nhạy để nghe được tiếng nói của Chúa, dù tiếng nói ấy chỉ
thì thầm trong sâu thẳm lòng mình; hiểu được những dấu chỉ của Chúa, dù những
dấu chỉ ấy chỉ mơ hồ thoáng qua; nhận được khuôn mặt của Chúa, dù khuôn mặt ấy
đã bị biến dạng qua những đau thương của cuộc đời.
Lạy Chúa Giêsu, xin
cho con tỉnh thức để nhận ra và đón nhận Chúa mỗi lần Chúa đến với con.
Lạy Chúa Giêsu, xin
mở con mắt đức tin cho mọi người được thấy những sự khôn ngoan, quyền phép lạ
lùng của Thiên Chúa đang âm thầm hoạt động trong Giáo Hội, trong thế giới và cả
trong vũ trụ, mà con mắt phàm trần không thể thấy được, để họ biết ca ngợi Chúa
muôn đời. Amen.
Linh mục Giuse Nguyễn Hữu An
Những điều nghịch lý
Jean Yves Garneau
Những điều nghịch lý: đó là những ý kiến hoặc thực tại
ngược với những gì vẫn được người ta chấp nhận hoặc ngược với những gì phải có
theo lẽ bình thường.
Trong những đoạn Kinh Thánh của Chúa nhật hôm nay ta có
thể rút ra hai điều nghịch lý: Điều thứ nhất trích từ Tin Mừng; điều thứ hai từ
thư thánh Phaolô gởi giáo đoàn Corintô. Chúng ta hãy bắt đầu với điều nghịch lý
của Tin Mừng.
Bị người nhà của Ngài chối bỏ.
Sau một chuyến đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu trở về
quên hương. Người ta chỉ nghe toàn tiếng vang thuận lợi về Ngài.
Ngài rao giảng như không bao giờ đã có ai rao giảng. Ngài
làm phép lạ, Ngài chữa lành bệnh nhân. Vậy nên, nơi hội đường trong ngày Ngài
trở về cứ tưởng người ta sẽ đón rước Ngài một cách long trọng. Thế mà không.
Con cái của quê hương không được đón tiếp niềm nở. Người ta khó lòng tưởng
tượng tượng đứa con trai bác thợ mộc và của bà Maria lại có thể là người đã
được ca tụng như thế, liệu ông ta có làm được những gì mà người ta nói rằng ông
ta đã làm ở nơi khác chăng? Thánh Marcô viết: “Và họ lấy làm chướng tai gai mắt
về Ngài”.
Khi đọc bản văn Tin Mừng hôm nay liền nghĩ đến điều này,
là rất thường người ta phải khó nhọc lắm mới có thể bắt chúng ta nhìn nhận tài
năng –không phải của con cái hoặc những thành viên trong gia đình chúng ta-
nhưng là của những người lối xóm, những người đồng hương với chúng ta. Sự nhỏ
nhen này không phải là không có hậu quả tiêu cực, bởi vì chúng làm tổn thương
người khác và ngăn cản những dự định tốt.
Khi đọc bài Tin Mừng này tôi cũng nghĩ đến cách mà chúng
ta đón nhận (hoặc không đón nhận) và lắng nghe (hoặc không lắng nghe) những kẻ
rất gần chúng ta, là chứng nhân của Thiên Chúa: Đứa bé này đặt câu hỏi cho
chúng ta do bởi sự sốt sắng của nó; Người hàng xóm này nói về tôn giáo cho
chúng ta, người thiếu niên này chống lại cái mà nó gọi là những giá trị giả tạo
của chúng ta. Vị linh mục này, nhân danh Chúa Kitô, đặt lại vấn đề về những lối
hành động và suy tư của chúng ta. Bởi vì chúng ta quen biết tất cả những người
này (có lẽ quá!) bởi vì chúng ta biết những tật xấu và những yếu điểm của họ,
nên chúng ta có khuynh hướng hạ giá chứng tá của họ.
“Một ngôn sứ chỉ bị chối bỏ nơi quê hương, bởi bà con và
gia đình mình mà thôi”. Đó là điều khiến Chúa Giêsu đã nhận xét. Điều mà chúng
ta thường thấy xẩy ra! Nếu chúng ta thuộc về số những kẻ không có quyền lên
tiếng với bà con của mình, và không được đón tiếp ân cần trong chính nhà của
mình, nơi giáo xứ, môi trường của mình… ta hãy cứ tỏ ra bình thản. Ta hãy tự
nhủ rằng Chúa Giêsu đã bị đối xử như thế và môn đệ không thể hơn Thầy được.
Sức mạnh trong nỗi yếu đuối.
Nghịch lý thứ hai chính thánh Phaolô trình bày cho chúng
ta khi người đặt trong miệng Thiên Chúa Lời này: “Quyền uy của Ta tỏ hiện tột
mức trong sự yếu hèn”. Con người càng mạnh, càng tự hào và tự tin, càng cậy dựa
vào những khả năng của mình thì quyền uy của Thiên Chúa càng ít được thể hiện
nơi họ. Trái lại họ càng khiêm tốn, bé nhỏ, ý thức giới hạn của mình và hoàn
toàn tin tưởng nơi Thiên Chúa, lúc đó quyền năng của Thiên Chúa càng có thể
được tỏ hiện nơi họ.
Nghịch lý thực sự, ngược với những gì chúng ta nghe nói
mỗi ngày và những gì nhiều lần chính chúng ta tưởng nữa. Phải thông thái, giàu
có, thống trị kẻ khác… mới thành công được ở đời. Đó là triết lý thông thường!
Ngược hẳn với những gì Thiên Chúa nghĩ. Thiên Chúa ưa thích làm những điều lớn
lao qua những kẻ bé mọn, nghèo nàn, yếu đuối, khiêm tốn, những kẻ không tôn
mình lên, những kẻ xác tín rằng nếu mình có làm được điều gì lớn lao, thì đó
không phải là nhờ sự cao cả của mình nhưng nhờ sự cao cả của Thiên Chúa được
mặc khải nơi mình.
Đức Maria, một phụ nữ mà người ta không để ý đến. Nhưng
có biết bao nhiêu điều tuyệt diệu Thiên Chúa đã làm nơi người và nhờ người!
Thánh Phaolô, một con người kiêu hãnh và tự mãn đã bị thử thách và tổn thương
nhiều nơi thân xác và đã trở thành một người khiêm tốn. Cũng nơi người và nhờ
người nữa, Thiên Chúa đã làm những điều cao cả.
Bao giờ cũng thế. Những kẻ ốm đau, Thiên Chúa ưa thích
làm việc qua họ. Những kẻ coi như không ra gì, lại chính là những kẻ Ngài rất
thường chọn để thực hiện những dự tính đẹp đẽ nhất của Ngài.
Ta hãy kết thúc những suy tư này bằng một cái nhìn về bản
thân chúng ta. Nếu chúng ta có khổ vì những yếu đuối, nhựng rụt rè, những nỗi
lo sợ, những nỗi bất lực của chúng ta, chúng ta cũng đừng ngã lòng. Trái lại
chúng ta hãy phục vụ Chúa hết mình và xin Ngài thực hiện cho chúng ta những gì
mà biết bao lần Ngài đã thực hiện cho những người khác. Xin Ngài biểu lộ quyền
năng của Ngài nơi nỗi yếu hèn của chúng ta.
Suy niệm của
Charles E. Miller
(Trích trong ‘Mở Ra Những Kho Tàng”)
CÓ
PHẢI CHÚA GIÊSU TRONG GIÁO HỘI THÌ QUÁ NHIỀU CHO CHÚNG TA KHÔNG?
Hầu
hết dân chúng hay hướng về nơi chôn nhau cắt rốn của mình nhất là những người
trẻ, chúng rất ngưỡng mộ những ngôi sao thể thao, những tài tử hoặc những chính
trị gia. Chúng rất kiêu hãnh khi từ nơi chúng đã sản xuất ra những nhân vật
quan trọng như thế. Vì sao dân chúng của chính thành phố nơi sinh trưởng của
Chúa Giêsu lại từ bỏ Người? Phúc Âm nói rằng họ thấy Người có quá nhiều tài
năng đối với họ. Quá nhiều đó là gì? Điều đó có ý nghĩa là Ngài làm quá nhiều
theo ý kiến của họ, theo cái nhìn của họ, Ngài là một người bình thường, một
người thợ mộc, là con của bà Maria. Ai đã làm cho Người trở nên một tiên tri?
Rao
giảng như một tiên tri đã làm phát sinh ra sự thù nghịch nơi dân thành phố quê
hương của Chúa Giêsu. Nếu Chúa Giêsu là một nhân vật thể thao, một tài tử, một
chính trị gia, có lẽ Ngài không bị đe doạ bởi dân chúng. Họ đã kiêu hãnh về
Người. Nhưng còn một tiên tri thì sao? Một tiên tri thì có thể sẽ bị mọi người
từ bỏ. Tiên tri có thể giới thiệu thách đố hoặc là lời khiển trách. Tiên tri
thì tuyên bố chân lý. Những láng giềng của Chúa Giêsu thì sợ Ngài. Từ sự sợ hãi
dẫn đến sự từ bỏ. Dân chúng ở Nazareth trở nên giống như tổ tiên của họ, khi
Thiên Chúa đã gởi tiên tri Ezekien đến. Họ đã cau mặt và có trái tim chai đá.
Điều đó thật xấu hổ biết bao. Khi mà Chúa Giêsu thật sự còn hơn là một tiên tri
nữa, chính Con Thiên Chúa đang ở giữa họ. Chúng ta cũng sẽ quay trở lại chống
Chúa Giêsu không?
Chân
lý này là Chúa Giêsu vẫn ở lại giữa chúng ta. Ngài nói với chúng ta khi Thánh
Kinh được đọc lên trong nghi thức phụng vụ và Ngài đã dạy dỗ chúng ta qua những
giáo huấn của Giáo Hội. Những lúc đó chúng ta có sợ lắng nghe không? Chúng ta
có sợ phải thay đổi cách sống, cách suy nghĩ và hành động của chúng ta không?
Chúng ta có khuynh hướng tự phơi bày chính mình qua những điểm giáo huấn khó
khăn bởi vì chúng ta chứng minh vật chất thì có thể gây ra tranh luận và quá
phức tạp? Chúng ta có tìm thấy rằng chúng ta có cái nhìn thiển cận đối với giáo
huấn của Giáo Hoàng, các Giám mục không?
Công
đồng Vatican II cảnh cáo về sự phá thai là một tội không lời nào tả được, mà
nhiều xứ sở trong chúng ta lại nói rằng quyền chọn lựa thì quan trọng hơn quyền
được sống. Đức Giáo Hoàng đã cảnh cáo chúng ta chống lại văn hoá sự chết, bằng
cách làm rõ ràng trong việc trợ giúp tự tử và làm cho chết êm dịu. Cùng với các
Giám mục, Đức Thánh Cha đã nài xin hình phạt tử hình chỉ sử dụng trong những
trường hợp bất đắc dĩ, khi xã hội không thể ngăn ngừa được phạm nhân có thể
phạm tội trở lại, và một số những chính trị gia đã bỏ phiếu ủng hộ việc lên án
tử hình. Nhiều người trong số những chính trị gia này thì muốn đổ lỗi cho những
dân nhập cư, có tài liệu chứng minh hoặc không có giấy tờ, hoặc đổ lỗi cho kinh
tế toàn cầu của chúng ta, nhưng quan điểm của người Công Giáo là tất cả mọi
người đều phải được kính trọng như con cái Thiên Chúa, và tất cả những người
thuộc về xứ sở này đều đang trên con đường hành hương về nhà Cha.
Một
số người tự cho mình là đúng khi họ tỏ ý coi thường bất cứ ai nhận trợ cấp của
xã hội, họ khinh bỉ những ai lây nhiễm bịnh HIV, họ kết án những người mắc vào
bệnh say sưa chè chén, họ nhìn cách khinh bỉ những người dân tộc thiểu số,
những người mà chỉ là một nhóm nhỏ trên đất nước của họ. Ngay cả một số những
người Công Giáo cũng đã minh chứng rằng Giáo Hội không được dính líu đến chính
trị và chỉ lưu tâm đến những công việc cứu rỗi các linh hồn. Họ đã có một suy
nghĩ sai lầm, bởi suy nghĩ chúng ta đang sống trong hai thế giới, một thế giới
tôn giáo và thế giới thế tục. Họ kết luận rằng tôn giáo thì không được xâm chiếm
vào thế tục. Sự thật là chúng ta chỉ sống trong một thế giới, thế giới của
Thiên Chúa. Có phải Giáo Hội thì quá lớn đối với chúng ta không? Điều đó không
phải như thế nếu chúng ta nhớ rằng Chúa Giêsu thì không chết. Người vẫn đang
sống, Người vẫn tiếp tục nói với chúng ta qua những lời Thánh Kinh, qua những
giáo huấn khác của Giáo Hội.
Đừng thèm khát
Gm. Arthur Tone
Những
người cổ Hy lạp thích thể thao, nhất là những cuộc thi chạy lẹ, thi sức mạnh và
dai sức. Những cuộc tranh tài Olypic ngày nay phát sinh từ những ngày đó. Trong
một cuộc tranh tài cổ xưa, một lực sĩ đoạt chức vô địch. Các bạn hâm mộ ông đã
dựng một tượng đài để tỏ lòng khâm phục. Điều đó làm cho một lực sĩ bạn thèm
khát. Anh này, ban đêm trong bóng tối, gắng sức phá đổ tượng đài ấy. Anh tìm
cách xô đẩy bức tượng được vài phân, bức tượng lắc lư vài cái trên đế, rồi đổ
nhào trên đầu và đè chết anh lực sĩ.
Đó là câu chuyện thèm khát. Tính xấu này đã xâm nhập tâm
hồn nhiều người. Chúng ta thấy tính xấu này trong bài Tin Mừng hôm nay. Nhiều người
trong làng xóm, nơi Đức Giêsu sinh trưởng, đã buồn bực vì Người được tôn kính
và ca tụng. Do lời nói và việc làm lạ lùng của Người. Họ từ chối nghe lời
người, từ chối tin vào Người, từ chối theo Người, kết quả là Đức Giêsu, không
thể làm phép lạ ở đó.
Thèm khát và ghen tỵ gần gũi nhau. Thèm khát liên hệ tới
cái người khác có. Ghen tỵ liên hệ tới sự chú ý và cảm tình người khác được.
Phải chăng tôi buồn vì người khác đẹp hơn tôi, nổi tiếng hơn tôi, giàu hơn tôi,
có xe láng hơn tôi, có nhà đủ tiện nghi hơn tôi? Phải chăng tôi buồn vì một ai
đó được để ý và kính nể. Chỉ mơ ước có một cái gì mà người khác đã có, không
phải là thèm khát. Nó chỉ trở thành thèm khát khi thiếu những cái đó làm bạn
buồn, bất mãn và khốn khổ.
Chúa cho chúng ta 2 giới răn đối lập lòng thèm khát. Giới
răn thứ 9: “Ngươi chớ ham muốn vợ người khác”. Và giới răn thứ 10: “Ngươi đừng
ham muốn của cải người khác”.
Thèm khát là ý muốn trái phép: ham muốn một người không
phải là vợ (chồng) của bạn một cách trái phép là nguyên cớ của hàng triệu vụ ly
dị trên đất Mỹ năm 1997. Tính thèm khát gây nên bao đau thương, bao đổ vỡ.
Hầu hết tội ác đều do sự ham muốn tài sản của người khác
cách trái phép gây nên.
Sự ghen tỵ xấu xa lớn nhất đã đem đến cái chết cho Đấng
đáng yêu mến của thời đại. Chúa chúng ta, Đấng cứu chuộc chúng ta, Đức Giêsu
Kitô. Tin Mừng hôm nay kể lại lòng ghen tỵ đã làm mù quáng những kẻ có thể tin
theo Đức Kitô.
Chúng ta có thái độ gì đối với lòng ghen tỵ? Khi một
người thành công, phát đạt, được kính nể? Chúng ta hãy cảm tạ Chúa cho họ. Nếu
bạn bị người ta ghen tỵ. Bạn hãy xin Chúa giúp cho họ chế ngự được lỗi lầm của
họ. Chúa Giêsu đã cầu nguyện cho kẻ chống đối Người. Đức Kitô sẵn sàng giúp đỡ
vì Người đã từng chịu những kẻ ghen ghét hành hạ. Xin Người giúp bạn vượt thắng
tính xấu này nơi bạn và nơi người khác.
Xin Chúa chúc lành bạn.
Suy niệm của Noel Quesson
CHÚA
NGẠC NHIÊN VÌ HỌ THIẾU LÒNG TIN
Thánh
Antôn, người khởi xướng cuộc sống ẩn tu trong Giáo Hội, một hôm sau khi giảng
về Bài Giảng Trên Núi, có một số giáo dân tới hỏi:
-
Thưa cha, chúng con phải làm gì để nên trọn lành?
Thánh
nhân trả lời:
-
Tin Mừng đã dạy: “Ai tát vào má phải ngươi, hãy giơ má trái cho nó.”
Họ
thưa:
-
Chuyện này khó quá, chắc làm không nổi.
Thánh
Antôn nói:
-
Nếu không, ít ra cũng không được báo thù. Phải tha thứ cho những người xúc phạm
đến mình.
Nhóm
giáo dân thưa:
-
Việc này vẫn quá khó, không thể để yên những người xúc phạm đến mình được.
Thánh
Antôn nghe xong, quay bảo người môn đệ:
-
Con hãy đi nấu cháo cho những người này ăn, vì họ quá yếu đuối, ta hãy cầu
nguyện cho họ.
Là
nhà giảng thuyết, là nhà truyền giáo, thế nào cũng có lần gặp thất bại trong
việc rao giảng Tin Mừng. Ngay Chúa Giêsu, nhà giảng thuyết đại tài mà cũng đã
từng thất bại trước nhóm bà con xóm làng quen thuộc.
Tin
Mừng hôm nay cho chúng ta biết từ Capharnaum Chúa trở về thăm quê nhà, giảng
trong hội đường. Tại Capharnaum, Chúa đã làm nhiều phép lạ. Có nhiều phép lạ
nghĩa là có nhiều người tin Chúa, người ta lũ lượt theo Chúa đến quên ăn quên
ngủ. Việc này gây xôn xao khắp miền Galilê, và chắc chắn những người đồng hương
của Chúa cũng đã nghe biết. Bây giờ Chúa trở về quê nhà với nhóm môn đệ, có lẽ
ai cũng tưởng người anh em đồng hương hân hoan đón nhận. Nhưng tình hình biến
chuyển khác hẳn. Khi nghe Chúa đọc và giải nghĩa Thánh kinh ở Hội đường, họ
cũng nhận là có những điều hay, nhưng nghĩ tới gốc gác tầm thường của Chúa, họ
cho Ngài là một người không đáng tin. Bởi không tin nên họ cũng không nhận được
phép lạ nào.
Có
thể nói Chúa thất bại nơi quê hương. Cũng vậy, Giáo Hội nhiều lúc đã thất bại.
Có người nói: “Tôi tin Đức Kitô, nhưng không tin Giáo Hội”. Thực ra Giáo Hội
lại chính là khía cạnh nhân tính của Đức Kitô. Giáo Hội gồm những con người:
các giám mục, linh mục, giáo dân. Những con người đó chẳng những quá quen thuộc
mà có khi còn bất toàn nữa. Nhiều người thời nay đã vấp ngã vì Giáo Hội, cũng
như những người đồng hương của Chúa Giêsu đã từ chối, không tin nhận Ngài. Đoạn
Tin Mừng kết thúc bằng những lời than phiền: “Chúa Giêsu ngạc nhiên vì họ thiếu
lòng tin”. Thực ra, Chúa đâu có ngạc nhiên vì Chúa đã dựng nên con người có tự
do. Chúa quá rõ tâm địa những con người đó, có ngày họ sẽ nổi lên chống lại
Chúa, sẽ làm theo ý họ chứ không theo ý Chúa. Nhưng một khi đã cho con người tự
do thì Chúa không rút lại, Chúa tôn trọng tự do của con người dù chúng làm cho
Chúa buồn lòng. Chính vì vậy, chúng ta thấy ân huệ đức tin thật là cao quí.
Lạy
Chúa, chúng con tin Chúa đã nhập thể làm người để cứu chuộc chúng con. Xin ban
ơn đức tin cho những người đã được nghe biết Tin Mừng để họ đón nhận Chúa và
được Ngài cứu độ. Chúng con xin tạ ơn Chúa.
Chú giải mục vụ của Jacques
Hervieux
CHÚA
GIÊSU Ở NAGIARÉT (6,1-6).
Chúa
Giêsu trở lại làng xưa (c.1). Hình như kể từ khi bắt đầu sứ mệnh công khai, tức
là sau khi được Gioan Tẩy Giả làm phép rửa cho (1,9), Ngài chưa trở về nơi này.
Caphanaum trở nên điểm Ngài lui tới thường xuyên trong khi Ngài đi giảng đạo đó
đây (2,1). Tuy nhiên Nagiarét nơi Ngài đang trở về, lại là mảnh đất Ngài đã
trải qua tuổi thơ ấu và thời thanh xuân. Gia đình và bạn bè thân cận của Ngài
hiện đang sinh sống nơi đó. Các sự cố xảy ra trước đây đã tạo nên giữa Ngài và
họ một sự xa cách nào đó. Và điều gì lại sắp xảy ra ở đây? Chúa Giêsu vẫn không
thay đổi gì về những thói quen của Ngài (c.2a). Ngày Sabbat, Ngài vẫn đến hội
đường rao giảng. Đám người đồng hương hồ hởi tiếp đón Ngài. Tuy nhiên họ lại
thắc mắc về đứa con đồng hương của mình: Do đâu mà anh chàng này giảng dạy khôn
khéo, và làm được nhiều phép lạ như vậy? (c.2b). Lẽ ra họ phải khởi sự tin vào
Ngài, thì từ ngạc nhiên thán phục họ lại bỗng trở nên thù nghịch công khai với
Ngài (c.3). Vị tiên tri ngày hôm nay đã trở thành vấn đề đối với họ!
Quá
khứ và nguồn gốc của Ngài vẫn còn nằm rõ trong ký ức họ. Họ biết Ngài quá rõ
đến nỗi không thể nào quên được hình ảnh quen thuộc họ đã có về Ngài. Ở đây
Maccô rất thích thú khi cung cấp cho độc giả một nét tướng mạo của Chúa Giêsu
theo lối nhìn của thân nhân Ngài. Ngài chỉ là một anh thợ mộc trong làng. Sẵn
đây chúng ta cần ghi nhận vào thời Chúa Giêsu, nghề mộc không chỉ liên quan đến
vật liệu bằng gỗ, mà chỉ chung mọi thứ vật liệu, và thợ mộc cũng có thể xây nhà
được. Ngoài nghề nghiệp xưa kia của Ngài, người ta còn biết rõ cả thân quyến
Ngài. Ngài là “con trai bà Maria”. Đây là nơi duy nhất trong Tin Mừng này Mẹ
Chúa Giêsu được gọi bằng tên Maria. Tên cha của Chúa Giêsu không thấy nhắc đến.
Có thể cắt nghĩa sự yên lặng này là khi Maccô soạn cuốn Tin Mừng, Giáo Hội sơ
khai đã tin vào việc Chúa Giêsu được thụ thai bởi người mẹ đồng trinh (Mt
1,18-20 và Lc 1,30-35). Còn về anh chị em họ, kể cả họ hàng xa nữa (x. 3,32).
Thực sự Giacôbê và Giuse là con của một bà Maria khác chứ không phải Maria Mẹ
Chúa Giêsu (15,40).
Dưới
mắt dân làng Nagiarét, danh tiếng người đồng hương của họ không dựa trên nền
tảng vững chắc “gia phong gia thế” đã
khiến cho họ cảm thấy khó chịu (c.4), chướng tai gai mắt. Maccô nêu rõ sự thù
nghịch bất ngờ của đám thân nhân Chúa Giêsu đối với Ngài. Trước đây Maccô cũng
đã từng nêu ra phản ứng khó chịu của thân quyến Chúa Giêsu (3,20-21). Đây hẳn
là vấn đề chủ chốt phủ lên toàn thể cuốn Tin Mừng: Vậy Ông Giêsu Nagiarét này
là ai? Và ở đây người ta thấy rõ những đồng hương của Chúa Giêsu đã muốn giản
lược chân dung Ngài vào vị trí một người dân làng cũ của họ như trước khi Ngài
ra đi thi hành sứ vụ.
Trước
sự va chạm này, Chúa Giêsu đã phản ứng lại. Ngài trưng dẫn một câu phương ngôn
(c.4). Câu cách ngôn phổ biến hiện nay bắt nguồn từ phương ngôn ấy. “Ngôn sứ có
bị rẻ rúng thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình”. Đây là một chân lý trường
cửu: Hễ ai tiến bộ trước thời đại, trước lân bang mình thì sẽ bị khinh miệt. Và
sự tiếp đón tẻ lạnh của dân làng đối với Chúa Giêsu đã gây ra một hậu quả thoạt
nhìn ai cũng sẽ ngạc nhiên, là Chúa Giêsu không thể thi thố quyền phép trị bệnh
của Ngài ở ngay làng cũ của mình (c.5a). Phải chăng quyền năng Ngài tùy thuộc
vào thái độ của loài người? Dầu sao chính Maccô đã cố gắng dung hòa sự tùy
thuộc này. Ông ghi nhận Chúa Giêsu cũng có chữa lành vài bệnh nhân ở Nagiarét
(c.5b). Tuy nhiên ông nêu rõ cảm nghĩ của Chúa Giêsu trước sự cứng lòng của đám
người đồng hương: “Người lấy làm lạ vì họ không chịu tin” (c.6a).
Trong
Tin Mừng Maccô, không còn chỗ nào nêu rõ mối tương giao Chúa Giêsu đặt ra giữa
đức tin và các phép lạ Chúa làm cho bằng trình thuật này. Người ta bỗng nhớ lại
những lời Chúa Giêsu quở trách các môn đệ thiếu đức tin trong trình thuật
truyền cho bão tố yên lặng (4,40). Chính vì đám dân ngoại ở Giêrasa không tin
nên Đấng Cứu Thế cũng chẳng lưu lại với họ được lâu (5,17). Chính sự hồ nghi
của đám người đang than khóc ở nhà ông Giairô đã khiến Chúa Giêsu đuổi họ ra
ngoài (5,39-40).
Mặc
cho sự cố xảy ra ở Nagiarét, Chúa Giêsu vẫn tiếp tục sứ mệnh của Ngài ở các
làng lân cận (c.6b), Giai đoạn thứ hai của Tin Mừng đã hoàn tất (3,7-6,6). Giai
đoạn này đã nêu bật chủ đề nền tảng của Tin Mừng: Dù là nam nữ, quần chúng, môn
đệ hay bà con Chúa Giêsu, mọi người đều tự đặt cho mình câu hỏi “gai góc” về
thân thế sâu xa của Ngài. Ta đã gặp thấy nhiều thái độ khác nhau của tất cả mọi
kẻ Chúa Giêsu gặp gỡ, đối với câu hỏi then chốt nêu trên. Cuối cùng thì khi nào
và do ai Chúa Giêsu sẽ được nhìn nhận một cách đích thực? Chúng ta cần phải
tiếp tục theo dõi bản văn…
Chú giải của Noel Quesson
Đức
Giêsu ra khỏi đó và trở về quê nhà, có các môn đệ đi theo. Bấy giờ Chúa Giêsu
trở về Nagiarét, làng quê, xứ sở của Người.
Sinh
tại Bêlem, vì một cuộc kiểm tra dân số Chúa Giêsu đã trải qua thời thơ ấu và
niên thiếu tại Nagiarét, nơi xa xôi cách trở giao thông. Ở đó có lẽ chỉ có
khoảng 150 gia đình. Người ta sống rất đơn giản, trồng ô liu và nho, cùng với
một ít lúa đại mạch và lúa mì. Mỗi gia đình có một vài con dê. Hằng ngày, mỗi
người tự làm bánh mì cho mình tại nhà. Ngày thứ bảy, tất cả đều đến hội đường
để cầu nguyện. Nơi Đức Giêsu, tất cả đều phản ảnh gốc gác của Người, là một
nông dân, một người sống bằng đất đai một người "của quê hương".
Tin
Mừng hoàn toàn mô tả cuộc sống đồng quê, một tường thuật do những người
"nông dân” ghi lại, nói về một “nông dân" sống gia những người
"nông dân” và đã diễn tả ý nghĩ của mình bằng nhượng ẩn dụ của "nông
dân". Như vậy đâu là đặc tính của một người thợ mộc trong kiểu sống này?
Làm bàn ghế, giường, cửa? Tại sao vậy? Mỗi người tự làm những thứ ấy. Người ta
ngồi ăn dưới đất, ngủ trên chiếu trải dưới đất. Anh thợ mộc Giêsu, một nông dân
trong số những nông dân khác; có thể có một vài sự khéo léo đặc biệt học nơi
ông Giuse, một người "sửa chữa" tầm thường, có thể làm hay chữa những
cái ách hay những chiếc cày bằng gỗ. Giêsu, một con người không có gì khác biệt
với người khác. Tôi hãy suy niệm về điều này.
Đến
ngày Sabát, Người vào giảng dạy trong hội trường.
Về
điểm này cũng thế, Đức Giêsu cũng như mọi người. Chúng ta đừng lầm lẫn. Đức
Giêsu không phải là người cử hành nghi lễ. Người không đóng vai trò tư tế.
Người chỉ là một trong những tín hữu đi dự lễ. Trong dân Israel bất cứ một
người nam trưởng thành nào, kể từ tuổi thành nhân (12 tuổi) đã là "tư
tế", thuộc về "dòng giống tư tế", đều có quyền đọc Thánh Kinh và
chú giải Thánh Kinh. Đấy là việc Đức Giêsu đã làm ngày hôm đó, khi Người rời
chỗ ngồi để lên "đọc" và "diễn giảng". Thánh Maccô không
cho chúng ta biết đề tài của bài giảng hôm đó là đề tài nào.
Đa
số thính giả rất ngạc nhiên. Họ nói: "Bởi đâu ông ta được như thế? Ông ta
được khôn ngoan như vậy, nghĩa là làm sao? Ông ta làm được những phép lạ như
thế, nghĩa là gì?"
Danh
tiếng của Đức Giêsu đã về đến làng của Người. Nhưng thay vì hãnh diện, những
người đồng hương của Người lại bất bình. Tất cả những điều đó không phù hợp với
những gì họ biết về Người. Họ biết rõ Người hơn ai hết. Họ đã thấy Người lớn
lên, họ đã cùng đi đến trường học với Người. Người không có quyền trở thành
"một người khác” hơn là những gì họ biết về Người.
Chúng
ta cũng vậy, chúng ta cũng tự giới hạn mình trong một hiểu biết nào đó, từ chối
tiến xa hơn, không chịu khám phá những điều mới mẻ. Lạy Chúa, xin giải thoát
chúng con khỏi sự bảo thủ, khỏi những tư tướng cũ mòn, khỏi sự đóng khung về
trí tuệ và tâm linh. Xin đẩy chúng con ra khỏi những tập quán thích tiện nghi,
khỏi thế giới quá bình lặng của chúng con.
Ông
ta không phải là bác thợ con bà Maria, và anh em họ hàng với các ông Giacôbê,
Gioan, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông không phải là bà con lối xóm với
chúng ta sao?
Tin
Mừng của Thánh Maccô rất cụ thể, đến nỗi chúng ta cảm thấy rất gần với Đức
Giêsu trong đời thường. Chúng ta hiểu rất rõ những suy nghĩ tầm thường của
những nông dân trong một xóm nhỏ hẻo lánh miền quê. Đó là cuộc sống thôn dã:
Chân trời dường như dừng lại ở những cánh đồi vây quanh làng. Và người ta kể ra
nhiều tên, một danh sách anh chị em bà con. Theo cách thức của phương Đông,
người ta gọi họ là "anh em”, không kể họ bên ngoại, vì truyền thống không
dành chỗ đứng cho người phụ nữ. Người này là ai mà dám phá đổ những tục lệ của
chúng ta, hủy bỏ tổ chức của thế giới nhỏ bé này, nơi đó người ta xác định con
người theo một hộ tịch cứng nhắc, những tương quan xã hội được ấn định một lần
thay cho tất cả. Cuối cùng, mỗi người phải ở tại vị trí của mình, đóng trong
vai trò của mình, không được thay đổi đột ngột.
Và
đó là chướng ngại làm cho họ không tin vào Người.
Ba
Tin Mừng nhất lãm Matthêu, Luca và Maccô đã kể lại cho chúng ta "sự thất
bại" của Đức Giêsu. Người đã sống những biến cố đau thương. Đức Giêsu bị
chối từ. Ngày nay, nhiều người vẫn có cùng một thái độ như người dân Nagiarét
lúc bấy giờ. Nhiều người nói "Tin Chúa", đồng ý; Nhưng tin Giáo Hội,
thì không. Vâng, Giáo Hội, cũng như Chúa, có một khía cạnh con người, rất nhân
bản. Các giám mục, linh mục, Kitô hữu, là những người mà người ta biết quá!
Ngày nay cũng như ngày xưa, nhiều người "bất bình" với Giáo Hội, cũng
như người ta đã bất bình với Đức Giêsu. (Đó là đúng nghĩa chữ Hy Lạp ‘éscandali
Zonto’). Giáo Hội gây bất bình! Tin Mừng ghi lại, Đức Giêsu cũng đã gây bất
bình sâu xa.
Trang
Tin Mừng này là một thử thách nghiêm trọng đối với lý tưởng của chúng ta. Chúng
ta phải chấp nhận sự không hoàn hảo của Giáo Hội. Đó là thực tế của việc nhập
thể: Thiên Chúa ở trong làng, Thiên Chúa ở góc đường, Thiên Chúa tập đọc ở nhà
trường, Thiên Chúa là anh em của một người nào đó.
Đức
Giêsu bảo họ: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương
mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và trong gia đình mình mà thôi".
Đức
Giêsu bị "khinh miệt" nhất trong nhóm thân nhân của Người. Người ta
đã hiểu lầm về Người. Thái độ quá thân quen có thể che khuất đi tính chất thâm
sâu của những liên hệ. Giản lược Đức Giêsu trong nhiều kích nhân loại đó là
khinh miệt Người. Sự gần gũi đích thực với Đức Giêsu không phải là một sự gần
gũi thể lý, vật chất. Và chúng ta cũng có thể quan niệm sai lầm về ‘dấu chỉ’
như khi nghĩ rằng: chỉ cần làm những cử chỉ bên ngoài là đương nhiên thuộc về
"gia đình" của Đức Giêsu. Tuy nhiên chúng ta vẫn biết, điều làm nên
"gia đình" thực sự của Người, không phải là những liên hệ huyết
thống, mà chính là đức tin - "Kẻ nào làm theo ý Thiên Chúa, đó là anh em
Thầy, chị em Thầy và là Mẹ Thầy" (Mc 3,35). Đức Giêsu đã tự tạo cho mình
một gia đình mới: Đó là những người nghe Chúa và đem ra thực hành.
Người
đã không thể làm được phép lạ nào tại đó; Người chỉ đặt tay trên một vài bệnh
nhân và chữa lành họ.
Đây
là một sự mạc khải lạ kỳ, làm đảo lộn những khuôn khổ sẵn có của chúng ta. Một
sự chữa lành, dù là bằng cách đặt tay, không thể là một phép lạ được. Đức Giêsu
đã chữa lành nhiều bệnh, nhưng đó không thuộc loại những phép lạ. Như thế, muốn
nói lên điều gì? Phải có đức tin mới có phép lạ thực sự. Một sự chữa lành không
đưa đến việc đón nhận Đức Giêsu trong đức tin, không phải là một phép lạ thật,
vì thiếu ý nghĩa cốt yếu của nó.
Điều
này có thể chứng minh cho chúng ta rằng: Phép lạ không đủ để ban đức tin. Những
người ở Nagiarét nói: Bởi đâu tay ông làm được những phép lạ phi thường trong
những làng lân cận?" - Hoạt động của Đức Giêsu không rõ ràng, cả những
phép lạ vĩ đại nhất cũng không đủ để làm cho chúng ta hiểu mầu nhiệm của bản
thân Người. Và chúng ta tiếp tục xin Chúa can thiệp để chứng minh "Người
là ai". Tuy nhiên, chúng ta đã được khuyến cáo: “Người ta có thể nhìn mà
không thấy, nghe mà không hiểu” (Mc 4,12) và "mặc dù Đức Giêsu đã làm
những dấu lạ rất lớn trước mắt họ, họ đã không tin Người" (Ga 12,37) Điều
đó cho chúng ta hiểu, tại sao một số Kitô hữu nghi ngờ những phép lạ, và Giáo
Hội phải thận trọng thế nào, khác với những hạng người “buôn thần b án
thánh".
Người
lấy làm lạ vì họ không chịu tin.
Sự
khước từ đức tin dường như là một đặc điểm trong suốt giai đoạn hai của tác vụ
Đức Giêsu. Giờ đây Đức Giêsu đối diện với hiện tượng không tin. Đôi khi chúng
ta cũng có cảm tưởng rằng đó là một hiện tượng tiêu biểu của thế giới ngày nay,
như thể chỉ có những thời đại trước mới là thời đại của đức tin. Vẫn thường xảy
ra là người ta lên án Giáo Hội: "Người ta không còn dạy tôn giáo nữa,
người ta không dạy giáo lý nữa". Vì thế khi Đức Giêsu đích thân giảng dạy
trong làng của Người, là nơi thanh sạch và dành riêng cho Người cư ngụ, thế mà
Người cũng không khơi dậy được đức tin. Ngày nay, biết bao bậc cha mẹ đứng
trước một hiện tướng như thế, trước con cái của họ. Chính Đức Giêsu, dù là Đấng
chí thánh cũng đã gặp những người không tin trong thân nhân của Người. Sự bất
lực của Đức Giêsu trước thái độ không tin của những người đồng hương, biểu lộ
sự hoàn toàn tôn trọng tự do của con người: Đây là hình ảnh biểu lộ thái độ tôn
trọng của Thiên Chúa đối với tự do mà Người đã tạo ra. Sự bất lực bí nhiệm
"thần thiêng" này, phải làm chúng ta suy nghĩ sâu xa: Đức tin của chúng
ta có thể không vững phắc như chúng ta tưởng, Đức tin là một thực tại mỏng giòn
và thường bị đe dọa.
Rồi
Đức Giêsu đi khắp các làng mà giảng dạy.
Ở
đây tôi nhận được bài học quý giá cho những thất bại của tôi. Đứng trước thất
bại chua cay mà Đức Giêsu đã gặp tại Nagiarét, thay vì chịu thua, Người lại lên
đường tiếp tục. Người lấy làm ngạc nhiên vì sự cứng lòng của họ. Thánh Maccô
ghi lại vắn tắt như thế? Thật khó mà đón nhận thất bại, và chân thành rút ra từ
đó những hệ quả tích cực, nếu không chịu ngã thua.
Ba
bài đọc Chúa nhật hôm nay đến với chúng ta về một thứ "linh đạo của thất
bại" Chúa ra lệnh cho ngôn sứ Êgiêkiel (2,15) phải đứng vững đương đầu với
một dân tộc đang khước từ sứ điệp của Người. Còn Thánh Phaolô (2Cr 22,7-10)
ngài thú nhận đã bị một "mũi dằm đâm vào thịt", một thất bại mà Ngài
đã không chiến thắng được. Trước một nỗ lực hoán cải mà không tiến bộ, hay
trước một tình huống đau thương nào đó chúng ta có vượt thắng được sự chán nản
không?
Chú giải của
Fiches Dominicales
“BỤT NHÀ KHÔNG THIÊNG”
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI
1. Dân làng Nagiarét ngạc nhiên mà không tin
Trong thời gian rao giảng Tin Mừng ở Galilê, Đức Giêsu
hẳn đã có nhiều dịp trở về Nagiarét. Thế nhưng Tin Mừng nhất lãm (Mt 13,54-58;
Lc 4,16tt; Mc 6,1-6) đã chỉ ghi lại có một lần viếng thăm này mà thôi, bởi lẽ
đối với các ngài, thái độ rẻ rúng của dân làng Nagiarét đối với Đức Giêsu trong
lần viếng thăm ấy, đã mang ý nghĩa tiêu biểu cho thái độ chối từ của dân Do
Thái mà Người đã phải hứng chịu.
Phần đầu của buổi viếng thăm này rất giống với những gì
Maccô kể ra ở 1,21: thiên hạ đều sửng sốt về lời giảng dạy của Đức Giêsu. Nhưng
phần kết thúc của hai bài tường thuật lại khác nhau hoàn toàn. Ở đây, nơi quê
quán của Người, những người nghe cảm phục, rồi lại mau chóng thay lòng đổi dạ,
không tin Chúa, tiên vàn họ đều là những người cùng làng xóm với Người. M.E.
Boismard tự hỏi: Làm sao giải thích sự thay đổi tình hình như vậy? Ông gợi ý:
"Có thể là vì thời Đức Giêsu, người Do Thái vốn có một niềm tin khá phổ
biến như sau: Đấng Kitô phải có một nguồn gốc siêu phàm huyền nhiệm. Sau này
trong buổi đối thoại với một người Do Thái là Tryphon, thánh Giúttinô (khoảng
năm 150) sẽ làm vang vọng lại nếm tin này khi kể lại ý kiện sau đây của những
học giả Do Thái: "Nếu có người nói rằng Đấng Mêsia đã đến rồi, người ta
đâu biết ai. Chỉ khi Ngài tỏ mình ra trong vinh quang, là người ta sẽ nhận ra
ngay ngài là Đấng Mêsia" (Dial. 110,1).
Đó đúng là luận điệu của những người làng Nagiarét; mà
cũng là luận điệu của cư dân Giêrusalem được Tin Mừng Gioan tường thuật:
"Ông ấy, chúng ta biết ông xuất thân từ đâu rồi, còn Đấng Kitô khi Người
đến, thì chẳng ai biết Người xuất thân từ đâu cả", nghĩa là không ai biết
rõ nguồn gốc của Người (Ga 7,27). Đối với những dân làng Nagiarét cũng vậy, Đức
Giêsu không thể là Đấng Mêsia được, vì người ta biết rõ Người, biết cả tông chi
họ hàng của Người nữa" (Jésus, un homme de Nagiareth, Cerf, 1996, trang
84).
- Cụ thể là họ biết rõ nghề nghiệp của Người: "Ông
ta không phải là bác thợ mộc sao?" (thời ấy nghề thợ mộc không chỉ chuyên
lo về mộc, mà cũng còn lo cả việc xây cất nhà cửa nữa).
- Họ biết rõ bà thân mẫu của Người: "Ông ta không
phải là con bà Maria sao?”
- Họ biết bà con họ hàng của Người: "Ông ta không
phải là anh em của các ông Giacôbê, Giuse, Giuđa và Simon sao? Chị em của ông
không phải là bà con cùng xóm với chúng ta sao?”.
Thế nên, làm sao mà họ nhận biết được Người là vị ngôn
sứ, Đấng được Thiên Chúa sai đến để nói nhân danh Chúa? Họ ‘hoàn toàn vấp ngã’
(sát nghĩa là bị xì-căng-đan) vì Người”. Đức Giêsu người đồng hương của họ, mà
trước đây họ lấy làm vui sướng đón tiếp, thì giờ đây lại trở nên một chướng
ngại vật khiến họ vấp ngã.
2. Đức Giêsu “ngạc nhiên" vì họ cứng lòng tin và
đành bó tay.
- Con người mà, các môn đệ đã từng thấy truyền lệnh cho
sóng yên bể lặng (Tin Mừng Chúa Nhật 12), xua đuổi quỷ dữ (phép lạ chữa người
bị quỷ ám ở Ghêrasa 5,1-20), cho người đàn bà mang bệnh bất trị được khỏi và
đem cô gái con ông Giairô ra khỏi giấc ngủ ngàn thu, thì nay bỗng trở thành kẻ
bất lực, vô phương, ‘ngạc nhiên’ vì những người đồng hương của mình cứng lòng
tin. Maccô chẳng e ngại khi phải viết lời này: "Người đã không thể làm
được phép lạ nào tại đó? Không phải là vấn đề thiếu yếu tố tâm lý cần thiết cho
sự lành bệnh, mà chính là tại thiếu lòng tin, vì có tin thì "phép lạ"
mới có được ý nghĩa đích thực. Nên Đức Giêsu đành phải mượn ý câu ngạn ngữ
"Bụt nhà không thiêng" mà kết luận rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng,
thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình, hay giữa đám bà con thân thuộc, và
trong gia đình mình mà thôi”.
- Nhưng không gì có thể ngăn chặn được tính năng động của
Lời. Thái độ chối từ của người làng Nagiarét, cũng như sự ngạc nhiên thúc thủ
của Đức Giêsu, đều đã loan báo tấn bi kịch về cuộc khổ nạn và sự thất bại tỏ
tường của Thập giá; mà còn mở ra việc Đức Giêsu khai trương đi rao giảng cho
‘các làng chung quanh’ loan báo trước chiến thắng phục sinh và công việc truyền
giáo cho các dân ngoại.
- Đây là đoạn bản lề phân chia Tin Mừng Maccô thành hai
phần rõ rệt.
+ Một giai đoạn đang hoàn thành. Trong suốt giai đoạn này
vấn đề nhân tính của Đức Giêsu không ngừng được vang lên như một điệp khúc:
"Vậy người này là ai?”.
- Về phía các môn đệ, vấn đề luôn mở ra: "Vậy người
này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh? Các môn đệ đã khởi sự đi vào
gia đình đích thực của Đức Giêsu, gia đình của những người thực hành ý muốn của
Thiên Chúa (3,31-35). Rồi đây sau cơn hốt hoảng của Ngày Thứ Sáu Thánh, các ông
sẽ có thể tuyên xưng Đức Giêsu, Đấng bị đóng đinh, chết, sống lại là "Đấng
Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (lời tuyên xưng của viên đại đội trưởng
Rôma nơi Maccô 1 5,39).
Về phía dân làng Nagiarét, vấn đề được khép lại:
"ông ta không phải là bác thợ mộc, con bà Maria sao? Câu hỏi đó đã là điềm
báo trước con đường bi thảm của hiện tượng này: thái độ chối từ Chúa.
+ Một giai đoạn mới đang mở ra. Giai đoạn đó sẽ đưa ta đi
từ việc tham gia công việc truyền giáo của Nhóm Mười Hai (Tin Mừng Chúa nhật
tới) để rồi cùng tuyên xưng lòng tin với Phêrô (8,26).
BÀI ĐỌC THÊM.
1) “Đức Giêsu đối mặt với thái độ không tin”
(Cahiers-Evangile, số 1/2 trang 53).
Câu chuyện Đức Giêsu đến Nagiarét (6,1-6) xoay quanh vấn
đề không tin và tạo nên bức tranh tương phản với chuyện xảy ra trước đây.
“Đức Giêsu lấy làm lạ vì họ không tin" (6,6). Một sự
kiện thật là tương phản với loạt phép lạ xảy ra trước đây, và chứng tỏ rằng để
nhận ra được Đức Giêsu có quyền làm cho kẻ chết sống lại, người ta phải có một
lòng tin đến thế nào.
Tới Nagiarét, nơi quê quán của Người lúc này Đức Giêsu
phải đối mặt với thái độ không tin của con người. "Người đã không thể làm
được phép lạ nào tại đó, ngoại trừ đặt tay trên vài bệnh nhân và chữa lành họ”.
Việc Người không thể làm được phép lạ ở đây có liên quan tới thái độ không tin
của những người trong cuộc chứ không phải do yếu tố tâm lý nơi người bệnh vốn
cũng là điều kiện cho người ấy được khỏi. Không có bối cảnh của lòng tin, phép
lạ chẳng còn ý nghĩa gì, và sẽ không thể nói đến phép lạ.
Đức Giêsu đã phải sửng sốt vì thái độ không tin này. Ta
hãy xem Người đã tỏ thái độ thế nào với các môn đệ khi gặp bão táp: "Sao
nhát thế”. Làm sao mà anh em vẫn chưa có lòng tin?" (4,40). Người ta không
có lòng tin là điều Chúa không hiểu nổi, thì ngược lại, khi thấy một lòng tin
mạnh như thế, ngoài Israel, Người tỏ ra rất ngạc nhiên như Matthêu và Luca ghi
nhận (Mt 8,10, Lc 7,9) Còn trong trường hợp này, Đức Giêsu đang ở quê nhà, giữa
đám bà con họ hàng. Người đã nói với họ rằng: "Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì
cũng chỉ là ở chính quê hương mình hay giữa đám bà con thân thuộc và trong gia
đình mình mà thôi" (6,4). Chỉ có mình Máccô, nhấn mạnh và xác định rõ là
"giữa đám bà con thân thuộc". Tại Nagiarét, người ta lại thấy có sự
phân biệt trong liên hệ "ai là mẹ tôi" đã diễn tả trước đây
(3,20-35). Ở đây sự thu hẹp (về liên hệ) còn rõ nét hơn. Bởi lẽ có lần Chúa đã
xác định gia đình mới của Người là những ai nghe Lời Chúa, những kẻ mà trong
một buổi gặp gỡ trước đây được mô tả là ngồi chung quanh Chúa. Lúc này Đức
Giêsu và các môn đệ Người lại giữ khoảng cách với những người đứng ở ngoài,
những người không thuận với Người.
Trước đây có lời chép rằng: “Ai nghe Lời Chúa, người ấy
là bà con thân thuộc với Tôi" (3,35). Còn ở đây, Người muốn tỏ cho thấy
rằng ai tin, người ấy là bà con thân thuộc của Người. Nghe lời Chúa và tin vào
Người là hai mặt luôn kết hợp hài hòa và bổ túc lẫn nhau.
2) “Ta biết người ấy quá mà"
(Đức Cha L.Daloz trong "Qui don est-it?",
Desclée de Brouwer, trang 37-38).
"Nếu lòng tin tạo khả năng đón nhận ơn cứu độ Chúa
mang đến, thì sự thiếu lòng tin dựng lên hàng rào ngăn cản. Ở Nagiarét, Đức
Giêsu không thể làm được một phép lạ nào, dù là đang ở tại quê nhà, giữa đám bà
con thân thuộc của mình. Ở giữa đám bà con, mà Người phải "lấy làm lạ vì
họ không tin”. Đức Giêsu lấy làm lạ. Còn họ khi được nghe lời Người giảng dạy ở
hội đường thì "rất đỗi ngạc nhiên”. Đôi bên ngạc nhiên nhau, một thứ không
hiểu nhau. Ở đây sự gần gũi với Đức Giêsu lại nên như bức màn che giấu mầu
nhiệm về bản thân Người. Người đang có mặt ở đây, rõ ràng là người đồng hương
của ta. Người ta biết Người rành rọt: biết nghề nghiệp của Người, biết bà mẹ và
các anh chị em của Người. Họ biết tất cả, mà cái cốt yếu thì lại không biết.
Bác thợ mộc Giêsu, người Nagiarét đã phải kín đáo lắm, bình dị lắm, phải y hệt
như mọi người, "chẳng có dấu hiệu gì đặc biệt. Bởi đâu ông ta được như
thế”. Ông ta được khôn ngoan như vậy nghĩa là làm sao?". Như vậy, Đức
Giêsu đã tỏ ra hoàn toàn là người, hoàn toàn là một người Nagiarét, nên ở quê
hương mình, người ta không thể công nhận được rằng ngoài những điều mà tới nay
ai nấy vốn đã có thể biết, Người còn có gì hơn nữa. Từ bé đến nay, việc ta quen
lui tới với Chúa, với nhiều cách thế để được nghe nói về Người phải chăng đôi
khi cũng là bức màn che giấu đi cái cốt yếu? Người môn đệ đích thực của Chúa
lúc nào cũng phải mới để có khả năng đón nhận. Người ấy biết rằng Đức Giêsu
không chỉ như mình hiểu biết. Người ta không thể đóng khung hạn định được
Người. Người luôn vượt khỏi tầm tay của ta và vượt xa điều ta hiểu biết về
Người. Ta có hiểu biết Người ở đời này, thì cũng như biết qua tấm gương mù mờ
thôi. Khi nói về Đức Giêsu, phải chăng ta hay đưa ra những thông tin về Người,
những thông tin có thể tạo ảo tưởng là ta biết đủ rồi mà không mời gọi ta tiến
thêm lên, hay là ta cố gắng đi sâu vào sự gặp gỡ với chính bản thân và huyền
nhiệm của Người?"
3) "Chỉ có tin với tin"
(G.Bessière, trong "Dieu si proche. Năm B",
DDB, trang 120-121).
Thật cũng lạ: Đức Giêsu lấy làm lạ vì những đồng hương
của Người lại thiếu lòng tin. Vậy mà những người đồng hương của Người thảy đều
là kẻ tin Thiên Chúa, một Thiên Chúa cứng rắn, thảy đều đã từng hội họp với
nhau ở hội đường. Họ đều là những kẻ có lòng tin từ đầu đến chân, như tục ngữ
nói. Lòng trí họ không một dấu vết do dự hay ngờ vực nào. Họ tôn thờ Chúa là
Đấng tạo dựng vạn vật và điều khiển dòng lịch sử. Thời đó, đâu đã có những
người vô thần hay những kẻ không tin như ngày nay!.
Họ
có lòng tin không? Tất nhiên có. Nhưng lòng tin Đức Giêsu đòi hỏi người ta ở
đây, không phải chỉ là lòng tin vào Thiên Chúa, theo kiểu cha truyền con nối,
mà chính là tin vào Người bác thợ mộc của làng. Liệu một bác thợ mộc mà người
ta biết rõ cha mẹ và tất cả bà con của ông, lại có thể đòi hỏi người ta phải
tin vào mình như tin vào Thiên Chúa chăng? Nè, còn hơn thế nữa kìa, lòng tin mà
con người ấy muốn, không phải là một mớ những điều phải tin, nhưng là sự đảo
lộn cuộc sống: "Ai liều mạng sống mình vì Tôi và vì Tin Mừng, thì sẽ cứu
được mạng sống ấy”. Người còn nói: phải đi theo Người, phải cho đi và hiến
thân, phải yêu mến cả kẻ thù, phải vác thập giá mình... Nào, chúng ta hãy lật
ngửa các con bài (quyết định). Chúng ta đây là những kẻ tin; chúng ta đây
"có" (than ôi!) lòng tin, mà có thật là ta đang vạch đường đời ta đi
trong niềm tin như Đức Giêsu đã đề ra không? Xin đừng trả lời quá gấp".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét