Trang

Thứ Bảy, 13 tháng 6, 2015

SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU BÀI HÁT

SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU BÀI HÁT


1. Bài hát có cử điệu

  • Là bài hát ngắn, có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu đơn giản, để diễn tả nội dung từng câu, từng ý trong bài hát.
  • N.B.: Có loại Bài hát suông, Bài hát có vỗ tay, Bài hát có động tác, Bài hát có vũ điệu.
  • Nhờ các cử điệu, người hát bộc lộ các nhân đức và tâm tình vào bài hát như: xác tín, phó thác, yêu mến, diễn tả lòng tri ân, sự kính trọng, vui tươi, vâng phục, hồn nhiên.. .

2. Chuẩn bị

  • Về bài hát: chọn bài ngắn, câu cân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, ý tứ dễ thương, theo nhịp 2/4 hoặc 3/4 nhẹ nhàng.
  • Cử điệu kèm theo: Mỗi câu chỉ chọn 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, theo nhịp. Thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp chân bước nhịp, di chuyển, hài hoà ánh mắt, nét mặt.
  • Về hình thể: vòng tròn cho sinh hoạt ngoài trời ; bán cung cho nghi thức, cầu nguyện, tĩnh tâm, có thể ngay trong lớp với các bàn ghế ...
  • Về Linh hoạt viên: nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu, cách chậm rãi và rõ ràng, sau đó tập nháp và làm chính thức. Có thể giới thiệu sơ về ý nghĩa bài hát trước hoặc đang khi tập.

3. Kỹ thuật diễn xuất

GLV cần có nhiều sáng kiến, biến báo, sâu sắc mới dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện cử điệu đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng. Cần lưu ý:

1. Thống nhất đầu - cuối: nhanh - chậm, dí dỏm - trang trọng, sôi nổi - dịu dàng, sao cho hợp với bài hát. Có thể kết hợp tiếng hô - hò - băng reo để tạo bầu khí sinh động.
2. Thống nhất thứ tự: Trái - Phải: tay trái, chân trái trước, phải làm sau. Thượng - Hạ. Tiền - Hậu, vòng Ngoại - Nội.

SÁNG TÁC CÂU HÒ VỚI THƠ LỤC BÁT

1. Câu hò trong Giáo lý

Hò là loại hình sinh hoạt rất gần gũi, đơn sơ, rất phổ biến, nhưng lại đầy tính văn hoá và nghệ thuật của dân tộc Việt nam.

Chỉ cần đôi câu Lục – Bát, vài câu Hò – Hụi, khi được một người khởi xướng có thể nhanh chóng gây bầu khí vui tươi, phấn khởi.

Bài giáo lý, Lời Chúa, có thể đúc kết thành đôi câu Lục – Bát, được xướng lên, sẽ giúp học viên ghi nhớ bài học, làm cho bài dạy được sinh động.

2. Luật thơ Lục-Bát

Gồm 2 nguyên tắc cơ bản
1). Luật Bằng-Trắc: (B) – (T)
  • Thông thường: B . . . T . . . B,
B . . . T . . . B . . . B.
Tình yêu Thiên Chúa cao vời,
Hiến ban Con Một, cứu người trần gian
  • Bất thường : . . T . . . B . . . B,
. . . B . . . T . . . B . . . B.
Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.

2). Luật gieo vận, một nguyên tắc bắt buộc:
  • Từ cuối câu 6 ăn vần với từ thứ 6 của câu 8.
  • Từ cuối câu 8, nếu còn câu 6 kế sau, phải ăn vần với từ cuối câu 6 đó.
Là con Chúa cả trên trời,
Em luôn sống đúng những lời Chúa ban

3. Thực hiện câu hò

1) A li hò lờ:
- Sau câu 6 chữ: Tất cả : “A li hò lờ”
- Đến câu 8: sau 4 chữ đầu : “A li hò lờ”
- Sau 4 chữ còn lại: vỗ tay theo nhịp, và hò câu:
“Hò lơ, hó lơ, lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ, hò lơ, hó lơ”.
Vd: Tình yêu Thiên Chúa bao la,(Ali)
Ngài yêu ta trước,( Ali.) (trước) khi ta yêu Ngài.(Hò..)

2) Hò dô ta:

- Ký hiệu *, thì hô : DÔ TA.
- Ký hiệu #, thì hát : Dô tà, dô tà là hò dô ta, dô ta.
Vd: Đèo cao * thì mặc đèo cao *,
Nhưng lòng ta quyết *, còn cao hơn đèo#.
Lưu ý: Mở đầu bằng câu gọi: “Ơ này anh chị em ơi”,
hay: “Ơ này anh Hai, cô Ba đó ơi”! để thêm khí thế.
-----------------
GLGT Saigon

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét