ĐGH Phanxicô -
Điều Răn Thứ Sáu 'Chớ Làm Sự Dâm Dục' - Phần 2
Bài Giáo Lý của Đức Giáo Hoàng Phanxicô
trong Buổi Triều Yết Chung, Thứ Tư 31/10/2018 tại Quảng Trường Thánh Phêrô:
Anh Chị Em thân mến, xin chào buổi sáng!
Hôm nay tôi muốn hoàn tất bài giáo lý về
Điều Răn Thứ Sáu của Thập Giới – “Chớ làm sự dâm dục” -, cho thấy rằng tình yêu
trung tín của Đức Kitô là ánh sáng để sống vẻ đẹp của tình cảm con người. Thực
vậy, chiều kích tình cảm là một lời mời gọi đến với tình yêu, vốn được thể hiện
nơi lòng trung thành, nơi lòng hiếu khách, và nơi lòng thương xót. Điều này rất
quan trọng. Tình yêu tự thể hiện nó thế nào? Trong lòng trung thành, nơi lòng
hiếu khách, và nơi lòng thương xót.
Tuy nhiên, không được lãng quên là điều
này Điều Răn này nói một cách cụ thể đến lòng trung thành hôn nhân và, do đó,
thật tốt lành để suy tư sâu hơn về ý nghĩa vợ chồng. Đoạn Kinh Thánh này, đoạn
Thư Thánh Phaolô này, mang tính cách mạng! Suy nghĩ, với bối cảnh con người của
thời ấy, và nói rằng một người chồng phải yêu thương vợ mình như Đức Kitô yêu
thương Hội Thánh: nhưng điều này mang tính cách mạng! Có lẽ, vào thời đó, đó là
điều mang tính cách mạng nhất được nói về hôn nhân. Trên hành trình của tình
yêu, chúng ta có thể tự hỏi chính mình: điều răn này muốn nói với ai – chỉ với
các đôi vợ chồng? Trong thực tế, điều răn này dành cho hết mọi người; đó là Lời
Thiên Chúa mang tính phụ tử nói với hết mọi người nam nữ.
Chúng ta hãy nhắc lại con đường trưởng
thành con người là theo dòng của chính tình yêu, một điều khởi đi từ việc
nhận lãnh sự chăm sóc đến khả năng mang lại sự chăm sóc, từ
việc nhận lãnh sự sống đến khả năng trao ban sự sống.
Để trở thành những người nam nữ trưởng
thành có nghĩa là có khả năng sống thái độ vợ chồng và cha mẹ, điều
tự thể hiện chính nó trong nhiều hoàn cảnh sống khác nhau, như khả năng tự nhận
lấy nơi bản thân mình gánh nặng của người khác và yêu thương người ấy mà không
có sự mập mờ. Do đó, đó là một thái độ mang tính phổ quát của một người là khả
năng mặc lấy thực tại và có khả năng đi vào một mối quan hệ sâu với người khác.
Do đó, ai là người làm sự dâm dục, người
đầy ham muốn dục tính, người bất trung? Đó là một người không trưởng thành, một
người chỉ sống cho chính mình và giải thích mọi hoàn cảnh trên nền tảng của sự
thành công riêng mình và sự thoả mãn riêng mình. Do đó, để kết hôn,
thì việc tổ chức đám cưới thì chưa đủ! Người ta phải thực hiện một hành trình
đi từ cái “Tôi” sang cái “Chúng Ta”, từ việc chỉ nghĩ về bản thân đến việc nghĩ
đến hai người, từ việc sống một mình đến việc sống hai mình: đó là một hành
trình tốt lành; đó là một hành trình tuyệt vời. Khi thành công trong việc thôi
qui ngã về bản thân chúng ta, thì mọi hành động đều mang tính vợ chồng: chúng
ta làm việc, chúng ta trò chuyện, chúng ta ra quyết định, chúng ta gặp gỡ người
khác với một thái độ đón tiếp và theo hoàn cảnh.
Theo nghĩa này, mọi ơn gọi Kitô Giáo –
giờ đây chúng ta có thể mở rộng cách tiếp cận ra đến một mức nào đó, và nói
rằng mọi ơn gọi Kitô Giáo là, theo nghĩa này, mang tính vợ chồng.
Ơn gọi linh mục là như thế vì đó là một lời mời gọi, nơi Đức Kitô và nơi Giáo
Hội, để phục vụ cộng đồng bằng tất cả tình cảm, sự chăm sóc và khôn ngoan cụ
thể mà Chúa ban cho. Những thôi thúc đến với vai trò của một
linh mục thì không có tác dụng gì với Giáo Hội – không, chúng chả có tác dụng
gì; tốt nhất là họ nên ở nhà -, nhưng những người nam sẽ thật hữu ích khi tâm
hồn của họ được Chúa Thánh Thần chạm đến bằng một tình yêu không có giữ lại đối
với Hiền Thê của Đức Kitô. Trong ơn gọi linh mục, Dân Thiên Chúa được yêu
thương bằng tất cả tình phụ tử, sự dịu dàng và sức mạnh của một người chồng và
người cha. Do đó sự trinh tiết thánh hiến nơi Đức Kitô cũng
được sống với lòng trung thành và niềm vui như một mối quan hệ vợ chồng và
truyền sinh của tình mẹ và tình cha.
Tôi lặp lại: mọi ơn gọi Kitô Giáo đều
mang tính vợ chồng vì đó là một hoa trái của một mối liên kết yêu thương mà
trong đó tất cả chúng ta đều được tạo ra, mối dây tình yêu với Đức Kitô, như
đoạn thư của Thánh Phaolô, được đọc ở lúc đầu, nhắc nhớ chúng ta. Từ lòng trung
tín của tình yêu này, từ sự dịu dàng của nó, từ sự đại lượng của nó chúng ta
nhìn vào hôn nhân bằng niềm tin và mọi ơn gọi, và chúng ta hiểu được ý nghĩa
trọn vẹn của tính dục.
Con người, trong sự hiệp nhất không thể
tách lìa của thân xác và tinh thần của mình, và trong sự phân cực nam và nữ, là
một thực tại rất tốt lành, được tiền định để yêu và được yêu. Thân xác con
người không phải là một công cụ cho thú vui, mà là một nơi của ơn gọi yêu
thương của chúng ta, và trong tình yêu đoan chính này không có chỗ cho ham muốn
và sự hời hợt của nó. Những người nam nữ xứng đáng hơn nhiều so với điều này!
Do đó, Lời “Chớ làm sự dâm
dục”, mặc dù theo cách tiêu cực, hướng chúng ta đến ơn gọi gốc của
chúng ta, nghĩa là, tình yêu phu phụ trọn vẹn và trung tín, mà Chúa Giêsu Kitô
đã mạc khải và mang lại cho chúng ta (x. Rm 12:1).
Joseph C. Pham (Chuyển ngữ từ ZENIT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét