3 Cuộc đời Môsê, Carlo Maria Martini
BÀI HAI
MÔSÊ VÀ BỤI GAI CHÁY BỪNG (Phần I)
- Nghe đọc Xh 3,1-10:” Bấy giờ ông Mô-sê đang chăn
chiên cho bố vợ là Gít-rô, tư tế Ma-đi-an. Ông dẫn đàn chiên qua bên kia sa
mạc, đến núi của Thiên Chúa, là núi Khô-rếp. Thiên sứ của ĐỨC CHÚA hiện ra với
ông trong đám lửa từ giữa bụi cây. Ông Mô-sê nhìn thì thấy bụi cy chy bừng,
nhưng bụi cây không bị thiêu rụi. Ông tự bảo: "Mình phải lại xem cảnh
tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cy lại khơng chy rụi?" ĐỨC CHÚA thấy
ông lại xem, thì từ giữa bụi cy Thin Cha gọi ơng: "Mơ-s! Mơ-s!" Ơng
thưa: "Dạ, tôi đây!" Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dp ở chn ra,
vì nơi ngươi đang đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên
Chúa của cha ngươi, Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên
Chúa của Gia-cóp." Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thin Cha.
ĐỨC CHÚA phán: "Ta đ thấy r cảnh khổ cực của dn
Ta bn Ai-cập, Ta đ nghe tiếng chng ku than vì bọn cai hnh hạ. Phải, Ta biết cc
nỗi đau khổ của chúng. Ta xuống giải thoát chúng khỏi tay người Ai-cập, và đưa
chúng từ đất ấy lên một miền đất tốt tươi, rộng lớn, miền đất tràn trề sữa và
mật, xứ sở của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-vút. Giờ
đây, tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đ thấu tới Ta; Ta cũng đ thấy cảnh p
bức chng phải chịu vì người Ai-cập. Bây giờ, ngươi hy đi! Ta sai ngươi đến với
Pha-ra-ô để đưa dân Ta là con cái Ít-ra-en ra khỏi Ai-cập."
- Cv 7, 30-32:
"Đúng bốn mươi năm sau, một thiên sứ hiện ra với
ông tại sa mạc núi Xi-nai, trong ngọn lửa của một bụi cây đang cháy. Ông Mô-sê
ngạc nhiên khi thấy thị kiến ấy. Đang khi ông lại gần để xem cho r, thì cĩ
tiếng Cha phn với ơng: Ta l Thin Cha của cha ơng ngươi, Thiên Chúa của
Áp-ra-ham, I-xa-ác và Gia-cóp. Ông Mô-sê phát run lên, không dám nhìn nữa.”
- Đọc thêm Xh 6,2-13 & 6,28-7,7: Trình thuật khác
về Thiên Chúa gọi Môsê. Đọc Sáng thế 22, 1-12: Abraham sát tế Isaac.
- Cùng với Ga 11,28: Thầy gọi em (Maria) & Mt 9,
35-10,1: Đức Giêsu chạnh lòng thương & sai các tông đồ đi rao giảng.
- Và Tv 18: về sáng kiến của Thiên Chúa.
+ Xin ơn khiêm nhường và học biết chân lý trong câu
truyện bụi gai cháy đỏ & Môsê.
+ Xin ơn hiểu chân lý này: nền tảng của ơn gọi là
chính Thiên Chúa kêu gọi ta và sai ta đi. Ngài là chủ, không phải chúng ta.
1. Môsê làm gì?
a. Môsê ngạc nhiên bỡ ngỡ.
Môsê ngạc nhiên. Môsê lấy làm lạ. Với tuổi đời 80,
trải qua bao thất bại nhục nhã, cũng như sau khi sống cuộc đời âm thầm, vô
danh, cô độc, Môsê không đánh mất sức sống. Không thụ động, không buông xuôi,
ông vẫn còn khả năng “lấy làm lạ”. Ông vẫn còn quan tâm đến những gì mới mẻ.
Thường ở vào tuổi ông, có lẽ đa phần chúng ta sẽ nghĩ: “Có bụi gai cháy đỏ.
Nguy hiểm! Mình phải dẫn đàn chiên tránh xa mới được, kẻo lửa bùng phát lan
nhanh thì chết hết mất. Báo cho đám thanh niên trai trẻ để họ đến xem sao. Còn mình,
già rồi. Có gì là lạ nữa đâu! Có gì hứng thú nữa đâu!”
Môsê không nghĩ
thụ động, tiêu cực như vậy. Trái lại, ông kinh ngạc. Ông lấy làm lạ. Cảnh lạ
cuốn hút ông. Ông vẫn còn khả năng mở rộng và đón nhận điều gì đó mới mẻ, dù
tuổi đời đã 80. Chắc chắn, Môsê là mẫu người tỉnh thức, chờ đợi dù đã gặp bao
thất bại nặng nề. Ông đã trưởng thành để sẵn sàng đón nhận ý Chúa. Có lẽ, đã
không ít lần, ông tự nhủ: “Tôi là một người đáng thương, một người đã gặp thất
bại nặng nề, nhưng Thiên Chúa vẫn có thể đem đến cho tôi một điều gì đó mới
mẻ”.
Sách Công vụ tông đồ thuật lại: ông lại gần để xem cho
rõ. Từ “xem”, “nhìn” ở đây, nguyên gốc từ tiếng Hy Lạp “kananoêsai”, nếu dịch
đúng và sát nghĩa, thì phải dịch là: xem xét kỹ, suy tư, cố gắng hiểu cho rõ,
v.v.
Môsê đã được Chúa thanh luyện qua thất bại, qua đời
sống đơn độc và ông luôn sẵn sàng đón nhận ý Chúa. Điều này được biểu lộ qua
việc ông muốn đến gần bụi gai để xem xét kỹ lưỡng. Nếu thực sự chán nản sự đời,
ông đã bỏ đi, “Có gì kỳ lạ thì đối với tôi cũng chẳng còn quan trọng nữa!”
b. Môsê tò mò
Sách Xuất hành kể lại (Xh 3,3): “Môsê tự bảo: mình
phải lại xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được: vì sao bụi cây lại không cháy rụi?”
Môsê vẫn còn khả năng tự đặt ra câu hỏi cho mình. Ông không còn là con người
biết hết mọi sự. Ông đặt câu hỏi để tìm ra câu trả lời xác thực. “Mình phải lại
xem cảnh tượng kỳ lạ này mới được”, nói với mình như vậy có khác gì ông nói:
“Mình là người đáng thương, một người thất bại, nhưng Chúa muốn một điều gì đó
mới mẻ nơi mình. Nếu vậy, mình cần phải biết, phải hiểu tại sao.”
Câu hỏi tại sao lại thất bại đã thanh luyện, đã làm
Môsê suy nghĩ suốt 40 năm ở sa mạc. Giờ đây câu hỏi tại sao lại đến: tại sao
bụi cây cháy mà không tàn lụi? Câu hỏi tại sao giờ đây là của một Môsê đã trưởng
thành, đã trải qua một thời kỳ thanh luyện dài, chứ không còn là câu hỏi của
một Môsê trẻ người, non dại, chán nản, trốn chạy của 40 năm trước.
Môsê muốn xem xét kỹ sự lạ lùng là bụi cây cháy đỏ mà
không bị tàn. Theo Xuất hành, có lẽ bụi cây cháy trên cao, nên ông đã bỏ đàn
chiên và lều trại bên dưới, đánh một vòng để leo lên cao, xem sự kiện lạ lùng
đó là gì. Ông đã cố gắng leo lên, bỏ lại phía sau những dễ dãi, những tiện nghi
của an nhàn, hưởng thụ trong lều vải ấm áp. Ông muốn xem xét sự kiện xảy ra đến
nơi đến chốn. Sự kiện đó rất mới lạ. Điều đó cho thấy Môsê là người thế nào.
Sau những thất bại nặng nề, ông vẫn sẵn sàng. Nhiệt tình của ông không bị tàn
lụi theo thời gian. Ông vẫn muốn đối mặt với sự thật, dù nó thế nào đi nữa.
2. Môsê nghe thấy gì?
Xuất hành 3, 4-6: “ĐỨC CHÚA thấy ông lại xem, thì từ
giữa bụi cy Thin Cha gọi ơng: "Mơ-s! Mơ-s!" Ơng thưa: "Dạ, tôi
đây!" Người phán: "Chớ lại gần! Cởi dép ở chn ra, vì nơi ngươi đang
đứng là đất thánh." Người lại phán: "Ta là Thiên Chúa của cha ngươi,
Thiên Chúa của Áp-ra-ham, Thiên Chúa của I-xa-ác, Thiên Chúa của Gia-cóp."
Ông Mô-sê che mặt đi, vì sợ nhìn phải Thin Cha.”
Nghe Chúa gọi, hẳn là Môsê rất sợ hãi và ngạc nhiên.
Giữa sa mạc hoang vu, không một bóng người, lại có người gọi đúng tên ông. Một
người nào đó biết ông, quan tâm đến ông, trong khi ông nghĩ mình là người đã bị
loại bỏ, mình là người không ra gì. Hãy tưởng tượng đang đi giữa một biển người
trong một thành phố lớn đông đúc, chúng ta nghĩ không ai biết mình, thế mà, đột
nhiên, có người lớn tiếng gọi đúng tên chúng ta, chắc chắn, chúng ta sẽ hết sức
sửng sốt. Điều đáng lưu ý ở đây là Chúa gọi Môsê hai lần: “Môsê! Môsê!”.
- Tại sao lại gọi tên Môsê hai lần?
+ Abraham được gọi hai lần trong sách Sáng thế 22,11, lúc
ông chuẩn bị sát tế con mình. Đó là giây phút quan trọng trong cuộc đời
Abraham. Cho tới lúc đó, trọn cuộc đời ông đều là con đường thử thách, thử
thách xem đó có phải là con đường đích thực Chúa muốn. Chính vào giây phút đó,
Chúa gọi tên ông hai lần: “Abraham! Abraham!”
(Sau các việc đó, Thiên Chúa thử lịng ơng p-ra-ham.
Người gọi ông: "Áp-ra-ham!" Ông thưa: "Dạ, con đây!" Người
phán: "Hy đem con của ngươi, đứa con một yêu dấu của ngươi là I-xa-ác, hy
đi đến xứ Mô-ri-gia mà dâng nó làm lễ toàn thiêu ở đấy, trên một ngọn núi Ta sẽ
chỉ cho." Sáng hôm sau, ông Áp-ra-ham dậy sớm, thắng lừa, đem theo hai đầy
tớ và con ông là I-xa-ác, ông bổ củi dùng để đốt lễ toàn thiêu, rồi lên đường
đi tới nơi Thiên Chúa bảo. Sang ngày thứ ba, ông Áp-ra-ham ngước mắt lên, thấy
nơi đó ở đàng xa. Ông Áp-ra-ham bảo đầy tớ: "Các anh ở lại đây với con
lừa, cịn cha con tơi đi lên tận đàng kia; chúng tôi làm việc thờ phượng, rồi sẽ
trở lại với các anh."
Ông Áp-ra-ham lấy củi dùng để đốt lễ toàn thiêu đặt
lên vai I-xa-ác, con ông. Ông cầm lửa và dao trong tay, rồi cả hai cùng đi.
I-xa-ác thưa với cha là ông Áp-ra-ham: "Cha!" Ông Áp-ra-ham đáp:
"Cha đây con!" Cậu nói: "Có lửa, có củi đây, cịn chin để làm lễ
toàn thiêu đâu?" Ông Áp-ra-ham đáp: "Chiên làm lễ toàn thiêu, chính Thiên
Chúa sẽ liệu, con ạ." Rồi cả hai cùng đi. Tới nơi Thiên Chúa đ chỉ, ơng
p-ra-ham dựng bn thờ tại đó, xếp củi lên, trói I-xa-ác con ông lại, và đặt lên
bàn thờ, trên đống củi. Rồi ông Áp-ra-ham đưa tay ra cầm lấy dao để sát tế con
mình. Nhưng sứ thần của ĐỨC CHÚA từ trời gọi ông: "Áp-ra-ham!
Áp-ra-ham!" Ông thưa: "Dạ, con đây!" Người nói: "Đừng giơ
tay hại đứa trẻ, đừng làm gì nĩ! By giờ Ta biết ngươi là kẻ kính sợ Thiên Chúa:
đối với Ta, con của ngươi, con một của ngươi, ngươi cũng chẳng tiếc!" (St
22,1-12))
+ Samuel cũng vậy (Sam 3,10). Chúa gọi ông hai lần
giữa đêm khuya. Giây phút Chúa gọi Samuel đánh dấu một khúc quanh quan trọng
trong lịch sử Israel: chấm dứt thời các thủ lãnh (quan án) để chuẩn bị thời
quân chủ.
+ Phêrô cũng được gọi tên hai lần (Lc 22,31:
"Si-môn, Si-môn ơi, kìa Xa-tan đ xin được sàng anh em như người ta sàng
gạo.”). Giây phút đó cũng là giây phút quan trọng trong cuộc đời Phêrô. Chúa
báo trước ông sẽ chối Chúa.
+ Cuối cùng là Mát-ta, Luca 10, 41 thuật lại: “Mát-ta!
Mát-ta! Con lo lắng bối rối về nhiều chuyện quá!” Mát-ta đã quá chú trọng đến
công việc cô làm. Cô cố gắng đón tiếp và chuẩn bị bữa ăn cho Chúa đến nơi đến
chốn. Chúa đến với cô như một người thầy, một người chủ, nhưng chính cô đã đóng
vai trò người thầy, người chủ. Cô muốn Chúa nói và làm theo ý cô. Hành động của
cô giống hành động của Môsê trong giai đoạn thứ nhất của cuộc đời ông.
Như vậy, tiếng Chúa gọi Môsê hai lần có ý nghĩa đặc
biệt. Chắc hẳn Môsê cũng hiểu vì ông nhớ tới Abraham, Samuel.
- Thiên Chúa là người đưa ra sáng kiến
Chắc Môsê đã tự hỏi: “Cái gì xảy đến với tôi đây?” Và
khi xăng xái bước gần tới bụi gai cháy bừng, chắc ông hi vọng được nghe câu:
“Cám ơn đã tới tận đây. Đừng cay đắng nữa! Đừng buồn phiền nữa!” Câu ông nghe
hoàn toàn không đúng với những gì ông mong đợi: “Chớ lại gần! Cởi dép ở chân
ra! Vì nơi người đang đứng là đất thánh.” Chúng ta hãy nhớ lại, sau khi phục
sinh, Chúa Giêsu đã nói với Mađalêna: “Đừng chạm vào Thầy! Đừng giữ Thầy lại!”
Mađalêna yêu mến Chúa nên đến gần Chúa. Tuy nhiên, bà vẫn có cái nhìn về Chúa
như trước đây, không thay đổi. Trong khi, để hiểu Chúa Phục Sinh bây giờ là ai,
bà phải thay đổi toàn bộ cái nhìn, thái độ.
Khi khám phá, hiểu được điều chúng ta đang tìm kiếm,
nghiên cứu, chúng ta thường nghĩ và tin rằng, chính nhờ những nỗ lực nghiên
cứu, nhờ những phương pháp, kiến thức của chúng ta, chúng ta đã thành công.
Môsê cũng vậy, khi thấy hiện tượng bụi gai cháy bừng, ông nghĩ mình đã nhận ra
Chúa, tìm thấy Chúa nhờ nỗ lực tìm kiếm của ông, nhờ những hiểu biết ông có về
Ngài. Chính lúc nghĩ như vậy, Chúa nói với ông: “Môsê, đừng đến gần, hãy cởi
dép ở chân ra, vì ngươi không được lại gần Ta, để rồi đóng khung Ta trong những
tư tưởng của riêng ngươi. Không phải ngươi hiểu Ta, nắm bắt được Ta nhờ chương
trình, nhờ kiến thức, nhờ những dự định của ngươi; nhưng chính Ta, Ta muốn
ngươi thi hành chương trình của Ta.”
Đó là ý nghĩa của câu: “Hãy cởi dép ở chân ra.” Chính
với đôi chân trần, chúng ta mới có những bước đi dè dặt, do dự và tôn kính,
chúng ta vừa bước vừa tự hỏi: “Điều gì xảy đến cho tôi bây giờ?” Và như vậy,
chúng ta mới sẵn sàng để đón nhận Mầu nhiệm của Chúa. Chúng ta không thể đến
với Chúa một cách đắc thắng như là nhờ công lao của mình, nhờ chính nỗ lực của
mình, mình tìm thấy Chúa.
[1] Các bài suy niệm phỏng dịch từ “Vie de Moise, vie
de Jesus et existence pascale”, Éd. St.-Augustin-St-Maurice, Suisse, 1994
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét