Trang

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2018

ĐGH Phanxicô - Điều Răn Thứ Sáu 'Chớ Làm Sự Dâm Dục'


ĐGH Phanxicô - Điều Răn Thứ Sáu 'Chớ Làm Sự Dâm Dục'

Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô về Mười Điều Răn trong Buổi Triều Yết Chung vào Thứ Tư, 24/11/2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô.
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Trong chương trình các bài giáo lý về Mười Điều Răn của chúng ta thì hôm nay chúng ta sẽ đi đến Điều Răn Thứ Sáu, vốn có liên hệ đến chiều kích hiêu năng và tình dục, là điều dạy: “Ngươi không được làm điều dâm dục”. Thực vậy, một lời mời gọi ngay đến với lòng trung thành, không có mối quan hệ con người nào là đúng đắn mà không có lòng trung thành và thuỷ chung.
Người ta không thể yêu chừng nào còn “thuận tiện”; Tình yêu tự thể hiện chính nó cách cụ thể vượt qua ngưỡng cửa của tư lợi, khi tất cho đi tất cả mà không giữ lại gì. Như Giáo Lý khẳng định: “Tình yêu tìm cách để đi đến chung cuộc; tình yêu không thể là một sự giàn xép cho đến khi có thông báo gì thêm” (Số 1646). Lòng trung thành là một nét đặc thù của mối quan hệ con người mang tính tự do, trưởng thành và trách nhiệm. Một người bạn cho thấy mình là đoan chính khi anh ta vẫn trung thành như thế, bất chấp bất cứ một kết cục thế nào; bằng không thì anh ta không phải là một người bạn. Đức Kitô tỏ lộ một tình yêu đoan chính, Ngài sống tình yêu vô biên của Chúa Cha, và qua cách sống này Ngài là một Người Bạn tín trung là Đấng đón nhận chúng ta ngay cả khi chúng ta phạm sai lỗi và luôn muốn điều tốt cho chúng ta, ngay cả khi chúng ta không xứng đáng.
Con người cần được yêu cách vô điều kiện, và người không nhận được sự tiếp nhận này sẽ mang trong mình một sự không trọn vẹn nhất định, thường là không hay biết về sự không trọn vẹn này. Tâm hồn con người tìm kiếm lấp đầy khoảng trống này bằng những thứ thay thế, chấp nhận những thứ thoả hiệp và tầm thường, vốn chỉ là một hương vị mơ hồ của tình yêu. Mối nguy là một lời mời gọi đến các mối quan hệ “yêu đương” chua cay và không trưởng thành, với ảo tưởng là tìm kiếm được một ánh sáng cho cuộc đời ở nơi một điều mà, trong những hoàn cảnh tốt nhất, vẫn chỉ là một phản ảnh của tình yêu chân thật.
Do đó, chuyện xảy ra, chẳng hạn, là sự hấp dẫn thể lý bị đánh giá quá cao, điều mà tự thân nó là một quà tặng của Thiên Chúa, nhưng cùng đích của nó là để dọn đường cho một mối quan hệ đúng đắn và trung tín với con người. Như Thánh Gioan Phaolô II đã nói, con người “được mời gọi đến sự tự nhiên trọn vẹn và trưởng thành của các mối quan hệ”, điều vốn “là hoa trái mang tính tiệm tiến của sự biện phân những động lực của tâm hồn con người”. Đó là một điều gì đó đã chiến thắng, từ thời điểm mà mọi người “phải học bằng sự nhẫn nại và nhất quán đâu là ý nghĩa của thân xác” (x. Bài Giáo Lý, 13/11/1980).
Lời mời gọi đến đời sống hôn nhân đòi hỏi, do đó, một sự biện phân cẩn trọng về phẩm chất của mối quan hệ và thời gian tìm hiểu để minh xác. Để đi vào Bí Tích Hôn Nhân, thì đôi bạn đã đính hôn phải trưởng thành về sự chắc chắn rằng bàn tay của Thiên Chúa đang ở trong mối dây của họ, Đấng đi trước họ và đồng hành với họ, và sẽ giúp cho họ nói: “Với ân sủng của Đức Kitô hứa sẽ luôn trung thành”. Họ không thể tự hứa lòng trung thành “khi vui cũng như khi buồn, khi mạnh khoẻ cũng như khi yếu đau”, và để yêu thương và tôn trọng nhau mọi ngày suốt đời họ, chỉ trên nền tảng thiện chí hay nền tảng của niềm hy vọng rằng “mọi sự sẽ tốt thôi” được. Họ cần phải đặt chính bản thân họ trên nền tảng vững vàng của Tình Yêu Trung Tín của Thiên Chúa. Và vì điều này, trước khi đi vào Bí Tích Hôn Nhân, cần phải có một sự chuẩn bị kĩ càng, tôi muốn nói đến lớp giáo lý, vì người ta đánh cược cả đời mình trong tình yêu và người ta không được đùa giỡn với tình yêu. “Sự chuẩn bị cho hôn nhân” không thể được định nghĩa bởi vài ba buổi học được thực hiện ở giáo xứ. Không, đây không phải là sự chuẩn bị: đây là sự chuẩn bị nguỵ tạo. Và trách nhiệm của người thực hiện việc này đổ trên chính họ: trên vị linh mục quản xứ, trên Vị Giám Mục là vị cho phép những việc này. Việc chuẩn bị phải trưởng thành và có thời gian cần thiết. Đó không phải là một việc làm mang tính nghiêm túc: đó là một Bí Tích, nhưng nó phải được chuẩn bị với một lớp giáo lý thực thụ.
Lòng trung thành, thực ra, là một lối hiện hữu, một lối sống. Một người làm việc với lòng trung thành, một người nói với sự chân thành, một người vẫn trung thành với sự thật trong tư tưởng của bản thân và trong việc làm của mình. Một cuộc đời đan dệt bằng lòng trung thành được diễn tả trong tất cả các chiều kích và dẫn đến việc là những người nam nữ trung tín và đáng tin cậy trong mọi hoàn cảnh.
Tuy nhiên, để đi vào một cuộc sống như thế, bản chất con người chúng ta thôi chưa đủ, lòng thành tín của Thiên Chúa phải đi vào trong sự hiện hữu của chúng ta và tiêm nhiễm chúng ta.  Điều Răn Thứ Sáu này mời gọi chúng ta hướng tầm nhìn về Đức Kitô, Đấng với lòng thành tín của Ngài có thể giải thoát chúng ta khỏi tâm hồn dâm bôn và ban cho chúng ta một tâm hồn trung tín. Ở nơi Ngài, và chỉ ở trong Ngài, mới có tình yêu không giữ lại và nghĩ lại, một sự tận tuỵ trọn vẹn mà không có dấu ngoặc kép và sự kiên trì để chấp nhận đến cùng.
Lòng trung thành của chúng ta xuất phát từ Sự Chết và Sự Phục Sinh của Ngài, từ tình yêu vô điều kiện của Ngài chảy tràn sự nhất quán trong các mối quan hệ. Sự hiệp thông giữa chúng ta, và khả năng sống các mối dây trung tín của chúng ta, xuất phát từ sự hiệp thông với Ngài, với Chúa Cha và Chúa Thánh Thần.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)

ĐGH Phanxicô - Điều Răn Thứ Sáu 'Chớ Làm Sự Dâm Dục' - Phần 2

Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Buổi Triều Yết Chung, Thứ Tư 31/10/2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô:
Anh Chị Em thân mến, xin chào buổi sáng!
Hôm nay tôi muốn hoàn tất bài giáo lý về Điều Răn Thứ Sáu của Thập Giới – “Chớ làm sự dâm dục” -, cho thấy rằng tình yêu trung tín của Đức Kitô là ánh sáng để sống vẻ đẹp của tình cảm con người. Thực vậy, chiều kích tình cảm là một lời mời gọi đến với tình yêu, vốn được thể hiện nơi lòng trung thành, nơi lòng hiếu khách, và nơi lòng thương xót. Điều này rất quan trọng. Tình yêu tự thể hiện nó thế nào? Trong lòng trung thành, nơi lòng hiếu khách, và nơi lòng thương xót.
Tuy nhiên, không được lãng quên là điều này Điều Răn này nói một cách cụ thể đến lòng trung thành hôn nhân và, do đó, thật tốt lành để suy tư sâu hơn về ý nghĩa vợ chồng. Đoạn Kinh Thánh này, đoạn Thư Thánh Phaolô này, mang tính cách mạng! Suy nghĩ, với bối cảnh con người của thời ấy, và nói rằng một người chồng phải yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu thương Hội Thánh: nhưng điều này mang tính cách mạng! Có lẽ, vào thời đó, đó là điều mang tính cách mạng nhất được nói về hôn nhân. Trên hành trình của tình yêu, chúng ta có thể tự hỏi chính mình: điều răn này muốn nói với ai – chỉ với các đôi vợ chồng? Trong thực tế, điều răn này dành cho hết mọi người; đó là Lời Thiên Chúa mang tính phụ tử nói với hết mọi người nam nữ.
Chúng ta hãy nhắc lại con đường trưởng thành con người là theo dòng của chính tình yêu, một điều khởi đi từ việc nhận lãnh sự chăm sóc đến khả năng mang lại sự chăm sóc, từ việc nhận lãnh sự sống đến khả năng trao ban sự sống.
Để trở thành những người nam nữ trưởng thành có nghĩa là có khả năng sống thái độ vợ chồng và cha mẹ, điều tự thể hiện chính nó trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, như khả năng tự nhận lấy nơi bản thân mình gánh nặng của người khác và yêu thương người ấy mà không có sự mập mờ. Do đó, đó là một thái độ mang tính phổ quát của một người là khả năng mặc lấy thực tại và có khả năng đi vào một mối quan hệ sâu với người khác.
Do đó, ai là người làm sự dâm dục, người đầy ham muốn dục tính, người bất trung? Đó là một người không trưởng thành, một người chỉ sống cho chính mình và giải thích mọi hoàn cảnh trên nền tảng của sự thành công riêng mình và sự thoả mãn riêng mình. Do đó, để kết hôn, thì việc tổ chức đám cưới thì chưa đủ! Người ta phải thực hiện một hành trình đi từ cái “Tôi” sang cái “Chúng Ta”, từ việc chỉ nghĩ về bản thân đến việc nghĩ đến hai người, từ việc sống một mình đến việc sống hai mình: đó là một hành trình tốt lành; đó là một hành trình tuyệt vời. Khi thành công trong việc thôi qui ngã về bản thân chúng ta, thì mọi hành động đều mang tính vợ chồng: chúng ta làm việc, chúng ta trò chuyện, chúng ta ra quyết định, chúng ta gặp gỡ người khác với một thái độ đón tiếp và theo hoàn cảnh.
Theo nghĩa này, mọi ơn gọi Kitô Giáo – giờ đây chúng ta có thể mở rộng cách tiếp cận ra đến một mức nào đó, và nói rằng mọi ơn gọi Kitô Giáo là, theo nghĩa này, mang tính vợ chồng. Ơn gọi linh mục là như thế vì đó là một lời mời gọi, nơi Đức Kitô và nơi Giáo Hội, để phục vụ cộng đồng bằng tất cả tình cảm, sự chăm sóc và khôn ngoan cụ thể mà Chúa ban cho. Những thôi thúc đến với vai trò của một linh mục thì không có tác dụng gì với Giáo Hội – không, chúng chả có tác dụng gì; tốt nhất là họ nên ở nhà -, nhưng những người nam sẽ thật hữu ích khi tâm hồn của họ được Chúa Thánh Thần chạm đến bằng một tình yêu không có giữ lại đối với Hiền Thê của Đức Kitô. Trong ơn gọi linh mục, Dân Thiên Chúa được yêu thương bằng tất cả tình phụ tử, sự dịu dàng và sức mạnh của một người chồng và người cha. Do đó sự trinh tiết thánh hiến nơi Đức Kitô cũng được sống với lòng trung thành và niềm vui như một mối quan hệ vợ chồng và truyền sinh của tình mẹ và tình cha.
Tôi lặp lại: mọi ơn gọi Kitô Giáo đều mang tính vợ chồng vì đó là một hoa trái của một mối liên kết yêu thương mà trong đó tất cả chúng ta đều được tạo ra, mối dây tình yêu với Đức Kitô, như đoạn thư của Thánh Phaolô, được đọc ở lúc đầu, nhắc nhớ chúng ta. Từ lòng trung tín của tình yêu này, từ sự dịu dàng của nó, từ sự đại lượng của nó chúng ta nhìn vào hôn nhân bằng niềm tin và mọi ơn gọi, và chúng ta hiểu được ý nghĩa trọn vẹn của tính dục.
Con người, trong sự hiệp nhất không thể tách lìa của thân xác và tinh thần của mình, và trong sự phân cực nam và nữ, là một thực tại rất tốt lành, được tiền định để yêu và được yêu. Thân xác con người không phải là một công cụ cho thú vui, mà là một nơi của ơn gọi yêu thương của chúng ta, và trong tình yêu đoan chính này không có chỗ cho ham muốn và sự hời hợt của nó. Những người nam nữ xứng đáng hơn nhiều so với điều này!
Do đó, Lời “Chớ làm sự dâm dục”, mặc dù theo cách tiêu cực, hướng chúng ta đến ơn gọi gốc của chúng ta, nghĩa là, tình yêu phu phụ trọn vẹn và trung tín, mà Chúa Giêsu Kitô đã mạc khải và mang lại cho chúng ta (x. Rm 12:1).
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét