VUI HỌC THÁNH KINH 47 :
THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ
Tin Mừng thánh Gioan 20,24-29
Ngày 3 tháng 7
Tin Mừng
24 Một
người trong Nhóm Mười Hai, tên là Tô-ma, cũng gọi là Đi-đy-mô, không ở với các
ông khi Đức Giê-su đến.25 Các môn đệ khác nói với ông: "Chúng tôi đã được
thấy Chúa!" Ông Tô-ma đáp: "Nếu tôi không thấy dấu đinh ở tay Người,
nếu tôi không xỏ ngón tay vào lỗ đinh và không đặt bàn tay vào cạnh sườn Người,
tôi chẳng có tin."26 Tám ngày sau, các môn đệ Đức Giê-su lại có mặt trong
nhà, có cả ông Tô-ma ở đó với các ông. Các cửa đều đóng kín. Đức Giê-su đến,
đứng giữa các ông và nói: "Bình an cho anh em."27 Rồi Người bảo ông
Tô-ma: "Đặt ngón tay vào đây, và hãy nhìn xem tay Thầy. Đưa tay ra mà đặt
vào cạnh sườn Thầy. Đừng cứng lòng nữa, nhưng hãy tin."28 Ông Tô-ma thưa
Người: "Lạy Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con! "29 Đức Giê-su bảo:
"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin. Phúc thay những người không thấy mà tin!
"
24 Thomas, called Didymus, one of the Twelve, was not with them
when Jesus came.
25 So the other disciples said to him, "We have seen the
Lord." But he said to them, "Unless I see the mark of the nails in
his hands and put my finger into the nailmarks and put my hand into his side, I
will not believe."
26 Now a week later his disciples were again inside and Thomas
was with them. Jesus came, although the doors were locked, and stood in their
midst and said, "Peace be with you."
27 Then he said to Thomas, "Put your finger here and see my
hands, and bring your hand and put it into my side, and do not be unbelieving,
but believe."
28 Thomas answered and said to him, "My Lord and my
God!"
29 Jesus said to him, "Have you come to believe because you
have seen me? Blessed are those who have not seen and have believed."
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề
của hình này là gì?
…………………………………………….
* Bạn hãy
viết câu Tin Mừng thánh Giaon 20,29
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
…………………………………………….
"
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. Tên gọi khác của ông Tôma là gì? (Ga 20,24)
a.
Bôanêghê
b. Điđymô
c. Tađêô
d. Giôsuê
a2. Lần hiện ra đầu tiên, môn đệ nào vắng mặt?
(Ga 20,24)
a. Môn đệ Phêrô
b. Môn đệ Gioan
c. Môn đệ Giacôbê
d. Môn đệ
Tôma
a3. Khi hiện ra với các môn đệ, Đức Giêsu đã nói
gì? (Ga 20,27)
a. Thầy
đây, đừng sợ
b. Thầy đã
sống lại rồi
c. Bình an
cho anh em
d. Anh em
hãy tin thầy
a4. Khi nghe các môn đệ kể lại việc Đức Giêsu
hiện ra, ông Tôma muốn gì? (Ga 20,25)
a. Muốn
thấy dấu đinh của Đức Giêsu
b. Muốn xỏ
ngón tay vào lỗ đinh
c. Muốn
đặt bàn tay vào cạnh sườn Đức Giêsu
d. Cả a, b
và c đúng
a5. Khi gặp Đức Giêsu phục sinh, ông Tôma đã nói
gì? (Ga 20,28)
a. Lạy
Chúa của con, con đã tin
b. Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con
c. Lạy
Thầy, con tin
d. Lạy
Thầy, con đã thấy, con tin Thầy.
B.
b1. Biệt danh của tông đồ Tôma là Điđymô. Điđymô có nghĩa là gì?
a. Song
sanh
b. Sấm sét
c. Ánh
sáng
d. Bình an
b2. Thánh Tôma người ở đâu?
a. Galilê
b. Bêlem
c. Xiđôn
d. Bêtania
b3. Theo truyền thống, trong hình vễ thánh Tôma,
người ta vẽ tay ngài cầm cái gì?
a. Thanh
gươm
b. Bông
huệ
c. Cây gậy
d. Cái
thước thợ nề
b4. Thánh Tôma chết vào năm 72, ngài được phúc tử
đạo bằng cách nào?
a. Chém
đầu
b. Treo cổ
c. Bị đâm
bằng giáo
d. Lăng
trì
b5. Theo truyền thống, thánh Tô ma đã đến truyền
giáo nơi này :
a. Trung
Hoa
b. Tây Ban
Nha
c. Ấn độ
d. Rô ma
III. Ô CHỮ
Những gợi ý
01. Đức Giêsu bảo ông Tôma đừng … …… . (Ga 20,27)
03. Ông Tôma muốn đặt bàn tay vào đâu của Đức
Giêsu? (Ga 20,25)
04. Ai hiện ra với các môn đệ khi các cửa đều
đóng kín? (Ga 20,26)
05. Ông Tôma muốn xỏ cái gì vào lỗ đinh nơi người
Đức Giêsu? (Ga 20,25)
06. Khi hiện đến đứng giữa các môn đệ, Đức Giêsu
chúc điều gì cho các ông? (Ga 20,26)
07. “Phúc cho những người … … … mà tin”. (Ga 20,29)
Hàng dọc : Chủ đề của ô chữ này là gì?
IV. CÂU THÁNH KINH HỌC THUỘC LÒNG
"Vì
đã thấy Thầy, nên anh tin.
Phúc thay những người không thấy mà tin! “
Tin Mừng thánh Gioan 20,29
NGUYỄN
THÁI HÙNG
Lời giải đáp VUI HỌC THÁNH KINH
THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ
I. HÌNH TÔ MÀU
* Chủ đề :
Chúa Giêsu
hiện ra với Tôma
* Tin Mừng
thánh Giaon 20,29
"Vì đã thấy Thầy, nên anh tin.
Phúc thay những người không
thấy mà tin! "
II. TRẮC NGHIỆM
A.
a1. b.
Điđymô (Ga 20,24)
a2. d. Môn đệ Tôma (Ga 20,24)
a3. c.
Bình an cho anh em (Ga 20,27)
a4. d. Cả
a, b và c đúng (Ga 20,25)
a5. b. Lạy
Chúa của con, lạy Thiên Chúa của con (Ga 20,28)
B.
b1. a. Song sanh
b2. a.
Galilê
b3. d. Cái
thước thợ nề
b4. c. Bị đâm bằng giáo
b5. c. Ấn
độ
III. Ô CHỮ
01. Cứng
lòng (Ga 20,27)
03. Cạnh
sườn (Ga 20,25)
04. Đức
Giêsu (Ga 20,26)
05. Ngón
tay (Ga 20,25)
06. Bình
an (Ga 20,26)
07. Không
thấy (Ga 20,29)
Hàng dọc : Lòng tin
GB. NGUYỄN
THÁI HÙNG
(VUI HỌC
THÁNH KINH 47:
CHÚA GIÊSU
& 13 TÔNG ĐỒ 2)
Thánh Tôma Tông Đồ
Nỗi oan Tôma
ĐGM Giuse Vũ Duy Thống
Thật ra,
đi liền với danh xưng Tôma lại là một bài học dẫn đến niềm tin, và cũng còn đó
lời gọi sống sao cho mối phúc thứ chín, như người ta gọi về lời Chúa Giêsu kết
thúc trang Tin Mừng hôm nay “Phúc cho kẻ không thấy mà tin”, được trở thành
hiện thực trong đời mỗi Kitô hữu.
Nỗi oan
Tôma
Đối với
phần đông tín hữu Việt Nam, danh xưng Tôma khơi gợi về một thái độ, rất riêng
tư nhưng cũng rất điển hình, chẳng những không tích cực mà xem ra còn để lại
nhiều tai tiếng. Gặp một tâm hồn cứng cỏi trước những biểu cảm của niềm tin,
người ta đã khéo ví von “cứng lòng như Tôma”; thấy ai biểu lộ do dự hoặc nghi
ngờ trước những sự kiện tôn giáo, người ta đã vội đưa vào gia phả “con cháu
thánh Tôma”. Kể cũng oan.
Thật ra,
đi liền với danh xưng Tôma lại là một bài học dẫn đến niềm tin, và cũng còn đó
lời gọi sống sao cho mối phúc thứ chín, như người ta gọi về lời Chúa Giêsu kết
thúc trang Tin Mừng hôm nay “Phúc cho kẻ không thấy mà tin”, được trở thành
hiện thực trong đời mỗi Kitô hữu.
1. Lạy
Chúa tôi, lạy Thiên Chúa của tôi
Niềm tin
của Tôma vào Đấng Phục Sinh là cả một chặng đường trong đó yếu tố trước hết chính
là cộng đoàn: “Chúng tôi đã được thấy Chúa”. Chính vì chứng từ của cộng đoàn
này mà Tôma đã tự vấn để rồi sau đó mới đi tới đức tin. Ngay việc các môn đồ
hội họp vào ngày thứ nhất trong tuần cùng với lời chúc bình an của Đấng Phục
Sinh, làm bối cảnh hình thành truyện Tôma, cũng cho thấy vai trò của cộng đoàn
trong việc khai sinh đức tin nơi một người.
Nhưng yếu
tố chủ động hơn phải được tìm thấy trong phản tỉnh của cá nhân ông. “Nếu tôi
không thấy… tôi không tin”. Câu nói tự phát ấy đã trở thành tai tiếng khiến
nhiều người nghĩ rằng Tôma là một kẻ cứng đầu cứng cổ, đòi hỏi, nghi ngờ. Nhưng
thực ra, ông là người thực tiễn. Chính nhờ ông lên tiếng mà ta mới thấy rõ hơn
thế nào là trăn trở của đức tin thuở ban đầu và thế nào là nỗ lực cá nhân làm
cho niềm tin có được bản sắc riêng không thể lẫn với người khác. Nếu hôm trước
Tôma đòi thấy mới tin, thì tám ngày sau, qua tiếp xúc cá nhân với Đấng Phục
Sinh, ông đã tuyên xưng không phải bằng công thức chung nữa, mà bằng một cách
rất riêng làm thành đỉnh cao tuyên tín Phục Sinh: “Lạy Chúa tôi, lạy Thiên Chúa
của tôi”.
Và niềm
tin chỉ có thể đạt được kết quả khi có yếu tố quyết định chính là hồng ân Thiên
Chúa, như một bao trùm từ khởi sự cho đến hoàn thành. Nguyện vọng của Tôma xem
ra ngược ngạo, nhưng đã được Đức Giêsu thanh luyện, để cuối cùng khi dâng lời
tuyên tín, cũng là lúc ông được dẫn vào một nhận thức mới mẻ hoàn toàn. Thay vì
phải thấy mới tin, ông nhận ra rằng phải tin mới thấy trọn vẹn : thấy Đấng Phục
sinh và con người Giêsu cũng là một, thấy Đấng Phục sinh rốt cuộc là Chúa và là
Thiên Chúa của mình, và thấy niềm tin vượt lên tất cả sẽ trở thành hạnh phúc.
2. Đừng
cứng lòng, nhưng hãy tin
Chuyện
lòng riêng của Tôma cũng là chuyện lòng chung của muôn lòng tín hữu. Từ nỗi oan
Tôma, ngày nay người ta hiểu hơn rằng niềm tin không phải là một yếu tố đơn
thuần, mà là một tổng hợp giữa ơn thánh và nghị lực con người, trong đó có cộng
đoàn và mỗi cá nhân.
Chỉ dựa
vào ơn thánh, người ta có nguy cơ rơi vào thái độ coi mọi sự là bởi Chúa nên
không cần phải đào sâu tìm hiểu nữa. Có biết đâu tin như thế là không còn tin
nữa, mà một cách nào đó đã là cả tin. Vì tin tất cả nên cả tin, hay vì cả tin
nên tin tất cả ? Chỉ dựa vào lý trí, người ta lại có nguy cơ khác là thái độ
muốn giới hạn tri thức về thực tại và tiêu chuẩn của kinh nghiệm khả giác hoặc
khả năng suy luận : những gì không hiểu, không đo lường sờ chạm, đều bị chối
từ. Có biết đâu tin như thế cũng không còn là tin nữa, mà xem ra lại gần với sự
bất tín ! Nếu chỉ dựa vào cộng đoàn thôi, người ta còn có thêm một nguy cơ nữa
là thái độ tiêu cực. Bên ngoài có vẻ ngoan ngùy, nhưng thực chất là dấu hiệu
của một niềm tin hời hợt. Lúc đạo giáo hưng thịnh xem ra không có vấn đề, nhưng
khi sự đạo phải bước vào thầm lặng thì biết đâu bởi vì dễ tin nên cũng dễ bỏ niềm
tin trước bất cứ ai ?
Thành ra,
phải xem trường hợp Tôma như một kinh nghiệm, và cần xem chặng đường niềm tin
của ông như một kinh điển cho niềm tin đang dấn bước đi trong cuộc sống. Đừng
cứng lòng ! Phải chăng là lời gọi hãy xa đi những thái độ không phù hợp, để
chẳng những tránh được khủng hoảng, mà dường như còn nghe lại từng ngày lời ân
cần đã một lần ngỏ với Tôma ở cuối chặng đường gặp gỡ: “Nhưng hãy tin !”
3. Phúc
cho kẻ không thấy mà tin
Cũng từ
nỗi oan Tôma, tín hữu hôm nay cảm nhận hơn niềm vui trong đức tin của mình.
Niềm vui của Tôma là được thấy Chúa nên tin, còn niềm vui của đời tín hữu lại
là tin để được thấy Chúa. Tin như thế là một hạnh phúc.
Trong hạnh
phúc ấy, sau này các tông đồ đã qui tụ cho Chúa những kẻ tin, và những kẻ tin
sơ khai đã vui mừng cử hành niềm tin của mình một cách sống động, không những
qua nghi thức phụng vụ, mà còn qua cách sống cộng đoàn biết chia sẻ và phục vụ
lẫn nhau, và niềm hạnh phúc, cuối cùng, sẽ là sức mạnh chiến thắng.
Nhưng với
kẻ tin hôm nay, tất cả vẫn còn ở phía trước. Bổn phận của ta là phải khổ công
vun đắp niềm tin của mình sao cho thắm đượm hồng ân Thiên Chúa mà vẫn không
quên nỗ lực đóng góp của con người, sao cho chan hòa với nhịp sống cộng đoàn mà
vẫn không triệt tiêu bản sắc cá nhân. Và một khi niềm tin muốn khơi dậy niềm
tin, thì cái bổn phận kia đã trở thành trách nhiệm loan báo hạnh phúc cho những
người đồng thời.
Tuy nhiên,
phải thú nhận rằng niềm tin hạnh phúc ấy còn lắm nhạt nhoà. Đó đây trong nhịp
sống chung Giáo Hội cũng như trong nếp sống riêng mỗi tín hữu, vẫn có thể có
những lúc ngại tin hoặc chậm tin vào điều mình không thấy. Nhất là phải hy sinh
những hạnh phúc chính đáng thấy được để vươn đến một thứ hạnh phúc ở ngoài tầm
nhìn khả giác. Quả là vất vả. Nhưng chính lúc ấy, Tôma xuất hiện như một người
bạn tri âm, như một người thầy đã từng trải nghiệm. Và lời Đức Giêsu nói với
ông lại trở thành lời vỗ về đem lại sức mạnh. Nghe trong mối phúc thứ chín có
lời dặn dò : muốn thấy điều mình tin, hãy bắt đầu bằng cách tin điều mình không
thấy; và chừng như cũng có lời ước hẹn :tin điều mình không thấy sẽ được thấy
điều mình tin.
Ngày nay
nỗi oan Tôma vẫn còn đó. Một mình ông chịu tai tiếng để sau này người ta biết
đường mà tránh. Một mình ông chịu quở là cứng lòng tin để tín hữu hiểu rằng phải
vượt trên những điều nhìn thấy mới gặp được lối đi hạnh phúc của niềm tin. Và
như thế, liệu ta có thể bảo rằng nỗi oan Tôma là một nỗi oan hạnh phúc ? Cùng
với mầu nhiệm đức tin khi bánh rượu được truyền phép hôm nay, ta sẽ lặp lại lời
tuyên xưng của Tôma. Để xin thêm đức tin cho những tấm lòng còn nghi ngại, củng
cố đức tin cho những người đang yếu đuối, và xin được hạnh phúc cho mọi kẻ tin.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét