Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Éric Salobir: “Linh mục thì thầm vào tai các công ty GAFA

usbeketrica.com, Tiffany Blandin, 2018-05-05


Linh mục Éric Salobir, 47 tuổi, người đứng đầu Ủy ban kỹ thuật thông tin và truyền thông (Optic) của Dòng Đa Minh. Nhà nghiên cứu ngày càng có ảnh hưởng, nhất là trong việc tổ chức các cuộc gặp kín đáo giữa Đức Phanxicô và các người có uy thế ở Silicon Valley. Chân dung của “ông kỹ thuật” của Vatican.
Vào một sáng chúa nhật tháng 11, hàng trăm giáo hữu đầu muối tiêu họp ở nhà nguyện dòng Truyền Tin (Annonciation) ở quận 8 Paris. Đúng 11 giờ, các tu sĩ mặc áo phụng vụ xanh tiến lên bàn thờ. Đầu cúi xuống, nụ cười ở khóe môi, linh mục Éric Salobir đi cuối đoàn rước. Và rồi, dưới bức tranh Chúa Kitô treo trên bàn thờ, ngài bắt đầu bài giảng: “Ai hạ mình xuống sẽ được nâng lên. Đó là câu Thánh Kinh quen thuộc của chúng ta, là biểu tượng cho khái niệm của đời sống kitô, luôn giữ mình để khỏi kiêu ngạo.”
Linh mục Salobir mô tả tỉ mỉ các quảng cáo của ngân hàng HSBC ở các phi trường: một em bé Nhật bản nhìn thách thức vị thầy võ thuật karatê, một người cụt một chân đứng trên bãi biển, tay này cầm chiếc nạng, tay kia cầm bộ ván trượt. Trên cả hai áp-phích là câu: “Đây là câu chuyện tham vọng của con người”.
“Làm thế nào để hóa giải nhu cầu phải vượt lên chính mình và nhu cầu có được bình an tâm hồn?”
“Dĩ nhiên đó là tiếp thị. Nhưng khi đọc những hàng này, tôi không thể không tự hỏi: chúng ta có cần khám phá các châu lục, có cần phát minh bao nhiêu là chuyện, có cần lên mặt trăng không? Danh họa Michelangelo có cần vẽ tỉ mỉ trên trần Nhà Nguyện Sixtine không? Và chỉ chừng đó, nhìn trần Nhà Nguyện Sixtine là hiểu lịch sử tham vọng của con người. Như phần lớn các công trình lớn, tham vọng nằm trong việc vượt lên chính mình”. 

Bức vẽ trên trần Nhà Nguyện Sixtine / FlickR
“Nhưng các nghệ sĩ, các nhà thám hiểm, các nhà phát minh khi thực hiện bao nhiêu là chuyện vĩ đại, đã không đỏ mặt khi nói: “Tôi không theo đuổi các dự án lớn, các điều tuyệt vời quá sức tôi” không? Làm sao hóa giải được các bài chúng ta vừa đọc với những gì thuộc lãnh vực tài tình của con người? Làm thế nào hóa giải nhu cầu phải vượt lên chính mình và nhu cầu có được bình an tâm hồn?” 
Từ khoa học-giả tưởng đến nhà tu
Trong vài lời, linh mục Éric Salobir đưa ra quan tâm lớn nhất của cha ở trần gian này: làm sao hòa giải sáng tạo với đức tin? Linh mục Salobir là linh mục Dòng Đa Minh, đứng đầu Ủy ban kỹ thuật thông tin và truyền thông (Optic) của Dòng, nhà nghiên cứu suy nghĩ đến hệ quả của sự sáng tạo trên con người, tự hỏi có nên để cho việc ứng dụng phân giải thuật toán (algorithm) bị cho như một tội phạm, làm sao chuẩn bị cho xã hội trước việc tự động hóa việc làm, hay người ta có được quyền chế tạo các con chíp để tăng thêm con người không.
Trong khi Ủ ban còn ở yên trong khuôn khổ Giáo hội thì bây giờ linh mục được nhiều công ty kỹ thuật khổng lồ yểm trợ. Linh mục ở trong Hội đồng quản trị Carlo d’Asaro Biondo, chủ tịch Hiệp hội Nam Âu, đồng sáng lập  LinkedIn, người đầu tư lớn ở Silicon Valley, Joichi Ito, chủ nhân MIT Media Lab hay James Manyika, chủ tịch McKinsey Global Institute.
Để hiểu làm thế nào linh mục Éric Salobir đưa Giáo hội già hai thế kỷ đến gần với thế giới vi tính phóng khoáng- tiến bộ của Silicon Valley thì phải hiểu nhân vật này. Éric Salobir không giống một tu sĩ. Vài tuần trước thánh lễ, tôi biết cha trong một cuộc họp thượng đỉnh Zermatt về phát triển bền lâu. 
“Điều thoải mái với cha, là cha không quấy rầy chúng tôi về Chúa. Cha ít rao giảng hơn một vài giáo dân!” 
Alain Bensoussan, luật sư danh tiếng ồn ào bảo vệ cho quyền của người máy lên máy vi âm. Khi một người tham dự kín đáo cho ông là “Zemmour người máy” thì linh mục Éric Salobir cười sảng khoái. Với bộ vét đen, mái tóc dày, con mắt xoăn lại, cha có vẻ như một giám đốc công ty. Khi cha nói cho tôi biết cha là linh mục, tôi ngã người. Ông Michel Knittel, người trách nhiệm truyền thông trong cuộc họp thượng đỉnh Zermatt nói: “Điều thoải mái với cha, là cha không quấy rầy chúng tôi về Chúa. Cha ít rao giảng hơn một vài giáo dân!”
Người ta có thể nghĩ linh mục Éric Salobir là tu sĩ cũng được, là giáo dân cũng được. Ở văn phòng của mình ở tu viện Truyền Tin Paris, linh mục cho biết: “Lúc 8 tuổi, tôi xin cha mẹ cho rửa tội, với tôi, đây là chuyện đương nhiên.” Đến tuổi vị thành niên, linh mục thích khoa học-giả tưởng hơn là nhà thờ. Quyển sách 2001: Chuyến phiêu lưu từ không gian của nhà văn Arthur C. Clarke song song với cuốn phim của Stanley Kubrick đã đặc biệt đánh dấu trên linh mục.

Trích đoạn 2001, Chuyến đi từ không gian của Stanley Kubrick
Sau khi học trường Cao đẳng Thương mại Paris (ISC), cha có việc làm tốt, phụ trách thương mại ở trụ sở Crédit Lyonnais. Thì giờ rãnh cha hướng dẫn các hướng đạo sinh và làm việc ở đài kitô giáo địa phương Roc FM. “Tôi vui nhiều hơn buổi chiều và cuối tuần vì tôi cố gắng mang đến ý nghĩa và hy vọng cho người khác.” Năm 29 tuổi, cha vào nhà tập Dòng Đa Minh. Cha khấn đức vâng lời và khó nghèo, cùng sống với các anh em khác trong dòng.
Họp kín ở Vatican
Ngược với các tu sĩ khác, các tu sĩ Dòng Đa Minh có thể thay đổi nhà tu để hợp với các công việc của mình. Dòng của những người rao giảng có nhiệm vụ rao giảng Lời Chúa cho thế giới, và Éric Salobir xem công việc này rất nghiêm túc. Năm 2002 khi Google chỉ là mới là công cụ tìm kiếm thì cha đã đưa ra trang mạng retraitedanslaville.org. Ý tưởng của cha? Giúp người công giáo bận rộn với đời sống hiện đại có thể tĩnh tâm ở nhà, nhất là mỗi ngày nhận một chủ đề để suy gẫm.
Ý tưởng hợp thời: hơn 100 000 tín hữu vẫn còn ghi tên vào trang mạng. Sau khi đặt trang này lên đường rây, cha gia nhập nhóm “Ngày của Chúa” (Le Jour du Seigneur) trên đài France 2 để củng cố nội dung chương trình. Cha xoay xở trong lãnh vực này rất giỏi, nên năm 2011 cha tân bề trên Tổng quyền Dòng Đa Minh Bruno Cadoré đề cử cha vào một trong các chức vụ cao nhất của dòng: phụ trách truyền thông.
“Vì Éric làm việc dưới quyền của giáo hoàng nên cha có thể gặp các nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lãnh vực kỹ thuật”
Và thế là cha về làm việc ở tu viện Sainte-Sabine, cách Vatican hai bước và lên dần dần theo bậc thang: tham vấn cho các cơ quan truyền thông xã hội, rồi thành viên Hội đồng truyền thông. Nhóm này gồm 6 người do huân tước Chris Patten, đảng viên của Đảng bảo thủ Anh có nhiệm vụ đưa truyền thông của Tòa Thánh vào thế kỷ 21. Ông Pierre Gueydier, nghiên cứu gia ở Ủy ban Opic kể: “Vì Éric làm việc dưới quyền của giáo hoàng nên cha có thể gặp các nhân vật có ảnh hưởng nhất trong lãnh vực kỹ thuật. Do đó cha vào được trong lãnh vực cao nhất của Silicon Valley.”
Linh mục Éric Salobir nói thêm: “Lần đầu tiên tôi gặp Reid Hoffman, chúng tôi hoàn toàn đồng ý với nhau ngay. Chúng tôi cùng có các giá trị chung: con người phải ở trọng tâm, kỹ thuật phải phục vụ con người. Tôi thầm nghĩ sẽ rất thích thú nếu chúng tôi gặp lại nhau.”

Reid Hoffman, đồng sáng lập Linkedin
Optic là công ty đầu tiên cha Salobir sáng lập để nghiên cứu các phương tiện tốt nhất để kỹ thuật phục vụ Giáo hội mang một chiều kích mới. Bây giờ Ủy ban làm việc để cổ động cho những sáng kiến phục vụ cho con người. Một quan điểm mới làm thay đổi hoàn toàn. Linh mục khẳng định: “Chúng ta không thể suy nghĩ đến tương lai của kỹ thuật mà không bao gồm những người làm ra chúng, người có trách nhiệm làm ở phòng thí nghiệm, trưởng  ngành rô-bô hay giám đốc điều hành một trong các công ty Gafa (Google, Apple, Facebook, Amazon). Có thể có ảnh hưởng trên các người ra quyết định, làm cho họ tiến triển các mô hình mẫu trong công ty của họ, trong kỹ thuật của họ hay trong khái niệm về trách nhiệm của họ.”
Đây là một loại vận động hành lang kiểu “kitô hóa” công việc của các nhà điều hành Silicon Valley
Nếu chữ này chưa được dùng như vậy, thì một cách nào đó, đây cũng là một hình thức “kitô hóa” công việc của các nhà điều hành Valley. Bằng chứng là Giáo hội công giáo đã ý thức có sự cách mạng kỹ thuật đang tiến hành.
Hiện nay, Ủy ban Optic mang hình thức của một mạng gồm 150 nhà nghiên cứu khoa học nhân bản – triết lý, xã hội và thần học – trong đó còn gánh thêm gánh nặng của kỹ thuật. Linh mục nói tiếp: “Danh hiệu của chúng tôi là tạo đối thoại giữa mỗi người.” Một cách cụ thể, các buổi họp kín thường được tổ chức ở Rôma. Trong vòng hai ngày, khoảng hai mươi người tham dự cùng nhau suy nghĩ về các hệ quả của việc xuất phát thông minh nhân tạo, về blockchain (công nghệ cho phép truyền tải dữ liệu một cách an toàn) hay các kỹ thuật cắt đứt khác.
Danh sách khách mời được bảo mật, linh mục Salobir giải thích: “Tôi không thể nói gì. Chúng tôi không mang khăn trùm mặt hay bất cứ một loại mạng che nào, nhưng điều làm cho công thức này thành công là tuyệt đối bảo mật.” 
Tấm thẻ “áo chùng”
Vì sao các tay cự phách Silicon Valley chịu vượt Đại Tây Dương? Ông Pierre Gueydier nhận xét: “Vì tính cách tôn giáo của linh mục Salobir, đặc biệt đối với các nước nói tiếng Anh anglo-saxon .” Éric Salobir biết dùng nghệ thuật… làm giáo dân, cha biết khi nào nên bỏ “áo chùng” nếu thấy cần. Như ngày 21 tháng 7 – 2017 ở MIT Media Lab.
Được mời tham dự cuộc thảo luận với nữ thiên văn gia Maria Zuber, cha mặc áo trắng tinh của Dòng Đa Minh. Ngạc nhiên, người điều khiển chương trình “Defiance conference” để ra 4 phút để hỏi về ơn gọi của cha. Cha trả lời với âm hưởng tiếng Pháp: “Người ta đi vào Giáo hội như khi đi tắm. Mình không thấy nước lạnh, vì mình đi vào dần dần.”
“Cha có thể giải huyền thoại hóa tôn giáo với các nhà kỹ thuật và giải kỹ thuật với các người đi tu”
Bà Anne Keller, phó giám đốc truyền thông của Hội đồng giám mục Pháp phân tích: “Cha có tài năng của một người đi giảng, tài đơn giản hóa các thuật ngữ chuyên môn. Cha có thể giải huyền thoại hóa tôn giáo với các nhà kỹ thuật và giải kỹ thuật với các người đi tu.” Ngoài dáng điệu của một người kinh doanh, nhân cách của cha làm cho cha dễ gần với các nhân vật lỗi lạc của Silicon Valley. Cha suy nghĩ và nói rất nhanh, nghĩ xa và nhảy từ chủ đề này qua chủ đề khác dễ dàng. Bây giờ cha là tham vấn cho ban truyền thông Vatican, giữ nhiệm vụ trong việc truyền thông xã hội của Dòng Đa Minh và chủ tịch Ủy ban Optic.
Ông Pierre Gueydier xác nhận: “Đầu óc cha suy nghĩ rất nhanh.” Bà Anne Keller cho biết: “Khi cha ở đâu, cha có mặt ở đó 100 %”. Theo linh mục Éric Salobir, tất cả công sức này đến từ thể chế, cha nhận xét: “Với hai ngàn năm lịch sử, với một suy tư thần học, triết học, nhân chủng học sâu đậm, Giáo hội có rất nhiều chuyện để mang đến cho các cuộc thảo luận. Và rồi Giáo hội có một chiều kích hoàn vũ giúp phát đi các thông tin trên toàn thế giới, bao gồm các suy tư của tất cả các dân tộc, đến mức chúng ta không thể chỉ tập trung cuộc thảo luận chỉ về phương Tây. Chúng ta vừa có chiều sâu của lịch sử vừa có chiều rộng của một tiếp cận thực sự quốc tế.” 
Gần với nhà toán học Cédric Villani
Một điểm mạnh khác: tính độc lập. Giáo hội không có máy vi tính cũng không có phần mềm để bán. Nói cách khác, Giáo hội có thể nghiên cứu kỹ thuật mà không màng đến tính cách thương mại, tập trung trên chiều kích đạo đức ở thời buổi mọi người nhiều ít đều sợ tính hợp lý của sự xuất hiện việc chuyển giới, của thông minh nhân tạo được trải rộng, gọi là “mạnh” và chưa bao giờ tế nhị như thế. Linh mục Salobir ghi nhận: “Một vài người còn bán một loại giấc mơ thổi phồng, tôi không sợ cạnh tranh nhưng đúng hơn tôi sợ mọi người cực kỳ thất vọng vì tất cả những chuyện này.” 
“Nếu con người sống lâu hơn thì cuộc sống mất giá trị của nó”
Chúng ta hình dung một đời sống kéo rất dài, chẳng hạn năm trăm năm: nếu con người sống càng lâu thì cuộc sống càng mất giá trị. Con người ‘hậu-con người’ cũng là ‘con người-hậu xung đột’. Theo tôi, con người chưa sẵn sàng chuyện này. Cũng như cơn rắn trong sách Sáng thế (đứng đàng sau con rắn là con quỷ, con rắn cám dỗ bà Eva ăn trái cấm, nói với con người: “Ngươi sẽ giống như các vị thần, biết được điều tốt điều xấu).
Các tông đồ của trí thông minh nhân tạo tham vọng xây dựng một “thần IA” theo hình ảnh của kỹ sư người Mỹ Anthony Levandowski, họ sẽ không được thiện cảm của linh mục Salobir: “Một bộ tộc chiến đấu cho một vật tổ (tôtem), người ta sẽ đầu tư vào đó quyền lực, đặt nó vào trọng tâm của ngôi làng, và cả làng thờ vật tổ, đó là câu chuyện xưa như trái đất! Nhưng với trí thông minh nhân tạo IA thì phức tạp hơn nhiều. Một tạo vật luôn mang dấu ấn của người dựng nên mình. Một thông minh nhân tạo được tạo ra, được dạy dỗ, được biến chuyển bởi một loài ít thô bạo hơn có thể mang lại nhiều thất vọng.”
Trong khi chờ đợi, linh mục Éric Salobir tiếp tục làm cầu nối giữa Vatican và Silicon Valley. Ông Pierre Gueydier cho biết: “Trong lần họp gần đây ở Rôma, trong vòng một giờ, cha đã giới thiệu một số diễn giả cho Đức Giáo hoàng. Điều này muốn nói lên hai chuyện: trước hết người được giới thiệu đã được phủ Quốc Vụ Khanh biết căn tính và Éric được xem là người cần phải tham khảo trong lãnh vực này.”
Giai đoạn kế tiếp: chinh phục công chúng. Linh mục Salobir giải thích: “Sáu tháng trước chúng tôi còn làm việc hoàn toàn dưới ra-đa. Nhưng bây giờ quan trọng là phải chia sẻ thành quả nghiên cứu của chúng tôi.” Trong nhiều tháng qua, rất nhiều buổi hội thảo đã được tổ chức theo chiều hướng này, trong đó có một buổi hội thảo mang chủ đề “Siêu việt con người” vào tháng 7 tại Toronto, Canada. Công ty Optic cũng bắt đầu được các nhà lãnh đạo chính trị tham khảo. Linh mục Salobir cho biết: “Càng ngày người ta càng nhờ chúng tôi tìm những người có khả năng để làm việc cho một buổi trình bày hay để gặp một nguyên thủ Quốc gia”. Và nhất là cha Éric Salobir được nghị sĩ toán học gia người Pháp Cédric Villani tháp tùng trong “sứ vụ thông tin về thông minh nhân tạo”.

Nhà toán học và nghị sĩ Cédric Villani © Fabien Rouire
Trên hàng trăm nhà nghiên cứu, các nhà kinh doanh, các dân biểu của mười ba nước trong tổ chức này được linh mục giới thiệu. Công việc của cha chỉ mới bắt đầu. Năm nay hợp đồng cố vấn của cha đến thời hạn, vì thế cha có nhiều thì giờ hơn cho việc nghiên cứu của mình.
Có phải chờ để tạo cơn chấn (start-up) “kitô- tương hợp” ở Palo Alto hay trong vùng lân cận không? Linh mục Éric Salobir trả lời: “Tôi chưa bao giờ có dự định gì cho sự nghiệp của tôi. Tôi được hướng dẫn trong chiều hướng này, nhất là qua các cuộc gặp gỡ. Đó là Quan phòng. Điều chắc chắn, các vạt toàn bộ của cuộc hiện sinh của chúng ta vẫn chưa tồn tại. Và tôi mong khám phá được chúng.”
Giuse Nguyễn Tùng Lâm dịch
http://phanxico.vn/2018/11/18/eric-salobir-linh-muc-thi-tham-vao-tai-cac-cong-ty-gafa/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét