Trang

Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2018

Điều Răn Thứ Bảy 'Chớ Lấy Của Người' - Phần 1


ĐGH Phanxicô - Điều Răn Thứ Bảy 'Chớ Lấy Của Người' - Phần 1

Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô tại Quảng Trường Thánh Phêrô trong Buổi Triều Yết Chung, 07/11/2018.
Anh Chị Em Thân Mến, xin chào buổi sáng!
Tiếp tục giải thích về Thập Giới, hôm nay chúng ta đi đến Điều Răn Thứ Bảy: “Chớ lấy của người”.
Khi nghe Giới Răn này, chúng ta nghĩ về chủ đề trộm và tôn trọng tài sản của người khác. Không có một nền văn hoá nào mà trong đó ăn trộm và lạm dụng tài sản là không bị lên án. Thực vậy, sự nhạy bén con người là rất mẫn cảm khi có liên hệ đến việc bảo vệ tài sản. Tuy nhiên, thật xứng đáng để mở bản thân ra cho sự hiểu biết rộng hơn về Giới Răn này, tập trung vào chủ đề việc sở hữu tài sản dưới ánh sáng sự khôn ngoan Kitô Giáo.
Học Thuyết Xã Hội Giáo Hội nói về đích điểm phổ quát của của cải. Điều đó có nghĩa là gì? Chúng ta hãy nghe Giáo Lý dạy: “Ngay từ khởi đầu Thiên Chúa đã uỷ thác trái đất và các nguồn tài nguyên của trái đất cho sự quản lý chung của con người để chăm sóc chúng, làm chủ chúng qua việc lao động và vui hưởng hoa trái của chúng. Các của cải của công trình tạo dựng được dành cho toàn thể nhân loại” (số 2402). Và một lần nữa: “Đích điểm phổ quát của các tài sản vẫn mang tính nguyên sơ, ngay cả khi việc cổ võ thiện ích chung đòi hỏi sự tôn trọng quyền có tài sản riêng và việc sử dụng chúng” (số 2403).
Tuy nhiên, Đấng Quan Phòng không chu cấp cho thế giới “theo kiểu hàng loạt”, có những khác biệt, những hoàn cảnh khác nhau, những nền văn hoá khác nhau, do đó chúng ta có thể cung cấp cho nhau. Thế giới thì phong phú các nguồn tài nguyên để đảm bảo những nhu cầu thiết yếu nhất cho hết mọi người. Nhưng nhiều người sống trong tình cảnh nghèo nạn cực độ và các nguồn tài nguyên, được sử dụng mà không có tiêu chí, đang bị suy thoái. Nhưng thế giới thì chỉ có một! Nhân loại cũng chỉ có một. Ngày nay sự giàu có của thế giới ở trong tay một thiểu số, một vài người, và thay vào đó, sự nghèo nàn, sự thống khổ và đau khổ lại thuộc về nhiều người, thuộc về đa số.
Nếu có nạn đói trên trái đất, thì đó không phải vì thiếu lương thực! Thay vào đó, vì những nhu cầu của thị trường, đôi khi lương thực bị huỷ diệt; lương thực bị quẳng đi. Điều thiếu là một sự cộng tác tự do và có tầm nhìn xa, vốn đảm bảo sản lượng đủ, và việc hoạch định có liên đới, vốn đảm bảo một sự phân phối bình đẳng. Một lần nữa Giáo Lý dạy: “Trong việc sử dụng của cải, con người phải xem xét đến những của cải bên ngoài một cách hợp pháp là của mình không chỉ như là một đặc quyền cho chính bản thân mà là còn chung cho hết mọi người nữa, theo nghĩa là những của cải này mưu lợi cho người khác cũng như cho chính bản thân người dùng” (số 2404). Tất cả mọi của cải, là tốt lành, phải có một chiều kích xã hội.
Theo cách tiếp cận này, thì ý nghĩa tích cực và rộng xuất hiện về Điều Răn “chớ lấy của người”. “Quyền sở hữu bất cứ một tài sản nào biến người chủ của nó thành một quản gia của Đấng Quan Phòng” (ibid.). Không ai là chủ sở hữu tuyệt đối các loại tài sản: người ấy là một người quản lý tài sản. Sự sở hữu là một trách nhiệm: “Nhưng tôi giàu có trong mọi sự…” Đây là một trách nhiệm mà bạn có. Và sự tốt lành xuất phát luận lý của Sự Quan Phòng của Thiên Chúa đều bị bội phản, nó bị bội phản theo nghĩa sâu sắc nhất. Điều mà tôi sở hữu thật sự là điều tôi biết là tôi có thể cho đi, tôi cởi mở, vì thế tôi giàu có không chỉ trong điều tôi sở hữu, mà còn cả trong sự đại lượng, sự đại lượng cũng là một nghĩa vụ để cho đi của cải, để tất cả mọi người đều có thể chung hưởng. Thực vậy, nếu tôi không thể cho đi điều gì đó, thì đó là vì điều đó đang sở hữu tôi, có sức mạnh trên tôi và tôi là một nô lệ cho thứ ấy. Việc sở hữu của cải là một dịp để làm cho nó phong phú hơn bằng sự sáng tạo và sử dụng chúng bằng sự đại lượng, do đó lớn lên trong bác ái và tự do.
Chính Đức Kitô, mặc dù Ngài là Thiên Chúa, “đã không nhất quyết duy trì địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng tự huỷ chính Ngài” (Pl 2:6-7). Trong khi con người đang nóng lòng để sở hữu nhiều hơn nữa, thì Thiên Chúa lại chuộc lấy con người bằng việc tự hạ chính Ngài để trở nên nghèo khó: Đấng Chịu Nạn ấy đã trả giá cho hết mọi người bằng một cái giá không thể ước đoán được nhân danh Thiên Chúa là Cha, “giàu lòng thương xót” (Ep 2:4; x. Gc 5:11). Điều làm cho chúng ta trở nên giàu có không phải là các tài sản mà là tình yêu. Chúng ta đã nghe quá nhiều lần điều dân Thiên Chúa nói: “Ma quỷ đi vào qua túi tiền”. Nó bắt đầu bằng việc yêu tiền, đói sự sở hữu, rồi kéo theo là sự hư vinh: “À, tôi giàu có và tôi khoác lác về nó”; và, cuối cùng, sự kiêu ngạo và tự phụ. Đây là đường lối hành động của ma quỷ nơi chúng ta. Nhưng cánh của đi vào là các túi tiền.
Anh chị em thân mến, một lần nữa Chúa Giêsu Kitô tỏ lộ cho tất cả chúng ta ý nghĩa trọn vẹn của Kinh Thánh. “Chớ lấy của người” có nghĩa là: yêu bằng những thứ của cải của bạn. Tận dụng các phương thế của bạn để yêu như bạn có thể. Rồi đời bạn sẽ trở nên tốt lành và sự sở hữu sẽ trở thành một quà tặng thật sự, vì đời sống không phải là thời gian để sở hữu mà là để yêu thương. Xin cám ơn các bạn.
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét